Dược thiện cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, đặc biệt là các cuộc mổ lớn và vừa, người bệnh thường lâm vào tình
trạng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể bởi nhiều lý do như: mất máu và tiêu
hao năng lượng quá nhiều; công năng các tạng phủ, đặc biệt là hệ thống tỳ vị hay bị
rối loạn làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất
dinh dưỡng; ngoài ra tình trạng nhiễm khuẩn, trạng thái căng thẳng thần kinh do
đau đớn và mất ngủ cũng góp phần quan trọng tạo nên sự suy nhược.
Sau mổ, ngoài thuốc men và dịch thể các loại, việc nuôi dưỡng người bệnh bằng ăn uống
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề là cần lựa chọn thức ăn gì và cách thức
sử dụng như thế nào cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao.
Trong y học cổ truyền, có một phương thức nuôi dưỡng bệnh nhân sau mổ rất độc đáo,
đó là các món ăn - bài thuốc (dược thiện). Dựa trên cơ sở “biện chứng luận trị” đối với
từng người bệnh, với cấu trúc phối hợp hài hòa giữa thực phẩm và dược phẩm, biện pháp
này không những cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh mà
còn có tác dụng hỗ trợ tích cực cho trị liệu. Dưới đây xin được giới thiệu một số công
thức điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng.
Với các trường hợp suy nhược và thiếu
máu
Bài 1: Hoàng kỳ 12g, thịt gà 25g, gạo tẻ
50g, gia vị vừa đủ. Hoàng kỳ rửa sạch,
sắc kỹ 2 lần bỏ bã lấy nước; thịt gà rửa
sạch, thái chỉ; hai thứ đem ninh với gạo
thành cháo, cho thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: ích khí cố biểu, ôn trung bổ
hư, giúp cho cơ thể nâng cao năng lực
miễn dịch và làm tăng khả năng tạo máu.
Bài 2: Bột nhân sâm 3g, gạo tẻ 50g, thịt
lợn nạc 25g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái chỉ, đem ninh với gạo thành cháo, khi
Cháo gà.
chín cho bột nhân sâm và gia vị vừa đủ, ăn nóng. Công dụng: đại bổ nguyên khí, bổ tỳ
ích phế, sinh tân dịch và an thần, làm tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp tủy xương
tăng sinh hồng cầu.
Bài 3: Kỷ tử 12g, đại táo 5 quả, trứng gà 2 quả, đường trắng lượng vừa đủ. Đại táo rửa
sạch, bỏ hạt, đem sắc kỹ cùng với kỷ tử, khi được đập trứng gà vào quấy đều, chế thêm
một chút đường trắng, ăn nóng. Công dụng: bổ hư nhược, ích khí huyết, kiện tỳ vị, dưỡng
can thận, dùng rất tốt cho những bệnh nhân thiếu máu sau phẫu thuật.
Bài 4: Hoàng kỳ 12g, chim cút 2 con, một ít rượu vang và gia vị vừa đủ. Chim cút làm
thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch; hoàng kỳ thái phiến cho vào trong bụng chim cùng với
gia vị rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: ích khí bổ tỳ, tư bổ ngũ tạng, dùng rất
tốt cho những người bệnh thiếu máu và suy nhược cơ thể.
Bài 5: Đông trùng hạ thảo 5g, gà ác một con (nặng chừng 500g), hành, gừng tươi và gia
vị vừa đủ. Gà ác làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch, chặt miếng, ướp gia vị rồi đem
hầm nhừ với đông trùng hạ thảo, khi chín chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: bổ phế ích thận, bổ huyết dưỡng huyết.
Với trường hợp mệt mỏi, chán ăn
Thông thường sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật, người bệnh thường có cảm giác chán
ăn, mệt mỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc vì phẫu thuật trực tiếp ở đường tiêu
hóa hoặc vì đau đớn và căng thẳng thần kinh hoặc có rối loạn thứ phát công năng các
tạng phủ Theo dinh dưỡng học cổ truyền, nguyên tắc chung là phải ăn nhẹ, chia ăn
nhiều lần trong ngày, thức ăn phải dễ tiêu và ấm áp. Có thể áp dụng một số món dược
thiện sau đây:
Bài 1: Bột kê nội kim 1g, trứng gà nửa quả, gạo tẻ 25g,
gia vị vừa đủ. Gạo vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo
rồi đập trứng quấy đều, cho bột kê nội kim vào, chế đủ
gia vị, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ vị, tiêu tích trệ, kích
thích tiêu hóa, dùng thích hợp cho những bệnh nhân
chán ăn, bụng đầy trướng, chậm tiêu.
Bài 2: Cá diếc một con, sa nhân 0,5g, hành, gừng tươi và
gia vị vừa đủ. Sa nhân tán bột; cá diếc làm sạch, bỏ nội
tạng, rán qua rồi đem kho với một lượng nước vừa đủ
cùng với bột sa nhân, khi chín chế thêm gia vị, chia ăn
vài lần trong ngày. Công dụng: tiêu thực khai vị, hành
khí hóa thấp, ôn vị chỉ nôn nấc.
Bài 3: Hồng táo 10 quả, vỏ quýt tươi 10g hoặc trần bì 5g. Hồng táo rửa sạch, bỏ hạt, cho
cùng vỏ quýt vào hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được,
uống thay trà trong ngày. Công dụng: kiện tỳ tiêu thực, dùng làm đồ giải khát để kích
thích tiêu hóa.
Bài 4: Sơn tra 10g, gạo tẻ 50g. Sơn tra sao cho đến khi vỏ ngoài vàng sẫm rồi đem sắc kỹ
lấy nước bỏ bã, dùng nước sắc này ninh với gạo thành cháo, chế thêm muối hoặc đường
đỏ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: kiện tỳ tiêu thực, dùng cho bệnh nhân chán ăn,
đầy bụng, chậm tiêu. Những người bị viêm loét dạ dày - tá tràng không được dùng bài
này.
Với trường hợp mất ngủ, căng thẳng thần kinh
Bài 1: Tim lợn một quả nhỏ, nhân sâm 5g, đương quy 10g. Tim lợn làm sạch, bổ đôi, các
vị thuốc thái vụn cho vào bên trong quả tim, chế đủ gia vị rồi đem hấp cách thủy chừng 3
giờ, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng tâm, bổ huyết an thần, dùng rất tốt cho những
bệnh nhân mất ngủ, suy nhược tinh thần nặng sau phẫu thuật.
Bài 2: Viễn chí 30g, hạt sen 15g, gạo tẻ 50g. Viễn chí bỏ ruột sao thơm, hạt sen đập vụn,
hai thứ đem nấu với gạo thành cháo, chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: kiện tỳ dưỡng tâm, an thần.
Bài 3: Long nhãn tươi 500g, đường trắng 50g. Long nhãn bỏ vỏ và hạt cho vào nồi, bỏ
đường trắng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi long nhãn chuyển màu nâu đen, để
Hoàng kỳ.
thật nguội rồi cho vào lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 cái long nhãn. Công
dụng: dưỡng tâm an thần.
ThS. Hoàng Khánh Toàn