Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN
Trường THCS Nguyễn Tri Phương-Huế HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2008-2009 Môn: Địa lí 9 (Thời gian: 120 phút)
Câu 1: (3 điểm)
Cho bảng số liệu :
Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH),
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đông Nam Bộ (ĐNB) và của cả nước năm 1999.
Vùng
Tỉ lệ gia
tăng dân số
tự nhiên
(%)
Thu nhập bình
quân đầu người
/tháng (nghìn
đồng)
Tuổi thọ
trung
bình
(năm)
Tỉ lệ người
lớn biết chữ
(%)
Tỉ lệ dân
thành thị
(%)
ĐBSH
ĐBSCL
ĐNB
1,1
1,4
1,4
280,3
342,1
527,8
73,7
71,1
72,9
94,5
88,1
92,1
19,9
17,1
55,5
Cả nước 1,4 295,0 70,9 90,3 23,6
Hãy so sánh các chỉ tiêu dân cư, xã hội của từng vùng so với cả nước và giải
thích nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch.
Câu 2 : (3 điểm)
a) Ngành công nghiệp trọng điểm có những đặc điểm gì?
b) Hãy cho biết ở nước ta hiện nay có những ngành công nghiêp trọng điểm nào?
c) Ngành công nghiệp trọng điểm nào chiếm tỉ trọng cao nhất, ngành công nghiệp trọng
điểm nào chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta hiện
nay? Tại sao?
Câu 3: (7điểm)
Cho bảng số liệu về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp:
Năm Điện
(triệu kw/h)
Than
(triệu tấn)
Vải lụa
(triệu m)
Phân hóa học
(nghìn tấn)
1990
1994
1998
2001
2002
8790
12476
21694
30801
35563
4,6
5,7
11,7
13,0
15,9
318
226
315
379
345
354
841
978
1071
1176
a) Tính tốc độ tăng trưởng của các loại sản phẩm công nghiệp trong thời kì 1990-2002 và
vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện (năm 1990 là 100%).
b) Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất của các ngành công nghiệp trên.
Câu 4: (5 điểm)
a) Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa?
b) Tính chất của khí hậu nhiết đới gió mùa ở nước ta được thể hiện như thế nào?
c) Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ảnh hưởng như thế nào đến chế độ dòng chảy của
sông ngòi, bề mặt địa hình và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân?
Câu 5: (2 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam :
a) Nhận xét về các chủng loại khoáng sản ở nước ta.
b) Cho biết sự phân bố các nguồn khoáng sản năng lượng ở nước ta như thế nào?
*Ghi chú: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài.
ĐÁP ÁN VÀ BIẺU ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ 9
Năm học: 2008-2009
Nội dung Điểm
Câu1:
So sánh và giải thích nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch về các chỉ tiêu
dân cư, xã hội của các vùng so với CN
-Tỉ lệ gia tăng DSTN: Vùng ĐBSH thấp hơn TBCN vì đây là vùng có mật
độ DS rất cao nên người dân ý thức và chấp hành tốt chính sách dân số hơn
các vùng khác.
-Thu nhập BQ/người: ĐBSH thấp hơn vì đông dân…ĐNB và ĐBSCL cao
hơn vì kinh tế phát triển hơn…
-Tuổi thọ TB: Cả 3 vùng đều cao hơn vì y tế tốt hoặc mức sống cao…
-Tỉ người lớn biết chữ: ĐNB và ĐBSH cao hơn vì ĐNB tỉ lệ dân thành thị
cao, ĐBSH là vùng có nền văn hóa lâu đời…
-Tỉ lệ dân thành thị:ĐBSH và ĐBSCL thấp hơn vì phần lớn dân sống về
nông nghiệp, ĐNB cao hơn vì trình độ đo thị hóa cao hơn, tiến trình CNH
phát triển nhanh…
Câu 2:
a) Các đặc điểm của ngành CNTĐ:Chiếm tỉ trọng cao trong GTSLCN,
có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu…có tác dụng thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế…
b) Các ngành CNTĐ của nước ta: Khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí
điện tử,hóa chất, VLXD, chế biến LTTPvà dệt may.
c) Ngành chế biến LTTP chiếm tỉ trọng cao nhất vì có thế mạnh về
các nguồn nguyên liệu, nguồn lao động…Ngành điện chiếm tỉ trọng
thấp vì nước ta còn là nước nông nghiệp,là nước nghèo, đang ở
bước đầu thực hiện CNH đất nước…
Câu 3:
a) Tính tốc độ tăng trưởng : (%)
Năm Điện Than Vải lụa Phân hóa học
1990
1994
1998
2001
2002
100
141.9
246.8
350.4
404.6
100
123.9
254.3
282.6
345.7
100
71.1
99.1
119.2
108.5
100
237.6
276.3
302.5
332.2
b) Vẽ biểu đồ:
-Biểu đồ đường, đẹp, chính xác
-Ghi chú đầy đủ
c) Nhận xét, giải thích:
- Sản lượng điện tăng gấp hơn 4 lần, tăng nhanh do cải tạo, xây dựng
mới và nâng công suất nhiều nhà máy điện Năm 1998-2002 SL điện
tăng nhanh đột biến để đẩy mạnh CNH, HĐH.
- SL than tăng gần 3,5 lần, tăng nhanh nhờ cải tiến khai thác và mở
rộng thị trường…
-Vải lụa tăng gần 1,1 lần, tăng chậm vì công nghệ còn lạc hậu, chất
lượng sản phẩm thấp…
-Phân hóa học tăng hơn 3,3 lần, tăng nhanh để phục vụ nông nghiệp và
giảm nhập khẩu…
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
2.0
1.0
0.75
0.75
0.75
0.75
Câu 4 :
a) Nước ta có khí hậu NĐGM vì ảnh hưởng của vị trí địa lí:
Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc và
nằm trong khu vực gió mùa ĐNÁ
b) Tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta:
-Nhiệt độ trung bình năm cao (trên 21
0
C), nhưng vẫn thấp hơn nhiệt độ
trung bình năm của các nước cùng vĩ độ.
-Lượng mưa hàng năm lớn (trên 1500 mm) và độ ẩm tương đối lớn
(trên 80%).
-Mỗi năm có 2 mùa: mùa hạ nóng, ẩm; mùa đông nhiệt độ hạ thấp và
khô.
c) Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
-Đối với chế độ dòng chảy của sông ngòi:
+ Tổng lượng nước chảy lớn
+ Lượng chảy phân phối không đều giữa các mùa: mùa lũ chiếm gần
80% lượng nước cả năm.
-Bề mặt địa hình bị xâm thực mạnh trong mùa mưa, nhất là vùng có độ
dốc lớn.
-Sản xuất và sinh hoạt của nhân dân: Sản xuất được nhiều vụ trong
năm;nhiều lũ lụt, hạn hán; ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt
của nhân dân…
Câu 5:
a) Nhận xét vè các chủng loại khoáng sản của nước ta: Đa dạng, bao
gồm khoáng sản năng lượng(than, dầu mỏ ,khí đốt), khoáng sản
kim loại(sắt crôm, man gan, ti tan, đồng, vàng, thiết, chì kẽm…),
vật liệu XD(đá vôi, sét…), KS phi kim loại(apatit, phốt pho…)
b) Sự phân bố các nguồn KS năng lượng:
-Than an tra xit(Quảng Ninh, Thái Nguyên ),than mỡ(Thái Nguyên,
Việt Trì ), than nâu(Lạng Sơn, Thái Bình…),than bùn(Cà Mau…).
-Dầu mỏ(mỏ Rồng, Bạch Hổ…ở thềm LĐ ĐNB), khí đốt(Lan Tây, Lan
Đỏ…ở thềm LĐ ĐNB…)
*Ghi chú: Những phần chưa đạt điểm tối đa, nếu có ý hay không có
trong đáp án, có thể cho thêm điểm, nhưng không vượt quá số điểm qui
định của phần đó.
1.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
0.5
0.5