Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Luận văn tốt nghiệp : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE ĐẾN NĂM 2015 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.01 KB, 46 trang )








Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM BẾN TRE ĐẾN
NĂM 2015











Trang 1
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM BẾN TRE ĐẾN NĂM 2015


I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
BẾN TRE


- Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre
- Tên tiếng Anh: BEN TRE PHARMACEUTICAL JOINT- STOCK
COMPANY
- Tên viết tắt: BEPHARCO
- Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ ( Hai mươi tỷ đồng Việt Nam)
- Tương ứng với: 2.000.000 cổ phiếu phổ thông
- Trụ sở chính: Số 6 A3 - Qu
ốc lộ 60 - Phường Phú Khương - Thị xã Bến
Tre - Tỉnh Bến Tre.
- Điện thoại: (84-075)3813447- 829528
- Fax: (84- 075)3824248
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 5503-000017 do Sở kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp ngày 05/07/2004.
I.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Năm 1983, Xí nghiệp Liên hợp Dược Bến Tre được thành lập trên cơ sở
hợp nhất hai doanh nghiệp là Công ty Dược phẩm tỉnh Bến Tre (
được thành lập
năm 1976) và Xí nghiệp Dược phẩm tỉnh Bến Tre (được thành lập năm 1978).
Năm 1992, Xí nghiệp Liên hợp Dược Bến Tre được đổi tên thành Công ty
Dược & Vật tư Y tế- Bepharco theo quyết định số 987/QĐ- UB ngày 01-12-
1992 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bến Tre. Khi đó Công ty Dược và Vật tư Y tế
Bepharco chỉ có số vốn kinh doanh ban đầu là 5,586 tỷ đồng và có nhiệm vụ kinh
doanh chủ yếu là sản xuất kinh doanh dượ
c phẩm, vật tư y tế.
Năm 2004, Công ty được Dược và Vật tư Y tế- Bepharco chuyển sang hoạt
động dưới hình thức Công ty Cổ phần theo quyết định số 1541/QĐ-UB ngày
06/05/2004 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bến Tre về việc chuyển Công ty Dược &
Vật tư Y tế Bến Tre thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre. Vốn điều lệ
công ty lúc cổ phần hoá là 20 tỷ đồng theo Giấy chứng nh
ận đăng ký kinh doanh

số 5503-000017 đăng ký lần đầu ngày 05/07/2004 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Trang 2
Bến Tre cấp. Tính đến thời điểm 31/12/2006 vốn điều lệ của Công ty Cổ phần
Dược phẩm Bến Tre vẫn là 20 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ Cổ phần của Cổ đông nhà
nước chiếm 51% vốn điều lệ.
Trải qua thời gian dài hoạt động với sự đóng góp của tập thể cán bộ công
nhân viên và lãnh đạo công ty, Bepharco đã từng bước phát tri
ển đi lên và đạt
được những kết quả đáng ghi nhận như:
- Năm 1987 Công ty được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng 3.
- Năm 1992 Công ty Được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng 2.
- Năm 1997 Công ty được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng 1.
- Năm 2004 cá nhân giám đốc Công ty được Chính phủ tặng huân chương
lao động hạng 3.
- Năm 2005 Công ty được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đạt
thành tích tốt trong sản xuất kinh doanh.
- Cũng trong năm 2005, Công ty đã vinh dự được Bộ Khoa học Công nghệ
Việt Nam trao tặng “Giải thưởng Chất lượng Việt Nam năm 2005”.
- Năm 2006 Công ty được nhận cờ luân lưu của Chính phủ trong khối các
công ty cổ phần trong tỉnh.
- Năm 2006, Công ty được trao “Cúp vàng Top ten sản phẩm thương hiệu
Việt uy tín, chất lượng năm 2006” do người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn qua
mạng Thương hiệu Vi
ệt.
- Năm 2006, Công ty được Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng “Cúp
vàng sản phẩm Việt uy tín chất lượng”.
- Năm 2006, Công ty được Báo Thông tin Thương mại- Bộ Thương mại
trao tặng chứng nhận “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng năm 2006” do
người tiêu dùng bình chọn qua sự bình chọn trên mạng Doanh nghiệp Việt Nam.
I.2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất thuốc trị b
ệnh cho người; Xuất
nhập khẩu các mặt hàng: thuốc thành phẩm, bao bì, nguyên phụ liệu, hương liệu
phục vụ sản xuất, hoá chất xét nghiệm, sản phẩm sinh học; kinh doanh thuốc trị
bệnh cho người; kinh doanh các loại máy móc, trang thiết bị y tế; kinh doanh
thực phẩm chức năng (thực phẩm dinh dưỡng); Sản xuất, mua bán nước uống
đóng chai, thùng; Cho thuê mặt bằng, kho bãi.
Trang 3
I.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
I.3.1. Cơ cấu tổ chức:
Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre được tổ chức và hoạt động tuân thủ
theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty được Đại
hội cổ đông nhất trí thông qua. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty như sau:
















HÌNH 1: SƠ ĐỒ CƠ

CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC PHẨM
BÉN TRE
Với mô hình tổ chức trên thì nhân viên cấp dưới chỉ nhận lệnh từ 1 người
là Giám đốc của công ty, do vậy việc ra quyết định được thi hành một cách
nhanh chóng, chính xác. Các bộ phận đều có chức năng riêng nhưng đều thi hành
chung một nhiệm vụ là đem lại hiệu quả cho công ty. Đây là mô hình cơ cấu tổ
chức khá phù hợp đối với công ty, v
ới cơ cấu tổ chức như hiện nay đảm bảo cho
Giám đốc có thể hiểu nhân viên, đồng thời quản lý nhân viên của mình chặt chẽ
hơn.
Tuy nhiên tất cả mọi công việc đều phụ thuộc vào Giám đốc, mặc dù có
nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, song đòi hỏi người
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI DIỆN LIÊN
DOANH
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG

KIỂM
TOÁN
PHÒNG
ĐẢM
BẢO
CHẤT
LƯỢNG
PHÒNG
TIẾP
THỊ
Trang 4
lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, bên cạnh đó sự quá tải sẽ là điều tất yếu
nhất là khi quy mô sản xuất ngày càng gia tăng.
Hiện nay công ty có 4 chi nhánh trực thuộc: Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh
Đà Nẵng, Chi nhánh Hồ Chí Minh và Chi nhánh Cần Thơ.
- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Địa chỉ: 436 B/76 đường 3-2, Phường 12- Quận 10- Tp. Hồ Chí Minh.
+ Hiện tại chi nhánh có tổng số nhân viên là: 31 người
+ Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng cho các đơn vị
thuộc
các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra theo uỷ quyền của Giám đốc công ty, đồng
thời có nhiệm vụ giao dịch với cục quản lý Dược xin cấp số đăng ký nhập khẩu
thuốc.
- Chi nhánh Hà Nội:
+ Địa chỉ: Số 9 ngách 12/2 Nguyễn Phúc Lai, P. Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa,
H à Nội.
+ Tổng số nhân viên chi nhánh Hà Nội là: 18 người
+ Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng cho các đơn vị thu
ộc
các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra theo uỷ quyền của Giám đốc công ty, đồng

thời có nhiệm vụ giao dịch với cục Quản lý Dược xin cấp số đăng ký nhập khẩu
thuốc.
- Chi nhánh Đà Nẵng:
+ Địa chỉ: 408 đường Lê Duẩn, P. Chính Gián, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
+ Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng, với khách hàng từ
tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và các tỉnh Tây Nguyên theo sự uỷ quyền
của Giám đốc công ty.
- Chi nhánh Cần Thơ:
+ Địa chỉ: 176B Trần Quang Diệu, P. An Thới, Q. Bình Thuỷ, Tp. Cần Thơ.
+ Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng, với khách hàng từ
tỉnh Vĩnh Long đến Cà Mau theo sự uỷ quyền của Giám đốc công ty.




Trang 5
I.3.2. Nguồn nhân lực:
Với một đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối đông, tổng cộng 371
người, cụ thể:
BẢNG 1: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN
THEO TRÌNH ĐỘ
Đvt: Người
Chức vụ Số lượng Tỷ lệ (%)
Dược sĩ chuyên khoa cấp I 41,08
Dược sĩ Đại học 50 13,48
Cán bộ Đại học khác 19 5,12
Dược sĩ trung học 200 53,91
Cán bộ khác 98 26,42
Tổng 371 100,00


1,08
13,48
5,12
53,91
26,42
Dược sĩ chuyên khoa cấp I
Dược sĩ Đại học
Cán bộ Đại học khác
Dược sĩ trung học
Cán bộ khác

Hình 2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ LỆ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN THEO
TRÌNH ĐỘ

Đội ngũ cán bộ tương đối đông tuy nhiên tỷ lệ cán bộ thực sự có trình độ
đại học trở lên còn thấp, cụ thể đối với dược sĩ chuyên khoa cấp I chiếm tỷ lệ
1,1% trên tổng số lượng cán bộ công nhân viên, Dược sĩ đại học với số lượng 50
người (chiếm 13,5%), cán bộ
đại học khác có 19 người (chiếm 5,1%), Dược sĩ
Trang 6
trung học chiếm 53,9% với số lượng là 200 người, cán bộ nhân dân (cán bộ khác)
chiếm 26,4% với số lượng là 98 người. Điều này cho thấy trình độ cán bộ công
nhân viên của công ty chưa thật sự cao, số lượng cán bộ có trình độ trung cấp và
cán bộ nhân dân chiếm tỷ lệ cao, trong đó dược sĩ trung cấp lại chiếm hơn phân
nữa tổng số cán bộ của công ty. Do đó gây khó khăn không ít trong quá trình
quản lý, sản xuấ
t và cạnh tranh, thậm chí làm giảm đi kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty.

I.4. THỊ TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG CÁC

NĂM VỪA QUA
Là một nhà phân phối mạnh và có uy tín và cũng là một trong những đơn
vị được nhà nước cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp đầu tiên ở Việt Nam, hiện
kim ngạch xuất khẩu đứng vào hàng đầu trong nước. Công ty đã có mối quan hệ
rất tốt trong công tác xuất nhập kh
ẩu và là nhà phân phối lớn nhất trong nước và
các đối tác nước ngoài như Egis, Helm, AG, Cipla, Raptakos, Meyer, Gedem
Richter, Lactose Newzealand, Neo Unicap, Aceto PTE thuộc các quốc gia mà
công ty đã có mối quan hệ mua bán nhiều năm liền như Australia, Hungari, Ấn
Độ, Pháp, Hàn Quốc, Hồng Kong, New Zealand, Đức, Thái Lan, Trung quốc,
Singapore.

I.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
(Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm trang 7)
Trang 7
Bảng 2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đvt: 1000 đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 255.516.940 296.826.157 330.627.497
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 776.992 1.049.623 1.513.790
3
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 254.739.948 295.776.534 329.113.707
4 Giá vốn hàng bán 222.003.330 243.335.996 260.399.562
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 32.736.618 52.440.538 68.714.145
6 Doanh thu hoạt động tài chính 137.777 725.227 11.158.504

7 Chi phí hoạt động tài chính 7.038.772 9.021.456 21.889.609
8 Chi phí bán hàng 2.969.199 33.794.109 44.461.903
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.535.356 8.553.186 8.164.371
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 3.331.068 1.797.014 5.356.766
11 Thu nhập khác 13.090.064 12.551.607 28.634.498
12 Chi phí khác 10.667.080 3.913.835 23.249.435
13 Lợi nhuận khác 2.422.984 8.637.772 5.385.063
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 5.754.052 10.434.786 10.741.829
15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 1.467.558 1.367.617
16
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoản
lại 0 -15.273 3.909
17 Lợi nhuận sau thuế 5.754.052 8.982.501 9.370.303
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 28 44 31
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
NHẬN XÉT:
Qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu thuần từ
việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty không ngừng tăng lên qua các
năm, chẳng hạn năm 2006 doanh thu đạt gần 255 tỷ đồng tăng lên khoảng 296 tỷ
đồng ở năm 2007 và đến năm 2008 đã tăng lên gần 329 tỷ đồng. Đạt được kết
Trang 8
quả trên là thành quả đáng khích lệ, nhờ sự phấn đấu không ngừng của các phòng
chức năng, bên cạnh đó công ty cũng có đội ngũ nhân viên bán hàng tương đối
đông và có qua khóa đào tạo tay nghề nên đã hoạt động mạnh mẽ, đẩy mạnh
khâu bán hàng đem đến doanh thu cao qua các năm.
Riêng phần lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng qua các năm, cụ thể
năm 2007 lợi nhuận tăng lên gần 9 t
ỷ đồng so với khoảng 5,8 tỷ ở năm 2006, và

lại tăng lên mức gần 9,4 tỷ vào năm 2008. Qua điều đó càng khẳng định sự phát
triển bền vững của công ty trong tình hình kinh tế khó khăn. Với điều kiện nền
kinh tế toàn cầu đang rơi tự do mà công ty vẫn có thể đạt được lợi nhuận dương
là tốt hơn so với nhiều đối thủ khác.
M
ặc dù cũng gặp không ít khó khăn do tình hình biến động chung, nhưng
với sự quyết tâm đã giúp công ty thành đạt và phát triển. Bên cạnh đó, Công ty
luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Tỉnh Uỷ, UBND Tỉnh, Sở Y tế và các
Ban ngành chức năng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty hoạt động, cùng
với tinh thần đoàn kết gắn bó của tập thể Cán bộ công nhân viên đã giúp công ty
không ngừng phấn đấu, hướng tới sự phát triển bền vững, với phương châm hoạt
động là “Chất lượng - An toàn- Hiệu quả - Để ngày càng thoả mãn khách hàng”.
Công ty luôn được sự tín nhiệm và hợp tác của khách hàng trong và ngoài tỉnh,
các đối tác nước ngoài nhiều năm qua đã giúp cho Bepharco giữ vững uy tín trên
thương trường và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY
II.1. Yếu tố
marketing
II.1.1. Yếu tố sản phẩm
Sản phẩm đa dạng: Với hơn 120 loại sản phẩm khác nhau và công ty sẽ
cho ra đời khoảng 30 loại sản phẩm mới trong năm 2009 này với nhiều chủng
loại khác nhau. Công ty cũng đã liên doanh với đối tác nước ngoài để tăng cường
công tác sản xuất nhằm đẩy mạnh lưu thông phân phối trên toàn quốc và xuất
khẩu. Sản phẩm đặc trị
nhiều loại bệnh với chất lượng luôn được kiểm soát
nghiêm ngặt bằng sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại theo đúng các tiêu chuẩn
kiểm nghiệm thuốc tốt (GLP). Từ đó đã cho ra đời những sản phẩm chất lượng
cao, tuân thủ theo quy trình sản xuất và bảo quản thuốc tốt GMP và GSP. Công
Trang 9

ty cũng đang cải tạo nhà máy và trang thiết bị để cuối năm nay đạt được chứng
nhận GMP của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Việc cải tạo nhà máy không phải
là một vấn đề đơn giản vì tốn rất nhiều công sức và tài lực, tuy nhiên làm vậy sẽ
nâng cao được vị thế, tăng thêm uy tín trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
của công ty. Bên cạnh đó giá tr
ị thuốc sản xuất tại Việt Nam cũng sẽ tăng cao
nên công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng và đẩy mạnh
lưu thông hàng hoá. Với công nghệ sản xuất tiên tiến của nước ngoài, trong đó
thiết bị kiểm nghiệm được nhập từ Châu Âu, trong năm 2009 công ty dự kiến sẽ
sản xuất 500 triệu viên thuốc; phát triển thêm khoảng 50 mặt hàng mới và trong
tương lai gần sẽ xây dựng thêm nhiều phân xưởng mới để sản xuất khoảng 300
mặt hàng.
II.1.2. Yếu tố giá
Chiến lược giá cả là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến doanh lợi
của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đối với chiến lược
này thì hiện nay công ty áp dụng việc định giá dựa vào cạnh tranh là chủ yếu, giá
cả cạnh tranh so với các đối thủ, cạnh tranh để tồn tại. Tuy nhiên cạnh tranh
nhưng phải đảm bảo được lợi nhuận cho công ty, vì vậy ngoài việc ấn định dựa
vào giá cạnh tranh thì công ty cũng áp dụng chiến lược giá dựa vào lợi nhuận
nhằm giúp cho công ty kinh doanh có lãi và ngày càng phát triển.
II.1.3. Yếu tố chiêu thị
Để có thể thu hút được nhiều khách hàng và không ngừng nâng cao thương
hiệu của mình trong tâm trí khách hàng, tạo cách nhìn thân thiết hơn đối với công
ty về phía khách hàng của mình trong các năm qua công ty đã không ngừng xúc
ti
ến các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền với các hình thức như
tivi, internet, báo chí,….Ngoài ra công ty còn có đội ngũ trình dược viên được
đào tạo một cách chuyên nghiệp để phục vụ tốt cho việc bán hàng.
II.1.4. Yếu tố phân phối
Công ty hiện là nhà phân phối mạnh và uy tín tại Việt Nam của các hãng

Dược phẩm nổi tiếng trên thế giới như Cipla, Neo Unicap, Aceto PTE,… thuộc
các quốc gia và vùng lãnh thổ mà công ty đã có quan hệ giao thương trong nhiều
năm qua như
: Hàn Quốc, Pháp, Hồng Kông, Đức, Thái Lan. Hiện nay sản phẩm
của công ty đang được tiêu thụ tại một số thị trường như Lào, Campuchia,
Trang 10
Myanmar chủ yếu qua đường hạng ngạch. Sản phẩm xuất khẩu sang Hồng Kông
tuy chưa nhiều, nhưng công ty coi đây là thị trường tiềm năng vì từ đây có thể
tung chuyển hàng hoá đi các nước khác. Do đó thời gian tới công ty sẽ phát triển
mạnh hơn nữa thị trường này. Công ty cũng đang nghiên cứu thị trường Châu Phi
để phát triển thêm số lượng khách hàng tiêu thụ tại đây.
Với mong muốn kh
ẳng định và phát triển công ty trong xu thế hội nhập,
bên cạnh việc phân phối thuốc chủ yếu trong tỉnh và khắp cả nước, Bepharco đã
liên doanh liên kết với một đối tác Hồng Kông để xây dựng nhà máy sản xuất
Dược phẩm Meyer-BPC. Sự liên kết này đã mang đến nhiều thuận lợi hơn cho
ngành dược Bến Tre.
II.2. Hệ thống máy móc thiết bị
Nhà máy sản xuất dược phẩm MEYERBPC do công ty Cổ phầ
n Dược
phẩm Bến Tre liên doanh với công ty MEYER Pharmaceuticals Ltd đã đưa vào
hoạt động với trên 70 sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP
được phân phối lưu thông trên toàn quốc và xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản
phẩm được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và để thực hiện được điều này,
công ty đã nhiều năm liền liên tục trang bị cho cán bộ công nhân viên những kiến
thức sản xuấ
t tiên tiến theo tiêu chuẩn GMP. Toàn bộ nguyên phụ liệu bao bì đầu
vào được kiểm tra 100% với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ, đạt
tiêu chuẩn Châu Âu, được cung cấp bởi các công ty đa quốc gia nổi tiếng trên thế
giới với độ chính xác cao theo đúng tiêu chuẩn GLP. Máy móc sản xuất hiện đại

với những dây chuyền công nghệ tiên tiến, toàn bộ các công đoạn sản xuất được
kiể
m tra nghiêm ngặt bằng việc thực hiện hồ sơ lô, bán thành phẩm được lấy
mẫu, kiểm tra thường xuyên và liên tục theo đúng tiêu chuẩn GMP.
II.3. Uy tín công ty
Do hoạt động lâu năm và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước nên công
ty đã tạo được lòng tin cho các đối tác và khách hàng của mình. Với phương
châm “Chất lượng - An toàn - Hiệu quả” để ngày càng đem đến sự thỏa mãn cho
khách hàng công ty luôn đặt uy tín lên hàng đầu, nó có thể quyết định
đến sự
thành công của công ty, vì vậy mà công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải tiến công nghệ sản xuất tiên tiến nhất để sản xuất ra sản phẩm chất
lượng cao. Đối với nhà cung ứng vốn thì công ty luôn hoàn trả theo đúng thời
Trang 11
hạn của hợp đồng, ngoài ra công ty có nhiều đối tác truyền thống nước ngoài đã
làm ăn lâu năm, điều này càng khẳng định được uy tín của công ty đã tồn tại từ
trước đến giờ.
II.4. Công tác hợp tác nghiên cứu và phát triển thị trường (R&D)
Trong các năm qua, đặc biệt là năm 2007 và 2008 công ty đã gặp không ít
khó khăn nhất là sự cạnh tranh vẫn là thách thức lớn nhất trong hoạt động sản
xu
ất kinh doanh, việc sản xuất phát triển khá tốt đưa ra thị trường một số mặt
hàng mới, chất lượng sản phẩm tạo nên được thương hiệu và uy tín cho công ty.
Bên cạnh đó, công ty đã có các cuộc khảo sát ở các thị trường hoàn toàn mới
nhằm đưa được sản phẩm của công ty đến các thị trường đó góp phần làm tăng
doanh thu của công ty qua các năm tiếp theo.
Công tác nghiên cứu và phát triển mạnh:
Đây là khâu rất quan trọng đối
với công ty, hằng năm công ty phải chi khoản tiền tương đối lớn cho vấn đề này
để phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới phân phối lưu thông hàng hóa không

những thị trường trong nước mà kể cả nước ngoài để cạnh tranh với các đối thủ
khác.
II.5. Tình hình tài chính doanh nghiệp
Bảng 3: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM
Đvt: 1000 đồ
ng
STT
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Vốn điều lệ

20.000.000

30.000.000

30.000.000
2 Doanh thu thuần

254.739.948

295.776.534

329.113.707
3 Lợi nhuận sau thuế

5.754.052

8.982.501

9.370.303

4 Tỷ lệ chia cổ tức (%)

17

18

20
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
Trong các năm vừa qua, tuy tồn tại nhiều khó khăn, cạnh tranh thị trường
ngày càng gay gắt, tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước luôn biến
Trang 12
động không ngừng, nhưng nhờ sự phấn đấu không ngừng của tập thể Ban lãnh
đạo và công nhân viên chức, công ty đã không ngừng phát triển. Cụ thể, vốn điều
lệ của công ty đã tăng từ 20 tỷ đồng (năm 2006) lên 30 tỷ đồng (năm 2007) (Tức
năm 2007 tăng 50% so với năm 2006), đây là thuận lợi rất lớn để công ty đầu tư
mở rộng sản xuất và t
ăng cường khả năng cạnh tranh trên thương trường. Nhờ sự
đoàn kết, sự kết hợp đồng bộ của các Phòng ban đã giúp công ty hoạt động có
hiệu quả không ngừng, doanh thu thuần qua các năm đều tăng lên, cụ thể năm
2007 tăng hơn 41 tỷ đồng so với năm 2006 (tức tăng 16%), riêng năm 2008 tăng
hơn 33 tỷ so với năm 2007 (tức tăng 11%), Tuy năm 2008 doanh thu có sự giảm
sút hơn so với năm 2007, nhưng nhìn chung mức tăng trưởng từng năm như trên
là khá tốt giúp cho tình hình tài chính của công ty ngày càng được vững bền.
254739948
5754052
295776534
8982501
329113707
9370303
0 50000000 100000000 150000000 200000000 250000000 300000000 350000000

Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

HÌNH 3: BIỂU ĐỒ DOANH THU THUẦN VÀ LỢI NHUẬN SAU THUẾ
CỦA CÔNG TY TỪ 2006-2008
Qua bảng và hình trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty có tăng mạnh
vào năm 2007, cụ thể năm 2007 tăng hơn 3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006
(tức tăng 56%). Riêng năm 2008 doanh thu có tăng nhưng tăng chậm, chi tiết là
năm 2008 tăng chỉ gần 388 triệu đồng so với năm 2007 (tức tăng 4,3%). Sự tụt
dốc này là tác động của nền kinh tế toàn cầu vào năm này, chẳng hạn như lạm
phát tăng cao ngất ngưỡng, các chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước góp
phần đưa lãi suất ngân hàng tăng cao, chính sách hạn chế xuất khẩu của nhà
nước,…đã gây khó khăn cho tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty. Nhưng
Trang 13
đứng trước tình nền kinh tế thế giới đang rơi tự do như thế mà Công ty có thể đạt
được doanh thu dương cũng là vấn đề đáng khen và là dấu hiệu tốt để công ty có
thể vươn ra xa hơn nữa trong tương lai nhằm không ngừng phát triển. Bên cạnh
đó, tỷ lệ chia cổ tức cho các cổ đông cũng ngày càng tăng, điều này có thể giúp
cho Bepharco thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn trong tươ
ng lai.
Tài chính công ty luôn ổn định: Với kết quả kinh doanh năm sau luôn cao
hơn năm trước điều này cho biết công ty đang hoạt động một cách bền vững. Bên
cạnh đó công ty là khách hàng thân thiết của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và
Ngân hàng công thương nên ít gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn để mở rộng
sản xuất.
Từ khái quát về tình hình chung và phân tích môi trường nội bộ ta có ma
trận đánh giá nội bộ IFE.

BẢNG 4. MA TR
ẬN ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ IFE
Các yếu tố bên trong
Mức độ quan
trọng
Phân loại
Số điểm
quan trọng
1. Sản phẩm đa dạng 0,15 3 0,45
2. Hệ thống máy móc thiết bị 0,1 4 0,4
3. Uy tín công ty 0,1 2 0,2
4. Chất lượng sản phẩm 0,15 3 0,45
5. Công tác nghiên cứu và phát triển 0,15 2 0,3
6. Đội ngũ nhân sự 0,1 2 0,2
7. Tỷ lệ chia cổ tức 0,05 3 0,15
8. Tình hình tài chính 0,05 3 0,15
9. Thị trường kinh doanh 0,05 3 0,15
10. Hệ thống phân phối 0,1 3 0,3
Cộng 1,00

2,75

NHẬN XÉT:
Với mức điểm quan trọng là 2,75 cho thấy công ty đang ở vị trí trung bình
khá với chiến lược nội bộ tổng quát.
Sản phẩm đa dạng, hệ thống máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm, hệ
thống kênh phân phối và công tác nghiên cứu và phát triển khá tốt.
Trang 14
Đội ngũ cán bộ tương đối đông tuy nhiên tỷ lệ cán bộ thực sự có trình độ
đại học trở lên còn thấp. Điều này cho thấy trình độ cán bộ công nhân viên của

công ty chưa thật sự cao, số lượng cán bộ có trình độ trung cấp và cán bộ nhân
dân chiếm tỷ lệ cao, do đó gây khó khăn không ít trong quá trình quản lý, mở
rộng thị trường kinh doanh, làm giảm đi kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty củ
ng như ảnh hưởng đến tỷ lệ chia cổ tức.
Tình hình tài chính vẫn còn phụ thuộc nhiều đến nguồn vốn vay của ngân
hàng, công ty là khách hàng thân thiết của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và
Ngân hàng công thương nên ít gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn để mở rộng
sản xuất. Tuy nhiên công ty cần phải nâng cao hơn nữa tình hình tài chính tránh
phụ thuộc quá nhiều nguồn vốn vay.

III. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ
MÔI TRƯỜNG
III.1. Phân tích môi trường tác nghiệp
III.1.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung
đang rơi vào tình trạng suy thoái, khiến cho các doanh nghiệp trong và ngoài
nước chao đảo. Để có thể đứng vững mà không bị sụp đổ thì cần phải chú trọng
đến vấn đề lãnh đạo và cải tiến công nghệ của doanh nghiệp mình, bên cạnh đó
cạnh tranh để tồn tại và phát triển là vấn đề
không thể tránh khỏi. Nhưng nhìn
chung, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây và dự báo cho những năm
tiếp theo thì nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn được tăng trưởng tương đối ổn định,
khi kinh tế phát triển thì vấn đề chăm lo sức khoẻ cho người dân lại được đặc biệt
quan tâm, điều này càng thúc đẩy cho sự phát triển của ngành công nghiệp dược,
kích thích cho hoạt độ
ng sản xuât kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm
Bến Tre đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, cũng như các ngành khác, việc Việt Nam gia nhập WTO đã
đem đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong đó có Bepharco.

Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới các doanh nghiệp Dược phải chịu sự
cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là các doanh
nghiệp nước ngoài. Bởi vì ngày 01/01/2009 Các công ty Dược n
ước ngoài sẽ
được phép mở chi nhánh thức thức tại Việt Nam, điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh
Trang 15
tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước trong đó Bepharco cũng là một
nạn nhân.
Thị trường của công ty là nhắm đến khách hàng trong và ngoài nước. Công
ty không những phải đối đầu cạnh tranh với các thị trường trong nước mà còn
vươn rộng ra nữa là cạnh tranh với các thị trường ngoại. Hiện nay ngành Dược
đang phát triển mạnh mẽ cho nên cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đối với
Công ty C
ổ phần Dược phẩm Bến Tre như Công ty Cổ phần Dược Trà Vinh,
Domesco, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, Imexpharm,…Đó là những đối thủ
mạnh và có sự cạnh tranh mãnh liệt với nhau, ở đây chỉ nhóm ba đối thủ có thể
coi là cạnh tranh quyết liệt nhất trong hiện tại và nhìn nhận trong tương lai cũng
vậy, đó là Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Domesco và Công ty Cổ phần
Dược Trà Vinh, sau đây là bả
ng so sánh sức mạnh và vị thế của ba đối thủ này
với Dược Bến Tre.
Trang 16
BẢNG 5. MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH
Dược Bến Tre Dược Hậu Giang Dược Trà Vinh Domesco
TT Các yếu tố
Mức độ
quan
trọng
Hạng
Điểm

quan
trọng
Hạng
Điểm
quan
trọng
Hạng
Điểm
quan
trọng
Hạng
Điểm
quan
trọng
1 Thị phần 0,1 3 0,30 4 0,40 2 0,20 3
0,30
2
Chất lượng sản
phẩm 0,15 3 0,45 4 0,60 3 0,45 4
0,60
3 Uy tín công ty 0,1 2 0,20 4 0,40 2 0,20 4
0,40
4 Tài chính 0,1 2 0,20 3 0,30 3 0,30 3
0,30
5 Thiết bị công nghệ 0,15 3 0,45 4 0,60 3 0,45 4
0,60
6
Hoạt động
Marketing
0,1 1 0,10 3 0,30 2 0,20 2

0,20
7
Hệ thống quản lý
chất lượng 0,2 3 0,60 3 0,60 3 0,60 3
0,60
8
Đa dạng hóa sản
phẩm 0,05 2 0,10 3 0,15 2 0,10 3
0,15
9
Nguồn nhân lực
công ty
0,05 2 0,10 3 0,15 1 0,05 3
0,15

1 2,50 3,50 2,55
3,30
Trang 17
NHẬN XÉT:
Qua bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh
tranh như sau: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang xếp thứ nhất với tổng số điểm
quan trọng là 3,50/4, Công ty Dược Domesco xếp thứ hai với số điểm quan trọng
là 3,30/4, Công ty Cổ phần Dược Trà Vinh xếp thứ ba với số điểm quan trọng là
2,55/4 và Công ty Cổ phần Dược phẩm B
ến Tre xếp thứ tư với 2,50/4. Điều này
cho thấy Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang có năng lực cạnh tranh hơn các
doanh nghiệp khác trong vùng.
Với số điểm quan trọng là 2,50/4 thì năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Dược phẩm Bến Tre còn yếu so với các đối thủ. Nguyên nhân là do công ty
chưa phát triển mạnh việc đa dạng hoá thị trường và chưa khai thác hết tiềm năng

củ
a thị trường nội địa, sự biến động giá dược phẩm vừa qua đã ảnh hưởng đáng
kể đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và nhà máy liên doanh đang ở
giai đoạn đầu nên thiếu tính ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên,
công ty cần phát huy 2 yếu tố là thị phần và nguồn nhân lực của mình vì công ty
đang có lợi thế hơn Công ty cổ phần Dược Trà Vinh và Công ty cần xây dựng
chiến lược để khắc phục những yếu điểm của mình để có thể nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình.

III.1.2. Nhà cung ứng
a) Người cung ứng nguyên liệu
Hiện nay giai đoạn đầu vào của công ty hầu hết được nhập khẩu chủ yếu từ
các nước Châu Âu. Công ty thường ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung ứng
nhằm đả
m bảo tính ổn định lâu dài cho quá trình sản xuất. Do hoàn toàn nhập
khẩu nguyên liệu để phục vụ cho việc sản xuất nên góp phần làm tăng chi phí
đầu vào gây khó khăn không ít cho việc định giá, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh
tranh khốc liệt như hiện nay.
b) Nhà cung ứng vốn
Dược Bến Tre là công ty thuộc ngành Dược chủ yếu là hoạt động xuất
nhập khẩu thuốc, nếu so với các doanh nghiệp toàn ngành thì Dược Bế
n Tre là
công ty có vốn nhỏ lại chủ yếu hoạt động dựa trên vốn vay là chủ yếu (cụ thể nợ
của công ty năm 2006 lớn gấp 5 lần Vốn chủ sở hữu). Do công ty được thành lập
Trang 18
lâu năm và cũng có ít nhiều uy tín trên thị trường nên việc vay vốn không có
phần khó khăn về phía công ty. Hai ngân hàng chính cung cấp vốn cho công ty là
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và Ngân hàng Công thương.
c) Nhà cung ứng lao động
Việt Nam là nước có dân số trẻ, trình độ học vấn hiện nay được nâng cao

rất nhiều so với trước đây, do đó việc tuyển chọn lao động cho công ty là không
khó. Công ty thường xuyên tuyển dụng qua mạng, báo chí, và ở các trung tâm
giới thiệu việc làm, nhưng công ty có chính sách
ưu đãi cho những người có kinh
nghiệm, người thân của cán bộ trong công ty với điều kiện có trình độ đúng
chuyên ngành, ngoài ra công ty cũng rất coi trọng những sinh viên của các
trường Đại học về thực tập và có nhu cầu ở lại làm việc sau khi ra trường. Tuy
nhiên, hiện nay việc tranh giành chất xám với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài hay các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là không thể tránh khỏi,
bởi lẽ họ bỏ
tiền ra chi trả nhiều hơn nên thu hút được nhiều nhân tài hơn. Điều
này gây không ít khó khăn cho công ty trong việc tuyển dụng, bên cạnh đó để giữ
chân được nhân tài trong đơn vị của mình cũng là điều khó giải quyết.

III.1.3. Khách hàng
Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu thuốc, cho nên khách
hàng của công ty không những bó hẹp trong thị trường nội địa mà còn vươn ra thị
trường ngoại quốc. Nhưng nếu kể đến quy mô thì thị trường của công ty thật sự
còn bị hạn chế hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Như đã nói ở trên
thì ngoài khách hàng trong nước thì còn có một số khách hàng nước ngoài, cụ thể
như: Australia, Hungari, Ấn Độ, Pháp, Hàn Quốc, Hồng Kông, Newzealand,
Đức, Thái Lan, Trung quốc, Singapore… Hiện thị trường Châu Phi là một thị
trường đầy tiềm năng và công ty đang cố gắng nghiên cứu thị trường nhằm đem
sản phẩm đến thị trường này để tiêu thụ.

III.1.4. Các đối thủ tiềm ẩn
Trong xu thế mọi người đều sẵn hội nhập, hội nhập tức là mở cửa thông
thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Do đó ngoài những ngành
khác thì ngành công nghiệp dược cũng không thể tránh khỏi việc cạnh tranh ngày
Trang 19

càng gay gắt hơn. Ngoài các đối thủ trong nước thì trong tương lai sẽ có các đối
thủ mạnh hơn hẳn so với các đối thủ trong nước, cho nên khó khăn sẽ chồng khó
khăn. Bởi vì từ xưa đến nay, về lĩnh vực phía ngành công nghiệp dược thì tâm lý
người tiêu dùng cho rằng chất lượng thuốc ngoại bao giờ cũng tốt hơn thuốc nội,
nếu đứng ở một góc độ nào đó thì quan đi
ểm này hoàn toàn đúng vì đó đa phần là
những nước phát triển cho nên công nghệ của họ rất là tiên tiến, con người họ thì
hoàn toàn hơn hẵn con người Việt Nam về trình độ cả tay nghề. Cho nên khó
khăn trước mắt như vậy công ty cần lường trước những rủi ro và có những chiến
lược phù hợp cho tương lai, trong đó cần có sự cố gắng vươn lên không ngừng
của toàn thể tập th
ể trong công ty ở đây vai trò của Ban lãnh đạo là cực kỳ quan
trọng.

III.1.5. Sản phẩm thay thế
Ngành công nghiệp dược là một ngành đặc biệt, nó ảnh hưởng đến sức
khoẻ của con người, Ngành dược giống như là mẹ chăm sóc cho con của mình
(con người). Khi mắc bệnh thì chúng ta không thể không dùng các loại thuốc
khác nhau để trị bệnh, nhiều loại thuốc kết hợp lại với nhau để trị một căn bệnh.
Thậm chí người ta vẫn có thể dùng thuốc mà không cần phải chờ đến bệnh, đó là
những loại thuốc bổ, thuốc kháng sinh,… giúp tăng cường sức khoẻ và phòng
bệnh. Nhưng trên thị trường hiện nay ngoài các loại thuốc của ngành dược, hay
còn gọi là thuốc Tây, thì có rất nhiều loại thuốc khác vẫn có thể chữa được bệnh
như thuốc Nam, thuốc Bắc, hay là thuố
c gia truyền của các hộ gia đình…
Phần lớn mọi người cũng tin tưởng ở các loại thuốc này, nhưng theo một
số ý kiến của những chuyên gia thì các loại thuốc Nam, thuốc Bắc này một phần
là có chứa hàm lượng thuốc Tây trong đó. Có thể trong một thời gian không lâu
sau khi con người nhận thức được điều này thì sẽ thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp trong ngành dược. Cho nên hiện tại để có mộ

t loại thuốc nào chữa bệnh
cho con người mà không cần thuốc Tây là khó khăn, chính vì thế sẽ ít có những
cản trở cho các doanh nghiệp.
Trang 20

Bảng 6: BẢNG TỔNG HỢP MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Yếu tố môi trường
Mức độ quan
trọng đối với
ngành
Mức độ quan
trọng đối với
Công ty
Tính chất
tác động
Điểm
cộng
dồn
1. Đối thủ cạnh tranh
Chất lượng sản phẩm 3 2 + +6
Khă năng tài chính 3 2 - -6
Thiết bị công nghệ 3 3 - -9
2. Khách hàng
Quy mô thị trường 2 2 + +4
Thị trường tiềm năng 3 2 + +6
3. Nhà cung ứng
Nguyên liệu 2 1 - -2
Khả năng vay vốn 3 2 + +6
Cung ứng nguồn nhân lực 2 2 - -4
4. Các đối thủ tiềm ẩn

Rào cản gia nhập 3 3 - -9
Sức mạnh của các đối thủ 2 3 - -6
5. Sản phẩm thay thế
Thuốc Nam 1 0 - 0
Thuốc Bắc 1 0 - 0

Trang 21
III.2. Phân tích môi trường vĩ mô
III.2.1. Môi trường kinh tế
a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát
Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua chưa thực sự tạo ra sự phát triển
bền vững, mới chỉ thể hiện về mặt lượng, chậm cải thiện về chất lượng phát triển.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động, nhiều lĩ
nh vực sản xuất ở Việt Nam,
đặc biệt là những lĩnh vực phụ thuộc vào nguyên, nhiên liệu nhập khẩu đều gặp
khó khăn. Giá cả hàng hoá trong nước cũng tăng cao, gây áp lực không nhỏ tới
tăng trưởng kinh tế.
Do đó, việc hạn chế nhập siêu, kiềm chế cơn bão giá là biện pháp cấp thiết
để ứng phó với tình hình trên. Lạm phát cao và thiên tai, dịch bệnh đã làm giảm
thu nhập th
ực tế của nhân dân, nhất là các hộ nghèo. Tỷ lệ tái nghèo tăng, còn
nhiều huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Chỉ tiêu giảm nghèo đạt thấp hơn kế hoạch
(11% -12%).
Năm 2008 kinh tế Việt Nam đối mặt với những khó khăn, thách thức rất
lớn do bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ và suy thoái
kinh tế thế giới, cũng như hậu qu
ả nặng nề của thiên tai, lũ lụt. Trong năm này,
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,23% so với năm 2007, chỉ số lạm
phát 19,9%, đây là những con số rất ấn tượng mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế
không đạt như kế hoạch ban đầu (7%), chỉ số lạm phát có thời điểm được dự báo

có thể lên đến 29%. Tuy nhiên, trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, rất ít
quốc gia đạt được mức tăng trưởng kinh tế hơn 5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, song nhập siêu khoảng 17 tỷ USD.
HÌNH 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2003-2008
(Trang 22)
Trang 22

(Nguồn: )
b) Thu nhập bình quân
Việt Nam đạt mức thu nhập bình quân theo đầu người là 835 USD trong
năm 2007 tăng lên 960 USD vào năm 2008 ( đạt hơn 90% so với kế hoạch) và dự
đoán đạt khoảng 1100 USD vào năm 2009, với con số như thế giúp Việt Nam
hoàn thành kế hoạch trước một năm so với kế hoach 5 năm ( 2006-2010) của Thủ
tướng: đạt 1050- 1100 USD vào năm 2010. Đây là một dấu hiệu tốt để nước ta
nhanh chóng thoát khỏ
i tình trạng nước kém phát triển.
Thu nhập của người dân ngày càng cao, đời sống ngày càng được hoàn
thiện, nhu cầu của cuộc sống cũng không ngừng được nâng cao về chất lượng, do
đó đòi hỏi của họ cũng song hành cùng với mức sống, tức là sự đòi hỏi của họ
ngày càng cao hơn. Ngoài các vấn đề về sinh hoạt: ăn uống,sắc đẹp…thì sức
khoẻ là vấn đề h
ọ đặc biệt quan tâm. Đây là một cơ hội lớn cho ngành Dược phát
triển nhằm đem đến sức khoẻ cho con người.
HÌNH 5: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU
NGƯỜI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2005-2008
(Trang 23)
Trang 23

(Nguồn: )

c) Lãi suất ngân hàng
Đối với bất kỳ doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả kinh doanh. Trong các năm vừa qua, lãi suất ngân hàng luôn có sự điều chỉnh
liên tục nhằm đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh
tế của Chính phủ.Trong năm qua, lãi suất ngân hàng vượt qua mức hai con số
(14%-15%/ năm), khi lãi suất cao ngất như thế làm cho các doanh nghiệp khố
n
đốn khi vay vốn để đáp ứng việc kinh doanh của mình, hậu quả để lại là có rất
nhiều doanh nghiệp đã đi đến bờ vực phá sản.

III.2.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định, môi trường
đầu tư ở Việt Nam bền vững và mức độ an toàn cao, từ đó đã tạo ra niềm tin cho
các nhà đầu tư cũng như các doannh nghiệp muốn mở rộng qui mô sản xuất của
mình. Đây cũng là nền tảng để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp n ước ngoài
khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam và được an toàn hơn trong việc kinh doanh. Hệ
thống pháp luật của nước ta ngày càng được hoàn thiện, có tương đối nhiều Bộ
luật tiến bộ được ban hành sửa đổi, bổ sung và đi đến hoàn chỉnh như: Luật lao
động, luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, Luật thương mại,…các chính sách về
đất đai và quyền sở hữu đất. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có sự điều
chỉnh ngày càng phù hợp, hiện nay mức thuế này chỉ còn 25%/năm. Tất cả nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Trang 24
Tuy nhiên, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, bộ máy nhà nước tuy đã
được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn còn mang tính quan liêu, chậm đổi mới, nền
kinh tế chưa chuyển hẳn sang kinh tế thị trường, hiện vẫn còn nhiều doanh
nghiệp được bảo hộ và độc quyền, nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
điện, nước,…làm cho chi phí đầu vào cao. Đây là một rào cản rất lớn cho các
doanh nghiệ
p trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào

Việt Nam.
Tuy Chính phủ luôn quan tâm nhằm tạo ra sự công bằng giữa các thành
phần kinh tế và đảm bảo an sinh cho xã hội nhưng ở một góc độ nào đó còn có sự
phân biệt trong các quyết định của chính phủ. Trong các quyết đinh còn có sự
thiên vị đối với thành phần kinh tế Nhà nước, điều này tạo ra áp lực đối với cả
ngành.

III.2.3. Y
ếu tố Dân số - Văn hoá - Xã hội
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 87 triệu người, mỗi năm tăng hơn
khoảng 1 triệu người. Nước ta có dân số trẻ, khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao
động. Ngày nay, nhìn chung mặt bằng giáo dục chung của xã hội ngày càng được
nâng cao nhờ các chương trình về giáo dục của Chính phủ, cụ thể như Chương
trình của chính phủ về phổ cập giáo dục, c
ải tiến chương trình giáo dục bậc
trung, đại học,…Về mặt cơ bản ta đã xoá mù chữ trên 95% dân số, trình độ học
vấn ngày càng được nâng cao qua các chương trình giáo dục của chính phủ làm
cho sự nhận thức của người dân có nhiều sự thay đổi, họ đòi hỏi cuộc sống ngày
càng tốt hơn đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Bên cạnh đó,
Vi
ệt Nam là một thị trường lao động dồi dào, là cơ hội tốt cho việc thu hút nhân
tài.

III.2.4. Yếu tố tự nhiên
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam nằm
trọn trong vùng nhiệt đới. Đối với nước ta khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt, đó
là mùa mưa và mùa khô. Riêng quản lý nhà nước về môi trường chưa tốt, có
những vụ việc cơ quan kiểm tra, thanh tra còn né tránh trách nhiệm, nên khi phát
hiện sự việc xả
y ra xử lý rất chậm, như vụ việc xảy ra ở nhà máy Vedan, nhà

×