Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giáo án sinh học 8 - Chuyển hoá pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.08 KB, 13 trang )

Chuyển hoá
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu đựoc sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào là: đồng hoá
và dị hoá
- Nêu được khái niệm về chuyển hoá cơ bản, sự điều hoà chuyển hoá vật
chất và năng lượng
- Phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
2. Kỹ năng:
- Phân tích
- Tư duy trừu tượng
- Vận dụng vào thực tiễn: xem xét tình trạng sức khoẻ của bản thân dựa vào
việc đối chiếu với thang chuyển hoá cơ bản chuẩn
3.Thái độ:
- Giữ gìn sức khoẻ
- Hoàn thiện thế giới quan duy vật: Sự biến đổi vật chất và năng lượng
(chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác )
- Hoàn thiện thế giới quan biện chứng: Mối quan hệ biện chứng giữa đồng
hoá và dị hoá.
II. Phương pháp:
-Thuyết trình - gơị mở
- Hỏi đáp - tìm tòi
III. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ phóng to H32.1, 32.2
- Phiếu học tập
Phiếu 1
1. So sánh bản chất đồng hoá - dị hoá
Đồng hoá Dị hoá





2. Tỉ lệ đồng hoá - dị hoá trong cơ thể
Biểu hiện Tỉ lệ đồng hoá - dị hoá
Người lớn Lứa tuổi
Trẻ em
Lao động Trạng thái
Nghỉ ngơi

- Bảng phụ
IV. Các hoạt động:
ĐVĐ: Từ các chất dinh dưỡng, nước, oxy do máu và nứơc mô mang đến, làm
thế nào để tế bào tổng hợp nên các chất xây dựng tế bào đồng thời tạo ra
năng lượng, giải phóng cabonic? Năng lượng tạo ra có đúng bằng năng
lượng lấy vào không?

HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Mục tiêu:
- Nêu khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng
- Trình bày hai qúa trình chuyển hoá: đồng hoá, dị hóa và mối quan hệ giữa
hai quá trình
- Xác định đây là hai hoạt động cơ bản của sự sống



HOẠT ĐỘNG 1.1: KHÁI NIỆM CHUYỂN HOÁ
Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
? Cây xanh, động vật, con người
lấy chát hữu cơ từ đâu?




? Cơ thể hấp thụ chất hữu cơ dưới
dạng nào? Dạng năng lượng đơn
giản hay phức tạp?
? Thành phần nào là chất xây dựng
nên cấu trúc tế bào?
- GV: Vậy ở tế bào phải diễn ra
quá trình tổng hợp các chất đơn
giản có trong tế bào thành chất
phức tạp
- Cây xanh: tự tổng hợp chất hữu
cơ từ chất vô cơ qua quá trình
quang hợp
Con người và động vật lấy chất
hữư cơ từ thực vật hoặc động vật
ăn thực vật
- Axit amin, glyxêrin, gluco, axit
béo…  dạng đơn giản

-Protêin, gluxit, lipit, axit nucleic






? Cho ví dụ về sự quá trình đó?
GV: đồng thời với quá trình tổng
hợp chất xây dựng tế bào, xảy ra
quá trình tích luỹ năng lượng trong
các liên kết hoá học
? Vậy tế bào tạo năng lượng do
quá trình nào?
- GV: Các quá trình trên gọi là
chuyển hoá
? Qua đó hãy thảo luận và cho biết
thế nào là chuyển hoá?
- GV hoàn chỉnh khái niệm
? Trao đổi chất ở cấp độ tế bào có
liên quan gì đến chuyển hoá?





? Điểm nào chứng tỏ sự khác nhau
- Ví dụ: aa protein,
glyxerin + axit béo  lipit



- Oxy hoá các hợp chất hữu cơ
phức tạp, tạo thành các chất vô cơ
đơn giản, giải phóng năng lượng
trong các liên kết hoá học

- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày khái
niệm về chuyển hoá
- Trao đổi chất là biểu hiện bên
ngoài của chuyển hoá, hiện tượng
trao đổi giữa tế bào và môi trường
trong. Cung cấp trực tiếp nguyên
liệu cho chuyển hoá, đồng thời
mang các sản phẩm chuyển hoá ra
khỏi tế bào.
- Trao đổi chất không thực hiện
cơ bản giữa hai quá trình trao đổi
chất và chuyển hoá?
quá trình tích luỹ và giải phóng
năng lượng



Kết luận 1.1:

- Quá trình biến đổi các chất đơn giản đã được hấp thụ thành các chất đặc
trưng, có cáu trúc phức tạp, tích luỹ năng lượng: Quá trình oxy hoá các chất
phức tạp thành các chất đơn giản, giải phóng năng lượng quá trình chuyển
hoá vật chất và năng lượng
- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quả trình chuyển hoá

HOẠT ĐỘNG 1.2: CÁC QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
- Treo sơ đồ H32.1
- Yêu cầu thảo luận:
- Nghiên cứu sơ đồ
- Thảo luận
+ Chuyyển hoá vật chất và năng
lượng gồm những quá trình nào
+ Năng lượng giải phóng ở tế bào
được sử dụng vào mục đích nào
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin

- Hướng dẫn làm bài 1:
So sánh đồng hoá - dị hoá về: Qúa
trình biến đổi chất, năng lượng,
nơi xảy ra
- Hướng dẫn làm bài 2: Dùng dấu
<, > = để thể hiện tỉ lệ

- Giáo viên chọn 2 nhóm ( thưòng
là một nhóm có kết quả đúng, và
một nhóm có kết quả sai) để cho
cả lớp thảo luận và nhận xét
- Chiếu hoặc treo bảng phụ có đáp
án đúng
+ Gồm hai quá trình: đồng hoá và
dị hoá

+ Tổng hợp chất mới xây dựng tế
bào, sinh công, sinh nhiệt…

- Nghiên cứu thông tin độc lập
- Phát phiếu học tập ( hoặc cho
mỗi nhóm sử dụng 2 bảng con)




- Thảo luận nhóm
- Chiếu kết quả các nhóm hoặc
đưa bảng con khi có hiệu lệnh kết
thúc của giáo viên


1. So sánh bản chất đồng hoá - dị hoá

Đồng hoá Dị hoá
Tổng hợp các chất Phân giải các chất
Tích luỹ năng lượng Giải phóng năng lượng
Xảy ra trong tế bào Xảy ra trong tế bào


2. Tỉ lệ đồng hoá - dị hoá trong cơ thể

Biểu hiện Tỉ lệ đồng hoá - dị hoá
Người lớn Đồng hoá < Dị hoá Lứa tuổi
Trẻ em Đồng hoá > Dị hoá
Lao động Đồng hoá < Dị hoá Trạng thái
Nghỉ ngơi Đồng hoá > Dị hoá

Kết luận 1.2

- Chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm hai quá trình: Đồng hoá và dị hoá
+ Đồng hoá: quá trình tổng hợp các chất, tích luỹ năng lượng
+ Dị hoá: Phân giải các chất, giải phóng năng lượng
- Đồng hoá và di hoá xảy ra trong tế bào và có mối quan hệ mâu thuẫn
nhưng thống nhất với nhau.
- Tỉ lệ đồng hoá và dị hóa ở những cơ thể và trạng thái khác nhau là khác
nhau

HOẠT ĐỘNG 2: KHÁI NIÊM CHUYỂN HOÁ CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm chuyển hoá cơ bản
- Nêu ý nghĩa của chuyển hoá cơ bản
Tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

? Cơ thểh ở trạng thái nghỉ ngơi có
tiêu dùng năng lượng không? Tại
sao?
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trả
lời câu hỏi
? Thế nào là chuyển hoá cơ bản?

- Có. Vì các cơ quan vẫn hoạt
động: tuần hoàn, hô hấp, thần
kinh, ổn định thân nhiệt…
- Đọc thông tin

- Chuyển hoá co bản là năng
lượng cần thiết tiêu dùng khi cơ


? Nghỉ ngơi trong chuyển hoá cơ
bản có khác với nghỉ ngơi bình
thường không, phải có điều kiện
gì?
? Lúc đó năng lượng trong chuyển
hoá cơ bản tiêu tốn nhằm mục đích
gì?
? Đơn vị tính?
? Xác định chuyển hoá cơ bản để
làm gì?

- Ví dụ: người trưởng thành bình
thường có chuyển hoá cơ bản:
4,2kJ. Nếu chênh lệch quá lớn ( ví
dụ: đo được 6,9kJ ) thì có dấu hiệu
bệnh lý.

thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ
ngơi.
- Sau khi ăn 12h, nằm nghỉ không
cử động
- Duy trì sự sống


- kJ/1h/1kg
- So sánh chuyển hoá cơ bản của
một người với thang chuển hoá cơ
bản ở các lứa tuổi khác nhau ở
trạng thái bình thường  xác

định bệnh lý và trạng thái sức
khoẻ

Kết luận 2:
- Chuyển hoá năng nặng cần thiết tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn
nghỉ ngơi.
- Mục đích củ việc xác định chuyển hoá cơ bản: xác định bệnh lý

HOẠT ĐỘNG 3: ĐIỀU HOÀ SỰ CHUYỂN HOÁ VẬ CHẤT VÀ
NĂNG LƯỢNG
Mục tiêu: Trình bày cơ chế điều hoà quá trình chuyển hoá

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
- Yêu cầu HS đọc thông tin
? Chuyển hoá cơ bản chịu sự điều
khiển của yếu tố nào?
? Cơ chế hoạt động như thế nào?
- Nghiên cứu thông tin độc lập
- Thần kinh và thể dịch

- Cơ chế thần kinh: các trung khu
thần kinh ở não bộ phát ra các
sung thần kinh điều khiển quá
trình tăng, giảm quá trình tổng
hợp hay phân huỷ các chất trong
tế bào
- Cơ chế thể dịch: Các tuyến nội

tiết tiết hoocmon đổ vào máu điều
tiết các quá trình trên

Kết luận 3
Chuyển hoá được điều hoà bằng hai cơ chế: thần kinh và thể dịch
IV. KIỂM TRA - ĐÁNG GIÁ- CỦNG CỐ
Hãy đánh dấu (x) vào nội dung em cho là sai:
a.  Đồng hoá tích luỹ năng lượng còn dị hoá giải phóng năng lượng
b.  Đồng hoá tổng hợp chất còn dị hoá phân giải các chất
c.  Đồng hoá xảy ra trong tế bào còn dị hoá xảy ra ngoài cơ thể
d.  Đồng hoá và dị hoá liên quan mật thiết đến quá trình trao đổi chất
e.  Đồng hoá và dị hoá đều chịu sự điều hoà của cơ chế thần kinh và thể
dịch
Đáp án: c
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Đọc mục em có biết và giải thích: Nguyên tắc hoạt động của phòng đo
nhiệt? Mục đích của việc thiết kế phòng đo nhiệt?
- Trả lời câu hỏi: 1, 2, 3. Hướng dẫn câu 3:
+ Phân biệt: Nêu đặc điểm khác nhau cơ bản giữa 2 cấp độ trao đổi chất
+ Mối quan hệ: Mục 3
- Tìm hiểu các dạng năng lượng
- Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng

×