Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

giáo án l2 tuần 32CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.46 KB, 20 trang )

Tuần 32
Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008
Tiết 1: Chào cờ
________________________________
Tiết 2 +3: Tập đọc
Chuyện quả bầu
I. Mục tiêu :
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ khó; đọc diễn cảm; phân biệt lời các nhân
vật với lời ngời dẫn chuyện.
- Hiểu các từ ngữ: con dúi, sáp ong, nơng, tổ tiên.
- HS biết đợc các dân tộc trên đất nớc Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ
tiên.
- Giáo dục HS biết yêu quý các dân tộc anh em.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hớng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
A. Bài cũ :
- Gọi HS đọc bài: Cây và hoa bên lăng
Bác + trả lời câu hỏi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hớng dẫn HS luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc tiếng từ khó: lạy
van, ngập lụt, gió lớn, đi làm nơng, lao
xao,
- Cho HS luyện đọc theo câu, đoạn.
- GV treo bảng phụ cho HS luyện đọc
câu khó.


GV theo dõi + chỉnh sửa.
Kết hợp giải nghĩa từ ngữ: lạy van,
ngập lụt, gió lớn, đi làm nơng, lao xao,

- Luyện đọc toàn bài.
Nhận xét - cho điểm.
3. Hớng dẫn tìm hiểu bài:
Con dúi mách hai vợ chồng ngời đi
rừng điều gì?
Hai vợ chồng làm cách nào để thoát
nạn lụt?
Tìm từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh
và mạnh?
Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra
sao?
Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng
sau nạn lụt?
Những ngời con đó là tổ tiên của
những dân tộc nào?
Kể tên một số dân tộc trên đất nớc ta
mà em biết?
Câu chuyện nói lên điều gì?
Hoạt động của HS
- HS nghe -> đọc thầm
- HS luyện đọc tiếng từ khó: lạy van, ngập
lụt, gió lớn, đi làm nơng, lao xao,
- HS đọc cá nhân, nối tiếp đọc các câu trong
từng đoạn -> nối tiếp đọc các đoạn.
- HS luyện đọc câu khó.
Hai ngời vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp

đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Ma
to,/ gió lớn,/ nớc ngập mênh mông.//Muôn
loài đều chết chìm trong biển nớc.
- HS đọc theo nhóm, đọc tiếp sức, đọc đồng
thanh.
- Con dúi mách họ là sắp có ma to, gió lớn
làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy
chuẩn bị cách phòng lụt.
- Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức
ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt
miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày
mới chui ra
- Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn, ma
to gió lớn, nớc ngập mênh mông.
- Mặt đất vắng tanh không còn một bóng
ngời.
- Ngời vợ sinh ra một quả bầu,
- Khơ - mú, Thái, Mờng, Dao,
- Tày, Nùng, Hoa, Khơ - me, Chăm,
- Các dân tộc anh em cùng sinh ra từ một
Chúng ta phải làm gì đối với các dân
tộc anh em trên đất nớc Việt Nam?
4. Luyện đọc nâng cao:
- Cho HS đọc cá nhân.
GV hớng dẫn bổ sung.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
Nhận xét - cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về ôn bài.

quả bầu.
- Chúng ta phải đoàn kết, yêu quý các dân
tộc anh em trên đất nớc Việt Nam.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc theo nhóm.
______________________________
Tiết 4: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng:
loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng. Rèn kĩ
năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền tệ.
- Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
A. Bài cũ :
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu các loại giấy
bạc mà em biết trong phạm vi 1000 đồng.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK
Túi thứ nhất có những tờ giấy bạc loại
nào?

Muốn biết túi thứ nhất có bao nhiêu tiền

ta làm nh thế nào?
Vậy túi thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền?
- Cho HS tự làm các phần còn lại trong
bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
=> Chốt cách tính.
* Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền?
Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết mẹ phải trả tất cả bao nhiêu
tiền ta làm thế nào?
- Cho HS tự làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Khi mua hàng, trong trờng hợp nào
chúng ta đợc trả lại tiền?
- Nêu bài toán trong SGK (mua lần 1)
- Muốn biết ngời bán rau phải trả lại bao
nhiêu tiền, chúng ta phải làm phép tính
Hoạt động của HS
- 1 HS nêu
- HS quan sát.
- Có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ giấy bạc loại 500
đồng, 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng, 1 tờ
giấy bạc loại100 đồng.
- Ta thực hiện phép tính cộng:
500 đồng + 200 đồng + 100 đồng

- Túi thứ nhất có 800 đ.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc đầu bài.
- 600 đồng
- 200 đồng
- Mẹ phải trả tất cả bao nhiêu tiền?
- Thực hiện phép cộng:
600 đồng + 200 đồng
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nêu
- Trong trờng hợp chúng ta trả tiền thừa
so với giá hàng.
- Nghe và phân tích bài toán.
- Thực hiện phép tính trừ:
700 - 600 = 100 (đồng). Ngời bán phải
gì?
- Cho HS tự làm các phần còn lại.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hớng dẫn và cho HS thảo luận nhóm
đôi.
- Gọi HS lên chữa bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về ôn bài.
trả lại An 100 đồng.
- HS làm bài trong VBT và nêu miệng
kết quả.

- 1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu
của bài.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài:
+ 900 đồng gồm 2 tờ giấy bạc loại 100
đồng, 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ
giấy bạc loại 500 đồng
+ 1000 đồng gồm 3 tờ giấy bạc loại 100
đồng, 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ
giấy bạc loại 500 đồng
+ 700 đồng gồm 2 tờ giấy bạc loại 100
đồng và 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng.
(hoặc: 700 đồng gồm 1 tờ giấy bạc loại
200 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng;
700 đồng gồm 1 tờ giấy bạc loại 100
đồng, 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng; )
______________________________
Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ
Hát bài hát ca ngợi quê hơng, đất nớc
I. Mục tiêu:
- HS hát các bài hát ca ngợi đất nớc Việt Nam.
- Giúp HS hiểu truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục HS tình yêu quê hơng đất nớc và lòng tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Các bài hát ca ngợi quê hơng, đất nớc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
1. Giới thiệu nội dung.
2. Tổ chức hoạt động:
- GV kể chuyện truyền thống hào hùng

của dân tộc Việt Nam.
Giáo dục HS tình yêu quê hơng đất nớc
và lòng tự hào dân tộc.
- Cho HS hát các bài hát ca ngợi quê h-
ơng, đất nớc.
- Cho HS biểu diễn.
GV nhận xét và khen ngợi ngợi.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS luôn luôn học tập tốt,
lao động tốt để lớn lên góp phần xây
dựng đất nớc ngày càng giàu đẹp.
Hoạt động của HS
- HS hiểu đợc truyền thống hào hùng của
dân tộc. Từ đó có ý thức học tập, phấn đấu,
rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi,
cháu ngoan Bác Hồ; để sau này lớn lên sẽ
tiếp bớc cha anh, ghi tiếp những trang sử
hào hùng của dân tộc.
- HS cả lớp hát các bài hát ca ngợi đất nớc.
- HS biểu diễn nhóm, cá nhân các bài hát
ca ngợi quê hơng, đất nớc mà các em đã
chuẩn bị.
______________________________
Tiết 6: Luyện toán
Luyện tập tổng hợp
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
- Viết các số có 3 chữ số thành tổng của các trăm, chục, đơn vị.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng. Rèn kĩ

năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền tệ.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
A. Bài cũ:
Đặt tính rồi tính:
372 + 516 216 + 322
485 - 261 224 + 343
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập:
* Bài 1: Viết các số sau thành tổng của
các trăm, chục, đơn vị
769 = 187 =
658 = 592 =
289 = 478 =
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính
172 + 110 866 - 402
537 - 231 644 + 343
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
=> Chốt cách đặt tính và tính
* Bài 3: Tính
200 đồng + 500 đồng =
400 đồng + 400 đồng =
900 đồng - 500 đồng =

800 đồng - 300 đồng =
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 4: Một ngời mua rau phải trả 600
đồng và mua chanh phải trả 300 đồng.
Hỏi ngời đó phải trả tất cả bao nhiêu
đồng?
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Cho HS làm bài
Chấm điểm một số bài.
Nhận xét + sửa sai.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về ôn bài.
Hoạt động của HS
- 1 HS nêu
- HS tự làm bài.
769 = 700 + 60 + 9
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
172 537
110 231
282 306
- Tính.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
200 đồng + 500 đồng = 700 đồng
- 1 HS đọc
- 1 HS làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở:
Bài giải

Ngời đó phải trả tất cả số tiền là:
600 + 300 = 900 (đồng)
Đáp số: 900 đồng.
______________________________
Tiết 7: Tự học
Hoàn thành các môn học trong ngày
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành các môn học trong ngày.
- Rèn cho HS ý thức tự giác học tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Hoạt động 2: Tự học
- Cho HS hoàn thành các môn học
trong ngày.
- GV giúp đỡ HS yếu.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- GV chốt kiến thức cơ bản cần ghi
nhớ của từng bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài.
- HS nêu tên các môn học trong ngày.
- HS tự hoàn thành bài tập của các môn:
+ Tập đọc: Chuyện quả bầu.
+ Toán: Luyện tập.
- HS nghe và ghi nhớ.
________________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008
Tiết 1: Tự nhiên - Xã hội
Mặt Trời và phơng hớng

I. Mục tiêu: Giúp HS
- HS biết đợc 4 hớng chính là: Đông, Tây, Nam, Bắc. Mặt Trời luôn mọc ở phơng Đông
và lặn ở phơng Tây.
- HS biết cách xác định phơng hớng bằng Mặt Trời.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
A. Bài cũ:
Mặt Trời có dạng hình gì?
Mặt Trời ở đâu?
Mặt Trời có tác dụng gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Xác định các hớng chính:
- Cho HS quan sát tranh SGK trang 66
và hớng dẫn HS thảo luận nhóm theo các
câu hỏi gợi ý sau:
Hình 1 là cảnh gì?
Hình 2 là cảnh gì?
Mặt Trời mọc khi nào?
Mặt Trời lặn khi nào?
Phơng Mặt Trời mọc và phơng Mặt Trời
lặn có thay đổi không?
Phơng Mặt Trời mọc cố định, ngời ta gọi
là phơng gì?
Phơng Mặt Trời lặn cố định, ngời ta gọi
là phơng gì?
Ngoài hai phơng Đông, Tây, các em còn
nghe nói tới phơng nào nữa?

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo
luận.
=> GV chốt
3. Cách xác định phơng hớng bằng Mặt
Trời:
- Cho HS quan sát tranh SGK trang 67
và hớng dẫn HS thảo luận nhóm theo các
câu hỏi gợi ý sau:
Bạn gái làm thế nào để xác định đợc ph-
ơng hớng?
Phơng Đông ở đâu?
Phơng Tây ở đâu?
Phơng Nam ở đâu?
Phơng Bắc ở đâu?
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm:
- Cảnh Mặt Trời mọc.
- Cảnh Mặt Trời lặn.
- Lúc sáng sớm.
- Lúc trời tối.
- Không thay đổi.
- Phơng Đông
- Phơng Tây
- Phơng Nam và phơng Bắc
- HS thảo luận nhóm và báo cáo kết quả
thảo luận trớc lớp.
- HS thảo luận nhóm và báo cáo kết quả
thảo luận trớc lớp.
- Đứng giang tay.
- ở phía bên tay phải.

- ở phía bên tay trái.
- ở phía sau lng.
- ở phía trớc mặt.
- Gọi HS nhắc lại.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về ôn bài.
- 2 HS nhắc lại.
_______________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố kĩ năng đọc, viết các số có 3 chữ số.
- Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có ba chữ số.
- Nhận biết một phần năm.
- Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến đơn vị tiền Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các hình vuông, hình chữ nhật và các ô vuông nhỏ biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
A. Bài cũ :
Số?
500 đồng = 200 đồng + đồng;
700 đồng = 200 đồng + đồng.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2 Luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.

Nhận xét + chỉnh sửa.
=> Chốt cách đọc, viết số có 3 chữ số.
* Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
=> Chốt thứ tự các số có 3 chữ số.
* Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
=>Chốt cách so sánh các số có 3 chữ số.
* Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 5:
- Gọi HS đọc đầu bài.
- GV hớng dẫn và cho HS làm bài.
Chấm điểm một số bài.
- Gọi 1 HS lên chữa bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về ôn bài.
Hoạt động của HS
- 1 HS nêu.
- Lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- Số?
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.


- Điền dấu >, < =?
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
875 > 785 321 > 298
- 1 HS nêu
- HS tự làm bài và trả lời miệng: hình a.
- 1 HS đọc
- Tóm tắt: 700 đồng
Bút chì:
300 đồng
Bút bi:


? đồng
Bài giải
Giá tiền một chiếc bút bi là:
700 + 300 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng.

_____________________________
Tiết3: Chính tả
Tập chép: Chuyện quả bầu
I. Mục tiêu:
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng và đoạn cuối trong bài: Chuyện quả bầu.
- Ôn luyện viết hoa các danh từ riêng.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu l/n, v/d.
- Rèn cho HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.

III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
A. Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng: Viết 3 từ có phụ âm
đầu r/d/gi.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hớng dẫn HS viết:
- Cho HS đọc đoạn cuối trong bài:
Chuyện quả bầu.
Đoạn chép kể về chuyện gì?
Các dân tộc anh em trên đất nớc Việt
Nam có chung nguồn gốc ở đâu?
Đoạn văn có mấy câu?
Tìm những chữ trong bài phải viết hoa?
- Cho HS tập viết chữ khó viết: Khơ-mú,
nhanh nhảu, Thái, Tày, Nùng,
Nhận xét và sửa sai.
- GV cho HS chép bài vào vở.
GV giúp đỡ HS yếu.
- GV đọc lại .
- Chấm bài và nhận xét.
GV chữa lên bảng những lỗi phổ biến.
3. Hớng dẫn HS làm bài tập :
* Bài 2: Treo bảng phụ
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hớng dẫn.
Nhận xét + sửa sai.
* Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV hớng dẫn.
Nhận xét + sửa sai.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về ôn bài.
Hoạt động của HS
- 2 HS lên bảng viết.
- Lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc.
- Nguồn gốc của các dân tộc anh em trên
đất nớc Việt Nam.
- Đều đợc sinh ra từ quả bầu.
- Có 3 câu.
- Chữ đầu câu: Từ, Ngời, Đó. Tên riêng:
Khơ- mú, Thái, Tày, Mờng, Dao,
Hmông, Ê- đê, Ba- na, Kinh.
- HS viết bảng con: Khơ-mú, nhanh
nhảu, Thái, Tày, Nùng,
- HS chép bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- 1HS nêu.
- 2 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con.
a, năm nay, thuyền nan, lênh đênh, này,
chăm lo, qua lại
b, vội, vàng, vấp, dây, vấp, dây
- 1HS nêu.
- 2 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con.
a, nồi, lội, lỗi
b, vui, dai, vai
______________________________

Tiết 4: Tập viết
Chữ hoa: Q (kiểu 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết viết chữ hoa Q (kiểu 2) theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ Quân dân một lòng theo cỡ chữ nhỏ, chữ viết đúng mẫu,
đều nét, nối chữ đúng quy định.
- Rèn cho HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Chữ mẫu Q, cụm từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
A. Bài cũ:
- Cho HS viết bảng con: N, Ngời.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hớng dẫn viết chữ hoa:
- Cho HS quan sát chữ mẫu: Q
(kiểu2)
- GV viết mẫu và hớng dẫn.
GV nhận xét và sửa sai.
3. Hớng dẫn HS viết câu:
- GV đa chữ mẫu cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS nhận xét độ cao con
chữ và khoảng cách chữ.
- GV viết mẫu và hớng dẫn.
Hoạt động của HS
- HS quan sát + nhận xét: Chữ cái Q (kiểu2)
cao 5 li. Chữ cái Q (kiểu2) gồm 2 nét viết
liền: một nét cong phải và một nét lợn ngang.
- HS quan sát + viết bảng con.

- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS tập viết vào bảng con.





























GV nhận xét + chỉnh sửa.
4. HS viết vở:
- HS viết bài trong vở tập viết.
- HS chữa lỗi sai ra bảng con.
GV hớng dẫn HS yếu.
- Chấm bài và nhận xét.
- Cho HS chữa lỗi ở bảng con.
Nhận xét + sửa sai.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài.
- HS viết bài trong vở tập viết.
- HS chữa lỗi sai ra bảng con.
__________________________________
Tiết 5: Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc bài: Bảo vệ nh thế là rất tốt
I. Mục tiêu :
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ khó; ngắt nghỉ hơi đúng khi gặp dấu câu và
giữa các cụm từ.
- Hiểu các từ: chiến khu, vọng gác, quan sát, rảo bớc, đại đội trởng.
- Hiểu đợc nội dung bài: Bác Hồ rất nhân hậu và rất tôn trọng nội quy. Đó là những
phẩm chất đáng quý của Ngời.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
A. Bài cũ :
- Gọi HS đọc bài: Chuyện quả bầu +
trả lời câu hỏi.

B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HS luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc tiếng từ khó: Lí
Phúc Nha, Sán Chỉ, lo, rảo bớc, quan
sát, đại đội trởng,
- Cho HS luyện đọc câu, luyện đọc
theo đoạn.
- Hớng dẫn ngắt nghỉ hơi, cho HS
luyện đọc.
GV theo dõi + chỉnh sửa.
Kết hợp giải nghĩa từ ngữ: chiến khu,
vọng gác, quan sát, rảo bớc, đại đội tr-
ởng.
- Luyện đọc toàn bài.
Nhận xét - cho điểm.
3. Tìm hiểu bài:
Anh Nha là ngời ở đâu?
Anh Nha đợc giao nhiệm vụ gì?
Anh Nha hỏi Bác điều gì?
Giấy tờ là loại giấy gì?
Vì sao anh Nha lại hỏi giấy tờ của Bác
Hồ?
Bác Hồ khen anh Nha nh thế nào?
Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
Qua bài văn em biết thêm phẩm chất
đáng quý nào của Bác Hồ?
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.

Dặn HS về ôn bài.
Hoạt động của HS
- HS nghe -> đọc thầm
- HS luyện đọc tiếng từ khó: Lí Phúc Nha,
Sán Chỉ, lo, rảo bớc, quan sát, đại đội trởng,

- HS đọc cá nhân, nối tiếp đọc các câu trong
từng đoạn -> nối tiếp đọc các đoạn.
- HS luyện đọc.
Đang quan sát/ bỗng anh thấy từ xa/ một cụ
già cao gầy,/ chân đi dép cau su/ rảo bớc về
phía mình.//
- HS đọc theo nhóm, đọc tiếp sức, đọc đồng
thanh.
- Anh Nha là ngời miền núi thuộc dân tộc
Sán Chỉ.
- Anh đợc giao nhiệm vụ đứng gác trớc cửa
nhà Bác để bảo vệ Bác.
- Anh hỏi giấy tờ của Bác.
- Là giấy có dán ảnh, có chứng nhận để ra
vào cơ quan.
- Vì anh Nha cha biết mặt Bác nên thực
hiện đúng nguyên tắc: Ai muốn vào nơi ở
của Bác thì phải trình giấy tờ.
- Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ nh thế là rất
tốt.
- HS tự trả lời.
- Bác rất tôn trọng nội quy chung.
______________________________
Tiết 6: Thể dục

Chuyền cầu - Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm 2 ngời. Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền
cầu chính xác hơn các giờ trớc.
- Ôn trò chơi Nhanh lên bạn ơi. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách
chủ động.
II. Địa điểm, ph ơng tiện :
- Dọn sạch sân tập, kẻ sân và chuẩn bị cờ.
- Còi, mỗi HS một quả cầu.
III. Nội dung và ph ơng pháp lên lớp :
Nội dung
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội
dung yêu cầu giờ học.
Định
Lợng
5-7 phút
Phơng pháp tổ chức
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu
giờ học.
- Khởi động.
- Ôn một số động tác của
bài thể dục phát triển chung
2. Phần cơ bản:
- Chuyền cầu theo nhóm
hai ngời
- Trò chơi: Nhanh lên bạn
ơi.
3. Phần kết thúc:
-Thả lỏng.

- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài.
(Mỗi động
tác 2- 8
nhịp)
20-22 phút

5 - 7 phút
- GV điều khiển: Xoay các khớp cổ chân,
cổ tay, đầu gối, hông, vai. Giậm chân tại
chỗ và đếm to theo nhịp.
- Cán sự lớp điều khiển cho lớp tập.
- Đội hình 2 HS một quay mặt vào nhau
cách nhau 2 m, đôi nọ cách đôi kia tối
thiểu là 2 m.
- Cán sự chỉ đạo, HS tập theo tổ: Từng đôi
tự tập.
- Tổ chức thi giữa các tổ: Mỗi tổ một cặp
đại diện.
- GV theo dõi và khen ngợi tổ đạt kết quả
tốt.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi
và hớng dẫn luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi theo tổ.
- Lần 2, 3 thi giữa các tổ.
- Khen ngợi tổ đạt kết quả tốt.
- Đi đều và hát theo hàng dọc.
_______________________________
Tiết 7: Tự học
Hoàn thành các môn học trong ngày

I. Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành các môn học trong ngày.
- Rèn cho HS ý thức tự giác học tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Hoạt động 2: Tự học
- Cho HS hoàn thành các môn học
trong ngày.
- GV giúp đỡ HS yếu.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- GV chốt kiến thức cơ bản cần ghi
nhớ của từng bài học.
- Dặn HS về ôn bài.
- HS nêu tên các môn học trong ngày.
- HS tự hoàn thành bài tập của các môn:
+ Tự nhiên và xã hội: Mặt Trời và phơng h-
ớng.
+ Toán: Luyện tập chung.
+ Chính tả: Nghe - viết: Chuyện quả bầu.
+ Tập viết: Chữ hoa Q (kiểu 2).
+ Thể dục: Chuyền cầu - Trò chơi: Nhanh
lên bạn ơi
- HS nghe và ghi nhớ.
_____________________________________________________________________
Thứ t ngày 23 tháng 4 năm 2008
Tiết 1: Tập đọc
Tiếng chổi tre
I. Mục tiêu :
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ khó; đọc diễn cảm; ngắt nghỉ hơi đúng khi

gặp dấu câu, sau mỗi dòng, mỗi ý của thể thơ tự do.
- Hiểu nghĩa của các từ: xao xác, lao công.
- Hiểu nội dung bài: HS hiểu đợc chị lao công vất vả để giữ sạch, đẹp đờng phố. Chúng
ta cần phải quý trọng, biết ơn chị lao công và có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần luyện đọc:
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
A. Bài cũ :
- Gọi HS đọc bài: Chuyện quả bầu +
trả lời câu hỏi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hớng dẫn HS luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc tiếng từ khó: lắng
nghe, chổi tre, xao xác, quét rác, lặng
ngắt,
- Cho HS luyện đọc câu, đoạn.
- GV hớng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.
GV theo dõi + chỉnh sửa
Kết hợp giải nghĩa từ: xao xác, lao
công.
- Cho HS luyện đọc cả bài.
GV theo dõi + chỉnh sửa.
3. Hớng dẫn tìm hiểu bài:
Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào
những lúc nào?
Những hình ảnh nào cho thấy công

việc của chị lao công rất vất vả?
Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao
công?
Nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì
qua bài thơ?
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV xoá dần cho HS luyện đọc thuộc
lòng.
- Gọi HS đọc thuộc lòng toàn bài.
Nhận xét - cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về ôn bài.
Hoạt động của HS
- HS nghe -> đọc thầm
- HS luyện đọc tiếng từ khó: lắng nghe, chổi
tre, xao xác, quét rác, lặng ngắt, sạch lề,
- HS luyện đọc cá nhân, nối tiếp từng câu,
từng đoạn.
- HS luyện đọc:
Những đêm hè/
Khi con ve/
Đã ngủ//
Tôi lắng nghe/
Trên đờng Trần Phú//
- Đọc theo nhóm, đọc đồng thanh.
- Vào những đêm hè rất muộn và những đêm
đông lạnh giá.
- Khi ve ve đã ngủ, khi cơn giông vừa tắt, đ-
ờng lạnh ngắt

- Chị lao công/ Nh sắt/ Nh đồng
- Chị lao công vất vả để giữ sạch, đẹp đờng
phố. Chúng ta cần phải quý trọng, biết ơn chị
lao công và có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- HS luyện đọc thuộc lòng.
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng toàn bài.
_______________________________
Tiết2: Luyện từ và câu
Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hóa các từ trái nghĩa. Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. Hiểu
nghĩa các từ.
- Rèn kĩ năng tìm, phân biệt các cặp từ trái nghĩa. Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy
đúng.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to.
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
A. Bài cũ:
Hoạt động của HS
- Cho HS viết một câu ca ngợi về Bác Hồ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hớng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc phần a.
- Cho HS viết các cặp từ trái nghĩa.
- Nhận xét và chốt đáp án đúng.

- Phần b, c tơng tự.
* Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu;
- Chia lớp thành 2 nhóm, cho các nhóm
lên bảng điền dấu tiếp sức.
Nhận xét + chỉnh sửa.
Tuyên dơng nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về ôn bài.
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vở nháp.
- 1 HS nêu.
- 2 HS đọc.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở.
đẹp - xấu, ngắn - dài, nóng - lạnh, thấp -
cao
- Đọc đề bài trong SGK.
- Nhận nhóm và thực hiện theo yêu cầu:
4 ô trống đầu và 2 ô trống cuối là dấu
phẩy, ô trống thứ năm là dấu chấm.



Tiết 3: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số.
- Rèn kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) theo cột dọc.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm.

- Củng cố biểu tợng hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các hình tam giác nh trong bài 5, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
A. Bài cũ:
- Gọi HS chữa bài 3 (trang 165)
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu: Để xếp các số theo thứ tự
bài yêu cầu, chúng ta phải làm gì?
- Cho HS làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách đặt tính và thực hiện
phép tính cộng, trừ với các số có 3 chữ
số.
- Cho HS làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
Hoạt động của HS
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.

937 > 739 200 + 30 = 230
- 1 HS nêu.
- 1 HS nêu: Phải so sánh các số với nhau.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
a, 599; 678; 857; 903; 1000
b, 1000; 903; 857; 678; 599
- 1 HS nêu.
- 1 HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép
tính cộng, trừ với các số có 3 chữ số.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
635 896
241 133
* Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hớng dẫn và cho HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên chữa bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 5:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng xếp
Nhận xét + chỉnh sửa.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài.
876 763
- 1 HS nêu.
- HS tự làm bài và chữa bài miệng.
600m + 300m = 900m
- 1 HS nêu.
- HS suy nghĩ và tự xếp.

- 1 HS xếp trên bảng.
_____________________________
(Tiết 4, 5, 6, 7: GV chuyên soạn và dạy)



Thứ năm ngày 24 tháng 4 năm 2008
(Tiết 1, 2, 3, 4: GV chuyên soạn và dạy)
______________________________
Tiết 5: Luyện Mĩ thuật
Luyện vẽ theo đề tài tự do
I. Mục tiêu:
- HS lựa chọn đề tài, biết cách lựa chọn hình ảnh để làm rõ nội dung đã chọn.
- Vẽ đợc tranh theo đề tài mình đã chọn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh về một số đề tài.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy bài mới:
a, Quan sát - nhận xét:
- Giới thiệu tranh ảnh về một số đề tài.
Tranh vẽ cảnh gì?
Màu sắc trong tranh nh thế nào?
Đề tài của bức tranh là gì?
Em thích vẽ tranh về đề tài nào?
b, Hớng dẫn cách vẽ:

Em sẽ chọn đề tài nào để vẽ?
Đề tài em định vẽ có những hình ảnh
nào?
=> GV chốt: Vẽ hình ảnh chính trớc,
hình ảnh phụ sau, vẽ màu phải có đậm, có
nhạt,
c, Thực hành:
- Cho HS vẽ.
GV giúp đỡ HS yếu và bồi dỡng HS năng
khiếu.
- Nhận xét bài làm của HS.
C.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài.
- HS quan sát + nhận xét.
- HS liên hệ.
- HS trả lời.
- HS nhớ và kể lại.
- HS vẽ tranh theo đề tài mà mình yêu
thích.
______________________________
Tiết6: Luyện Tiếng Việt
Ôn: Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác
Hồ
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
- Đáp lại lời khen ngợi một cách lịch sự, khiêm tốn, nhã nhặn.
- Viết đợc đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về Bác Hồ theo câu hỏi gợi ý.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ viết bài tập 1, 2 và các câu hỏi gợi ý của bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV
A. Bài cũ:
- 2 HS đọc lại bài văn tả về ảnh Bác Hồ
đã làm trong giờ tập làm văn tuần trớc.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hớng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: Treo bảng phụ
Nói lời đáp của em trong những trờng
hợp sau:
a, Em đến giúp bà cụ già neo đơn ở trong
thôn, bác trởng thôn biết và khen em.
b, Em đi đờng thấy một em bé bị lạc, em
đa em bé đó đến đồn công an nhờ các chú
công an giúp. Em đợc các chú công an
khen.
c, Em trực nhật giúp bạn bị mệt, em đợc
cô giáo khen.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hớng dẫn và cho HS thảo luận trong
nhóm đôi, sắm vai tình huống trong bài.
- Gọi một số nhóm trình bày kết quả thảo
luận trớc lớp.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 2: Treo bảng phụ
Viết lời đáp của Hà vào vở:
a, Hà kể chuyện cho bà nghe, bà khen:
Cháu bà kể chuyện hay quá!
b, Trong hội thi Tiếng hát tuổi hoa, Hà
đợc các bạn khen: Hôm nay, bạn hát hay

quá!
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hớng dẫn và cho HS thảo luận trong
nhóm đôi các tình huống trong bài.
- Gọi một số nhóm trình bày kết quả thảo
luận trớc lớp.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 3: Treo bảng phụ
Hãy viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về
Bác Hồ dựa vào việc quan sát ảnh Bác và
Hoạt động của HS
- 1 HS nêu.
- HS trong nhóm thảo luận và tập sắm vai
tình huống trong bài.
- Đại diện một số nhóm trình bày trớc
lớp. Ví dụ tình huống a:
HS1: Cháu ngoan quá đã biết giúp đỡ ng-
ời có hoàn cảnh khó khăn.
HS2: Có gì đâu ạ./ Cháu cảm ơn bác đã
khen cháu./ Dạ, có gì đâu hả bác./ Giúp
đỡ ngời có hoàn cảnh khó khăn là việc
nên làm mà bác./
- 1 HS nêu.
- HS trong nhóm thảo luận các tình huống
trong bài.
- Đại diện một số nhóm trình bày trớc
lớp. Ví dụ tình huống a: Cháu cảm ơn bà./
Thật hả bà? Cháu sẽ kể chuyện nữa cho
bà nghe nhé./ Dạ, cháu kể cũng bình th-
ờng thôi bà ạ./ Bà ơi, ở lớp cháu còn

nhiều bạn kể chuyện hay hơn cháu
nhiều./ Bà khen làm cháu vui quá./
các câu hỏi gợi ý sau:
a, ảnh Bác đợc treo ở đâu?
b, Trông Bác nh thế nào (dáng ngời, nớc
da, chòm râu, mái tóc, vầng trán, đôi mắt,
)?
c, Em hứa với Bác điều gì?
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS dựa vào việc các em đã
quan sát ảnh Bác Hồ (ở nhà em, ở tr-
ờng, ) và các câu hỏi gợi ý viết một
đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về ảnh Bác Hồ.
- GV chấm một số bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về ôn bài.
- 1 HS đọc.
- HS tự viết bài.
- 1 số HS có bài văn hay đọc bài viết của
mình.



Tiết 7: Tự học
Hoàn thành các môn học trong ngày
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành các môn học trong ngày.
- Rèn cho HS ý thức tự giác học tập.

II. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Hoạt động 2: Tự học
- Cho HS hoàn thành các môn học
trong ngày.
- GV giúp đỡ HS yếu.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- GV chốt kiến thức cơ bản cần ghi
nhớ của từng bài học.
- Dặn HS về ôn bài.
- HS nêu tên các môn học trong ngày.
- HS tự hoàn thành bài tập của các môn:
+ Thủ công: Làm con bớm.
+ Toán: Luyện tập chung.
+ Kể chuyện: Chuyện quả bầu.
+ Mĩ thuật: Thờng thức mĩ thuật: Tìm hiểu về
tợng (tợng tròn).
- HS nghe và ghi nhớ.



Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2008
Tiết 1: Thể dục
Chuyền cầu - Trò chơi: Ném bóng trúng
đích
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm 2 ngời. Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền
cầu chính xác.
- Ôn trò chơi Ném bóng trúng đích. Yêu cầu biết ném vào đích.

II. Địa điểm, ph ơng tiện :
- Dọn sạch sân tập, kẻ sân vạch giới hạn cho trò chơi Ném bóng trúng đích.
- Còi, mỗi đội 3 - 10 quả bóng nhỏ và một rổ làm đích.
- Mỗi HS một quả cầu.
III. Nội dung và ph ơng pháp lên lớp :
Nội dung Định
Lợng
Phơng pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội
dung yêu cầu giờ học.
- Khởi động.
- Ôn một số động tác của
bài thể dục phát triển
chung.
2. Phần cơ bản:
- Chuyền cầu theo nhóm
hai ngời
- Trò chơi: Ném bóng trúng
đích
3. Phần kết thúc:
-Thả lỏng.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài.
5-7 phút
(Mỗi động
tác 2- 8
nhịp)
20-22 phút


5 - 7 phút
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu
giờ học.
- GV điều khiển:
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc.
Đi thờng theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Cán sự lớp điều khiển cho lớp tập.
- Đội hình 2 HS một quay mặt vào nhau
cách nhau 2 m, đôi nọ cách đôi kia tối
thiểu là 2 m.
- Cán sự chỉ đạo, HS tập theo tổ: Từng đôi
tự tập.
- Từng tổ thi để chọn đôi giỏi nhất, sau đó
các đôi lại tiếp tục thi để chọn vô địch.
- GV theo dõi và khen ngợi đôi đạt kết quả
tốt.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
và hớng dẫn luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi theo tổ.
- Khen ngợi tổ đạt kết quả tốt.
- Đi đều và hát theo hàng dọc.
______________________________
Tiết2: Chính tả
Nghe - viết: Tiếng chổi tre
I. Mục tiêu :
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn Những đêm đông Em nghe!trong
bài: Tiếng chổi tre.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt: l/n; it/ich.
- Rèn cho HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:

Bảng phụ viết sẵn : Nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
A. Bài cũ :
- Cho HS viết: lấm lem, nuôi nấng, no
nê, lội nớc, lúc nào, long lanh
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hớng dẫn HS viết:
- Cho HS đọc đoạn Những đêm đông
Em nghe!trong bài: Tiếng chổi tre.
Đoạn thơ nói về ai? Công việc của chị
lao công vất vả nh thế nào?
Qua đoạn thơ em hiểu về điều gì?
Bài thơ thuộc thể thơ gì?
Những chữ đầu dòng thơ viết nh thế
nào?
- Cho HS luyện viết chữ khó: lặng ngắt,
cơn giông, quét rác, gió rét, sạch lề,
Hoạt động của HS
- 2 HS lên bảng viết.
- Lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc.
- Chị lao công. Chị phải làm việc vào
những đêm hè, những đêm đông giá rét.
- Chị lao công làm những công việc có ích
cho xã hội, chúng ta cần phải biết yêu quý
và giúp đỡ chị.
- Thuộc thể thơ tự do.
- Viết hoa.

- HS viết bảng con: lặng ngắt, cơn giông,
quét rác, gió rét, sạch lề,
Nhận xét và sửa sai.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
GV giúp đỡ HS yếu.
- GV đọc lại .
- Chấm bài và nhận xét.
GV chữa lên bảng những lỗi phổ biến.
3. Hớng dẫn HS làm bài tập :
* Bài 2: Treo bảng phụ
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hớng dẫn.
Nhận xét + sửa sai.
* Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hớng dẫn.
Nhận xét + sửa sai.
C.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- 1HS nêu.
- 2 HS làm bảng phụ- Lớp làm bài vào vở:
a, làm, nên non, nê, núi, lấy, nớc
b, mít, mít, chích, nghịch, rích, tíu tít, mít,
thích
- 1HS nêu.
- 2 HS làm bảng - Lớp làm bài vào vở:
a, lo lắng - no nê; lâu la - màu nâu; con la -

quả na; cái lá - ná thun; lề đờng - thợ nề,
b, bịt mắt - bịch thóc; thít chặt - thích quá,
_______________________________
Tiết 3: Toán
Kiểm tra
I. Mục tiêu: Kiểm tra HS
- Kiến thức về thứ tự các số.
- Kĩ năng so sánh các số có 3 chữ số.
- Kĩ năng cộng, trừ các số có 3 chữ số.
II. Đề kiểm tra:
1. Số?
255; ; 257; 258; ; 260; ;
2. >, <, =?
357 400 301 297
601 563 999 1000
238 259
3. Đặt tính rồi tính
423 + 325 251 + 346
872 - 320 786 - 135
4. Tính:
25m + 17 m = 700 đồng - 300 đồng =
900km - 200km = 200 đồng + 500 đồng =
63mm - 8mm =
5. Tính chu vi tam giác ABC A
B C
III. Hớng dẫn đánh giá:
Câu 1: 2 điểm
Điền đúng mỗi số đợc 0,5 điểm.
Câu 2: 2 điểm
Điền mỗi dấu đúng đợc 0,4 điểm

Câu 3: 2 điểm
Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính đợc 0,5 điểm.
Câu 4: 2 điểm
Mỗi phép tính đúng 0,4 điểm.
Câu 5: 2 điểm.
______________________________
Tiết 4 Tập làm văn
Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc
I. Mục tiêu:
- HS biết đáp lời từ chối của ngời khác trong tình huống giao tiếp. Biết kể lại nội dung
một trang trong sổ liên lạc của mình.
- Rèn kĩ năng nói với thái độ nhã nhặn, lịch sự.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Sổ liên lạc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
A. Bài cũ:
Gọi 3 HS đọc bài văn tả về Bác Hồ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hớng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: Treo tranh minh hoạ
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hớng dẫn và cho HS thảo luận tình
huống trong bài:
Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo
xanh?
Bạn kia trả lời thế nào?
Lúc đó bạn áo tím đáp lại thế nào?
- Gọi một số nhóm trình bày kết quả thảo

luận trớc lớp.
Nhận xét + chỉnh sửa.
- Cho HS tìm lời đáp khác cho bạn HS áo
tím.
- Gọi HS sắm vai trớc lớp
Nhận xét tuyên dơng HS nói tốt.
* Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống a.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi các tình
huống còn lại.
- Gọi HS thực hành đóng vai các tình
huống.
- Gọi HS nhận xét bổ sung.
* Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự tìm một trang sổ liên lầcm
mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo
nội dung sau:
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau
khi đọc xong trang sổ đó.
Nhận xét + chỉnh sửa và cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về ôn bài.
Hoạt động của HS
- 1 HS nêu.
- HS trong nhóm thảo luận tình huống

trong bài.
- Đại diện một số nhóm trình bày trớc
lớp.
- Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mợn vậy./
Hôm sau cậu cho tớ mợn nhé./
- 3 cặp sắm vai trớc lớp
- 1 HS đọc.
- HS1: Cho mình mợn quyển truyện với?
HS2: Truyện này tớ cũng đi mợn.
HS1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ
nghe nhé./
- HS thảo luận nhóm đôi tình huống b và
c.
- Một số nhóm trình bày.
- 1 HS nêu.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 số HS có bài văn hay đọc bài viết của
mình.
- 5, 7 HS đọc, nói theo nội dung và suy
nghĩ của mình.
_______________________________
Tiết 5: Luyện Tiếng Việt
Nghe - viết: Chiếc rễ đa tròn
I. Mục tiêu :
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn cuối bài: Chiếc rễ đa tròn.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt phụ âm đầu: s/x.
- Rèn cho HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết sẵn : Nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học :

Hoạt động của GV
A. Bài cũ :
- HS viết bảng: chăm chỉ, một trăm, va
chạm, trạm y tế
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hớng dẫn HS viết:
- Cho HS đọc đoạn cuối bài: Chiếc rễ đa
tròn.
Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có
hình dáng nh thế nào?
Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây
đa?
- Cho HS luyện viết chữ khó: năm sau,
rễ, lá tròn, chui,
Nhận xét và sửa sai.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
GV giúp đỡ HS yếu.
- GV đọc lại .
- Chấm bài và nhận xét.
GV chữa lên bảng những lỗi phổ biến.
3. Hớng dẫn HS làm bài tập :
* Bài 2: Treo bảng phụ
a, Điền s hay x
dòng ông, ông lên, a mạc, a xôi
b, Viết lại 3 từ có tiếng chứa phụ âm
đầu s, 3 từ có tiếng chứa phụ âm đầu x.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hớng dẫn.
Nhận xét + sửa sai.

C.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài.
Hoạt động của HS
- 2 HS lên bảng viết.
- Lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc.
- Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có
vòng lá tròn.
- Các bạn nhỏ thích chui qua chui lại vòng
lá tròn đợc tạo nên từ rễ đa.
- HS viết bảng con: năm sau, rễ, lá tròn,
chui,
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- 1HS nêu.
- 2 HS làm bảng phụ- Lớp làm bài vào vở:
a, dòng sông, xông lên, sa mạc, xa xôi
b, quyển sách, túi xách, sơ sinh, xơ mít,
say rợu, xay bột
_______________________________
Tiết 6: Tự học
Hoàn thành các môn học trong ngày
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành các môn học trong ngày.
- Rèn cho HS ý thức tự giác học tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Hoạt động 2: Tự học

- Cho HS hoàn thành các môn học
trong ngày.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- HS nêu tên các môn học trong ngày.
- HS tự hoàn thành bài tập của các môn:
+ Thể dục: Chuyền cầu - Trò chơi Ném bóng
trúng đích
+ Chính tả: Nghe - viết: Tiếng chổi tre.
+ Toán: Kiểm tra.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- GV chốt kiến thức cơ bản cần ghi
nhớ của từng bài học.
Nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài.
+ Tập làm văn: Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên
lạc.
- HS nghe và ghi nhớ.
________________________________________
Tiết 7: Sinh hoạt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm đợc các việc làm tốt và các việc làm cha tốt trong tuần vừa qua. Từ đó
đề ra phơng hớng hoạt động trong tuần tới.
- Rèn cho HS có ý thức tốt trong mọi hoạt động.
II. Kiểm điểm các hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trởng lên nhận xét các hoạt động của tổ mình trong tuần.
- Lớp phó học tập lên nhận xét hoạt động học tập của lớp trong tuần.
- Lớp phó lao động lên nhận xét việc vệ sinh của lớp trong tuần.
- Lớp trởng lên nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần.
- GV nhận xét bổ sung => Việc làm tốt và việc làm cha tốt.
- Xếp thi đua giữa các tổ: 1.Tổ 2.Tổ 3. Tổ
- Khen ngợi những HS đạt nhiều thành tích trong tuần:

. .
- Nhắc nhở HS ý thức cha tốt:
.
III. Công tác mới:
- Tiếp tục củng cố nền nếp học tập.
- Củng cố và nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động ngoài giờ.
- Tiếp tục củng cố và nâng cao hơn nữa nền nếp vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt hơn nữa việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trờng lớp.
- Thờng xuyên bồi dỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu trong từng tiết dạy và cuối mỗi buổi
học.
- Thờng xuyên luyện đọc hay, viết đẹp cho HS có năng khiếu.
- Tiếp tục phát động thi đua chào mừng ngày 30 - 4, 1 - 5, 15 - 5 và 19 - 5.
* Vui văn nghệ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×