Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lòng yêu thương tác động đến sự phát triển trí não ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.58 KB, 6 trang )

Lòng yêu thương tác động đến sự
phát triển trí não


Ðiều quan trọng
nhất trong việc
phát triển trí
não của một
đứa trẻ là tình
thương của bố
mẹ và người
xung quanh
dành cho nó.
Theo kinh nghiệm của nhiều bậc phụ huynh, không có gì
hạnh phúc hơn khoảnh khắc họ nhận ra đứa con bé nhỏ thể
hiện tình yêu của nó với cha mẹ.
Bắt đầu từ 2-4 tháng tuổi, cháu sẽ quan tâm tới bạn nhiều
hơn. Bé nhìn vào mắt bạn lâu hơn, miệng nở nụ cười rạng
rỡ khi nghe bạn nói, hay tỏ vẻ mong đợi khi biết bạn đang
đến gần.
Khoảng 5 tháng, bé đã biết rất nhiều cách để thể hiện tình
thương yêu:
 Ðáp lại nụ cười của bạn bằng một nụ cười thật tươi và
dễ thương
 Bắt đầu gây chú ý với ánh mắt và nụ cười.
 Tạo ra âm thanh bằng cách cử động tay, chân hay toàn
thân và miệng thốt ra những tiếng nho nhỏ theo nhịp điệu
hành động của bạn.
Còn bạn, hãy thư giãn và bớt căng thẳng khi bồng và ru bé.
Hãy nói thì thầm vào tai bé, vuốt ve và nhìn ngắm bé.
Ðiều quan trọng là bạn hãy thể hiện tình cảm của mình với


cháu bất cứ lúc nào khi có cơ hội. Nụ cười, sự dễ chịu, sự
thích thú và những cử động của cơ thể trẻ sẽ giúp nó phát
triển nhiều phẩm chất quan trọng, từ trí thông minh, khả
năng ngôn ngữ đến sự cảm nhận sâu sắc về bản thân.
Bước giao tiếp khởi đầu:
Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng những "từ ngữ" em
bé thốt ra đầu tiên là dấu hiệu ban đầu của sự phát triển khả
năng ngôn ngữ. Ðáp lại những cử chỉ, lời nói đó là bạn đã
góp phần nuôi dưỡng nhân cách của trẻ. Nên tạo cho cháu
lòng tự trọng bằng cách trả lời, tỏ ra hiểu biết những nỗ lực
cháu dùng để diễn tả điều mình muốn. Trau dồi kỹ năng
giao tiếp đó sẽ giúp trẻ hòa đồng và quan tâm đến người
khác hơn khi bé đến tuổi đi học. Một đứa bé giỏi gửi và
nhận những tín hiệu không phải bằng lời nói sẽ dễ tiếp thu
bài hơn trong khi bạn cùng lớp vẫn còn đang mơ màng
Tình yêu thương tác động đến sự phát triển trí não:
Những hoạt động khiến cho con bạn cảm thấy an toàn
và thích thú cũng góp phần thúc đẩy trí thông minh của
bé. Ðáp lại những dấu hiệu của bé, bạn giảng giải và nói
cho bé biết hành động của bé cũng ảnh hưởng đến bạn:
"Ừ, mẹ thương con lắm! Con cười với mẹ phải
không? "
Khi bé chơi với bạn là lúc bé đang thực hiện những
bước suy nghĩ, sáng tạo đầu tiên. Ðộng tác cho và nhận
đồ chơi cũng giúp bé phát triển đều hơn khả năng nhìn,
nghe và các kỹ năng khác trong cùng một lúc.
Sự giao tiếp hai chiều giúp con bạn có những cảm nhận
sâu sắc. Khi bé biết rằng hành động và cảm xúc của
cháu có ảnh hưởng đến bạn, bé bắt đầu xem bạn như
một đối tượng khác biệt với bé. Nhận thức về những

chăm sóc bạn dành cho bé sẽ dẫn đến việc bé đáp trả lại
bằng cách chăm sóc cho bạn. Và đó chính là sự quan
tâm, lo lắng cho nhau, là nền tảng của đạo đức ở mỗi
người.
Học mà chơi:
Nếu bạn nhận được tiếng cười giòn hay cái cười toe toét
đáp trả lại của bé, bạn hãy đón nhận và vui vẻ với con
trong niềm hạnh phúc vô bờ ấy. Nhưng nếu bạn không
được đáp trả theo ý muốn, hãy tìm hiểu xem cháu muốn
gì. Mỗi đứa trẻ có những kiểu phản ứng khác nhau
trước các tác động, vì thế hãy làm theo những gì bé
muốn. Liệu bé có hài lòng hơn không khi bạn nổi giận
hay im lặng? Và bé sẽ thì thầm hay thét lên để thu hút
sự chú ý của bạn, hay vùng vẫy và đá vào một đồ vật để
diễn tả tình thương của bé?
Hãy chú ý đến những dấu hiệu bé thường biểu hiện để
biết khi nào bé vui, buồn, mắc cỡ Bạn hãy dùng ánh
mắt, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ làm cho bé vui vẻ. Bé có
thể chưa nói được, nhưng hành động của bé mang nhiều
ý nghĩa.
Nguồn gốc của niềm vui:
Chìa khóa xây dựng kỹ năng giao tiếp cho trẻ trước khi
biết nói là tạo hứng thú. Mỗi đứa trẻ đáp lại lời dỗ dành
của bố mẹ bằng những cách khác nhau. Bạn hãy thử
làm tăng sự thích thú của bé bằng những cách sau:
 Trò chuyện và cùng bập bẹ với bé, thay đổi giọng
nói: cao, thấp và nhỏ nhẹ hay lớn hơn.
 Biểu lộ nét mặt khác nhau khi trò chuyện với bé.
 Giúp bé thoải mái bằng cách xoa lưng bé nhẹ
nhàng trong khi kể chuyện cho bé nghe.

 Di chuyển tay và chân bé nhẹ nhàng khi nói chuyện
và ngắm bé.
 Ru bé nhanh hoặc chậm hơn khi mỉm cười và nói
chuyện với bé.
Nếu những phương pháp này không có tác dụng, bạn
hãy dùng kinh nghiệm của chính mình. Nhưng phải nhớ
rằng đừng làm cháu mệt, cố gắng giảm bớt nếu bạn cảm
thấy bé quá bị kích động. Khi tìm ra một phương pháp
tốt, nhớ dùng ngay để cháu hứng thú hơn. Ví dụ như
khi chơi trò trốn tìm, bạn hãy tạo ra những tiếng động
khác nhau trong lúc trốn và tìm để gây chú ý, thu hút
bé.

×