Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Báo cáo chuyên đề đạo đức 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.13 KB, 3 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐẠO ĐỨC LƠP 2
Người báo cáo : Trần Thị Mỹ Nhân Lớp 2c
tổ : 1 & 2
I/MỤC TIÊU MÔN ĐẠO ĐỨC:
Môn đạo đức ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh :
1/ Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với
lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân ,gia đình ,nhà trường, cộng đồng
môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó .,
2 /Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét ,đánh giá hành vi của bản thân và những
người xung quanh theo chuẩn mực đã học ;kĩ năng lựa chọn và thưc hiện các hành vi
ứng xữ phù hơp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản,cụ thể của cuộc
sống .
3/ Từng bước hình thành thái độ tự trọng ,tự tin ,yêu thương ,tôn trọng con người ;yêu
cái thiện ,cái đúng ,cái tốt ;không đồng tình với cái ác ,cái sai ,cái xấu .
II /NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 2:
Bài 1 : Học tập ,sinh hoạt đúng giờ
Bài 2 : Biết nhận lỗi và sửa lỗi
Bài 3 : Gọn gàng ngăn nắp
Bài 4 : Chăm làm việc nhà
Bài 5 : Chăm chỉ học tập
Bài 6 : Quan tâm ,giúp đỡ bạn
Bài 7 : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
Bài 8 : Giữ trât tự vệ sinh nơi công cộng
Bài 9 : Trả lại của rơi
Bài 10 : Biết nói lời yêu cầu ,đề nghị
Bài 11 : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
Bài 12 : Lịch sự khi đến nhà người khác
Bài 13 : Giúp đỡ người khuyết tật
Bài 14 : Bảo vệ loài vật có ích
14 bài x 2 tiết: = 28 tiết
Dành cho địa phương : = 3 tiết


Ôn tập học kì I : = 1 tiết
Kiểm tra học kì I : = 1 tiết
Ôn tập cuối năm : = 1 tiết
Kiểm tra cuối năm : = 1 tiết
Cộng = 35 tiết
*Một số điểm cần lưu ý :
1/ Chương trình môn đạo đức ở lớp 2bao gồm 14 chuẩn mực ,hành vi đạo đức cần
thiết, phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em đối với bản thân,gia đình,
nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên.
2/Dạy học môn đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xữ phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng
ngày.Nội dung môn đạo đức kết hợp giữa quyền với giáo dục bổn phận học sinh.
3/Nội dung chương trình không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối
với gia đình ,nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục cho học sinh có
trách nhiệm đối với chính bản thân,biết quí trọng bản thân, tự chăm sóc bản thân, có
trách nhiệm về các hành vi, việc làm của bản thân.
4/chương trình quan tâm đến ba mặt : Trang bị kiến thức, bồi dưỡng tình cảm thái
độ, hình thành kĩ năng, hành vi đạo đức( đặc biệt coi trọng việc hình thành kĩ năngvà
hành vi đạo đức cho học sinh).
5/thông qua các bài đạo đức lớp 2, chương trình còn nhằm từng bước hình thành
cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản ( kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng
giải quyết vấn đề.)
6/ Nội dung chương trình môn đạo đức ở lớp 2gần gũi với cuộc sống thực của học
sinh.các tranh , ảnh ,truyện, tình huống ,tấm gương… để dạy môn đạo đức lớp 2 được
lấy từ chính cuộc sống thực của học sinh, với các mối quan hệ gần gũi, quen thuộc hằng
ngày của các em.
7/ chương trình có 3 tiết để các trường, các địa phương dạy những vấn đề đạo đức
cần quan tâm của trường, của địa phương. Nội dung dạy học cụ thể cho các tiết này do
Sở Giáo dục –Đào tạo, các Phòng Giáo dục – Đào tạo hoặc do các trường tự chọn, Ví dụ
có thể là:

-Vấn đề quyền trẻ em.
- Vấn đề an toàn giao thông.
- Vấn đề về bảo vệ môi trường.
- Vấn đề về phòng tránh các tệ nạn xã hội.
- Vấn đề phòng tránh các bệnh hiểm nghèo…
Tuỳ từng vấn đề và điều kiện, có thể tổ chức những tiết này theo qui mô lớp, khối lớp
hoặc toàn trường. thời điểm dạy học các tiết nàycũng rất linh hoạt có thể vào cuối kìI
hoặc cuối năm.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC 2
* Một số quan điểm chung:
1/Dạy học đạo đức được tiếp cận theo hướng đi từ quyền đến bổn phận ,trách nhiệm
của học sinh. Cách tiếp cân đó sẽ giúp việc dạy học môn Đạo đức trở nên nhẹ nhàng,
sinh động ,tránh được tính chất áp đặt như trước đây.
2/Dạy học môn Đạo đức chỉ đạt được hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực ,
chủ động tham gia vào quá trình dạy -học. Dó đó,giáo viên cần căn cứ vào nội dung
từng bài, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể từng lớp, trường, mà thiết kế tiết hoach phù hợp ,
tổ chức hướng dẫn cho hoạt động phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen đạo đức đã có để
khám phá chiếm lĩnh kiến thức , kĩ năng mới.
3/Các hoạt động dạy học môn Đạo đức ở lớp 2 rất phong phú,đa dạng, bao gồm các
hình thức :xữ lí , phân tích tình huống,kể chuyện , đóng vai,liên hệ, tự liên hệ,điều tra
thực tiễn,….
4/Dạy học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các
chuyện kể, tình huống, tấm gương sử dụng để dạy học Đạo đức phải lấy chất liệu từ
cuộc sống thực của học sinh.Đồng thời giáo viên phải hướng dẫn học sinh phân tích,
đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực, hành vi
đã học; hướng dẫn học sinh điều tra tìm hiểu,phân tích đánh giá các sự kiện trong đời
sống đạo đức của học sinh…Điều đó sẽ giúp cho bài học đạo đức thêm phong phú, gần
gũi, sống động hơn với trẻ.
5/Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức lớp 2 rất phong phú,đa
dạng bao gồm cả các phương pháp trưyền thống như: Kể chuyện ,đàm thoại,nêu gương,

sử dụng đồ dùng trực quan…và các phương pháp hiện đại như đóng vai,thảo luận
nhóm,tổ chúc trò chơi,điêù tra thực tiển,động não, bao gồm cả hình thức; lớp học, theo
nhóm,và cá nhân;hình thức học trong lớp, ngoài sân hoặc một địa điểm nào đó có liên
quan đến nội dung học tập.
Mỗi phương pháp hình thức đều có mặt mạnh mặt yếu và hạn chế riêng.Vì vậy, không
nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hoặc một hình thức dạy
học nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung và tính chất bài học và trình độ học
sinh, sở truờng của giáo viên… mà dạy cho phù hợp ,hiệu quả.
IV/MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
1/ Phương pháp động não.
2 /Phương pháp đóng vai.
3/ Phương pháp trò chơi.
4/ Phương pháp thảo luận nhóm.
5/Phương pháp kể chuyện.
6/Phương pháp đàm thoại…
V/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bao gồm : Tranh, ảnh,băng hình,băng cát sét,phim đèn chiếu,mô hình,mẫu vật ,con
rối … có loại dùng cho giáo viên , có loại dùng cho cá nhân học sinh hay nhóm học
sinh…
VI/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC LỚP 2 :
Đánh giá kết quả học tập môn học đạo đức của học sinh phải toàn diện về các mặt:
Kiến thức,thái độ ,kĩ năng,và hành vi ứng xữ của các em ở gia đình , nhà trường và
cộng đồng.
Hình thức đánh giá là nhận xét.
Đánh giá hành vi của học sinh phải kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh với đánh giá
của tập thể học sinh, của giáo viên, của cha mẹ học sinh và của cộng đồng nơi ở./.
________@________

×