Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sợ đến lớp vì bạo lực học đường pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.17 KB, 5 trang )

Sợ đến lớp vì bạo
lực học đường

Đã bước vào năm học mới, hẳn không ít bạn học sinh e
ngại trước những "anh chị" lớp trên hung hăng. Những
màn chào hỏi bằng nắm đấm, đe dọa khiến không ít bạn
hoang mang sợ hãi.
Thậm chí có không ít những vụ rối loạn tâm thần, trầm
cảm, nơi cổng trường không yên tĩnh luôn là nỗi ám ảnh
với những nạn nhân yếu ớt của nạn bắt nạt, bạo lực học
đường.

Những lý do “củ chuối”

Những câu chuyện về “ma mới bắt nạt ma cũ” khi nhập
trường luôn là đề tài bàn tán, truyền tai nhau trong giới học
sinh. Rất nhiều hình thức “đón chào” học sinh mới như lau
sàn, vệ sinh riêng chỗ ngồi của mấy “đại ca”, thi nhau búng
tai thành viên mới… đã khiến nhiều bạn học sinh còn bỡ
ngỡ với cấp học mới, trường lớp mới phải buồn rầu, chán
nản, trốn tránh khi đến trường.

Trọng Hùng - học sinh lớp 12 trường PTTH ĐTH đã kể lại
chuyện của mình: “Hồi đầu mới vào lớp 10 mình bị mấy
anh lớp trên bắt nạt, lôi ra làm trò đùa. Hễ đi qua là bị gọi
lại cả nhóm xoa đầu, trêu chọc. Họ chọn mình làm mục tiêu
chỉ vì: “Mình chưa vỡ giọng, nghe tiếng eo éo như con gái
nên ghét”!.

Nhưng đó mới chỉ là những hình thức bắt nạt “dễ chịu
nhất”, hiện nay trong không ít các trường phổ thông xảy ra


hiện tượng bắt nạt bằng những trận đánh hội đồng, xin tiền,
sử dụng vũ khí nguy hiểm.

Tùng Quân học sinh lớp 11A trường PTTH L.T đã phải
khốn khổ thực sự với học kỳ vừa qua, chỉ vì Quân ngồi
cạnh Liên và cô là bạn gái của một anh lớp 12 có “chiến
tích” đầy mình. Quân liên tục bị chặn đường khi tan học để
cả hội “chất vấn tình cảm”, hăm dọa rằng nếu học kỳ tới
không chuyển chỗ thì sẽ biết tay. Mỗi lần tan học, Quân
đều vội vã lủi vào đám đông, đạp xe thật nhanh hoặc trốn đi
cùng lũ con trai. Quân không dám cho ai biết vì xấu hổ và
sợ bị trả thù nặng hơn.

Và không ít những trận “đòn thù” bắt nạt xảy ra ngay trong
khuôn viên nhà trường, như Phạm Minh – cậu bạn lớp 10
mới nhập trường nên không biết có những bang nhóm
chuyên đi khủng bố tinh thần kẻ yếu hơn. Một ngày gần
đây Minh đi ngang qua nhóm của Chiến “beo” với một
người bạn, và cậu đã “trót nhìn bộ tóc dựng đứng” của
Chiến hơi lâu và nói thầm chỉ trỏ với bạn đi cạnh. Ngày
hôm sau Minh đã bị gọi vào nhà vệ sinh nam, đóng kín cửa,
cả nhóm “đàn anh” lớp trên chụp đầu bằng cái áo rồi đánh
túi bụi vào đầu và lưng Minh.

Trong mỗi khối, lớp của trường hầu hết đều có những học
sinh cá biệt, thích thú với việc bắt nạt người mới, kẻ yếu
hơn mình. Và trong mỗi góc khuất của trường như gầm cầu
thang, góc sân bóng, nhà thể chất, nhà vệ sinh luôn có
những học trò đang phải chịu sự trêu chọc, đe dọa, thậm chí
là cả đau đớn của nhóm người chuyên đi bắt nạt học đường.


Nữ sinh cũng giải quyết bằng nắm đấm
Cách đây không lâu, đoạn video quay cảnh cãi vã, xô xát
ngay gần cổng trường của một nhóm học sinh nữ đã làm
dấy lên nhiều lời bàn luận về nạn bạo lực trường học, mà
hiện nay phái nữ cũng chiếm không ít vụ trong đó. Có
không ít các nữ sinh lập hội, nhóm với những cái tên Hoa
độc, Quái cô nương, P. sẹo…và thường xuyên tổ chức
những cuộc giải quyết mẫu thuẫn bằng nắm đấm như trong
phim hành động.

Hồng Loan một nữ sinh trường HNA đã từng bị một phen
xấu hổ ê chề ngay trước cổng trường, vì trong một buổi
sinh nhật bạn cùng trường Lan “lỡ” chỉ trích nhóm của
Liên, Phượng lớp bên cạnh. Ngay ngày hôm sau, những lời
chỉ trích đó không cánh cũng bay lọt đến tai nhóm “ngũ
quái cô nương” 12A6.

Chiều hôm ấy, vừa lúc tan trường Loan lấy xe thì thấy xe bị
thủng lốp, dắt bộ được ra đến khỏi trường một đoạn không
xa cô bị nhóm của Liên vây kín. Lời qua tiếng lại, cả nhóm
nữ sinh xông vào giật tóc, giằng áo khiến chiếc áo đồng
phục của Liên bật tung hàng cúc. Xung quanh là tiếng reo
hò, cổ vũ của biết bao bạn học cùng trường. Khoái chí vì đã
làm Loan bẽ mặt, cả nhóm kéo đi không quên để lại lời
cảnh báo: “Đừng có làm méo mó hình ảnh tốt đẹp của bọn
này”.

Đã đến lúc chúng ta cần một hồi chuông mạnh mẽ cảnh báo
nạn bạo lực học đường. Cần lắm những hộp thư thoại,

đường dây nóng kết nối nhà trường và học sinh để làm dịu
đi sự căng thẳng bồng bột của tuổi trẻ. Để những cuộc
chiến “học đường” không còn xảy ra dằng dai kéo theo hậu
quả nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần của học sinh.

×