Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sử dụng khoai mì để giải quyết sự thiếu hụt vitamin A potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.85 KB, 7 trang )




Sử dụng khoai mì đ
ể giải
quyết sự thiếu hụt
vitamin A





Củ khoai mì (Manihot esculenta)
cung cấp nguồn carbohydrat quan
trọng trong chế độ ăn của người
nhân ở nhiều vùng khô hạn trên th
ế
giới, bao gồm cả hơn 250 triệu
người ở vùng cận sa mạc Sahara
của châu Phi. Thật không may là c

của các giống khoai mì thương mại
có hàm lượng các chất dinh dưỡng
vi lượng khá thấp, và sự thiếu hụt
các chất này đã lan rộng khắp các
vùng này. Ngoài các chương trình
được thiết kế để phân phát nguồn
bổ sung vitamin, đã có được nổ lực
đáng kể nhằm đạt được sự tăng
cường sinh học
(biofortification),đó


là là tăng lượng dinh dưỡng vi
lượng có thể sử dụng được trong
các loại cây trồng chủ lực như
khoai mì.


Củ khoai mì trắng (phía trên) có
hàm lượng dinh dưỡng vi lượng
thấp, trái lại các cây khoai mì có rễ
màu vàng có thể có nhiều hơn 20
lần hàm lượng provitamin A (Ảnh:
Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới
quốc tế - CIAT))
Một bài báo được công bố trên tạp
chí The Plant Cell mô tả các kết
quả của một sự nỗ lực cộng tác
được dẫn đầu bởi giáo sư Peter
Beyer từ đại học Freberg của Đức,
cùng với các nhà nghiên cứu tại
CIAT ở Colombia. Các nhà nghiên
cứu này đã nghiên cứu một bi
ến thể
xuất hiện trong tự nhiên của khoai
mì có củ màu vàng để tìm hiểu về
provitamin A carotenoid, một tiền
chất của vitamin A. Beyer cũng là
đồng tác giả của Lúa vàng (Golden
Rice), một loại cây trồng tăng
cường sinh học cung cấp tiền chất
của vitamin A thông thường không

có mặt trong lúa.
Trong nghiên cứu này, các nhà
khoa học đã so sánh các giống
khoai mì khác nhau có rễ màu tr
ắng
cam hay vàng (nhiều màu vàng
tương
ứng với nhiều carotenoid) để
xác định nguyên nhân tạo ra mức
caroteinoid cao hơn trong giống
khoai mì có củ vàng hiếm gặp này.
Họ đã theo dõi sự khác biệt và tìm
thấy một sự thay đổi amino acid
đơn lẻ trong enzyme phytoene
synthase, enzyme này hoạt động
trong con đường sinh hoá tổng hợp
carotenoid. Các tác giả tiếp tục cho
thấy sự thay đổi tương tự trong
enzyme phytoene synthase ở các
loài khác cũng dẫn đến kết quả làm
tăng sự tổng hợp carotenoid; điều
này gợi ý rằng nghiên c
ứu có thể có
liên quan đến một số cây trồng
khác. Hơn nữa, họ có thể chuyển
một giống khoai mì có củ trắng
thành các cây có củ vàng có khả
năng tích lũy carotenoid bằng cách
sử dụng phương pháp chuyển gen
làm tăng lượng enzyme phytoene

synthase trong củ.
Nghiên cứu này kết hợp hài hoà di
truyền học với hoá sinh và sinh h
ọc
phân tử để tìm hiểu sâu hơn về sự
tổng hợp carotenoid. “Nó mở
đường cho việc sử dụng phương
pháp chuyển gen hay lai tạo truyền
thống để tạo ra các giống khoai mì
thương mại có hàm lượng
provitamin A carotenoid cao qua
việc chuyển đổi một amino acid
đơn lẻ đã hiện diện trong khoai m
ì”
Beyer nói. Vì vậy, nó có tiềm năng
là một bước tiến lớn trong cuộc
chi
ến chống lại sự thiếu hụt vitamin
A gây ảnh hưởng ước tính trên gần
một phần ba trẻ em ở độ tuổi trước
khi đến trường của thế giới.

Xuân Dũng

×