Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Các đới cảnh quan của vòng đai ôn hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.89 KB, 3 trang )

CÁC ĐỚI CẢNH QUAN CỦA VÒNG ĐAI ÔN HÒA
Ranh giới của vòng đai ôn hoà với vòng đai nóng được vạch theo đường đẳng nhiệt 20
0
C của nhiệt
độ trung bình năm, ranh giới này gần trùng với vĩ tuyến 30
0
ở cả Bắc và Nam bán cầu. Cán cân bức
xạ ở đây là 20 - 60 kcal/ cm
2
/năm. Vòng đai này có biên độ nhiệt độ trong năm lớn do vị trí của Mặt
Trời cao về mùa hè, thấp về mùa đông. Điều kiện nhiệt độ cho phép thực vật phát triển, những nơi
không có rừng không phải do thiếu nhiệt mà do thiếu ẩm.
Trong vòng đai ôn hoà có thể phân biệt 3 khu vực: khu vực phía Tây các lục địa, khu vực trung
tâm các lục địa và khu vực phía Đông các lục địa, gồm 6 đới: đới rừng taiga, đới rừng hỗn hợp và
rừng lá rộng, đới thảo nguyên - rừng, đới thảo nguyên, đới nửa hoang mạc, đới hoang mạc.
1. Đới rừng taiga
Đới rừng taiga là đới cảnh quan rừng đặc trưng cho vòng đai ôn hoà, chỉ có ở Bắc bán cầu.
Taiga là các rừng lá kim và lá nhỏ, có cấu trúc đơn giản, gồm các loài thông, tùng, lãnh sam sinh
trưởng trong điều kiện khí hậu lạnh ẩm.
Rừng taiga tập trung ở Bắc Mĩ, phần châu Âu thuộc Liên Xô cũ và ở Xibia. Đây là vùng có
mùa đông lạnh và khắc nghiệt: nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất từ -10
0
C đến -40
0
C, đặc biệt
ở Đông Xibia nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối đạt tới -71
0
C. Mùa hạ ấm, nhiệt độ tháng nóng nhất từ
13
0
C đến 19


0
C, lượng mưa từ 400 - 600 mm/năm, nhưng bốc hơi ít hơn, mạng lưới sông dày đặc, có
nhiều đầm lầy, nước ngầm nằm không sâu. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn như vậy tạo thuận lợi cho
việc hình thành các loại đất đông kết dưới rừng taiga, đất pốtzôn hóa, đất pốtzôn hóa cỏ thứ cấp và
đất đầm lầy.
Rừng Taiga có cấu trúc đơn giản nên giới động vật cũng không giàu thành phần loài. Chủ yếu
là động vật sống trên cây như sóc, chim, cú, không có các loài sống thành từng đàn trên mặt đất, ít
loài đào hang. Các loài chủ yếu là linh miêu, gấu nâu, hải li, hoẵng, chồn trắng, chim sáo, cú, v.v…
2. Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng
Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng có ở vùng có khí hậu ôn đới hải dương ấm và ẩm. Tại Bắc
bán cầu, đới này bao chiếm phần phía Đông nước Mĩ, Tây Âu (trừ khu vực Địa Trung Hải) và Viễn
Đông (Nga). Ở bán cầu Nam, đới này chỉ phân bố dọc bờ Tây Nam Mĩ - cho tới 38
0
N.
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thay đổi từ -12
0
C đến +5
0
C, tháng nóng nhất từ 16
0
C đến
21
0
C, lượng mưa từ 500 - 1000 mm/năm. Mạng lưới sông dày đặc, có nhiều đầm lầy, nước ngầm
nằm không sâu. Dưới rừng hỗn hợp có đất pốtzôn, dưới tán rừng có cỏ là đất pốtzôn hóa - cỏ thứ
cấp; nơi đầm lầy có đất đầm lầy, than bùn. Điều kiện hình thành đất dưới rừng lá rộng khác với
rừng hỗn hợp. Lượng mùn với thành phần kiềm được tích luỹ nhiều hơn, vì thế đất giàu phì liệu, có
màu nâu nên gọi là đất nâu. Tùy điều kiện khí hậu, nếu quá trình rửa trôi mạnh hơn thì hình thành
đất xám và nếu quá trình tích lũy mùn cao hơn thì đất nâu sẫm được hình thành.
Trong đới rừng hỗn hợp, các quần thể hỗn hợp cây lá rộng xen lá kim, giàu thành phần loài hơn

rừng taiga và có khá nhiều loài cỏ. Cùng mọc với các loài thông, tùng, vân sam là các loài cây lá
rộng như phong, sồi, dẻ, bạch dương, trần bì.
Trong rừng lá rộng, các quần xã gồm nhiều tầng thực vật lá rộng, rụng lá vào mùa đông, rừng
thường sáng và nhiều ánh nắng Mặt Trời. Ngoài rừng còn có các đồng cỏ, các khoảng trống giữa
rừng, các cánh đồng than bùn. Do trong các rừng này có nhiều loại thức ăn khác nhau nên thế giới
động vật ở đây nhiều hơn rừng taiga. Ngoài các loài gấu, sóc, linh miêu thường gặp trong rừng taiga,
còn có nhiều loài của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới như lợn rừng, hươu, hổ. Có nhiều loài chim:
chim sẻ ngô, gõ kiến, vàng anh song ít giống chim nước và chim đầm lầy.
3. Đới thảo nguyên rừng
Đới thảo nguyên rừng là đới chuyển tiếp từ đới rừng sang đới thảo nguyên, với đặc trưng là sự
xen kẽ của những khoảng rừng và các khoảng đồng cỏ. Đới này tập trung thành dải liên tục ở Xibia,
phần châu Âu thuộc Liễn Xô cũ, trung tâm đại lục Bắc Mĩ bao quanh đới thảo nguyên và không có
ở bán cầu Nam.
Ở đới thảo nguyên rừng khí hậu ấm và khô khan hơn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ
-5
0
C đến +20
0
C, tháng nóng nhất từ 18
0
C đến 25
0
C, lượng mưa giảm chỉ còn từ 400 - 1000
mm/năm, thỉnh thoảng có hạn hán. Các con sông có lũ vào mùa xuân, ít đầm lầy, chỉ có ở những
vùng đất thấp. Thành phần tiêu biểu của vỏ phong hóa là canxi. Có các loại đất rừng màu nâu và đất
đen, có cả hiện tượng xôlônsắc. Các dạng địa hình có tính địa đới là mạng lưới dày đặc các rãnh và
máng xâm thực và ở trên đất bằng là các máng lòng đĩa.
Thực vật là hỗn hợp các loài của rừng và của thảo nguyên. Tại các khoảng đồng cỏ, các giống
thực vật thuộc họ Hoà thảo ưa ẩm. Trong các đảo rừng là các loài cây rụng lá như sồi, bạch
dương, đoạn, tần bì, tùng, thông. Hệ động vật cũng giống như hệ thực vật là không có giống riêng

biệt.
4. Đới thảo nguyên
Thảo nguyên phát triển trong điều kiện địa hình bằng phẳng, khí hậu nóng và khô hơn đới thảo
nguyên rừng. Đới này phát triển rộng rãi ở Bắc Mĩ, ở phía Nam đồng bằng Tây Xibia và Mông Cổ. Đới
này không có ở bán cầu Nam theo đúng nghĩa của nó, bởi cảnh quan thảo nguyên ở đây chỉ là một diện
đơn lẻ ở phía Đông đồng bằng thấp Laplata (đồng cỏ Pămpa).
Ở đới thảo nguyên nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 0
0
C
đến 20
0
C, tháng nóng nhất từ 20
0
C đến 23
0
C, lượng mưa chỉ có từ
140 - 550mm/năm, tập trung vào đầu mùa hạ. Do khí hậu khô, mạng lưới sông thưa thớt, sông ít
nước, chảy quanh co và chậm chạp, không có những hồ lớn. Chính vì thế, trên thảo nguyên thường
xuyên xảy ra hạn hán, gió khô, bão bụi. Nước ngầm nằm sâu và bị khoáng hóa, thường là loại
sunfat hay sunfat-clorua. Vỏ phong hóa sialit-cácbonát. Ngoài các loại đất secnôziom, đất
xécnôziom - đồng cỏ và đất hạt dẻ còn có đất xôlônsắc (đất mặn) và xôlônét (kiềm mặn). Các dạng
địa hình có tính địa đới là các máng trũng dạng lòng chảo, rãnh xâm thực, máng xâm thực, máng
trũng và ở Bắc Mĩ là địa hình đất xấu (bad land).
Thực vật chính là các loài cỏ rậm và cao, còn cây bụi gai và một số rất ít cây thân gỗ chỉ mọc ở
dọc các thung lũng, các chỗ trũng sâu. Động vật ở đây có nhiều loài gặm nhấm và các loài ăn cỏ,
đặc biệt là các loài sống thành đàn là sơn dương vằn, thỏ, dúi, hoẵng, các loài chim như chim diều,
đại bàng, kền kền
5. Đới nửa hoang mạc
Đây là đới chuyển tiếp giữa các thảo nguyên và hoang mạc, còn gọi là đới thảo nguyên hoang
mạc hay thảo nguyên khô khan. Đới này phát triển ở vùng Cazăcxtan, lan sang Trung Á với một số

chỗ bị đứt đoạn, có mặt ở các cao nguyên thuộc Bắc và Nam Mĩ và không có ở Tây Âu.
Tại đới này, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ở Bắc bán cầu từ
-16
0
C đến -4
0
C, tháng nóng nhất từ 22
0
C đến 25
0
C. Ở bán cầu Nam các chỉ số tương ứng là 4 - 5
0
C
và 10-18
0
C. Lượng mưa chỉ có từ 150 - 400 mm/năm, mạng lưới sông thưa thớt, mùa hạ sông cạn
hơn, nhiều hồ trở nên khô cạn. Nước ngầm nằm sâu và bị khoáng hóa (sunfat - clorua). Trong vỏ
phong hóa tích tụ các thành phần như cacbonat, sunfat, muối ăn. Các loại đất chính là đất hạt dẻ
sáng và đất nâu hoang mạc - thảo nguyên, đất xôlônet. Các dạng địa hình đặc trưng là các cồn cát
do gió tạo thành.
Thực vật chính là các loài ngải, cỏ vũ mao, cỏ băng, thực vật đất muối. Động vật ở đây có sự
pha trộn giữa các giống thảo nguyên và các giống hoang mạc.
6. Đới hoang mạc
Đới này chiếm một diện tích đáng kể ở vòng đai ôn hoà, đặc biệt ở phía Tây Bắc Mĩ (Bồn địa
lớn) và Trung Á. Các hoang mạc như vậy không có ở bán cầu Nam. Khí hậu của đới hoang mạc ôn
đới rất khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ -15
0
C đến 0
0
C, tháng nóng nhất từ 22

0
C
đến 32
0
C, nhiệt độ tối đa tuyệt đối tới 50
0
C và đất cát trong những ngày oi bức bị hun nóng tới
80
0
C. Lượng mưa chỉ có từ 75 - 250 mm/năm, mùa hạ mưa ít nhất, dòng chảy trên mặt hầu như
không có dòng thường xuyên, chỉ có một số dòng tạm thời. Nước ngầm nằm sâu và thường bị mặn,
các hồ đều mặn. Trong điều kiện khô khan, phong hóa vật lí thống trị, trong đất tích tụ các loại
muối, có đất nâu, nâu xám, xôlônsắc. Các dạng địa hình đặc trưng là các cồn cát, các bờ dốc vách
đứng, các tacưa (vùng đất sét nứt nẻ).
Thảm thực vật rất thưa thớt, chủ yếu là cây chịu hạn và đa phần là cây bụi lâu năm. Các loài
chính là ngải, cỏ muối, cói đất cát Động vật ít, các loài có khả năng di chuyển nhanh và các loài
gặm nhấm chỉ hình thành những quần thể nhỏ. Các loài động vật điển hình là thằn lằn, rắn, bọ hung,
bọ cạp, lạc đà 2 bướu, chuột nhảy, thỏ rừng, chó rừng, rùa thảo nguyên, các loài quý hiếm có ngựa
tapan, hổ

×