Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giáo án 4 Tuần 31-NGANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.86 KB, 24 trang )

Trường tiểu học Vĩnh Kim
TUẦN 31
Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
ĂNG - CO - VÁT
(Theo những kì quan thế giới)
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các tên riêng (Ăng-co-vát, Cam-pu-chia), chữ số
La Mã (XII - mười hai).
-Biết đọc bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm khuất phục, ngưỡng mộ Ăng-co-
vát - một kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng-co-vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt
diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
II. Đồ dùng dạy học :
-Ảnh khu đền Ăng-co-vát trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
-3 H đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo, trả lời các câu hỏi về nội dung bài
học.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và học thuộc lòng.
a. Luyện đọc: T chia đoạn: chia làm 3 đoạn.
- H nối tiếp đọc bài: 3 lượt.
Sau lượt 1 : H đọc đúng tên riêng Ăng-co-vát; Cam-pu-chia; lấp loáng.
Sau lần 2: H nghĩ hơi đúng sau câu dài: Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp
loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán rộng/vượt hẳn những hàng muỗm già cổ
kính.
Sau lần 3: H hiểu các từ ngữ mới trong bài: kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kỳ thú,
muỗm, thâm nghiêm.


- H luyện đọc theo cặp.
+ HS: Nêu giọng đọc toàn bài: Giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm ngưỡng mộ; nhấn
giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng- co – vát.
- 2 H đọc toàn bài.
-T đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
- Ăng-co-vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ? (Được xây dựng ở Cam-pu-chia
vào đầu thế kỷ thứ 12).
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- Khu đền chính được xây dựng kỳ công như thế nào ?
- Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ? (Vào lúc hoàng hộ, Ăng-co-vát
thật là huy hoàng: Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền )
c. Hướng dẫn H đọc diễn cảm.
- H nối tiếp đọc 3 đoạn của bài. T hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc và thể hiện
câu cảm bài văn.
- T hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn sau: Lúc hoàng hôn toả ra
từ các ngách.
- HS: Nêu cách đọc của mình
- HS: Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi
- HS: Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp cùng t bình chọn bạn đọc hay nhất, biểu dương, cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò :
T : Bài này muốn gửi đến em điều gì? (Ca ngợi Ăng-co-vát, một công trình kiến trúc
và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia).
T nhận xét giờ học, liên hệ.

Kĩ thuật
LẮP CON QUAY GIÓ (Tiết 2)

I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió.
- Lắp được từng bộ phận và lắp con quay gió đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thao tác tháo, lắp các chi tiết.
II. Đồ dùng D-H
-Mẫu con quay gió.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài
2. Nhắc lại qui trình
- HS: Một số em nối tiếp nhắc lại qui trình lắp con quay gió
- T: Chốt lại lại qui trình lắp con quay gió và lưú ý HS một số điểm khi lắp
3. HS thực hành lắp con quay gió
a) Chọn chi tiết
- HS: Chọn đúng và đủ các chi tiếttheo SGKvà xếp từng loại vào nắp hộp
- T: Kiểm tra HS chọn chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
- HS: 1 em nhắc lại phần ghi nhớ
- T:Nhắc HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước khi lắp.
- T: Trong quá trình HS lắp, nhắc HS lưu ý:
+ Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ phải đúng vị trí lỗ của tấm lớn.
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
+ Lắp bánh đai vào trục
+ Bánh đai phải được lắp đúng loại trục
+ Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trí giá đỡ
+ Trước khi lắp trục phải lắp đai truyền
c) Lắp ráp con quay gió
- HS: Quan sát hình 5 để lắp từng bộ phận vào đúng vị trí.
- Lắp xong và kiểm tra sự hoạt động của con quay gió

- T: Kiểm tra sản phẩm của HS sau tiết học
- T: Yêu cầu HS giữ nguyên sản phẩm để tiết sau tiếp tục lắp.
- T: Nhận xét giờ học và dặn dò về nhà.

Toán :
THỰC HÀNH (tiếp)
I. Mục đích, yêu cầu
Giúp H : Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) một đoạn thẳng AB (thu nhỏ)
biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
II. Đồ dùng dạy học :
-Thước thẳng có vạch chia cm, vở toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ.
-T nêu bài toán: Đoạn thẳng AB có độ dài thật là 20 cm. Hãy vẽ đoạn thẳng thu nhỏ
của đoạn thẳng AB trên bản đồ theo tỉ lệ 1:400.
-T : Muốn vẽ chính xác ta làm như thế nào ? (Tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng)
Làm thế nào để tính độ dài thu nhỏ: (Đổi 20m = 2000 cm)
Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5 cm
- H vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm và ghi tỉ lệ vào.
2. Thực hành
* Bài tập 1: T đo chiều dài bảng lớp.
-Yêu cầu H vẽ chiều dài bảng lớp theo tỉ lệ 1 : 50.
- H tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ, T kiểm tra, hướng dẫn H .
VD: Nếu độ dài bảng lớp là 3m.
Đổi 3m = 300 cm
Độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6 cm
-H vẽ đoạn thẳng 6 cm vào vở.
* Bài tập 2: H đọc bài toán, nêu cách làm
- T chốt lại cách làm: Tính độ dài thu nhỏ của riêng chiều dài, chiều rộng và vẽ hình
chữ nhật theo chiều dài, chiều rộng đã thu nhỏ.

Đổi 8m = 800 cm. 6m = 600 cm
Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ là :
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
800 : 200 = 4 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ là:
600 : 200 = 3 (cm)
Vẽ vào vở hình chữ nhật có chiều dài 4 cm và chiều rộng 3 cm.
- T: chấm bài một số em, nhận xét, sửa sai
3. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học

Chính tả:
NGHE VIẾT: NGHE LỜI CHIM NÓI
I. Mục đích, yêu cầu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nghe lời chom nói.
- Phân biệt đúng những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học :
- Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b, 3a.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 2 H đọc thông tin trong BT3 (tiết chính tả trước), nhớ viết lại tin đó lên
bảng lớp; viết đúng chính tả.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn H nghe - viết.
- T đọc bài chính tả Nghe lời chim nói. H theo dõi trong sgk
- H đọc thầm lại bài thơ.
- T nhắc H chú ý cách trình bày bài thơ 5 chữ; khoảng cách giữa các khổ thơ, những
từ ngữ dễ viết sai: lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha

- H nói về nội dung bài thơ: Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của
đất nước.
- H gấp sgk.
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho H viết.
- T đọc, H dò bài.
- T chấm chữa 8 bài, nhận xét.
- HS: Đổi vở soát lỗi cho nhau
3. Hướng dẫn H làm các bài tập chính tả.
Bài tập 2b: HS: nêu yêu cầu bài tập
- T: phát phiếu cho các nhóm thi làm bài, nhắc H tìm nhiều hơn 3 con số trường hợp
đã nêu.
- HS: Nêu ý kiến của mình
- Lớp cùng T nhận xét và chốt lời giải đúng
- Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi: lẻo bẻo, lẩm cẩm, lả bả
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- Từ láy bắt đầu có thanh ngã: ỡm ờ, hững hờ, lẫm chẫm
Bài tập 3a: Cách tiến hành tương tự bài tập 2b,
- H làm cá nhân
-T dán phiếu mời 3 H lên bảng làm bài nhanh, đúng
- T chốt lại lời giải: Ở nước Nga – cũng - cảm giác - cả thế giới.
4. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học
- HS: Ghi nhớ những từ đã luyện viết chính tả.

Luyện Tiếng Việt:
BỒI DƯỠNG H GIỎI - PHỤ ĐẠO H YẾU LTVC
I. Mục đích, yêu cầu
- Luyện cho H yếu những dạng bài thông thường về vốn từ và kiểu câu
- Luyện cho H khá, giỏi về dạng bài có tính chất nâng cao.

II. Các hoạt động dạy học
1. Bài dành cho H trung bình, yếu
Bài 1: Đánh dấu x vào trước tên gọi đúngcủa từng từ loại.
a) Đánh dấu x và ô trống trước tên gọi đúng của từng từ loại.
* Từ chỉ người, khái niêm, đơn vị, khối lượng gọi là
danh từ động từ tính từ
* Từ chỉ tícn chất, đặc điểm của sự vật gọi là:
danh từ động từ tính từ
* Từ chỉ hoạt động, trạng thái, cảm xúc của người, vật là
danh từ động từ tính từ
- HS: Nhớ lại các khái niêm về từ loại và lựa chon câu trả lời đúng, nêu kết quả
trước lớp
- T cùng cả lớp nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về từ loại đã học.
b) Gạch chân dưới bộ phận CN- VN trong các câu sau
+ Trên nền trời xanh, những lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay.
+ Bạn Tuyết rất chăm chỉ tập thể dục.
+ Ở miền rừng núi, lúc sáng sơm, tiết trời thường lành lạnh
- HS: Làm bài vào vở, 3 em làm phiếu lớn, đính bảng
- T cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải đúng
VD: + Ở miền rừng núi, lúc sáng sơm, tiết trời / thường lành lạnh
CN VN
2. Bài dành cho H khá, giỏi.
Bài 1: Điền thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh các quán ngữ thành ngữ.
- Giấy rách phải
- Cây ngay không
- hai sương.
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
Đoàn kết
Bài 2: Viết một đoạn văn có sử dụng một trong các thành ngữ trên.

H tự suy nghĩ, làm bài, nối tiếp nêu câu trả lời, T nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- T chấm một số bài. T nhận xét giờ học

Tiếng Việt
Luyện Tập làm văn
I.Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục giúp HS luyện tập cách quan sát con vật, miêu tả lại hình dáng, hoạt động
của một con vật
II. Đồ dùng D-H
- Tranh ảnh một số con vật: ngan, chó gà, mèo
III. Các hoạt động D-H
1. Tìm hiểu đề bài
* Đề bài: Quan sát và miêu tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động, thói quen của một
con vật nuôi mà em yêu thích.
- HS: Một số em nối tiếp đọc đề bài
- Lớp: Suy nghĩ, quan sát tranh kết hợp với liên tưởng đén những hình ảnh quen
thuộc từ con vật nuôi trong gia đình để tả.
- T: yêu cầu HS:
+ Trước hết các em quan sát tranh, sau đó kết hợp loên tưởng đeesn những hình ảnh
quen thuộc về đặc điểm hình dáng, hoạt động, thói quen của con vật em chọn tả
+ Dựa vào cách tả của bài Con mèo Hung để làm bài. Có thể tả theo trình tự:
- Tả hình dáng: bộ lông, cái đầu, đôi tai, đôi mắt, 4 chân
- Tả thói quen, hoạt động của con vật
2. Viết bài
- HS: Thực hành viếtầòi vào vở.
- T: Nêu yêu cầu cao hơn với những đối tượng HS khá giỏi về bài làm
3. Nhận xét, đánh giá
- HS: Nối tiếp một số em đọc bài làm trước lớp
- T: Nhận xét nhanh bài viết của các em, chữa những lỗi chưa đạt trong bài viết của

HS
- T: Chọn đọc đoạn, bài viết tốt đọc cho cả lớp nghe và học tập
- T: Nhạn xét giờ học, yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa được về nhà viết lại
vào vở.

Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
Giúp H luyện tập, củng cố về số tự nhiên
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé
10101; 10110; 10011; 11001.
H tự làm bài và nêu kết quả.
11001; 10110; 10101; 10011
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
a. 68257 + 17629 b. 95823 – 47106
c. 1954 x 204 d. 427800 : 9500
-H làm bài
- T gọi 4 H chữa bài, lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a. 64 x 867 + 36 x 867 = (64 + 36) x 867 = 100 x 867 = 86700
b. 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 =
(1 + 9) + (2 + 8) + (3 + 7) + (4 + 6) + 5 = 10 + 10 + 10 + 10 + 5 = 45
H tự làm bài và nêu cách tính.
T chấm, chữa bài.
* Bài ra thêm cho Hs giỏi:

Cho một số có chữ số hàng đơn vị là 0. Nếu xoá chữ số 0 đó ta được số mới. Biét số
đã cho lớn hơn số mới 549. Tìm số đã cho
- T: Hướng dẫn HS: Bài toán thuộc dạng toán gì Xác định tỉ số và giải
- HS: Giải bài toán và nêu cách giải
-T: Chữa bài
Bài giải:
Khi xoá chữ số 0 tận cùng bên phải một số tức là đã chia số đó cho 10. Vậy số đã
cho bằng 10 lần số mới. Nên tỉ số giữa chúng là 1: 10 hay 10:1
Hiệu số phần bằng nhau là:
10 – 1 = 9 (phần)
Số mới là : 549 : 9 = 61
Vậy số đã cho là 610 ( Thêm vào chữ số 0 tận cùng bên phải của số mới)
Đáp số: 610
3. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học
Thứ ba ngày 8 tháng 4 năm 2009
Khảo sát GV dạy giỏi trường
Đ/C Lê dạy thay

Thứ tư ngày 9 tháng 4 năm 2009
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
Thể dục
BÀI 61
I. Mục đích, yêu cầu
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và
nâng cao thành tích.
- Ôn nhảy dây tập thể. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành
tích.
II. Địa điểm:

-Sân trường
- Phương tiện: Dây nhảy dài cho H
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu
T nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
T thực hiện các động tác khởi động.
- Ôn bài thể dục PTC.
2. Phần cơ bản
a. Môn tự chọn: Đá cầu
- Ôn chuyền cầu theo 2 người: HS thực hiện theo cặp đôi
- Theo dõi và uốn nắn động tác cho HS
- Thi tâng cầu bằng đùi.
- HS: Thi giữa các cá nhân HS
- T: Biểu dương em tâng cầu giỏi nhất.
b. Nhảy dây:
- T cùng H nhắc lại cách nhảy
- Một nhóm H nhảy mẫu
- Các tổ tập luyện.
-T giúp đỡ và nhắc nhở H tuân thủ kỹ thuật để đảm bảo an toàn.
- HS: Thi nhảy dây cá nhân
3. Phần kết thúc.
- T cùng H hệ thống bài.
- H vỗ tay và hát bài: Trái đất này là của chúng mình.
- H thực hiện các động tác hồi tĩnh.
T nhận xét giờ học, giao bài về nhà cho H .

Tập đọc:
CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC.
(Nguyễn Thế Hội)
I. Mục đích, yêu cầu

Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- Đọc lưu loát bài văn. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự
ngạc nhiên, đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú
chồn chuồn nước, cảnh đẹp của quê hương đất nước theo cánh bay của chú chuồn
chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước quê hương.
II. Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh hoạ bài học SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
- 2 H đọc bài Ăng-co-vát, trả lời câu hỏi 1, 2.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: T chia đọan (đoạn ước lệ)
- H luyện đọc nối tiếp 3 lượt . T xen kẽ hướng dẫn H
+ Đọc từ khó: lấp ló, mênh mông, tầng cao.
+ Câu cảm: Ôi chao!. Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao !
- H luyện đọc theo nhóm 2 và tìm giọng đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, hơi ngạc
nhiên, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước, cảnh
thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
- 2 H đọc toàn bài
- T đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
-1 H đọc đoạn 1 : Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh
nào ?
Em thích những hình ảnh nào, vì sao?
- Đạon 1 cho em biết điều gì?( Vẻ đẹp của chú chuồn nước)
-H đọc thầm đoạn còn lại: Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay ? Thể hiện

qua những hình ảnh nào ?
Tình yêu quê hương đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn nào ?
- Đạon 2 nói về điều gì? (Cảnh đẹp của đất nước dưới tầm cánh chú chuồn chuồn)
c. Luyện đọc diễn cảm
-3 H nối tiếp đọc bài. H hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1.
-H tìm cách đọc phù hợp
–T bổ sung, độc mẫu
– H luyện theo nhóm
- Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm (theo từng loại đối tượng).
-Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- T nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- Bài văn gợi cho em cảm xúc gì? (Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chồn chuồn
nước, cảnh đẹp của quê hương đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ
tình cảm của tác giả với đất nước quê hương.)
-Dặn H về nhà chuẩn bị tiết sau.

Toán:
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp)
I. Mục đích, yêu cầu
-Giúp H ôn tập về so sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập
*Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài toán: Điền dấu <; >; = vào ô trống.
-H tự làm bài, H nêu kết quả, T nhận xét.
-H nêu cách so sánh hai số.
*Bài tập 2: H nêu yêu cầu và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

- HS: Làm bài vào vở, 2 em làm phiếu lớn.
-H nêu kết quả. T ghi bảng, lớp nhận xét và T chốt kết quả đúng.
*Bài tập 3: H sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
Tương tự như bài tập 2.
Kết quả:
a. 10 261 ; 1590 ; 1567; 891
b. 4270; 2518; 2490; 2476
*Bài tập 4: H đọc bài tập, trước khi yêu cầu H làm, T hỏi để kiểm tra:
- Số bé nhất có 1 chữ số là số nào ? (0)
- Số lẻ bé nhất có một chữ số là số nào ? (1)
- Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào ? (9)
- Số chẵn lớn nhất có 1 chữ số là số nào ? (8)
H làm bài vào vở và nêu kết quả.
a. 0; 10; 100
b. 9; 99; 999
c. 1; 11; 101
d. 8; 98; 998
*Bài tập 5: H nêu yêu cầu bài tập, suy nghĩ, làm bài và nêu câu trả lời.
Khi nêu, T yêu cầu H nêu đầy đủ
Chẳng hạn: a. x là số chẵn mà các số chẵn lớn hơn 57 và bé hơn 62. Vậy x là 58; 60
b. Các số lẻ lớn hơn 58 và bé hơn 62 là 59; 61
c. Số tròn chục lớn hơn 57 và bé hơn 62 LÀ 60. Vậy x = 60
- T: Chấm bài một số em
3. Củng cố, dặn dò :
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
-T nhận xét giờ học . Dặn H về nhà làm bài tập

Tập làm văn:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT

I. Mục đích, yêu cầu
- Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
- Biêt tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm của con vật.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết sẵn lời giải bài tập 2(dán lại)
Ảnh ngựa, gà, mèo
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn H quan sát và chọn chi tiết miêu tả
*Bài tập 1, 2: 1 H đọc nội dung bài tập 1, 2.
H đọc kỹ bài con ngựa, làm bài vào vở, nêu kết quả.
mở lớp phần chép sẵn, H đọc lại
Các bộ phận Từ ngữ miêu tả
Hai tai to, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp
Hai hàm răng ươn ướt, động đậy hoài
Hai hàm răng trắng muốt
Bờm được cắt rất phẳng
Ngực nở
Bốn chân khi đứng cũng đập lộp cộp trên mặt đất
Cái đuôi dài, ve vẩy hết sang phải rồi sang trái.
*Bài tập 3: 1 H nêu yêu cầu bài tập, T treo tranh một số con vật đã chuẩn bị
Một vài H nói về con vật em chọn quan sát
-2 H đọc ví dụ mẫu ở sgk để hiểu yêu cầu bài, biết tìm những từ ngữ chính xác tả
đặc điểm của nó.
-H viết lại các từ ngữ miêu tả các bộ phận theo cột như BT2.
- H:Nêu bài làm trước lớp
- T nhận xét, cho điểm những bài làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò :
- Khi miêu tả các bộ phận của con vật, em cần lưu ý những gì?
- T nhận xét giờ học . Yêu câu những H chưa làm xong bài tập 3 về nhà hoàn thành

tiếp.

Khoa học:
TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT.
I. Mục đích, yêu cầu
Sau bài học, H có thể:
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi
trường trong quá trình sống
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 122, 123.
-Giấy A4, bút vẽ dùng cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
1/ Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực
vật.
- Mục tiêu : H tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường và những
gì thực vật thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Cách tiến hành :
*B1: H làm việc theo cặp.
-T yêu cầu H quan sát hình 1 trang 122 sgk.
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình:
+ Phát hiện những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh (ánh
sáng, nước, chất khoáng trong đất) có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung (khí các-bô-níc, ô-xi)
H thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng bạn
T kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
*B2: Hoạt động cả lớp
- Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi

trường trong quá trình sống ?
- Quá trình trên được gọi là gì ?
T kết luận: Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các –
bô-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác Quá
trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường
2/ Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật.
- Mục tiêu : Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- Cách tiến hành :
*B1: Tổ chức, hướng dẫn
T chia nhóm, phát bút, giấy vẽ cho các nhóm.
B2: H làm việc theo nhóm, H cùng tham gia vẽ sơ đồ khí và trao đổi thức ăn ở thực
vật.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
*B3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
3/ Hoạt động tiếp nối :
- T nhận xét giờ học . Dặn H học bài, chuẩn bị tiết sau.

Thứ năm ngày 9 tháng 4 năm 2009
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 và giải các bài toán có liên
quan đến chia hết cho các số trên.
II. Các hoạt động D-H
*Bài 1: H nêu yêu cầu bài tập
- HS: Vài em nối tiếp nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9
- HS: tự làm bài và nêu kết quả trước lớp, giải thích kết quả của mình
- T: Hướng dẫn HS rút ra nhận xét:

+ Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5: Xét chữ số tận cùng
+ Dấu hiệu chia hết cho 3 và 9: Xét tổng các chữ số của số đã cho.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
- T: Lưu ý HS: Xét hết các trường hợp, tìm hết các số có thể có.
- H:Làm bài và nêu kết quả
- T: Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Bài 3:HS nêu yêu cầu bài tập
- T cùng HS phân tích: x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5, mà x là
một số lẽ nên x có thể là một số có chữ số cuối cùng là 5 mà 23 < x < 31 nên x = 25
* Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập
- Lớp làm bài vào vở, 2 em làm bài vào phiếu lớn
- T cùng cả lớp chữa bài, thống nhất kết quả đúng.
* Bài 5: HS đọc bài toán
- Trao đổi để giải bài toán
- T chấm bài một số em và chữa bài
VD: Số cam xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, vậy số cam là số chia hết cho 3. Mặt khắc
xếp mỗi đĩa 5 quả cũng vừa hết vậy số cam cũng là số chia hết cho 5.Số cam đãcho
ít hơn 20 quả lại chia hết cho 3 và 5. Vậy số cam là 15 quả.
* Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại bài ở nhà.

Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. Mục đích yêu cầu
- Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của trạng ngữ chỉ nơi chốn tronng câu (Trả lời câu
hỏi Ở đâu?)
Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn, thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
II. Đồ dùng D-H
- Phiêu lớn viết sẵn 2 câu văn BT1 phần Nhận xét, 3 câu văn BT1 phần Luyện tập.
III. Các hoạt động D-H

Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
A. Bài cũ
- HS: Đọc kết quả bài tập 2 tiết LT&C trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần Nhận xét
- * bài tập 1,2: 2HS nối tiếp đọc nội dung bài tập
- T: Lưu ý HS: Để xác định trạng ngữ, trước hết cần xác định CN và VN
- HS: 1em lên bảng gạch chân bộ phận trạng ngữ.
- Lớp nêu câu trả lời.
Bài 1: Trạng ngữ trong các câu bổ sung ý nghĩa nơi chốn cho câu
a/ Trước nhà, mấy cây hoa giấy// nở tưng bừng
TN
b/ Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô để
TN TN TN TN
đi vào, hoa sấu// vẫn nở, vương vão khắp thủ đô.
Bài 2: HS nối tiếp nêu câu trả lời cho 2 câu trên.
3. Phần Ghi nhớ
- HS: 3em nối tiếp đọc phần ghi nhớ SGK
4. Luyện tập
* Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập
- HS: Làm bài vào vở, 2 em làm phiếu lớn, đính bảng
- T cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải đúng
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
- T: Lưu ý HS:phải thêm đúng trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
- HS: Làm bài cá nhân vào vở, nối tiếp nêu câu của mình trước lớp
- T: nhận xét, sửa những chỗ chưa phù hợp cho HS.
* Bài tập 3: 1 HS nêu yêu cầu bài tập
-Lớp nêu cấu trả lời cho câu hỏi: Bộ phận chính cần điền để hoàn chỉnh các câu văn

là bộ phận nào?
- HS: Làm bài cá nhân vào vở, 2 em làm phiếu lớn, đính bảng
-HS: Nối tiếp nêu câu của mình.
- T: Nhận xét, biểu dương những em có câu văn hay
- Lớp cùng T chữa bài bảng lớp.
VD: a. Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập.
b.Trong nhà, em bé đang ngủ say.
c.Trên đường đến trường, chúng em vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ.
d. Ở bên kia sườn núi, mưa trắng xoá cả một vùng.
5. Củng cố, dặn dò
- HS: Nhắc lại nội dung ghi nhớ
- T: Nhận xét giò học.
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim

Lịch sử
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. Mục tiêu:
Học xong bài này,HS:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua
đầu thời Nguyễn.
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền
lợi của dòng họ mình.
II. Đồ dùng D-H
- Tóm tắt niên biểu LSVN
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ:
+ Những chính sách về văh hoá của vua Quang Trung
+ Những chhính sách về kinh tế củavua Quang Trung.
B. Bài mới

1. Giới thiệu bài
2. Hoàn canhr ra đời của nhà Nguyễn.
-HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi
+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Kể từ năm 1802, nước ta trải qua những đời vua nào?
- T: Rút ra hoàn cảnh ra đời củầnh Nguyễn
3. Nhà Nguyễn và việc tổ chức đất nước.
- HS: Đọc SGK, thảo luận nhóm 5 :
+ Em hãy dẫn ra một số sự kiện để chứng minh rằng các vua triều Nguyễn không
muốn chia sẻ quyền hành cho ai
+ Quân đội được nhà Nguyễn tổ chức như thế nào?
+ Nhà Nguyễn ban hành bộ luật gì? Nêu 1 số nội dung cơ bản của bô luật đó.
- HS: Đại diện nhóm nêu ý kiến, trao đổi váut ra ý chính
- T: ghi bảng ý chính.
4. Hoạt động tiếp nối
- T: Dùngtóm tắt niên biểu LSVN để nêu rõ cho HS biết thêm một số tình hhình
nước ta giai đoạn này.
- T: Bài học hôm nay cho em biết điều gì?
- HS: Nối tiếp nêu phần bài học SGK
- T: Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.

Địa lí:
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. Mục đích, yêu cầu: Học xong bài này, H biết:
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, các đảo và quần đảo Cái
Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học : Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam

Tranh, ảnh về biển, đảo Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học
A. bài cũ:
- Tại sao nói, Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp
- Nêu những thuận lợi để Đà Nẵng trở thành thành phố du lịch.
B Bài mới
1. Giới thiệu bài
1. Vùng biển Việt Nam
* Hoạt động 1: H làm việc cá nhân
B1: H quan sát hình 1, trả lời câu hỏi ở mục 1 sgk.
H dựa vào kênh chữ và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi sau:
- Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ?
- Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ?
B2: H trình bày kết quả trước lớp
H chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
T mô tả, H xem tranh, ảnh về biển đảo Việt Nam, phân tích thêm về vai trò của Biển
Đông đối với nước ta.
2. Đảo và quần đảo
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
T chỉ các đảo, quần đảo trên biển Đông và yêu cầu H trả lời các câu hỏi sau:
- Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo ?
- Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất ?
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
B1: H dựa vào tranh, ảnh, sgk thảo luận theo các câu hỏi:
- Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía bắc, vùng
biển phía trung, vùng biển phía nam.
- Đảo, quần đảo ở nước ta có giá trị gì ?
B2: - H thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi.
- H chỉ vào các đảo, quần đảo trên 3 miền ở bản đồ địa lý tự nhiên và nêu đặc điểm,
ý nghĩa kinh tế, quốc phòng của các đảo, quần đảo.

- T cho H xem tranh về đảo, quần đảo ở nước ta, mô tả thêm về cảnh đẹp , giá trị về
an ninh, quốc phòng và hoạt động của người dân trên đảo, quần đảo của nước ta.
3. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học . Dặn H về nhà làm bài ở VBT

Âm nhạc
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
Ôn Tập đọc nhạc : SỐ 7- SỐ 8
I. Mục tiêu
- HS đọc đúng nhạc và đọc lời ca 2 bài TĐN số 7 và số 8, biết kết hợp gõ đệm
- HS: Nghe một số bài hát trong chương trình.
II. Đồ dùng D-H
- SGK và vở ghi nhạc
III. Các hoạt động D-H
1. Phần mở đầu
-T giới thiêụ bài và giới thiệu nội dung giờ học.
2. Phần hoạt động
a. Nội dung 1: Ôn tập tiết tấu bài Đồng lúa bên sông và và Bầu trời xanh.
- HĐ1: Đọc tiết tấu
- T: Viết âm hình tiết tấu ở SGK lên bảng, hướng dẫn HS đọc 3,4 lần
- HS: Nêu tên các âm hình tiết tấu trong bài. Hãy đọc nội dung và hát lời câu đó.
* HĐ2: Ôn tập tiết bài Đồng lúa bên sông và và Bầu trời xanh.
- T: Đọc nhạc và hát lời 2 bài hát
- HS: 1dãy đọc nhạc, 1 dãy hát lờitheo tuầ tựtừng bài và đổi cho nhau.
b. Nội dung 2: Nghe hát
- HS: Nghe 1-3 bài hát trong chương trình do T trình bày
3. Phần kết thúc
- T nhận xét giờ học, nhắc HS tiếp tục ôn tập lại 2 bài tập đọc nhạc số7 và số 8


Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009
Thể dục
BÀI 62
I. Mục đích, yêu cầu
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và
nâng cao thành tích.
- Trò chơi “Con sâu đo”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ
động nhằm rèn luyện sức mạnh tay.
II. Địa điểm:
- Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Cầu, kẻ sân tổ chức trò chơi “Con sâu đo”
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
- T nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- H khởi động. Tập theo đội hình hàng ngang. Lớp trưởng điều khiển.
- Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Kiểm tra bài cũ.
2. Phần cơ bản
a. Môn tự chọn: Đá cầu
- Ôn tâng cầu bằng đùi: Tập theo nhóm đội hình hàng ngang do cán sự điều khiển.
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 3 người.
-T chia tổ tập luyện.
- Nhóm trưởng quản lý và điều khiển nhóm tập.
b. Trò chơi vận động “Con sâu đo”
- T nêu tên trò chơi, yêu cầu một nhóm lên làm mẫu, T giải thích cách chơi
- H chơi thử

- HS: chơi chính thức có phân thắng thua.
3. Phần kết thúc.
- T cùng H hệ thống bài
- H thực hiện một số động tác hồi tĩnh.
- H đứng vỗ tay và hát.
- T nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.

Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục đích, yêu cầu
- Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để
viết đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học :
-Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở BT2.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
- 2 H đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu
thích (BT3 - Tiết TLV trước)
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: H đọc kỹ bài Con chuồn chuồn nước trong sgk, xác định các đoạn văn
trong bài. Tìm ý chính cho từng đoạn
Đoạn Ý chính của mỗi đoạn
Đoạn 1 (Từ đầu như đang còn phân
vân)
Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước
lúc đậu một chỗ
Hoàng Thị Kim Ngân

Trường tiểu học Vĩnh Kim
Đoạn 2 (còn lại) Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh
bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên
theo cánh bay của chuồn chuồn.
Bài tập 2: H đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân – xác định thứ tự đúng của các
câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lý.
H phát biểu ý kiến. H lên bảng làm vào phiếu đã ghi sẵn, đánh số thứ tự các câu văn
theo trình tự đúng.
Lời giải: Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác
nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạo dề công nhân đầy hạt cườm lấp
lánh biêng biếc. Chàng chom gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng
được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
Bài tập 3: H đọc nội dung bài tập 3. T nhắc H :
- Viết một đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn : Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà
trống đẹp.
- Viết tiếp câu mở đoạn bằng việc miêu tả các bộ phận của con gà trống, làm rõ gà
trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
T dán bảng tranh, ảnh gà trống.
H viết đoạn văn. Một số H đọc đoạn viết. T nhận xét, chữa mẫu, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò :
- T nhận xét giờ học . Yêu cầu H về nhà sửa lại đoạn văn ở BT3 nếu chưa hoàn
chỉnh, viết lại vào vở.
Dặn H về nhà quan sát con vật mà mình yêu thích, chuẩn bị giờ học sau.

Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Trang 162)
I. Mục đích, yêu cầu
Giúp H ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên : Cách làm tính (bao gồm cả
tính nhẩm), tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ giải các bài toán
liên quan đến phép cộng, phép trừ.

II. Các hoạt động dạy học
Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài: Đặt tính rồi tính.
H làm bài vào vở. Sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài: Tìm x
T yêu cầu H nhắc lại quy tắc tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết.
H tự làm bài, 2 H lên bảng chữa bài
a. x + 126 = 480 b. x – 209 = 435
x = 480 – 126 x = 425 + 209
x = 354 x = 634
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
Bài tập 3: T nêu yêu cầu bài tập: Viết chữ số thích hợp vào ô trống
Củng cố tính chất của phép cộng, trừ; đồng thời củng cố về biểu thức chứa chữ.
H làm bài vào vở. 1 H làm vào phiếu khổ to.
a + b = b + a
(a + b) + c = a + (b + c)
a + 0 = 0 + a
a – 0 = a
a – a = 0
H treo bài trên bảng. T và lớp nhận xét. T chốt kết quả đúng.
H phát biểu lại tính chất của phép cộng, trừ.
Bài tập 4: H nêu yêu cầu bài toán. T hướng dân H giải.
Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất. H làm
bài vào vở. 1 H lên bảng làm bài. T nhận xét. VD:
a. 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501) = 1268 + 600 = 1868
b. 87 + 94 + 13 + 6 = (87 + 13) + (94 + 6) = 100 + 100 = 200
Khuyến khích H tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
Bài tập 5: H nêu yêu cầu bài tập. H tự làm bài vào vở và chữa bài. T nhận xét, bổ
sung.
Bài giải:

Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả trường quyên góp được số vở là :
1457 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
III. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học. Dặn H về nhà làm bài tập.

Khoa học
ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Cách làm thí nghiệm chứng minh vai troc của nước, thức ăn, không khí và ánh
sáng đối với đời sống động vật
- Nêu những điều kiện để động vật sống và phát triển bìnhthường.
II. Đồ dùng D-H
- Hình trang 124, 125 SGK
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- Nêu những hiểu biết của em vè nhu cầu chất khoáng của thực vật.
Hoàng Thị Kim Ngân
Trng tiu hc Vnh Kim
B. Bi mi
1. H1: Trỡnh by cỏch tin hnh thớ nghim ng vt cn gỡ sng.
- B1: Hot ng nhúm 5
+ c SGK : Nờu nguyờn tc thớ nghiờm, ỏnh du vophiu theo dừi iu kin sng
ca tng con vt v tholun, d oỏn kt qu thớ nghim.
b2: i din nhúm trỡnh by trc lp
- T: ớnh bng t phiu ghi kt qu tho lun, HS c li

Chut sng hp K c cung cp K thiu
1
2.
3.
4
5
nh sỏng, nc, khụng khớ
nh sỏng, khụng khớ, thc n
nh sỏng, nc, thc n, khụng khớ
nh sỏng, nc, thc n
Nc, thc n, khụng khớ
Thc n
Nc
Khụng khớ
nh sỏng
2. Hot ng 2 : D oỏn kột qu thớ nghim
- HS: da vo cõu hi SGK trang 125:
+ Con chut no s cht trc? Ti sao?
+ Nhng con cht cũn li s nh th no?
+ K ra nhng yu t mt con vt sng v phỏt trin bỡnh thng.
- HS: i din cỏc nhúm bỏo cỏo kt qu thớ nghim
- T: in kt qu vo bng:
Hp K c cung cp K thiu D oỏn kt qu
nh sỏng, nc, khụng khớ Thc n Cht sau con chut hp 2 v hp 4
nh sỏng, khụng khớ, th.n Nc Cht sau con chut hp 4
nh sỏng, nc, kh.khớ,t.n Sng v phỏt trin bỡnh thng
nh sỏng, nc, thc n Kh.khớ Cht trc tiờn
Nc, khụng khớ, thc n . sỏng Sng khụng kho mnh
3. Hot ng tip ni
- HS: c mc Bn cn bit

- T: Nhn xột gi hc v chun b bi sau
Bui chiu
Luyn tp lm vn: LUYN QUAN ST CON VT
I. Mc ớch yờu cu
- HS: Luyn tp v cỏch quan sỏt con vt
- T con vt em thớch
II. Cỏc hot ng D-H
1. ễn kin thc
-T yóu cỏửu H: haợy nóu cỏỳo taỷo cuớa mọỹt baỡi vn mióu taớ con vỏỷt .
-H traớ lồỡi T nhỏỷn xeùt vaỡ hoaỡn thióỷn cỏu traớ lồỡi cuớa H.
- T ra õóử baỡi
Hong Th Kim Ngõn
Trường tiểu học Vĩnh Kim
Âãư bi : Hãy tả một con vât ni mà em u q nhất
-Tçm hiãøu u cáưu ca âãư .
-H âc âãư bi v xạc âënh u cáưu ca âãư
- T: Cùng hS lập dàn ý chung cho đề bài
2. Viết bài:
- HS: Nối tiếp nêu con vật chọn tả
- T: Lưu ý HSvtrước khi viết bài
-H viãút bi vo våí
-H tỉû lm bi vo våí , T giụp âåỵ nhỉỵng em úu .
3: Cháúm , chỉỵa bi
-2 H ngäưi cảnh nhau âäøi våí âc bi lm ca nhau.
-Gi mäüt säú H âc bi lm trỉåïc låïp .
-Låïp nghe v nháûn xẹt bi lm ca bản .
-T : Chấm một số bài, nêu nhận xét chung
o0o
Tốn: BỒI DƯỠNG H GIỎI - PHỤ ĐẠO H YẾU
I. Mục đích, u cầu

- Giúp H trung bình, yếu luyện làm các dạng tốn thơng thường đã học
- Giúp H khá, giỏi luyện làm các bài tập nâng cao
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
* Bài dành cho H trung bình, yếu.
Bài tập 1: Tính
a. 54 x 11 + 457 c. 54 + 11 x 475
b. (245 + 306) + 105 d. 245 + 306 x 105
H nêu cách thực hiện, T u cầu H nhắc lại cách nhân nhẩm với 11.
H làm bài vào vở, 4 H lần lượt làm bảng lớp, T nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2: Mỗi cái bút giá 1 500 đồng, mỗi quyển vở giá 1 200 đồng. Hỏi nếu mua
24 ngòi bút và 18 quyển vở thì hết bao nhiêu tiền ?
H đọc bài tốn, nêu các bước giải và giải vào vở.
Số tiền mua bút: 1500 x 24 = 36 000 (đồng)
Số tiền mua vở : 1200 x 18 = 21 600 (đồng)
Số tiền mua bút và vở: 36 000 + 21 600 = 57 600 (đồng)
* Bài dành cho H khá, giỏi.
Bài 1: Thay dấu * bằng số thích hợp.
218 218 3*60
x x x
Hồng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
* * 35 2*4
* * 0 1090 **840
* * 4 654 ****
* * * * 7630 7*****
H tự tìm cách giải và lý giải cách giải.
Bài tập 2: Hai số có hiệu là 423. Số lớn là số tròn chục và nếu xoá đi chữ số 0 ở tận
cùng của số lớn thì được số bé. Tìm hai số đó ?

H suy nghĩ, nêu cách giải. H nêu lại các buớc của giải bài toán tìm hai số khi biết
hiệu và tỉ.
Bài giải
Nếu bớt số lớn đi một chữ số 0 ở tận cùng thì được số bé. Vậy số lớn gấp 10 lần số
bé.
Hiệu số phần bằng nhau là :
10 – 1 = 9 (phần)
Số bé là: 423 : 9 = 47
Số lớn là: 423 + 47 = 470
Đáp số: Số bé: 47
Số lớn : 470
3. Củng cố, dặn dò : T nhận xét giờ học

SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học 31
- Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo
II. Nội dung sinh hoạt
1. Đánh giá tình trong tuần 31
1. Đánh giá của cán bộ lớp
2. Đánh giá của GVCN
a. Nề nếp:
- Sĩ số: 22 em duy trì tốt, đi học đúng giờ.
- Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều
ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ .
- Khắ phục được cơ bản tình trạng vi phạm trong nề nếp đội
- Tham gia hoạt động ngày 26 – 3 một cách có ý thức
- Tuy nhiên một số em chưa ngoan: Phương Lâm, Thanh Hải, Đức Cường, Đình
Tiến

b. Học tập:
Hoàng Thị Kim Ngân
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập.
- Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời
- Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Khoa, Phương Thảo, Dương Hải, Đình
Tuấn, Ngọc, Hoàn.
- Đồ dùng học tập đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một số em thường không mang theo
đến lớp
Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả:
Châu Anh, Cường, Phụng
c.Lao động vệ sinh:
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên vẫn còn một số em cò cẩu thả
trong trang phục: Châu Anh, Xuân Sơn, Như Quỳnh
e. Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ.
II. Kế hoạch tuần 32
a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra
vào lớp, các nề nếp hoạt động đội
b. Học tập:
- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở bạn yếu
- Tăng cường hơn nề nếp học tập
- Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
-Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu.
- Tăng cường phụ đạo thêm môn toán vào các buổi học thứ hai.
- Hoàn thành số chi đội chuẩn bị kiểm tra cuối năm.

Kí duyệt:
Hoàng Thị Kim Ngân

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×