Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề tài: Trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.09 KB, 22 trang )

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm
Danh sách nhóm sinh viên: Tổ 6- Nhóm 2 –Lớp k12 Xã hội học

1. Lê Thị Thanh - Tổ trưởng.
2. Đầu Thị Thảo.
3. Trương Thị Thu.
4. Trần Thị Nhung.
5. Lê Thị Phượng.

6. Trịnh Thị Vân.
7. Phạm Văn Tùng.

ĐỀ TÀI: Trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm.

I. MỞ ĐẦU.



“ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai ”
1. Tính cấp thiết của vấn đề.
Đó là khẩu hiệu mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm hướng tới
mục đích chăm sóc, bảo vệ tương lai của mỗi quốc gia và nhân loại.Việt Nam
cũng là một đất nước rất đề cao khẩu hiệu này. Trong những năm qua, nền kinh
tế thị trường khá phát triển đã đưa Việt Nam dần hội nhập với thế giới. Quá trình
công nghiệp hoá- hiện đại hoá dần phát triển giúp người dân có cuộc sống về
tinh thần và vật chất tốt hơn so với trước kia rất nhiều. Kinh tế phát triển kéo
theo các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng
chênh lệch. Khi nông thôn được đô thị hoá thì người dân có nguy cơ
thất nghiệp cao, gia đình rơi vào những khủng hoảng dẫn đến nhiều biến động.


Chính vì thế mà xung đột gia đình xuất hiện cùng với kinh tế gia đình khủng
hoảng, tỉ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và hậu quả của những cuộc ly hôn đó là
nguyên nhân dẫn tới những đứa trẻ từ có cha mẹ trở thành những đứa trẻ lang
thang đường phố. Và do hoàn cảnh gia đình nghèo đói, đã làm cho các em phải
đi lao động sớm khi còn rất nhỏ.
Hiện nay, quá trình đô thị hoá ngày càng phát triển, báo động tình trạng trẻ
em lang thang, trẻ em lao động sớm tập trung đông ở các khu công nghiệp, khu
đô thị lớn. Đó là nơi phải gánh chịu nạn di dân từ mọi miền đất nước, trẻ em
lang thang cơ nhỡ rất dễ trở thành nạn nhân của tình trạng bóc lột sức lao động.
Do bị bóc lột sức lao động đã làm ảnh ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của
các em, tổn hại đến nhân cách và tương lai của các em.
Chính vì vậy, trẻ em lang thang và lao động sớm đã và đang là vấn đề cấp
bách của toàn nhân loại. Để giúp các em có một mái ấm tình thương và trở về
với mái ấm gia đình, để cho những mầm xanh, những chủ nhân tương lai của đất
nước sẽ được chăm sóc bởi tình thương của cha mẹ và toàn xã hội.
Với những tư liêụ sẵn có, đồng thời bằng phương pháp thu thập và tìm kiếm
thông tin, quan sát các em để nói lên thực trạng trẻ em lang thang đường phố và
trẻ em lao động sớm hiện nay. Thông qua bài viết này chúng tôi muốn mọi
người có một cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng đáng báo động này, và vai trò
của người nhân viên công tác xã hội. Đồng thời thông qua bài viết chúng tôi
cũng kêu gọi: Mọi người hãy cùng nhau thắp lửa những mảnh đời bất hạnh, hãy
đem lại những nụ cười trên những gương mặt non nớt, để một ngày không xa
khắp nơi không còn tình trạng trẻ em lang thang và lao động sớm. Và “hãy lau
khô giọt nước mắt bằng trái tim con người Việt Nam”.
Đó chính là thông điệp mà tổ 6 chúng tôi muốn gửi tới thông qua bài viết này.
2. Mục tiêu tổng quát - mục tiêu cụ thể
Thông qua bài viết này chúng tôi mong rằng mọi người sẽ nhìn nhận được tính
cấp thiếp của vấn đề trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm.
Giúp mọi người nhìn nhận được thực trạng đáng báo động này và thấy được
hậu quả cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang, lao động

sớm.
Từ đó đưa các phương pháp, kiến nghị để giảm thiểu tình trạng trên, mọi
người cần phải làm gì để các em được hưởng các quyền mà chính các em phải
được hưởng.
3. Các phương pháp tìm hiểu.
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát - thu thập thông tin
Tiến hành quan sát thực trạng trẻ em lang thang đường phố, trẻ lao động sớm
ở thành phố Thanh Hoá.
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp.
Qua phương pháp này, chúng tôi sẽ phân tích những loại tài liệu thứ cấp
thông qua các báo cáo và các số liệu đã công khai.
- Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn các em đi lang thang trên hè phố: trẻ em đánh giầy, bán báo…
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
Tiến hành tổng hợp tài liệu sau khi đã thu thập được thông tin.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm

a. Trẻ em:
Theo công ước quốc tế: “ trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi
pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo pháp luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 1991: “trẻ em là công dân
Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Theo định nghĩa sinh học: “ trẻ em là con người trong giai đoạn phát triển, từ
khi còn trong trứng nước đến tuổi trưởng thành”.
Tâm lí học cho rằng: “ trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lí-
nghiên cứu con người.”
Nhìn dưới góc độ xã hội học: “ trẻ em là giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và
là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con

người.
- Trẻ em trên đường phố là những trẻ em mà nền móng nuôi dưỡng của chúng
trong gia đình ngày càng suy yếu đi khiến chúng phải chia sẻ trách nhiệm để gia
đình được sống bằng cách làm lụng trên các đường phố và những nơi hội họp tại
đô thị. Đối với các em này nhà không còn là trung tâm để vui chơi, trao đổi và
sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ em đường phố là những trẻ em hàng ngày kiếm sống đơn độc, không
được gia đình nâng đỡ. Tuy thường gọi là bị bỏ rơi, nhưng có thể chính chúng tự
bỏ gia đình do chán ngán cảnh bất an, sự ngược đãi hay đau khổ vì bạo hành,
những mối dây liên hệ với gia đình đã tan nát, chúng thật sự là những kẻ vô gia
đình.
b. Trẻ em lao động sớm:
Là những trẻ em phải lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình. Sống
trong những điều kiện không an toàn, ngoài làm việc hầu như các em không có
hoạt động vui chơi giải trí.
c. Trẻ em lang thang:Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
“trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ tổ ấm gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống
và nơi cư trú không ổn định.
2. Thực trạng trẻ em lang thang và lao động sớm:
* Tình trạng trẻ em lang thang:
Theo thống kê của Bộ lao động - thương binh và xã hội về trẻ em lang thang:
năm 1996 cả nước có 4.596 em, năm 1997 có 16.263 em, năm 1998 có 19.204
em, năm 1999 có 23.000 em, năm 2000 lên đến 25.000 em và theo số liệu điều
tra mới đây của Bộ lao động – thương binh và xã hội cả nước có 22.000 em lang
thang.
Theo uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tính đến tháng 8/2003 số trẻ em lang
thang có mặt tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là trên 10.000 em riêng tp
Hồ Chí Minh có trên 8.000 em và Hà Nội có 2.000 em ( số trẻ ẹm lang thang
được thống kê gồm cả trẻ em là người Hà Nội và tp Hồ Chí Minh. Số trẻ em này
có trên 50% không đi cùng gia đình và khoảng 40% là đi cùng gia đình và còn

lại 10% là đi cùng người thân tạm thời đến thành phố rồi lại về quê hương rồi
sau đó di chuyển đến nơi khác).
Hiện nay các tỉnh, thành phốp tập trung trẻ đến kiếm sống là Hà Nội, tp Hồ
Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương, Khánh Hoà, Thừa Thiên_Huế, Đà Nẵng,
Hải Phòng. Các địa phương có nhiều trẻ em đi lang thang gồm Quãng Ngãi, Phú
Yên, Thanh Hoá, Hưng Yên.
Theo Bộ lao động thương binh và xã hội, trong tổng số trẻ em lang thang có
82% ra đi từ các vùng nông thôn và tập trung ở các vùng diều kiện tự nhiên
không thuận lợi, kinh tế khó khăn. trong đó 71,7% trẻ ẹm lang thang ra đi vì
kinh tế gia đình khó khăn.
Bộ phận trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi không nơi nương tựa cũng là nguy cơ dẫn
đến việc trẻ em đi lang thang ( trẻ em lang thang bị bỏ rơi, mồ côi không nơi
nương tựa chiếm 3,4% tổng số trẻ em lang thang được khảo sát ).
Việt Nam vẫn là nước nghèo, theo chuẩn nghèo mới cả nước có khoảng 3,9
triệu hộ nghèo chiếm 22% tổng số hộ toàn quốc; tỷ lệ đói nghèo chênh lệch lớn
giữa các vùng (cao nhất là Tây Bắc 42% và Tây Nguyên 38%; thấp nhất là Đông
Nam Bộ 9% ) cũng là nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề xã hội ngày càng
phức tạp và tạo nguy cơ gia tăng trẻ em lang thang.
Học vấn trẻ em lang thang nhìn chung là thấp vì đa số là những trẻ bỏ học
sớm, thất nghiệp và thậm chí còn một số trẻ em mù chữ hoặc tái mù chữ. Theo
điều tra của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trẻ em lang thang từ 6 đến 16
tuổi chưa từng được đi học chiếm 4,7%, 34% bỏ học ở bậc tiểu học, 58,7% bỏ
học ở cấp trung học cơ sở và 2,6% ở cấp trung học phổ thông. qua khảo sát trẻ
em lang thang tại TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ biết chữ là 73,9%, không biết
chữ là 261% có 12,9% có học lớp 1, 39,6% học lớp 5 trở lên và rất ít trẻ em lang
thang có trình độ phổ thông. Như vậy, Luật phổ cập giáo dục tiểu học đã có từ
lâu nhưng vẫn còn khoảng gần 40% trẻ em lang thang chưa học xong chương
trình tiểu học. Và theo kết quả điều tra của viện nghiên cứu thanh niên cùng với
uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em Việt Nam thì tỷ lệ trẻ em lang thang muốn có
cơ hội được học tập không phải là ít ( dưới 15 tuổi là 50%, trên 15 tuổi là 25% )

tuy nhiên nhu cầu học tập của các em đa dạng hơn, không chỉ đơn thuần là học
văn hoá mà còn mong muốn học nghề. Khảo sát về trẻ em lang thang về TP Hà
Nội cho thấy 46,6% trẻ em lang thang chì có trình độ học vấn từ mù chữ đến bậc
tiểu học. Các em có trình độ trung học cơ sở là 51,7%. Kết quả đánh giá việc trẻ
em lang thang ở Hà Nội tự nguyện học văn hoá đã cho thấy 94,1% số trẻ em
được điều tra thích thú với viêc đi học; 71,1% trẻ này rất thích thú với vịêc học
nghề có 47% trẻ cho răng nếu được học nghề chắc chắn các em sẽ kiếm sống tốt
hơn và nếu có việc làm ổn định các em sẽ không đi lang thang nữa.
* Trẻ em lao động sớm:
Theo số lượng mới công bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hiện có
khoảng 218 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới trong đó có 100 triệu là trẻ
em gái và hơn một nữa số trẻ em gái này đang phải lao động trong các điều kiện
nguy hiểm, độc hại. ở Việt Nam, độ tuổi trung bình trẻ bắt đầu lao động là 10
đến 14 tuổi, số trẻ làm thuê, giúp việc nhà phổ biến ở tuổi 13,14 trẻ em vạn đò
phải học chèo đò từ 5 đến 6 tuổi, 10 đến 12 tuổi phải đi làm kiếm tiền…
Những đứa trẻ không có tuổi thơ:

Lao động nhí khuân gạch ở An Giang . Ảnh: Kiến
Giang



Những số liệu gần đây cho thấy, trẻ em từ 6 đến 17 tuổi tham gia vào các
hoạt động kinh tế chiếm khoảng 30%, khoảng 60% trẻ lao động các cơ sở ngoài
quốc doanh trong điều kiện khăn ( ăn, ngủ, sức khoẻ, vệ sinh không đảm bảo…),
tiền công rẻ mạt, cường độ lao động cao; 71,2% trẻ em làm việc từ 9 đến
10h/ngày; 72% trẻ làm việc cả ngày chủ nhật; 1% trẻ phải làm việc trong điều
kiện sức khoẻ yếu. Nhóm trẻ từ độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi có tỷ lệ tham gia lao
động tương đối cao chiếm 63,3% so với độ tuổi. điều đáng chú ý là có khoảng
15% trẻ em làm thuê phài làm các nghề với điều kiện nặng nhọc và độc hại như

sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng, dân dụng.
Ví dụ:
Em Hoàng Thị Thanh (15 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc ) đã làm thuê cho một nhà
hàng ở Hà Nội 3 năm. Thanh kể hàng ngày em và các bạn phải thức khuya dạy
sớm dọn dẹp, rửa bát đĩa,quạt than, bưng bê cho khách và hàng trăm việc không
tên khác. lúc nào Thanh cũng mệt bã người chì thèm ngù, xem phim giải trí là
không bao giờ giám mơ. đã thế ông bà chủ còn chửi mắng bọn trẻ như cơm bữa,
thậm chí bạt tai nếu chúng làm vỡ, đổ thức ăn… vất vả như vậy, nhưng ngoài
nuôi cơm Thanh chỉ được trả 500.000 đồng/tháng.
Em Nguyễn Thị Liên ( 16 tuổi,quê ở Quãng Xương, Thanh Hoá ) ra Hà Nội
làm ôsin vì kếm hiểu biết nên đã kí hợp đồng 5 năm với mức lương 500.000
nghìn đồng/ tháng với nhà chủ từ năm 2007. Với công việc là chăm sóc cụ bà
cao tuổi, giặt giũ, cơm nước, dọn dẹp 4 tầng nhà quả là nặng nhọc với cô bé. đến
nay, khi biết lương người giúp việc ở Hà Nội là 800.000 đến 1.000.000/ tháng,
Liên đã xin thêm nhưng nhà chủ nhất định không tăng cho em. Khi em định thôi
việc đi bán hàng ông chủ doạ đưa em ra pháp luật khiến em luôn sống trong tình
trạng sợ hãi, bất an và không đòi được thêm bất cứ quyền lợi gì.
Tại vùng mỏ Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên có hàng trăm em nhỏ vì gia đình
nghèo khó phải đến đây mót tìm quặng ở các bãi quặng thải các em luôn hít thở
không khí mịt mù bụi bẩn, chịu tiếng ồn cùa máy khoan, máy xúc inh tai…
Trong môi trường làm việc hết sức dộc hại như vậy, các em còn non nớp lại luôn
bị tai nạn lao động rình rập. Theo em Nguyễn Văn Bình ( nhà ở thị trấn Trại Cau
) đã làm quặng hơn 2 năm, thì: “ đi mót quặng ở các bãi thải bây giờ được rất ít
ai cố gắng lắm được khoảng gần tạ thì được 30.000 đồng, còn như tụi em thì
được 20 đến 25 ngìn đồng, bạn nào yếu chẳng được thế” Công việc nặng nhọc
đòi hỏi phải tiêu hao nhiều sức lực nhưng điều kiện sinh hoạt, nghỉ ngơi của bọn
trẻ lại hết sức tạm bợ, thiếu thốn. Cơm năm, mì tôm, bánh mì là món ăn thường
trực của các em. để mót được nhiều quặng có em đã làm thâu đêm. chính vì vậy,
chỉ sau một thời gian sức khoẻ của các em giảm sút trầm trọng.
Trẻ em chưa đến tuổi lao động phải làm việc nặng nhọc đang diễn ra ngày

càng nhiều ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Theo ông Nguyễn Thanh
Hoà, thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Việt Nam là quốc gia có
lực lượng dân số trẻ chiếm tới 33% tổng dân số. Điều đáng chú ý là số trẻ em
đang làm việc quá sức trong môi trường độc hại chiếm tỷ lệ khá lớn như năm
2009 cả nước có 25.000 trẻ em trong đó có 53% là trẻ em nữ có độ tuổi 5 đến 17
tuổi phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, không được trang bị
bảo hộ lao động.
Theo số liệu điều tra mới nhất các huyện, thành phố toàn tỉnh Bến Tre có 465
trẻ em lao động sớm trong đó có 254 trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo là 211 trẻ và
còn lại là thuộc gia đình khó khăn. Trẻ lao động sớm tập trung ở các ngành nghề
bán vé số, gói kẹo, đan giỏ, nhặt hạt điều, đi ghe đánh bắt cá, phục vụ quán ăn,
phụ hồ, lượm phế liệu và các công việc trong gia đình khác.
Đơn vị có số trẻ lao động sớm nhiều nhất là huyện Ba Tri 118 trẻ, tp Bến Tre
99 trẻ.
3. Nguyên nhân
* Trẻ em lao động sớm:
Trong nền kinh tế thị trường ngăn cách giàu nghèo khá rõ, nếu trong cơ chế
cũ khoảng cách giữa nhóm người giàu nhất so với nhóm nggười nghèo nhất chỉ
là 4-5 lần thì bây giờ là 15 lần và hơn thế nữa. Sự đối nghèo trong cơ chế cũ ở
nông thôn trước đây được xử lí ngay tại thôn xã hợp tác xã bằng cách điêù hoà
lương thực tại chỗ.nay mỗi hộ là một đơn vị kinh tế nên không thể điều hoà
được, không thể lấy lương thực của nhà này đưa cho nhà khác.
Do đói nghèo mà một bộ phận trẻ em phải li hương đi tìm kiếm việc là và
lâm vào tình trạng bị lạm dụng sức lao động.
Do áp lực về dân số và nguồn lao động khá mạnh và do thiếu tư liệu sản
xuất, trước hết là đất canh tác nên dòng người từ nông đi tìm việc làm ở đô thị, ở
các khu công nghiệp, các cửa khẩu với số lượng lớn trong đó có nhiều lao động
trẻ em.
Do sùng bái ngộ nhận về sức mạnh về đồng tiền nên người ta kiếm tiền bằng
mọi cách trong đó có việc bán mọn sức lao động.

Do có nhiều biến cố của một số gia đình: cha mẹ bất hoà, li hôn hoặc do mải
miết làm giaù bị hút theo những thứ khác nên bỏ mặc con cái và đến lượt các em
phải tự lo lấy cho mình, “ bụng đói đầu gối phải mò” vì vậy, các em phải đi
kiếm tiền để sống.
Một nguyên nhân sâu xa hơn đó là do một số bộ phận không nhỏ các chủ
doanh nghiệp tư nhân muốn tiết kiệm tư liệu sản xuất đã sử dụng nhiều lao
động vị thành niên với tiền công rẻ mạt.
4. Hậu quả của việc trẻ em lang thang, lao động sớm
Từ việc trẻ em lang thang lao động sớm ta có thể thấy được hậu quả của vấn
đề này là rất nặng nề và nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân
của các em mà còn ảnh hưởng tới gia đình và toàn xã hội.
Tại sao trẻ em lại phải lên thành phố kiếm sống?Đó là câu hỏi có thể có
nhiều đáp án.Phải chăng tỡnh trạng lao động sớm ở trẻ em là vấn đề khách
quan mang laị?Liệu rằng các em có được đối xử và sống một cuộc sống như
những trẻ em khác hay không?Đó là vấn đề đặt ra và cần giải quyết.
Các em khi tham gia lao động sớm thỡ cỏc em cú thể phải va chạm với cuộc
sống đầy phức tạp,các em sẽ rất dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu của xó hội. Với
độ tuổi và kiến thức của các em không đủ để tránh khỏi việc không bị mắc phải.
Ma túy, mại dâm, HIV|AIDS, trộm cắp, đâm thuê chém mướn…đang ngày càng
dẫn sâu vào cuộc sống của trẻ lao động sớm. Tất cả trẻ lao động sớm có thể là
đối tượng tấn công của bất kỡ một loại tệ nạn nào. Một thực tế cho thấy đó là
hiện tượng trẻ em vi phạm phỏp luật là rất cao, mà tập trung chủ yếu ở trẻ em
lang thang. Ban ngày đi làm tối về thỡ tụ tập ở cỏc bến xe, quỏn nột, cỏc tụ
điểm đen
1
và muốn khẳng định mỡnh, cỏc em đó bị cuốn vào cỏc trũ vụ bổ và
cỏc lối sống khụng lành mạnh, điều đó đó làm hỏng nhõn cách của những đứa
trẻ mới lớn. Nhỡn vào hỡnh ảnh cỏc em mới chỉ 13,14,15 tuổi, đang chích hút,
đang phê, đang phục vụ trong các quán ba…thỡ thật sự chỳng ta mới thấy rừ
được tác hại của việc lên thành phố kiếm sống khi đang ở lứa tuổi ngồi trên ghế

nhà trường.
Do cuộc sống quá khó khăn nên khi đang ở tuổi chơi các em đó phải đi
kiếm sống.Bên cạnh việc bị dính vào các tệ bạn xó hội thỡ một mặt trỏi nữa đó
là:Các em bị đối xử thậm tệ,tra tấn và bóc lột sức lao động.Một thực tế hiện nay
cho thấy là số lượng trẻ bị bạo hành rất lớn.Các em vỡ kiếm sống nờn đó chịu
đựng để cho chủ bóc lột sức lao động mà không hề có một sự phản kháng
nào.Qua phương tiện thông tin đại chúng chúng ta biết được rằng các em vừa
bị bóc lột vừa bị tra tấn dó man, cũng chỉ vỡ muốn kiếm sống. Nhân phẩm của
các em bị chà đạp,cuộc sống không khác gỡ một loài vật.Chỳng ta cú thể nào
khoanh tay đừng nhỡn trước tỡnh trạng như vậy không?
Tuổi của các em là tuổi đi học tuổi vui chơi, nhưng các em phải bươn chải
khắp thành phố để kiếm sống, phải làm việc trong môi trường độc hại như: hóa
chất, khí thải công nghiệp, bụi bẩn, rác thải…và nặng nhọc như: bốc vác, thồ
hàng, kéo xe, phụ hồ…Sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể
1
.
bị nhiễm bệnh: ung thư, cột sống, viêm phổi, đường ruột…Cộng thêm vào đó là
các em sống trong các khu nhà không đảm bảo:nhà ổ chuột, gầm cầu, công
viên, vệ đường…
* Đối với bản thân của các em
_ Về sức khoẻ thể chất những trẻ em lang thang, lao động sớm thường phải
làm những công việc nguy hiểm gây tổn hại cho sức khoẻ, thường bị thiếu ăn, ăn
thiếu chất, ốm yếu, làm việc trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng.

trẻ em thường phải làm việc trong đêm tối
Các em bị bóc lột sức lao động như bị ép đi ăn xin trên đường phố để mỗi
ngày phải đưa cho kẻ cai 100-200 ngìn đồng/ ngày nếu không làmg ra được các
em sẽ bị đánh đập hành hạ không cho ăn phải ngủ ở ngoài hè phố.

Việc cháu Nguyễn Hào Anh bị đa chấn thương do bị hành hạ dó man đó gõy xụn xao dư luận.

(Ảnh: Điệp Hồng/TTXVN)
Thậm chí các em bị dưa vào các lò khai thác than thổ phỉ, đá quý khan hiếm
trong điêù kiện lao động cực nhọc, độc hại, lao động quá giờ mà số tiền được trả
không xứng đáng với kiểu lao động
Ngụ Thỏi Hoàng Em, 16 tuổi, học sinh lớp 9 ở xó Nhơn Phú (Măng Thít,
Vĩnh Long), đó bị cụt hai tay gần sỏt nỏch. Hoàng Em là học sinh giỏi, nhà quỏ
nghốo, nghỉ hố xin vào làm ở lũ gạch của anh Nguyễn Văn Linh cùng xó để
kiếm tiền giúp mẹ. Khi đang nhào đất bằng mỏy thỡ tay của Hoàng Em bị cuốn
vào mỏy, bị cụt hai tay từ đó, nhà nghèo càng thêm kiệt quệ.
ễng Thi Cụng Dựng, Chủ tịch UBND xó Nhơn Phú, cho biết: “Hoàng Em chỉ là
một trong nhiều nạn nhân của máy ép gạch thủ công. Lũ gạch mỏy múc thụ sơ,
sử dụng lao động trẻ em, thiếu bảo hộ lao động và tai nạn ở các lũ gạch là một
thực trạng nhức nhối địa phương nhiều năm qua”. Xó Nhơn Phú có hơn 500 cơ
sở làm gạch sử dụng hàng ngàn lao động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Em Hoàng Em nhập viện vỡ một tai nạn ở lũ gạch.
_ Về tinh thần:
Như mọi trẻ em khác, trẻ em lang thang lao động sớm cũng có những nhu
cầu được yêu thương được chăm sóc, được học hành và vui chơi giả trí. Tuy
nhiên với cuộc sống trên đường phố và với những vịc phỉa làm những nhu cầu
này của trẻ không được đáp ứng. Do vậy trẻ có cảm giác thiệt thòi, thua kém
những đứa trẻ bình thường. Điều này làm cho trẻ trở nên kém tự tin, luôn cảm
thấy bị coi thường, khó khăn trong việc tự khẳng định mình và ngại tiếp xúc với
người khác. Do bị tổn thương về mặt tình cảm, vì bị mọi người khinh rẻ nên
thương mắc các bệnh như ta hay gọi là bệnh trầm cảm, chán nản, tự ti mặc cảm
với bản thân và có những em đã nghĩ quẩn. Dễ bị bạn bè lôi kéo và dụ dỗ vào
các tệ nạn xã hội như: Nghiện ngập, móc túi, trộm cắp… Vì thế nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS là rất cao.
Do nơi ở và việc kiếm sống trên đường phố không ổn định, nhiều rủi ro nên
trẻ thường mang tâm trạng bất an, nên thường lo lắng. Trẻ thường sợ bị bắt nạt,
sợ bị hành hung và sợ không kiếm được tiền phải nhịn đói. Sự sợ hãi đó đã làm

cho trẻ mất đi tính hồn nhiên và cũng vừa làm cho trẻ luôn sống trong trạng thái
đề phòng và nghi ngờ thiện trí của những người xung quanh.
* Đối với xã hội
Với cuộc sống bươm trả từ rất sớm nên các em phải lo nghĩ nhiều và nếu như
vậy thì các em bằng mọi cách phải kiếm được tiền để trang trải cuộc sống, kèm
theo với những suy nghĩ nông cạn do không được học hành dẫn đến các em đã
lao vào các tệ nạn xã hội khi nào mà không hay biết. Từ đó đã dẫn tới sự mất
trật tự, các vấn đề phức tạp cho xã hội.
Với trình độ học vấn thấp các em dễ bị lợi dụng vào các công việc bất chính,
lâm vào bẫy của nhũng bọn buôn người
5. Giải pháp
* Giáo dục gia đình
Trong xu thế giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây như hiện nay,
việc giáo dục con cái thống nhất theo quan điểm nào để đảm bảo hài hũa cho trẻ
hỡnh thành nhõn cỏch, trỏnh được những tác động xấu là một vấn đề không dễ
đối với các bậc cha mẹ, ông bà. Nhưng điều đó không có nghĩa là các bậc cha
mẹ không thực hiện được. Theo tài liệu truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ
em tại cộng đồng, để làm được điều đó cha mẹ cần phải thực hiện một số vấn
đề cơ bản sau đây:
Mỗi cặp vợ chồng nên tổ chức xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ thực
hiện cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”.
Thể hiện tỡnh cảm: Cũng như người lớn, trẻ em rất cần tỡnh yờu thương.
Những cử chỉ quan tâm, thương yêu như mỉm cười, động viên, lắng nghe, chơi
đùa thường xuyên trong những lúc rónh rỗi… sẽ mang lại cho trẻ cảm giỏc an
toàn, hạnh phỳc. Đó là nền tảng vững chắc để trẻ gắn bó bền vững với gia đỡnh.
Quan tâm đến những nhu cầu căn bản của trẻ: Để đảm bảo cho việc tăng
trưởng cả về thể chất lẫn tinh thần, trẻ cần phải được nuôi dưỡng tốt. Nhu cầu ăn
no, mặc ấm là nhu cầu thấp nhất mà trẻ phải được đáp ứng để tồn tại và phát
triển.
Xõy dựng sự gắn bú ấm ỏp: Cỏi nhỡn của trẻ hỡnh thành trờn sự giao thiệp

của chỳng ta với những người mà trẻ gần gũi. Vỡ thế, chỳng ta cần xõy dựng sự
gắn bú, ấm ỏp để trẻ cảm thấy được yêu thương, an toàn với những gỡ xung
quanh. Trẻ rất cần cha mẹ lắng nghe những suy nghĩ, xỳc cảm của chỳng, vỡ thế
khi trẻ muốn chia sẻ một vấn đề băn khoăn nào đó, bố mẹ cần giải thích rừ ràng
với thỏi độ chấp nhận, cận kề, luôn chở che bên cạnh, thỡ trẻ sẽ cú cảm giỏc an
toàn, cởi mở, gắn bú lõu dài với gia đỡnh.
Biết cỏch ứng phú với thực tế: Dạy trẻ biết cỏch ứng phú với mọi tỡnh
huống, nhất là sự buồn rầu, mệt mỏi và thất vọng của trẻ về một vấn đề gỡ đó.
Bởi vỡ đó là một phần của cuộc sống mà trẻ cần phải hiểu rằng không phải lúc
nào người ta cũng có được những cái mà họ muốn. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra và
chấp nhận, tỡm cỏch giải quyết.
Khuyến khích tinh thần đồng cảm và nghĩ đến người khác: Đó chính là kỹ
năng đặt trẻ vào vị trí người khác. Điều này cũng có nghĩa chúng ta khuyến
khích trẻ phát triển khả năng đồng cảm và biết chia sẻ, tử tế với người khác và
tránh được cảm giác cô đơn. Khi phát hiện con cái có những hành vi xúc phạm,
hạ phẩm giá người khác, cần phải uốn nắn ngay để trẻ ứng xử nhó nhặn hơn.
Nhận trỏch nhiệm: Dạy cho trẻ hiểu cuộc sống cú rất nhiều việc cần phải
làm, cú cho và nhận. Mọi người ai cũng có bổn phận chia sẻ phần nhiệm vụ của
mỡnh, trẻ sẽ cảm nhận được mỡnh cũng là một phần tử đóng góp vào việc xây
dựng gia đỡnh và tự chịu trỏch nhiệm phần việc ấy.
Biểu lộ bằng hành động: Cuộc sống luôn tồn tại mặt tốt và xấu, cần phải dạy
cho trẻ hiểu điều đó, sau đó đưa ra nhiều giải pháp lạc quan xây dựng một thế
giới tốt đẹp hơn để trẻ hướng theo, biến đổi điều xấu thành điều tốt.
* Giáo dục nhà trường
Hoạt động chủ đạo của thanh thiếu niên là học tập, diễn ra trong môi trường
giáo dục, quan hệ thầy trũ, bạn bố. Những suy nghĩ tớch cực về mụi trường học
tập và thầy giáo là những yếu tố tốt để tạo cân bằng tâm lý cho trẻ. Tuy nhiờn,
nếu ỏp lực về học thờm, mục tiờu đề ra quá nặng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của
các em, dẫn đến tỡnh trạng chỏn nản, muốn bỏ học. Nếu bỏ học, cỏc mối quan
hệ bạn bố, thầy cụ khụng tồn tại, cha mẹ lại trỏch mắng, càng dễ đẩy các em

nhanh chóng tham gia vào các nhóm bạn đường phố.Vỡ vậy, giỏo dục nhà
trường cần tính đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng và trỡnh độ nhận thức của
học sinh, tạo điều kiện để các em thấy thoải mái và gắn bó với trường lớp.
Về vấn đề học hành cho các em có hoàn cảnh đặc biêt này, bộ giáo dục và
đào tạo cho biết, sẽ tập trung đẩy mạnh giáo dục hoà nhập nhằm mở cửa đón
mọi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: miễn học phí và cho mượn sách giáo khoa
theo chương trình bộ sách dùng chung cấp tiểu học, các cháu khó khăn không
phải đến trường thường dự thi, chỉ cần vượt qua kiểm tra hai môn cơ bản: toán,
tiếng việt là được nhận vào lớp. Song song đó ngành giáo dục - đào tạo các địa
phương và các ban ngành liên quan, các nhà hảo tâm tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động quỹ học bổng cho học sinh vượt khó nhằm tạo điều kiện cho tất cả trẻ em
đến trường.
Nhà trường cần có chính sách không thu chi phí học tập ở mái ấm nhà
trường và trong thủ tục học tập với các em này không nên đặt nặng vấn đề giấy
khai sinh của các em này.
Thực sự là để giải quyết một cách căn bản và bền vững vấn đề trẻ em lao
động sớm là một vấn dề rất phức tạp. Bởi phần đông các em lao động một cách
tự nguyện.Do đó việc cần làm là tạo điều kiện cho các em vừa học vừa làm, và
cụ thể hơn nữa là dạy cho các em một nghề để kiếm sống sau này. Thật khó
khăn đê giải quyết dứt điểm tình trạng trẻ em lang thang trước mắt chúng ta cố
gắng tạo điều kiện tốt nhất để các em có được cuộc sống dễ chịu hơn. Còn để
giải quyết một cách căn bản và bền vững, yếu tố gia đình vẫn giữ vai trò quan
trọng. Đối với một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn cần phải có sự giúp đỡ
của xã hội, cộng đồng. Mặt khác cùng cần kịch liệt lên án , phê phán một số gia
đình có điều kiện lại để con em rơi vào hoàn cảnh lang thang cơ nhỡ như thế.
Nếu trẻ thực sự có được một môi trường gia đỡnh lành mạnh, một mụi
trường học tập tốt, được yêu thương, quan tâm, chăm sóc đầy đủ, chắc chắn các
em sẽ không bỏ nhà đi lang thang để chịu đựng một cuộc sống cô đơn ngoài xó
hội nhiều cạm bẫy.
* Giải pháp tuyên truyền vận động.

Trong nhiều loại thông tin khó đến được các vùng nông thôn xa xôi thì có
thông tin về lao động và việc làm. Trong thông tin về lao động và việc làm thì
các thông tin về lạm dụng sức lao động trẻ em và biện pháp nhăn ngừa lại càng
ít ỏi và hầu như không có. Do thiếu thông tin, nên có những gia đình cho con
thôi học để ra thành phố kíêm sống với mong muốn vừa bớt được nhân khẩu
phải nuôi, vừa đỡ đần được cha mẹ, khi xảy ra hậu quả nặng nề thì đã muộn.
Thiết nghĩ ,các chương trình thời sự, chương trình vì trẻ thơ, chương trình thiếu
niên nhi đồng của đài truyền hình, đài phát thanh phải nói kĩ, nói rõ, nói theo
cách dân dã để ông bà cha mẹ các cháu hiểu được vấn đề.
Các chương trình văn hoá văn nghệ cũng cần đề cập sâu sắc tới vấn đề này.
Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phải phổ biến các kiến thiết thực đến các em.
Các cơ quan chức năng của nhà nước phải giới thiệu, phổ biến, tập huấn sâu
sộng Bộ luật Lao động, đến mọi người dân, có lưu ý đầy đủ đến những người
sử dụng lao động, nhất là các cơ sở, các hộ tư nhân sản xuất, kinh doanh.Theo
chúng tôi, cần phải sớm xử lí tình trạng lạm dụng sức lao động trẻ em, vì phấn
đấu tăng được một, hai ki-lô-gam trọng lượng trung bình và một, hai xăng –ti –
mét chiều cao của độ tuổi thiếu niên không phải chỉ ngày một, ngày hai mà là
cả một quá trình, có khi đến hàng thập niên, nếu càng để lâu không xữ lí được
càng muộn càng bất lợi mà hậu quả thấy ngay được là một thế hệ lao động mới
với thể lực và trí tuệ không đáp ứng được nhu cầu nhân lực có trí tuệ cao cho sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.
* Giải pháp hành chính
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “nghiêm cấm việc sử dụng lao
động trẻ em trái quy định của pháp luật có hại cho sự phát triển bình thường của
trẻ em”. Sở LĐTBXH Hà Nội đang xây dựng đề án “ngăn chặn và giải quyết
tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm
trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Chính quyền các cấp cần thực hiện tốt các
chính sách xã hội như xoá đói giảm nghèo đạo tạo nghề, giải quyết việc làm,
nâng cao mức sống tối thiểu của người dân.
Tăng cường sự phối hợp của các nghành, các tổ chức cơ quan để theo dõi,

tăng cường và hạn chế trẻ em lang thang lao động sớm.
Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và phát hiện hành hành vi vi phạm
quyền trẻ em, xử lí kịp thời và nghiêm khắc các vi phạm.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá chỉ huy thì hạn hữu mới có trẻ em phải làm
lụng vất vả, những trường hợp đó chỉ xảy ra ở nông thôn. Trong nền kinh tế kkế
hoạch hoá ở khu vực phi nông nghiệp, chế độ tuyển dụng và sử dụng lao động
đảm bảo cho trẻ em không lâm vào tình trạng làm việc trước tuối, làm việc quá
sức.Khi ấy doang nghiệp tư nhân hầu như chưa áo, chỉ tiêu biên chế, tiền lương
của các xí nghiệp quốc doang không cho tuyển dụng lao động
* Đối với nhân viên công tác xã hội
Thực tế cho thấy cũng khó có thể giúp trẻ em tránh được tình trạng trẻ em
lao động sớm vì vấn đề Lao động trẻ em không thể gải quyết trong một sớm một
chiều được nên cần có những nổ lực ở tầm quốc gia và quốc tế, tập trung ưu tiên
vào việc ngăn ngừa và loại bỏ việc trẻ em tham gia vào những hoạt động kinh tế
có tác động xấu đến chúng. Với nhân viên công tác xã hội, chúng ta có thể góp
phần vào việc phòng ngừa tình trạng trẻ em lao động sớm.
Trước tiên chúng ta cần đưa các chính sách, pháp luật về chăm sóc bảo vệ
trẻ em vào cuộc sống. Tuyên truyền cho người dân hiểu về các chính sách pháp
luật này. Đặc biệt là chương trình quốc gia về lao động trẻ em. Chương trình này
bao gồm
- Đánh giá tình hình sức khoẻ của trẻ em trong các nghề độc hại, phù hợp
với nhu cầu và điều kiện tại địa phương.
- Loại bỏ lao động trẻ em khỏi những công việc độc hại.
- Cải tiến kĩ thuật tại nơi làm việc để cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ
lao động trẻ em.
- Có những chương trình dinh dưỡng và sức khoẻ tại nơi làm việc.
- Bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho trẻ thông qua các biện pháp phòng ngừa
và chăm sóc sức khoẻ thông qua việc tổ chức các trợ giúp cộng đồng để
cung cấp các dịch vụ sức khoẻ.
- Giáo dục, huấn luện và phát triển các kĩ năng thông qua các phương pháp

giáo dục đồng bộ.
- Có các chương trình phục hồi và ngăn ngừa các di chứng đến thể lực và
tinh thần của lao động trẻ em.
- Các chương trình hỗ trợ vốn và khuyến khích kinh tế cho gia đình nhằm
đảm bảo thức ăn và chỗ ở cho trẻ em và việc làm cho bố mẹ.
- Tăng cường pháp luật và huy động sức mạnh cộng đồng.
- Tạo sự tham gia tích cực của trẻ em vào quá trình thực hiện chương trình
- Nhân viên công tác xã hội tiếp cận cồng đồng phải thực tế, lôi cuốn, định
hướng hoạt động và phải đáp ứng các nhu cầu hiện tại.
- Ngoài ra nhân viên công tác xã hội cần tư vấn định hướng nghề nghiệp
cho trẻ ở các trường học. Tổ chức các chương trình huấn luyện cho trẻ em lang
thang. Huấn luyện các kĩ năng sống cho trẻ, cung cấp các thông tin nguy hại
mà trẻ phải tiếp xúc việc phòng ngừa cũng như các quyền mà trẻ có. Điều này
có thể thực hiện ngay khi ngồi trên ghế nhà trừơng hoặc thời gian học việc và
phải thực hiện tốt tại nơi làm việc.

- Giảm tỉ lệ trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm.
- Giúp trẻ em trở về với mái ấm gia đình.
- Thực hiện việc nuôi dưỡng trẻ em lang thang, mồ côi không nơi nương tựa
bằng nhiều biện pháp như: Tìm bố mẹ, gia đình thay thế cho trẻ em lang thang.
- Đưa trẻ em lang thang vào các trung tâm bảo trợ xã hội.
- Cần lồng ghép chương trình đưa trẻ em lang thang về gia đình với các
chương trính xoá đói giảm nghèo.
- Mở rộng các trung tâm dạy nghề- giới thiệu việc làm cho trẻ em lang thang,
lao động sớm nhằm giúp các em có một việc làm ổn định phù hợp với năng lực
của mình.
- Xây dựng các quỹ tình thương, các mái ấm gia đình.
- Cần ngăn ngừa để trẻ em không thành trẻ em lang thang.
- Giúp đỡ về vật chất cho các gia đình có trẻ em lang thang lao động sớm, và
mở nhiều lớp học tình thương dạy văn hoá cho các em.

- Gia đình cần quan tâm, giáo dục trẻ em vì chỉ có gia đình mới là nơi an toàn
nhất cho trẻ.

III. KẾT BÀI.
Đã là con người thì hãy làm một việc có ích, bảo vệ trẻ em lang
thang cơ nhỡ có ý nghĩa là xây dựng đất nước. Chúng ta nên hành
động bằng cách tham gia phong trào “để thành phố, thị trấn không còn
trẻ em lang thang cơ nhỡ ” mà nhà nước đã phát động không cằn phải
hành động gì to tát, chỉ cần một cử chỉ quan tâm dù là nhỏ nhưng cũng
khiến các trẻ em khác không được may mắn như bao trẻ em khác, nay
cũng phải nhớ về mái ấm, những bữa cơm hạnh phúc bên gia đình,
những vòng tay ấm áp của cha mẹ, đó là việc làm tối thiểu mà mỗi cá
nhân phải làm vì đất nước và cả trẻ em.
Chúng ta cần nổ lực hơn nữa cho việc biến tình thương thành hành
động. Hãy cùng nhau thắp lửa những mảnh đời bất hạnh, hãy đem lại
những nụ cười trên những gương mặt non nớt sớm lo toan, xoa diụ
những nỗi lo âu giã hơn tuổi để đến một ngày không xa khắp nơi trên
mọi miền đất nước chúng ta không còn trẻ em lang thang,lao động
sớm.


Bảng đánh giá sinh viên tổ 6 – Nhóm 2
TT
Họ và tên Đánh giá
1 Lê Thị Thanh ( Tổ trưởng) A
2 Lê Thị Phượng A
3 Đầu Thị Thảo A
4 Trần Thị Nhung A
5 Trương Thị Thu A
6 Trịnh Thị Vân A

7 Phạm Văn Tùng A
Người lập biên bản
Phạm Văn Tùng

×