Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chính phủ tham gia vào luồng lưu thông hàng hoá và dịch vụ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.81 KB, 8 trang )

Chính phủ tham gia vào luồng lưu thông
hàng hoá và dịch vụ
Trọng tâm của chương này là bàn về vai trò của chính phủ trong
nền kinh tế. Thị trường không phải luôn cư xử có hiệu quả như
đã bàn tới trong Chương 4. Khi thị trường có kết quả không hiệu
quả về kinh tế, có thể* chính phủ sẽ can thiệp làm thay đổi thất
bại của thị trường.
Chính phủ tham gia vào luồng lưu thông hàng hoá và dịch vụ
Sách của bạn có một biểu đồ chi tiết về luồng lưu chuyển hàng
hoá và dịch vụ (trang 111) đã thêm chính phủ vào luồng lưu
thông của khu vực tư nhân, luồng lưu thông của khu vực tư nhân
này đã được bàn tới ở trên. Biểu đồ này quá phức tạp để có thể
vẽ ra ở đây, vì vậy có thể sẽ hữu ích hơn nếu liên hệ biểu đồ này
bằng chữ. Như biểu đồ này cho thấy, chính phủ thu thuế của cả
hộ gia đình và các xí nghiệp và đổi lại cung cấp dịch vụ của chính
phủ.
Để sản xuất ra dịch vụ của mình, chính phủ mua các yếu tố sản
xuất từ hộ gia đình và mua hàng hoá và dịch vụ từ các xí nghiệp.
Đổi lại, chính phủ thanh toán các yếu tố sản xuất cho hộ gia đình
và thanh toán hàng hoá dịch vụ chính phủ mua của các xí nghiệp.
Về vấn đề bơm thêm vào và sự rò rỉ như được thảo luận trước
đó, thuế là sự rò rỉ khỏi luồng lưu thông thu nhập trong khi chi tiêu
của chính phủ là một sự bơm thêm sức mua.
Hiệu quả kinh tế và kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) xuất hiện khi nền kinh
tế hoạt động trên đường giới hạn khả năng sản xuất (production
possibility curve ~ PPC). Trong trường hợp này, không có các
nguồn tài nguyên không được sử dụng hoặc chưa được sử dụng
hết mức. Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) là một khái niệm
nói chung cho biết khi có bất kỳ sự thay đổi nào đem lại lợi ích
cho người này thì sẽ làm thiệt hại cho người khác. Lưu ý là hiệu


quả kỹ thuật là điều kiện cần thiết cho hiệu quả kinh tế do một sự
dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ mang lại lợi
ích cho một hoặc hơn một cá nhân.
(TQ hiệu đính: khi nền kinh tế hoạt động hiệu quả kỹ thuật, chỉ
đơn giản nó hoạt động trong khả năng sản xuất của nó. Khi nền
kinh tế hoạt động hiệu quả kinh tế, không thể và không nên thay
đổi cách sản xuất, vì khi thay đổi cách sản xuất trong nền kinh tế
hoạt động hữu hiệu, lợi cho 1 người này thì sẽ thiệt hại cho 1
người khác).
Khi không có sự không hoàn hảo (một vài loại thị trường không
hoàn hảo sẽ được thảo luận dưới đây), thị trường mang lại kết
quả một tình trạng kinh tế hiệu quả. Điều này xảy ra do thương
mại tự nguyện trong một nền kinh tế thị trường luôn mang lại lợi
ích cho các bên tham gia giao dịch (chừng nào các bên có thông
tin hoàn hảo về chất lượng hàng hoá được trao đổi). Một người
bán chỉ sẵn sàng bán hàng nếu anh ta hoặc cô ta nhận được lợi
ích từ việc chi trả tiền tệ nhiều hơn tiếp tục sở hữu hàng hoá
được bán. Một người mua chỉ sẵn sàng mua hàng hoá nếu anh
ta hoặc cô ta thích mặt hàng này hơn những vật lựa chọn thay
thế có thể dùng để trao đổi bằng chi trả tiền tệ. Thương mại sẽ
diễn ra trong nền kinh tế thị trường cho tới khi mọi lợi ích tiềm
năng từ thương mại mất hết và hiệu quả kinh tế xảy ra.
Tuy nhiên, tất nhiên điều này chỉ xảy ra khi không có sự không
hoàn hảo can thiệp vào hoạt động của thị trường "lý tưởng" này.
Có một vài nguyên nhân khiến thị trường không đạt được hiệu
quả kinh tế. Sự thất bại của thị trường xảy ra do các nguyên
nhân:
* thông tin không hoàn hảo
* yếu tố ngoại sinh
* hàng hoá công

* thiếu quyền sở hữu
* độc quyền
* mất ổn định kinh tế vĩ mô
Thông tin không hoàn hảo (Imperfect Information)
Tác động của thông tin không hoàn hảo đối với hiệu quả kinh tế
sẽ được làm tương đối rõ. Người mua hoặc người bán có thể
không có lợi từ thương mại tự nguyện nếu họ không biết chất
lượng sản phẩm được mua hoặc được bán. Tôi thấy nếu vậy ít
nhất họ sẽ ra một quyết định trao đổi khiến họ phải hối tiếc sau
đó. Chính phủ có thể sửa chữa kiểu thất bại này của thị trường
bằng việc:
* yêu cầu sản phẩm phải dán nhãn danh mục thành phần
* chịu trách nhiệm dán mác cảnh báo với sản phẩm có thể gây
nguy hiểm,
* yêu cầu bảo hộ cho một số sản phẩm (vì dụ như "luật lemon"
với việc sử dụng ô tô)
* cấm khẳng định không trung thực và yêu cầu "trung thực trong
quảng cáo"
* cấp giấy phép cho người lao động trong một số nghề nghiệp,
* bằng việc cung cấp thông tin công cộng về sản phẩm
Yếu tố ngoại sinh (Externalities)
Yếu tố ngoại sinh là những tác động phụ của hoạt động sản xuất
hoặc tiêu dùng tác động lên các bên không trực tiếp tham gia vào
giao dịch. Ngoại ứng dương (positive externalities) xuất hiện khi
các bên không tham gia vào giao dịch có lợi từ giao dịch. Ngoại
ứng âm xuất (negative externalities) hiện khi bên thứ ba bị thiệt
hại. Nếu ai đó sơn nhà ở của họ, xúc tuyết khỏi đường đi đằng
trước nhà ở, nhận được vắc-xin cho các căn bệnh truyền nhiễm,
hoặc dời ô tô phế thải ra khỏi bãi cỏ của họ, ngoại ứng dương
xuất hiện. Ngoại ứng âm xảy ra do kết quả của ô nhiễm, nhạc ầm

ĩ từ nhà hàng xóm (giả sử bạn không thích sự lựa chọn hoặc thời
gian thưởng thức nhạc của họ), khói thuốc xì gà hoặc thuốc lá,
hoặc tham gia vào những hoạt động gây thiệt hại cho người khác.
Khi ngoại ứng dương xuất hiện, những ai tham gia giao dịch sẽ
không được tính lợi ích xã hội bên ngoài từ kết quả hoạt động
của họ. Kết quả là, hàng hoá hoặc hoạt động tạo ra ngoại ứng
dương được sản xuất ít hơn trong một nền kinh tế thị trường.
Chính phủ có thể sửa chữa thất bại này bằng việc trợ cấp cho
hoạt động đó hoặc ban hành những quy định hoặc trách nhiệm
yêu cầu có mức hoạt động cao hơn. Ví dụ, chính phủ vừa trợ cấp
giáo dục vừa quy định trách nhiệm tới trường của mỗi cá nhân ít
nhất tới độ tuổi 16. Chính phủ vừa trợ cấp vắc-xin vừa quy định
trách nhiệm tất cả các trẻ em trong độ tuổi tới trường được tiêm
vắc xin trước khi được phép đi học.
Nói cách khác, ngoại ứng âm mang lại kết quả chi phí xã hội
không được tính tới bởi những người tham gia hoạt động gây
ngoại ứng âm. Trong trường hợp này, thị trường sẽ sản xuất
nhiều hàng hoá hoặc hoạt động gây ngoại ứng âm hơn. Chính
phủ có thể cố sửa chữa ngoại ứng âm này bằng cách đánh thuế
hoạt động hoặc bằng ban hành các nguyên tắc nhằm làm giảm
mức độ hoạt động. Ví dụ chính phủ đặt giới hạn về mức độ ô
nhiễm của nhiều hoá chất và hỗn hợp bị thải ra trong không khí
và nước. Chính phủ cũng đánh thuế xì gà và áp đặt hạn chế với
những khu vực được phép hút thuốc.
Sử dụng thuế hoặc trợ cấp nhằm sửa chữa ngoại ứng được gọi
là "nội hoá yếu tố ngoại sinh" do nó liên quan tới việc làm biến đổi
giá của hàng hoá phản ánh chi phí bên ngoài hoặc lợi ích của
hoạt động.


×