Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Băn khoăn của bố mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 8 trang )

Băn khoăn của bố mẹ trong
việc giáo dục giới tính cho con

Nói chuyện giới tính với con trẻ
là một việc hết sức quan trọng,
nhưng lại khiến không ít các bậc
phụ huynh bối rối và cảm thấy
khó khăn. Dưới đây là một số
những câu hỏi mà Webtretho tin
chắc các bố mẹ đều đã, hoặc sẽ
đặt ra ít nhất một lần trong đời.
Hỏi: Có phải tốt nhất nên để mẹ nói
chuyện giới tính với con gái và bố nói
chuyện với con trai?
Đáp: Đúng. Những cuộc thảo luận cùng giới tính sẽ tốt hơn
vì không có các giới hạn và bố mẹ có thể trực tiếp chia sẻ
kinh nghiệm của chính mình, chẳng hạn như lần đầu tiên
hành kinh, những thay đổi của cơ thể…

Em bé từ đâu ra
hả mẹ?

Hỏi: Thế còn với các bậc cha mẹ đơn thân thì sao? Một
người mẹ đơn thân sẽ nói chuyện với con trai mình thế nào,
hay người bố đơn thân sẽ nói chuyện với con gái thế nào?

Đáp: Cha mẹ đơn thân có thể nhờ một người bạn khác giới
đáng tin cậy và thân thiết với gia đình nói chuyện với trẻ.
Trong trường hợp không nhờ được người khác giúp đỡ, cha
mẹ đơn thân có thể tham khảo kiến thức từ những người
chung quanh và tìm hiểu thêm trong sách báo.


Hỏi: Con tôi bao nhiêu tuổi thì nên nói chuyện với
cháu về giới tính?

Đáp: Ngay khi cháu bắt đầu đặt câu hỏi với bạn.
Phần lớn trẻ em thường bắt đầu hỏi những câu đơn
giản khi lên ba tuổi, bạn nên chuẩn bị những câu trả
lời đơn giản và thành thật cho con.
Bạn có thể chuẩn bị bằng cách tìm đọc những tài liệu
giáo dục giới tính, hoặc tìm những cuốn sách giáo
dục giới tính cho trẻ con đơn giản, có hình vẽ minh
họa dễ thương để cùng con tìm hiểu.

Hỏi: Trẻ con muốn biết những gì?
Đáp: Những câu hỏi bạn sẽ thường được nghe nhất
có liên quan đến những bộ phận giới tính, và tại sao
con trai với con gái lại khác nhau. Bạn không cần đi
quá sâu vào chi tiết, hay giải thích quá cặn kẽ, chỉ cần
trả lời câu mà con hỏi một cách thành thật.
Một câu hỏi thường gặp khác là, “Em bé từ đâu ra?”
Nếu con hỏi bạn điều này, cũng hãy trả lời đơn giản
và thành thật. Bạn có thể cùng trẻ tìm hiểu qua những
cuốn sách như Where’s Willy?

Hỏi: Tôi phải cảnh báo cho con về xâm hại tình dục
như thế nào để không làm cháu hoảng sợ?
Đáp: Bạn hãy nói chuyện với con thật cẩn thận để
bảo đảm trẻ hiểu những bộ phận riêng tư trên cơ thể
là riêng tư và đặc biệt như thế nào; và trẻ không
được để cho người khác soi mói hay đụng chạm vào
đó!

Bạn có thể tìm đọc những cuốn sách như
"Everyone\’s got a bottom". Ai cũng có mông là câu
chuyện về cậu bé Ben cùng các anh chị em của mình
học và nói chuyện với nhau về cơ thể. Đó là một công
cụ hữu hiệu cho các bậc phụ huynh cũng như những
người bảo trợ bắt đầu cuộc nói chuyện với con trẻ về
việc tự bảo vệ mình.

Hỏi: Tôi phải làm gì khi bắt gặp con “mó máy” ở nơi
công cộng?
Đáp: Những em bé nhỏ đã bắt đầu khám phá bản
năng giới tính của mình, chúng tự chơi đùa, "mó máy"
vào những chỗ trên cơ thể và bố mẹ cần làm cho trẻ
xao lãng khỏi việc đó. Bảo với con rằng việc cháu
đang làm là một việc riêng tư, không được làm ở nơi
công cộng, rất xấu hổ.

Hỏi: Có nên cả bố và mẹ cùng nói chuyện với con về
giới tính?
Đáp: Sẽ rất tốt nếu có cả bố và mẹ cùng nói chuyện
về giới tính với con, nhưng không phải lúc nào cũng
được lý tưởng như vậy. Nếu không có cả bố và mẹ
cùng tham gia, người còn lại có thể tìm sự trợ giúp ở
những cuốn sách như Let\’s Talk About Sex. Đây là
cuốn sách hướng dẫn cho các bậc phụ huynh muốn
nói chuyện về giới tính với con của mình.

Hỏi: Thế nếu con của tôi cảm thấy không thoải mái
với cuộc nói chuyện?
Đáp: Thế thì không nên ép trẻ. Hãy bắt đầu khi con

sẵn sàng và tò mò muốn tìm hiểu. Đừng tấn công con
bằng những thông tin mà trẻ chưa sẵn sàng nghe hay
tiếp nhận. Nhưng khi trẻ đã sẵn sàng, hãy đảm bảo
trả lời các câu hỏi của trẻ một cách hoàn toàn thành
thật.
Hỏi: Nói chuyện với con tôi
về giới tính sẽ giúp ích gì cho
cháu?
Đáp: Kiến thức là sức mạnh, và
nếu bạn không dạy cho con
những hiểu biết cần thiết về giới
tính, cháu sẽ tìm hiểu ở một nơi
khác và có thể bị xâm hại.

Hỏi: Tôi nên nói chuyện giới tính với con khi nào và ở đâu
là tốt nhất?

Đáp: Bạn nên nói chuyện với con ở nơi có tính riêng tư,
không bị người khác nghe hay chen vào. Bạn có thể vào đề
bằng câu chuyện về ai đó mà bạn và con cùng biết để
trẻkhông có cảm giác bị giáo huấn.

Hỏi: Có phải nên dùng tên gọi chính xác để chỉ các bộ
phận trên cơ thể?

Nói chuyện giới tính với
con ở nơi riêng tư.
Đáp: Những từ nói tránh đi như “cái còi” có thể dễ thương
thật đấy, nhưng bạn vẫn nên dạy cho bé tên gọi chính xác
của các bộ phận cơ thể. Được nghe sự thật sẽ khiến trẻ cảm

thấy có trách nhiệm hơn với cơ thể của mình. Hãy bắt đầu
giúp con yêu quý bản thân từ khi còn thơ bé để trẻ không
lớn lên với suy nghĩ các bộ phận trên cơ thể mình là xấu
hay bẩn…

Hỏi: Làm sao để tránh cho con tôi khỏi những nội dung
tình dục trên truyền hình?
Đáp: Những nội dung người lớn hiện nay xuất hiện khá
nhiều trên truyền hình, và thật khó để bảo vệ con khỏi đó.
Do vậy các bậc cha mẹ nên chú ý xem con mình đang xem
những gì. Với mạng internet, bạn cũng nên có chế độ kiểm
soát để trẻ không vào những trang web có nội dung không
lành mạnh.
Hỏi: Trẻ con ngày nay có thể
học nhiều từ bạn bè và
internet hơn thế hệ bố mẹ
ngày xưa? Đó là điều tốt hay
xấu?

Đáp: Vừa tốt lại vừa xấu! Tốt
ở chỗ: Kiến thức là sức
mạnh, còn hơn là không biết gì! Và xấu là internet có
thể chứa quá nhiều thông tin, trong đó bao gồm cả
những thông tin không lành mạnh và không phù hợp
với lứa tuổi.
Hỏi: Tôi có nên cho con tự tìm kiếm thông tin về đề
tài này trên internet hay qua sách báo? Hay việc này
phải được thực hiện với sự giám sát của bố mẹ?
Đáp: Việc tìm hiểu này phải nằm trong sự hướng dẫn
và kiểm soát của bố mẹ.



Trẻ con có thể học
nhiều từ bạn bè.

×