Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.92 KB, 17 trang )

Giảm thiểu rủi ro trong
kinh doanh

Trong hoàn cảnh cạnh tranh thị trường rất khốc liệt này, rủi ro là
khó tránh khỏi. Doanh nghiệp nào không dám chấp nhận rủi ro sẽ
không phát triển lớn mạnh được. Thông thường thành công càng
lớn thì cũng phải chịu rủi ro càng lớn hơn, đó là sự thực.

Những người mạo hiểm chủ động trước rủi ro là những người
đầy năng lực, rất mẫn cảm và có cách xử lý hợp lý đối với rủi ro.
Họ sử dụng phương thức mạo hiểm, trong nguy hiểm có sự ổn
định. Hoặc trước khi hành động họ luôn để một con đường thoát
cho mình, tiến lên có thể tấn công, rút lui có thể phòng thủ, luôn
đề phòng sự thất bại. Đó chính là con đường tất yếu để giảm bớt
tổn thất. Con người hoàn toàn có thể giảm rủi ro tới mức thấp
nhất hoặc tránh mọi rủi ro. Đó cũng là sự thực. Đương nhiên,
mức đọ nhỏ nhất là do bản thân rủi ro chế ngự, chứ không phải
do người ta nghĩ là nó nhiều hay ít.

1.Không đặt tất cả Trứng vào một rổ.

Câu nói này thiết thực nhất đối với người dân, đó cũng là một
hình thức cơ bản nhất để phân tán rủi ro. Nhưng mạo hiểm thành
công đương nhiên có được những lợi nhuận tương ứng. Song,
một khi thất bại là mất hết. Khi tiến hành đầu tư cổ phiếu, cần
nhất là phải chú ý nhằm vào tổ hợp đầu tư thiết yếu, lựa chọn
một số rủi ro tới mức thấp nhất.

Phân tán rủi ro là một nguyên tắc được ứng dụng rất rộng rãi.
Nhỏ như chuyện vận tải hàng hoá, quản lý kho hàng, lớn như
chuyện sách lược kinh doanh, chiến lược của doanh nghiệp đều


có thể ứng dụng rất linh hoạt. Ví dụ như việc vận chuyển hàng tới
địa điểm. Như vậy thì dù cho một phương tiện nào đó xảy ra trục
trặc cũng không thể ảnh hưởng tới toàn cục được. Trong quản lý
kho tàng đã từng có một bài học nhớ đời là : mấy năm trước,
bách hoá đại lầu Long Phúc ở Bắc Kinh xảy ra một vụ hoả hoạn,
do kho hàng ở đó thiết kế không khoa học, hợp lý, lại không tính
đến những rủi ro có thể xảy ra mà chỉ nghĩ tới triệt để lợi dụng
không gian để giảm giá thành, chứa hàng vào ngôi nhà cũ kỹ.
Trong đó có cả những hàng điện máy giá trị rất lớn, nên chỉ một
mồi lửa đã thiêu trụi tất cả, gây ra tổn thất vô cùng lớn.

Một thủ pháp kinh doanh là thông qua việc thành lập những
doanh nghiệp cổ phần hoá, tập trung vốn từ nhiều cá nhân, đoàn
thể và các tổ chức kinh tế khác nhau và dùng nó để mở rộng quy
mô của doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Phương thức phân tán rủi ro này được giới doanh nghiêp áp
dụng tương đối nhiều, nó an toàn hơn nhiều so với việc vay vốn
có thế chấp từ các ngân hàng. Rủi ro về tiền vốn trên thực tế đã
được phân tán đến tất cả những người cùng đầu tư. Như vậy
doanh nghiệp có thể mạnh tay hơn và càng mạnh dạn tham gia
cạnh tranh hơn. Các nhà đầu tư họ không dễ dàng chỉ tập trung
vào một chỗ mà cũng thường dùng hai phương thức để phân tán
những rủi ro đó. Họ hoặc là tìm kiếm một đơn vị bạn cùng đầu tư
vào một doanh nghiệp để dùng gánh vác những rủi ro. Nhiều khi
họ đầu tư vào nhiều doanh nghiệp cùng một lúc để làm sao hạn
chế rủi ro ở mức thấp nhất, hiệu quả thu được cao nhất.

“Không mang tất cả trứng gà đặt vào một rổ” là một phương pháp
quản lý tránh rủi ro hiệu quả nhất. Nó sé phát huy tác dụng quan
trọng trong các lĩnh vực rộng lớn, làm người ta cảm thấy bớt

nguy hiểm hơn. Nhưng cũng cần phải chú ý đừng quá phân tán,
làm sao để thu lời lớn nhất từ những đồng vốn mà mình bỏ ra”

2.Tìm con “châu chấu” cùng gánh vác rủi ro.

Thế nào gọi là “châu chấu”?Trung Quốc có một câu tục ngữ :
Châu chấu bám trên dây thừng khó gỡ ra nổi. Trên thực tế, đây là
một trong những phương thức để giảm bớt rủi ro, khéo léo lựa
chọn đồng minh, kéo họ vào cùng kinh doanh với mình, biến họ
trở thành “một con châu chấu bám trên cùng chiếc dây thừng”,
cùng gánh vác rủi ro. Ví dụ, nhiều công ty liên kết với nhau lại trở
thành một tập đoàn cùng nhau gánh vác mọi rủi ro, vừa mở rộng
được quy mô của mình, không ngừng thu hút các công ty con và
công ty nhỏ vào hợp tác, chẳng những tăng thêm sức sống mới
cho tập đoàn, làm cho tập đoàn khi có vấn đề xảy ra, sẽ có
những công ty nhỏ khác bù cho những khoản bị thua lỗ.

Trong cạnh tranh mà tìm được người hợp tác thì không những có
thể làm cho sức mạnh của mình tăng lên, mà còn có thể giảm bớt
những áp lực của rủi ro, tác dụng của nó thật quá rõ ràng.

3.Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách.

Nếu hiểu rõ thực lực của mình, nhận thức được những rủi ro
trước mắt mình không thể gánh vác được thì phải nhanh chóng
loại trừ những trường hợp có thể gây ra nguy hiểm, hoặc tránh xa
những con đường có thể gây ra tổn thất cho mình, mở một con
đường khác. Đó cũng là một cách giảm bớt rủi ro.

Năm ấy, Lý Hiểu Hoa tới Quảng Đông tham dự một cuộc hội chợ

triển lãm đã phát hiện ra một cỗ máy bán nước giải khát tự động
rất mới mà Trung Quốc chưa sản xuất đựơc. Vậy là ông ta đã tìm
mọi cách thuyết phục để mua bằng được chiếc máy đó với giá
3800 đồng rồi mang về Bắc Kinh. Mùa hè năm đó, ông ta mang
chiếc máy tới vùng bờ biển Bắc Đới Hà để bán nước giải khát.
Lần đầu tiên ở đây xuất hiện loai máy này nên khách đến mua rấ
đông. Nhưng hết mùa hè đó ông ta lại mang chiếc máy đó bán đi,
vì ông ta cho rằng, năm nay ông là người duy nhất kinh doanh
theo kiểu này và được lãi lớn, chắc chắn sẽ có người thèm rỏ dãi
và mùa hè tới hẳn sẽ có nhiều người tranh nhau làm. Như vậy rủi
ro sẽ rất lớn, lợi nhuận sẽ chẳng đáng là bao. Lý Hiển Hoa đã rất
tỉnh táo mang chiếc máy bán được giá rất cao. Mùa hè năm sau
nhiều máy như vậy. Cuộc cạnh tranh nổ ra gay gắt, buộc người
ta phải hạ giá, không lỗ đã là may mắn lắm rồi.

Sự dũng cảm lùi bước của Lý Hiển Hoa đã tránh được những rủi
ro, đúng là “lùi một bước để tiến ba bước”. Đúng là “36 kế, kế
chạy là thượng sách”. Đây xứng đáng để cho mọi thương nhân
học tập và lựa chọn, còn nếu cứ mang tính hiếu thắng cứng
nhắc, thiếu tỉnh táo thì chắc chắn sẽ bị diệt vong.

4.Tìm “vật tế thần” để chuyển rủi ro cho người khác.

Chúng ta thường nghe tin về các nhân vật trọng yếu của nước
ngoài để tránh bị ám sát thường tìm những người giống như
mình để đóng thế những trường hợp không thật cần thiết đã để
cho những người này xuất hiện. Nếu chẳng may có rủi ro thì
chính họ phải chịu. Ở đây, những chính khách giả đã trở thành
“vật tế thần” cho những chính khách thật, trở thành vật thay thế
gánh chịu mọi rủi ro.


Trong thương trường có không ít những trường hợp như thế.
Muốn giảm thiểu rủi ro, hoàn toàn có thể tìm một người thay thế
để chuyển rủi ro cho họ. Nếu mạo hiểm mà thành công, đương
nhiên lợi nhuận thuộc về mình. Nhưng một khi thất bại, thì tất cả
trách nhiệm và hậu quả do người thay thế gánh chịu cả.

Một ví dụ khác, trước khi xảy ra cuộc quyết chiến giành quyền
khống chế cổ phiếu kho Cửu Long ở Hồng Công với một số tập
đoàn nước ngoài, Bao Ngọc Cương đã mua 30 triệu cổ phiếu của
Cửu Long rồi chuyển bán ngay cho công ty đầu tư Quốc tế Long
Phong. Điều này làm cho nhân sỹ các giới ở đây không sao hiểu
nổi, đua nhau đoán mò đối với chuyện mua cổ phiếu của Long
Phong. Thực ra, Long Phong là một công ty chịu sự khống chế
của tập đoàn nhà họ Bao. Bao Ngọc Cương dùng chiêu này
chính là tìm một “vật tế thần” chuyển rủi ro sang cho người khác.
Bởi vì một khi việc mua này thất bại, tập đoàn Bao Ngọc Cương
sẽ mất mát vài tỷ đô là Hồng Công, trả giá quá đắt, thậm chí có
thể đổ vỡ. Nhưng một khi chuyển trách nhiệm kinh tế và luật
pháp cho Long Phong, một công ty thuộc hạ của mình, để công ty
này đứng ra chịu trách nhiệm, mà những lợi ích to lớn có thể có
được trong vụ này hoàn toàn đáng để mạo hiểm. Nhưng với tài
năng và khôn ngoan của mình cùng với cái gan mạo hiểm, cuối
cùng đã mang lại thành công cho Bao Ngọc Cương. Ông ta đã
nắm được quyền khống chế Cửu Long. Ví dụ này có một đặc
điểm là: “vật tế thần” thực tế lại là một thủ hạ trong tay ông chủ
lớn. Đó chính là cái gọi là “Lông cừu vẫn mọc trên thân cừu” mà
thôi.

Còn một phương thức tìm “vật tế thần” khác là xuất phát từ chủ ý

của các công ty khác. Ví dụ, bản thân mình muốn tiến hành một
hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư mà độ rủi ro tương đối lớn,
hoàn toàn có thể chia hoạt động đó ra thành các bước nhỏ.
Nhưng trong đó, những bước có độ rủi ro cao nhất lại phân ra
cho những người có thể gánh vác được ở những công ty khác
làm, còn bản thân chỉ “tọa sơn quan hổ đấu” chờ hưởng lợi. Điều
này đối với những công ty muốn nhanh chóng có được những vụ
giao dịch làm ăn lại càng dễ dàng khống chế hơn, biến họ thành
“vật tế thần” mà không hề biết.

Chuyển rủi ro cho người khác có thể tránh được những tổn thất
to lớn nếu bị thất bại, mà lại chẳng phải lo lắng gì tới hậu quả.
Thất bại được đẩy sang cho “vật tế thần” thành công thì được
hưởng hết lợi lộc. Đó chính là quân át chủ bài trong cách làm
giàu.

5. Bỏ ra số tiền nhỏ mua bảo hiểm để giữ cho yên ổn.

Chiêu này thì ai ai cũng đều biết và cũng được ứng dụng rộng rãi.
Thông qua công ty bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà
thực tế không thể giảm thiểu đi được. Nhưng thông qua những số
tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm trả lại có thể bù đắp được
một phần thậm chí toàn bộ những thiệt hại. Trên thực tế đó chẳng
phải là một sự đảm bảo lợi ích của mình hay sao?

Phần trước đã nêu ví dụ hỏa hoạn ở Long Phúc - Bắc Kinh rất
nhiều hàng hóa quý giá đắt tiền đều bị thiêu trụi. Nhưng may mắn
thay, đơn vị này đã mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm đã cử
người đến điều tra làm rõ, trước khi xác định tổn thất, công ty bảo
hiểm đã trả trước cho Long Phúc 10 triệu đồng để khôi phục lại

doanh nghiệp. Số tiền này là một khoản rất kịp thời để Long Phúc
giải quyết những khó khăn trước mắt. Thực ra, chuyện mua bảo
hiểm cũng là chuyện phố biến và bình thường, nhưng một số
người không muốn làm như vậy.

Vì vậy, đối với người hay chịu rủi ro thì bảo hiểm rất có tác dụng,
nhất là những nghề dịch vụ xã hội. Ví dụ như vận tải biển, vận tải
bộ, nghành khai thác dầu, nghành cung tiêu, ti lệ rủi ro cao, cần
chú ý mua bảo hiểm.

Đương nhiên mua bảo hiểm phải mất tiền, nên nếu như ta mua
tất cả mọi thứ bảo hiểm để mình an toàn 100% thì chắc chắn
chẳng doanh nghiệp nào làm được và nếu có như thế cũng ảnh
hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy chỉ nên chọn
mua những loại bảo hiểm nhằm đảm bảo cho những hạng mục
đầu tư của mình.

6. Sự bảo hộ cuối cùng : Bảo hộ phá sản.

Năm biện pháp trên một khi được thực thực thi chưa hẳn đã đảm
bảo cho các doanh nghiệp có thể vượt qua những cửa ải đầy khó
khăn một cách thuận lợi. Mà đó chỉ là một số biện pháp bảo vệ
mà thôi, bất kỳ sự bảo vệ nào cũng chỉ có tác dụng trong một
phạm vi và mức độ nhất định chứ không phải là một thứ linh đan
huyền diệu chữa bách bệnh được. Ngay cả biện pháp “bảo vệ
cuối cùng” cũng chỉ là bất đắc dĩ, và ngay cả những doanh nghiệp
rơi vào khó khăn cũng chưa hẳn phải áp dụng cách thức này
ngay. “Bảo vệ cuối cùng” chính là chỉ biện pháp Bảo hộ phá sản.
Công ty máy tính Bảo hộ phá sản. Công ty máy tính Vương An
nổi tiếng một thời đã áp dụng biện pháp này để đối mặt với mối

nguy hiểm đổ vỡ hoàn toàn, về sau họ đã vượt qua được cửa ải
này.

Khi tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn sau
khi tiến hành hàng lọat các chỉnh đốn vẫn không hề chuyển biến,
có vẻ như đứng trước bứơc đường cùng rồi thì cần suy nghĩ áp
dụng biện pháp bảo hộ phá sản. Đó là sự lựa chọn bắt buộc. Bảo
hộ phá sản ở nước ngoài không có gì mới lạ cả, nhưng ở Trung
Quốc thì là chuyện ít có. Sự phát triển của kinh tế thị trường,
pháp luật, pháp quy mới tất nhiên phải xuất hiện, phải tiếp cận
với nước ngoài, nên việc bảo hộ phá sản chắc chắn là một
chuyện phổ biến trong tương lai gần. Cùng với cuộc cạnh tranh
thương trường ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp mới xuất
hiện ngày càng nhiều, rủi ro cũng ngày càng lớn hơn. Vậy thì
trước khi doanh nghiệp tiến tới đổ vỡ hoàn toàn, hãy quyết đoán
mà tìm đến bảo hộ phá sản, để giành cho mình một cơ hội làm
lại. Đây cũng là vấn đề mà giới doanh nghiệp rất quan tâm.

×