Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đông y trị sỏi tiết niệu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.31 KB, 2 trang )

Đông y trị sỏi tiết niệu

Bộ máy tiết niệu gồm thận, bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Sỏi được hình thành từ thận trôi dần từ bể thận xuống niệu quản, bàng quang hay niệu
đạo. Sỏi được hình thành từ các loại muối vôi: oxalat, urat, photphat
Bình thường trong máu vẫn có các loại muối do nguồn thực phẩm và nước uống cung
cấp. Cầu thận và ống thận hằng ngày có chức năng lọc, bài xuất bớt ra nước tiểu. Nhiều
người cho rằng sở dĩ có sỏi bởi 2 yếu tố: Một là thức ăn, uống có quá nhiều muối vôi
(vùng núi đá vôi); hai là độ pH của máu thay đổi dễ hình thành phản ứng kết tủa Vì vậy
phòng sỏi thận cần chú ý hạn chế loại thực phẩm có nhiều muối vôi và hằng ngày uống
đủ nước để thận có thể lọc được, thải ra nước tiểu.
Tuy nhiên sỏi tiết niệu còn liên quan đến yếu tố nội tiết. Trong cơ thể, cạnh tuyến giáp
trạng (ở cổ) có tuyến bàng giáp trạng. Tuyến bàng giáp trạng có chức năng tiết chất nội
tiết để chuyển hóa muối nước. Khi nồng độ chất nội tiết thay đổi ở trong máu, người đó
dễ bị hình thành sỏi đường tiết niệu. Muốn chẩn đoán chính xác có sỏi hay không, sỏi ở
vị trí nào, cần siêu âm hoặc chụp Xquang có bơm thuốc cản quang vào mạch máu, kỹ
thuật này gọi tắt là UIV.
Tác hại của sỏi tiết niệu là tăng huyết áp, làm giãn và suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu.
Tây y chữa sỏi bằng nhiều phương pháp, có thể mổ thông thường, mổ nội soi hoặc tán sỏi
ngoài cơ thể.
Đông y căn cứ vào các triệu chứng ở người bị bệnh sỏi để đưa ra cách lý luận và tìm bài
thuốc, vị thuốc để chữa.
Triệu chứng thường gặp khi bị sỏi tiết niệu:
- Đau vùng thắt lưng: Đặc điểm của chứng đau này là đau sau lao động hay sau chạy
nhảy nhiều, đau lan xuống dưới ra đường đi tiểu.
- Đái rắt, đái buốt, đái đục, đái đỏ.
Đái rắt là đái nhiều lần trong ngày, đái ít thường đái sót nước tiểu dễ dây ra quần, ra tay,
đặc biệt ở trẻ 4-10 tuổi hay thấy dấu hiệu “bàn tay khai”.
Đái đục nếu đục cả bãi thường sỏi ở thận, đái đục cuối bãi thường là sỏi bàng quang.
Đái đỏ là nước tiểu có máu, do sỏi có cạnh sắc như sỏi san hô - hoặc viên sỏi đang di
chuyển làm rách các tổ chức gây chảy máu - nước tiểu màu đỏ là nhiệt.


Nếu có sốt là nhiễm khuẩn - Đông y gọi là thấp nhiệt.
Như vậy có 2 loại: Một là hàn thấp, hai là nhiệt thấp. Cách chữa cũng căn cứ vào hàn hay
nhiệt. Nhưng ngày nay nhờ tiến bộ khoa học những trường hợp sỏi to, sỏi san hô (tức là
sỏi có nhiều góc cạnh) phải chữa bằng ngoại khoa (Tây y), sỏi nhỏ đường kính dưới 1cm
nên chữa bằng thuốc (đông hay tân dược).
Bài thuốc dùng cho thể thấp nhiệt:
Hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, độc hoạt 12g, mộc thông 16g, hoàng liên 12g, trạch tả
12g, kim tiền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc dùng cho thể hàn thấp:
Mộc thông 12g (có thể thay bằng đăng tâm 20 sợi), trạch tả 12g, độc hoạt 12g, quế chi
12g, mộc hương 12g, kê nội kim 12g, kim tiền thảo 20g, nhục quế 8g. Sắc uống ngày 1
thang.
Dân gian thường dùng một trong những cây lá sau để nấu nước uống cũng có tác dụng
chữa sỏi:
Dứa dại, rễ gấc, quả chuối hột, cỏ chân vịt, rau sam, chua me đất, lá đùm đũm. Liều dùng
hằng ngày từ 12 - 16g (nếu dùng tươi liều găng gấp đôi).
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ để đánh giá tác dụng của các vị thuốc
này. Một số công trình nghiên cứu của Mỹ có nói mộc thông có độc nên một số nhà y học
Trung Quốc ngại dùng, qua thực tiễn thường chữa từ 1-4 tuần chúng tôi không thấy bệnh
nhân nào nhiễm độc.

×