Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thuốc bổ cho trẻ em docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.98 KB, 7 trang )

Thuốc bổ cho trẻ em

1. Một số điểm khái quát
Một trong các mối quan tâm hàng đầu
của các bà mẹ khi có con nhỏ là muốn
trẻ ăn khỏe, chóng lớn. Vì thế mà hầu
như khi nào đưa con đến gặp bác sĩ, các bà mẹ đều
có chung một nguyện vọng: “Bác sĩ cho con tôi uống
thêm thuốc bổ để nó mau lớn”. Có thể nhận thấy
thuốc bổ ngày nay được sử dụng khá rộng rãi ở trẻ
em, vì thế việc tìm hiểu về thuốc bổ là vô cùng cần
thiết, giúp các bà mẹ có thêm kinh nghiệm trong
chăm sóc “cục cưng” của mình.
Thuốc bổ là gì?
Thuốc bổ, hay còn gọi là đa sinh tố, là hỗn hợp chứa
nhiều hơn một vitamin. Thuốc bổ có thể dùng dưới
dạng uống hoặc tiêm, trong đó dạng uống được sử
dụng phổ biến và rộng rãi hơn. Một số thuốc bổ còn
kèm thêm khoáng chất và các chiết xuất thảo dược.
Khi nào thì dùng thuốc bổ?
Vitamin rất cần thiết cho sự sống. Đối với trẻ em, các
bé cần nhiều vitamin hơn nữa để cơ thể tăng trưởng
và phát triển. Thông thường, vitamin hiện diện trong
các loại thức ăn dùng hằng ngày, vì thế một chế độ
ăn hợp lý thì sẽ đảm bảo lượng vitamin cần thiết cho
cơ thể. Một ví dụ đơn giản như thế này: nếu mẹ cho
bé ăn một quả cam, mẹ đã cung cấp cho bé một
lượng vitamin C, Canxi và beta Carotene cần thiết.
Tuy nhiên, khi trẻ biếng ăn hoặc bị bệnh thì lượng
vitamin từ thức ăn trẻ ăn vào sẽ không đủ dùng cho
cơ thể, khi đó các bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thêm thuốc


bổ. Như vậy thuốc bổ sẽ được dùng trong trường hợp
trẻ không thể ăn (trẻ bệnh) hoặc không chịu ăn (biếng
ăn, không thích ăn thức ăn giàu vitamin).
Lưu ý khi dùng thuốc bổ
Thuốc bổ thường được bào chế dưới dạng viên nhai,
viên nén hoặc dạng sirô. Khi dùng thuốc bổ nên tuân
thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách
dùng, nếu chưa hiểu rõ nên hỏi lại bác sĩ hoặc người
bán thuốc. Nếu thuốc bổ được trình bày dưới dạng
chai nhỏ giọt hoặc sirô uống, thường sẽ có kèm theo
dụng cụ để đo lượng thuốc (ống hoặc muỗng có chia
vạch theo mililit, ống nhỏ giọt) mẹ nên sử dụng dụng
cụ đó để đong thuốc cho trẻ. Ngoài ra, một số thuốc
có hình dáng, mùi vị như kẹo nên cần để xa tầm với
của trẻ, đối với trẻ lớn nên nói cho bé biết đó là thuốc,
không phải kẹo. Trước khi dùng thuốc, nên kiểm tra
nhãn thuốc và hạn sử dụng ghi trên vỏ thuốc
2. Sử dụng thuốc bổ thế nào là đúng?
Tiếp sau bài viết về thuốc bổ, chúng tôi tìm gặp Bác
sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện
Nhi Đồng 1 để nêu câu hỏi mà các bà mẹ thường trăn
trở: Cho trẻ dùng thuốc bổ nhiều có được không? Bé
dùng thuốc bổ thấy lên cân, vậy có thể dùng lâu dài
không? Trước câu hỏi này, Bác sĩ Phúc đã cho biết
thêm nhiều thông tin thú vị.
Chào bác sĩ, xin bác sĩ cho biết thuốc bổ có tác
dụng như thế nào đối với trẻ em?
BS Hoàng Lê Phúc: Thuốc bổ chứa nhiều vitamin và
một số loại khoáng chất, rất cần thiết cho sự phát
triển của trẻ

Vitamin: là những chất cần có để các quá trình sinh
học trong cơ thể diễn ra, giúp cơ thể phát triển và
tăng trưởng. Khi vào cơ thể trẻ, vitamin sẽ tham gia
vào quá trình sử dụng cacbohydrat, lipid và protein để
tạo ra năng lượng. Mặc dù vậy, bản thân vitamin lại
không cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Khoáng chất: Là những thành phần chính trong răng
và xương. Một số khoáng chất cũng giúp cho quá
trình vận chuyển Oxy đến tế bào và lấy đi
Cacbondioxit
Trong thực phẩm tự nhiên đã chứa đầy đủ các loại
vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nếu trẻ
không ăn đủ hoặc trẻ bị bệnh thì sử dụng thuốc bổ là
một biện pháp hỗ trợ cần thiết.
Thưa Bác sĩ, được biết các bà mẹ hiện nay rất
thích sử dụng thuốc bổ cho con. Vậy việc sử
dụng thuốc bổ nhiều và kéo dài có hại gì không
ạ?
BS Hoàng Lê Phúc: Như trên đã nói, bản thân thức
ăn hằng ngày đã cung cấp đủ vitamin cho cơ thể trẻ
nếu người mẹ biết cách thiết lập một thực đơn hợp lý.
Vì vậy việc sử dụng thuốc bổ cho các bé không nên
tự ý mà cần có chỉ định của bác sĩ nhi khoa. Thuốc bổ
cũng là một loại thuốc nên việc dùng thế nào, trong
bao lâu, liều lượng ra sao cũng cần tham khảo ý kiến
của bác sĩ. Thuốc bổ cũng có thể gây ảnh hưởng đến
sức khỏe nếu dùng quá liều. Ví dụ như một số thuốc
bổ chứa chất sắt, nếu dùng quá mức có thể gây ngộ
độc, hay một số có thể gây tác dụng mạnh khi dùng
nhiều như Vitamin D, Vitamin A, Vitamin B6,

potassium. Thêm vào đó, thuốc bổ cũng có thể gây
tương tác không tốt với một số thuốc điều trị khác nếu
dùng chung. Ngược lại, nếu trẻ có biểu hiện bệnh do
thiếu vitamin thì bác sĩ sẽ thăm khám và có thể kê
đơn với liều điều trị cao hơn.
Tóm lại, không nên tùy tiện dùng thuốc bổ cho bé.
Các bà mẹ nên hỏi ý của bác sĩ chuyên khoa và cũng
cần cung cấp cho bác sĩ biết về các thông tin sau:
 Những loại thuốc điều trị và thuốc bổ mà trẻ từng
bị dị ứng khi sử dụng trước đây
 Những loại thuốc trẻ đang uống, đặc biệt là thuốc
chống đông như Wafarin
Bác sĩ vừa lưu ý thuốc bổ cũng là một loại thuốc,
vậy nó có gây ra những tác dụng phụ nào khi sử
dụng không?
BS Hoàng Lê Phúc: Đúng vậy, thuốc bổ cũng có thể
gây một số tác dụng phụ như:
 Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy
 Chán ăn
 Chóng mặt, nhức đầu
 Buồn ngủ
Nếu các biểu hiện này nặng dần hoặc kéo dài, mẹ
nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và xử trí
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×