Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

bao cao chuyen de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.4 KB, 19 trang )


Coppy right
Copyright
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Coppy right
Copyright
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Theo nghị quyết Trung ương khoá XIII đã khẳng định:
"Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của
người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào
quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học và tự nghiên cứu
của học sinh.
Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong luật giáo
dục: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với
từng đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào
ứng dụng thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh.
CHUYÊN ĐỀ MÔN VẬT LÝ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Bộ môn Vật lí là một bộ môn thực nghiệm, tư tưởng chủ
đạo của sách giáo khoa Vật lí phổ thông là nội dung kiến thức
mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực
hành. Điều đó không chỉ tích cực hoá việc học tập của HS mà
còn rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng trong cuộc sống,


rèn luyện thái độ, đức tính kiên trì, tác phong làm việc sau này
của những người làm khoa học trong thời đại công nghệ; Đồng
thời để góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo và mục đích yêu
cầu của bộ môn Vật lí ở bậc THCS, đồng thời thực hiện tốt việc
đối mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học
tập của học sinh theo hướng tổ chức cho học sinh được tự lực
chiếm lĩnh tri thức khoa học, phát huy tính sáng tạo của học
sinh, tạo điều kiện cho các em tự tìm đến kiến thức.
CHUYÊN ĐỀ MÔN VẬT LÝ

2. Cơ sở thực tiễn:
Xuất phát từ thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua, nhìn
chung GV Vật lí ngại sử dụng thí nghiệm, còn lúng túng rất nhiều
trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Đó cũng là do
nhiều nguyên nhân như quá trình đào tạo, cơ sở vật chất, chất
lượng thiết bị, thời gian thí nghiệm, thói quen... Trong xu thế đổi
mới phương pháp dạy học, với cách trình bày SGK rất nhiều GV
lúng túng với cách sử dụng các thí nghiệm đi kèm. HS cũng không
quen với các thí nghiệm thực, bỡ ngỡ với các thiết bị, vì thế các
nội quy trong giờ thực hành vẫn còn thiếu hiệu lực. Với thực trạng
như vậy, việc triển khai nội dung các thí nghiệm Vật lí trong nhà
trường phổ thông cần tổ chức triển khai có hiệu quả là nhiệm vụ
chung từ nhà quản lý, giáo viên cho tới HS, tuy nhiên người giữ
trọng trách nhất vẫn là GV trực tiếp lên lớp, phải làm thế nào để sử
dụng thiết bị một cách hợp lý, có hiệu quả thiết thực trong giờ học
Vật lí.
CHUYÊN ĐỀ MÔN VẬT LÝ

2. Cơ sở thực tiễn:
Từ thực tế đó, trường THCS Nguyễn Tri Phương đã mạnh

dạn xây dựng các phòng học bộ môn để đáp ứng yêu cầu
chung, đồng thời để nâng cao hiệu quả giờ dạy Vật lí theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Trong đó giáo
viên là người giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức, gợi ý, nêu tình
huống, kích thích hứng thú... giúp HS tự tìm kiếm khám phá
những tri thức mới, tự xác định vai trò của người học, tự đánh
giá khả năng để từ đó học sinh tự ý thức viẹc học để rèn luyện
và nâng cao hiểu biết.
CHUYÊN ĐỀ MÔN VẬT LÝ

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Phương pháp dạy học thực hành là phương pháp
giảng dạy trên cơ sở sự quan sát giáo viên làm mẫu và thực
hiện tự lực của HS dưới sự hướng dẫn của GV nhằm hoàn
thành các bài tập, các công việc, từ đó hình thành kỹ năng,
kỹ xảo mà HS phải thực hiện trong hoạt động sau này. Thêm
vào đó phương pháp dạy học thực hành còn giúp HS củng
cố tri thức, xây dựng phẩm chất, tác phong công nghiệp và
phát triển năng lực tư duy để có khả năng xử lý các tình
huống nghề nghiệp trong thực tế cuộc sống.
CHUYÊN ĐỀ MÔN VẬT LÝ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×