Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chiến lược lãnh đạo pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.81 KB, 7 trang )

Chiến lược lãnh đạo
Là một nhà lãnh đạo nếu bạn chỉ có những ý định, mục đích hay
những lời hứa hẹn suông thì chẳng có tác dụng gì cả. Một trong
những cách tốt nhất giúp bạn đạt được thành quả là phải thực thi
một chiến lược lãnh đạo song song với chiến lược kinh doanh.

Chiến lược lãnh đạo là gì? Bạn đã bao giờ từng được nghe đến điều này
chưa? Lâu nay, chiến lược lãnh đạo không được nói đến, bởi vì đơn giản
nó chưa từng được giảng dạy trong các trường đào tạo kinh doanh. Để
hiểu một chiến lược lãnh đạo là gì, trước hết bạn hãy xem xét các hoạt
động lãnh đạo trong quá khứ của mình đã diễn ra như thế nào.
Bạn hãy lấy ra một tờ giấy trắng, chia thành 2 cột, đặt tên là cột A và cột
B. Ở đầu cột A, bạn viết "Chiến lược kinh doanh"; cột B bạn ghi " Chiến
lược lãnh đạo" hay có thể còn được hiểu là các chiến lược khác đã được
bạn sử dụng để kích thích lòng nhiệt huyết của nhân viên khi thực thi
các chiến lược kinh doanh. Hãy suy nghĩ về các chiến lược mà công ty
của bạn đã thực hiện trong nhiều năm vừa qua. Chúng có thể là các
chiến lược sản phẩm; chiến lược dịch vụ; chiến lược tăng trưởng; chiến
lược bạn hàng; hoặc chiến lược marketing. Bạn không cần mô tả chi tiết
các chiến lược, chỉ ghi tên là đủ.
Mỗi một chiến lược ở cột A liệu có chiến lược tương ứng ở cột B
không? Khoảng trống từ cột A chiếu sang cột B có thể coi là khoảng
trống chết người. Có nghĩa là chiến lược kinh doanh đó đã không được
gia cố thêm bởi một chiến lược lãnh đạo. Không quan trọng là bạn đang
lãnh đạo 3 người, 300 người hay 3.000 người, thậm chí nhiều hơn thế.
Cũng không quan trọng bạn đang hoạt động trong lĩnh vực bán hàng,
bạn là giám sát viên thực thi kế hoạch, bạn là nhà quản lý marketing hay
là một COO, CFO hay CEO, thì bạn đều cần có một chiến lược lãnh đạo.
Trên thực tế, bất kỳ những gì mà bạn làm đều cần phải có những suy
nghĩ chiến lược. Việc có được một thói quen xem xét tất cả những gì mà
mình làm dưới dạng thuật ngữ chiến lược sẽ mang đến cho bạn một lợi


thế lớn để thăng tiến nghề nghiệp.
Các nhà lãnh đạo thường thiết lập và triển khai các chiến lược kinh
doanh rất tốt, bởi vì họ đã được học điều này trong các trường đại học.
Nhưng chắc hẳn có đến 99,99% trong số họ không biết đến chiến lược
lãnh đạo nghĩa là gì, đấy là còn chưa nói đến phải làm thế nào để một
chiến lược lãnh đạo có thể ăn khớp với một chiến lược kinh doanh. Các
chiến lược lãnh đạo không được đưa vào giảng dạy trong các trường
kinh doanh bởi vì người ta nhận ra rằng rất khó có thể đưa ra một công
thức chung vì nó quá trừu tượng, hơn nữa lại phụ thuộc rất nhiều vào các
mối quan hệ và kinh nghiệm được đúc kết và tích luỹ trong quá trình
làm việc.
Các nhà lãnh đạo khi thiết lập và thực hiện chiến lược thường chỉ lưu
tâm đến bản thân chiến lược đó, mà ít khi suy nghĩ đến những con người
sẽ trực tiếp triển khai chiến lược này. Mặc dù không cố ý, nhưng như
vậy họ đã bị rơi vào cái "bẫy" gọi là "ảo tưởng của sự tự tương tác" - có
nghĩa là họ tin chắc rằng nếu mình tận tâm với công việc, thì các nhân
viên dưới quyền cũng tự động tận tâm với công việc được giao phó. Đó
thực sự là một suy nghĩ hàm hồ. Và bây giờ là bốn bước bạn cần quan
tâm đến khi thiết lập một chiến lược lãnh đạo:
1. Hiểu rõ cách thức triển khai các chiến lược kinh doanh
Có rất nhiều sách vở cũng như các khóa đào tạo về cách triển khai và
thực thi các chiến lược kinh doanh. Do vậy, nếu bạn là một nhà lãnh
đạo, cũng không cần phải phát minh ra một phương thức nào mới, chỉ
cần nắm vững và hiểu rõ những kiến thức đó cũng đủ để bạn có thể thực
thi thành công các chiến lược kinh doanh.
2. Hãy nhận biết chính xác thế nào là ước mơ của một nhà lãnh đạo
chân chính
Tại sao lại nói đến các mơ ước? Chắc chắn nó không được mềm mại, ấm
áp và dễ vươn tới như trong đời thường, những mơ ước này là một thứ
chất liệu rất thô cứng và không dễ đạt được. Hãy nhìn từ góc độ sau:

công việc lãnh đạo có động cơ thúc đẩy từ nội tâm bên trong hay đơn
thuần chỉ là ý muốn phải dẹp những chướng ngại vật trên đường đi. Ở
những nhà lãnh đạo tài ba, họ thường không đưa ra các mệnh lệnh buộc
các nhân viên phải làm việc, mà họ biết cách khuyến khích nhân viên,
khiến cho nhân viên muốn được làm việc.
Sai lầm của phần đông các nhà lãnh đạo nằm ở chỗ: họ đã không nghiên
cứu sâu về lĩnh vực động cơ của con người. Vì vậy, họ đã không thể
khuyến khích được nhân viên làm việc có hiệu quả. Nếu như bạn nghiên
cứu kỹ về mục tiêu, mục đích, khát vọng và tham vọng của con người
dưới góc độ tâm lý học, bạn sẽ tìm ra được căn nguyên của động cơ. Đó
chính là những mơ ước, khát khao. Rất nhiều nhà lãnh đạo đã thất bại vì
đã không coi trọng điều này.
Những mơ ước này không phải là mục tiêu hay mục đích. Mục tiêu là
kết quả mà bằng nỗ lực chúng ta sẽ đạt được. Một ước mơ có thể chứa
đựng trong nó rất nhiều mục tiêu. Và để một mơ ước biến thành hiện
thực, bạn phải đạt được các mục tiêu đã đề ra, giống như cách chúng ta
vượt qua những viên đá chắn trên đường để đi đến đích. Nhưng bạn đạt
được các mục tiêu cũng chưa chắc đã đạt được ước mơ.
Martin Luther King - nhà lãnh đạo cuộc đấu tranh giành quyền bình
đẳng cho người da đen ở Mỹ - đã không nói: "Tôi có một mục tiêu…",
hay "Tôi có một mục đích…". Sự tài tình trong cách diễn thuyết của ông
thể hiện ở chỗ: "Tôi có một ước mơ" và "I have dream" đã trở thành câu
nói bất hủ, trở thành ngôn ngữ quốc tế gần như không cần phiên dịch,
giờ đây nội hàm của nó đã bao gồm cả ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa toàn
nhân loại.
Ước mơ cũng không phải là những khát vọng hay tham vọng. Khát vọng
và tham vọng chỉ là những khao khát mạnh mẽ để đạt được điều gì đó.
Vì vậy, Martin Luther King cũng đã không nói rằng ông có một khát
vọng và tham vọng mà rằng: "… Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày
trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô

sẽ ngồi lại với nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ". Ông đã nói "Ngày
hôm nay tôi có một ước mơ ".
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo đang nói đến những khát vọng và tham
vọng, tức là bạn đang nói đến những động cơ thúc đẩy/khuyến khích con
người. Nhưng liệu bạn đã đi sâu vào cái cốt yếu bên trong của những
động cơ đó chưa? Có thể nói, một người rất khát khao và có tham vọng
để đạt được một mơ ước, hay những khát khao và tham vọng đó nằm ở
một tầng nông hơn có tầm quan trọng ít hơn một ước mơ trong tâm hồn
con người.
Một ước mơ bao gồm tất cả những ước ao, mong mỏi, khát khao được
ấp ủ trong lòng chúng ta. Nó là hiện thân cho cá tính riêng của mỗi
người. Chúng ta chưa thể cảm nhận mình trọn vẹn là một con người cho
đến khi chưa nhận ra được những ước mơ của mình. Nếu các nhà lãnh
đạo đang "đánh cắp" những mơ ước của các nhân viên, nếu họ chỉ đơn
giản đưa ra các mục tiêu phải đạt được, thì họ đang bỏ lỡ cơ hội tốt nhất
có thể các giúp nhân viên của mình trở nên hăng hái, sôi nổi làm việc để
đạt được những thành quả lớn lao. Nếu các nhà lãnh đạo muốn công ty
của mình liên tục đạt được những thành quả vang dội, thì điều đầu tiên
mà họ cần phải quan tâm chính là các mơ ước của những nhân viên dưới
quyền mình.
3. Tạo ra một "ước mơ được chia sẻ"
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn phải có động cơ. Nếu bạn không có
động cơ, bạn không thể lãnh đạo được. Nhưng bạn phải hiểu rằng: vấn
đề quan trọng của một chiến lược lãnh đạo không nằm trong động cơ
của nhà lãnh đạo, mà nằm ở chỗ bạn có thể truyền được động cơ và lòng
nhiệt huyết, tận tâm của mình với công việc đến các nhân viên để cho họ
cũng có lòng nhiệt huyết và động cơ giống như bạn.
Bằng cách này, với một "ước mơ được chia sẻ", bạn sẽ thấy mọi việc
không chỉ đơn giản là "Chiến thắng, chiến thắng bằng mọi cách", mà khi
đó mối quan hệ giữa bạn với nhân viên sẽ giầu có và sâu sắc hơn nhiều

hai chữ "chiến thắng".
Một "ước mơ được chia sẻ" là một quan hệ bắt nguồn từ những suy tính
và lời giải có lợi cho nhau. Có lợi cho cả công ty và cho cả đội ngũ nhân
viên của công ty.
4. Chuyển "mơ ước được chia sẻ" thành một chiến lược lãnh đạo
Bạn có được chiến lược lãnh đạo là khi "ước mơ được chia sẻ" biểu thị
thành một kế hoạch hành động. Trong kế hoạch hành động, bạn phải
vạch ra được các mốc quan trọng để đưa bạn đến "ước mơ được chia
sẻ". Mốc quan trọng đầu tiên có lẽ là một sự nhận biết chính xác, dễ hiểu
những việc cần thiết của một nhà lãnh đạo chân chính và những việc cần
thiết này phải ăn khớp chặt chẽ với chiến lược kinh doanh.
Churchill đã đúng khi nói rằng: "… Chúng ta phải thực hiện thành công
những gì mà mình cho là cần thiết". Và một trong những cách tốt nhất
đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào muốn nhân viên của mình thực hiện
thành công những gì mình cho là cần thiết là biết cách kết nối ăn khớp
một chiến lược kinh doanh với một chiến lược lãnh đạo.
Nếu coi chiến lược kinh doanh là một con tàu, thì chiến lược lãnh đạo là
động cơ giữ cho con tàu thăng bằng khi chuyển động. Không có chiến
lược lãnh đạo, các chiến lược kinh doanh rất dễ bị chìm xuống sông,
xuống bể.

×