Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giao an Lop 1-Tuan 8+9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.71 KB, 20 trang )

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
TUẦN 8
Ngày soạn: 23/ 10/ 2009
Ngày giảng: Thứ hai 26/10/ 2009
ĐẠO ĐỨC: GIA ĐÌNH EM ( T2)
A. YÊU CẦU:
- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu tương, chăm sóc.
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép,
vâng lời ông bà, cha mẹ.
- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập đạo đức, bài hát ''Cả nhà thương yêu nhau''
- Các điều 5, 7, 10, 18, 20, 21, 27 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em
- Các điều 3, 5, 7, 9, 12, 16, 17, 27 trong luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục
trẻ em Việt Nam
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể tên các thành viên trong gia đình em?
- Em hãy giới thiệu về bố và mẹ của em cho cả lớp biết?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Tiểu phẩm " Chuyện của Long "
- GV cho HS xem tiểu phẩm do các bạn trong lớp đóng vai.
- HS thảo luận sau khi xem tiểu phẩm:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?
+ Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ?
- HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung.
 Giáo viên kết luận
* Hoạt động 2: HS tự liên hệ
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ:
+ Sống trong gia đình, em được bố mẹ quan tâm như thế nào?


+ Em đã làm những gì để bố mẹ vui lòng?
- HS từng đôi tự liên hệ.
- Gọi một số lên trình bày trước lớp.
 Giáo viên kết luận chung
3. Hoạt động nối tiếp:
- Các em có bổn phận gì đối với ông, bà, cha mẹ ?
- Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học.
- Nhận xét giờ học.
____________________________
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
TIẾNG VIỆT: HỌC VẦN: UA, ƯA
A. YÊU CẦU:
Đọc được: ua, ưa, cua bẻ, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng
- Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 4 học sinh lên bảng đọc và viết : tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.
- 1 học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần ua, ưa.
- Giáo viên viết lên bảng: ua - ưa

- Học sinh đọc theo giáo viên: ua, ưa.
* Hoạt động 2: Dạy vần
 ua
a. Nhận diện vần:
- Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần ua trên đồ dùng
+ Vần ua có mấy âm, đó là những âm nào ?
- Học sinh: thảo luận so sánh ua với ia
+Giống: đều kết thúc bằng a
+ Khác: ua bắt đầu bằng u
b. Đánh vần:
 Vần
- Giáo viên phát âm mẫu: ua
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
- GV hướng dẫn HS đánh vần: u - a - ua.
- HS đánh vần theo nhóm bàn, cá nhân, cả lớp
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Học sinh ghép tiếng cua và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng cua viết như thế nào ?
+ tiếng cua đánh vần như thế nào?
- HS đánh vần: cờ - ua - cua (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV đưa ra bức tranh "con cua" và hỏi: Tranh vẽ con gì?
- GV rút ra từ khoá cua bể
- Học sinh tự đánh vầ và đọc trơn từ ngữ khóa:
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
u - a - ua
cờ - ua - cua

cua bể
- Học sinh đọc theo: nhóm, cá nhân, lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
 ưa (Dạy tương tự như ua)
- Giáo viên: vần ưa được tạo nên tư ư và a
- Học sinh thảo luận: So sánh ưa với ua
+ Giống: kết thúc bằng u
+ Khác: ưa bắt đầu bằng ư, ua bắt đầu bằng u
- Đánh vần: ư - a - ưa
ngờ - ưa - ngưa - nặng - ngựa
ngựa gỗ
c. Viết:
 Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: ua, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ua
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
 Viết tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: cua và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: cua
- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : cà chua tre nứa
nô đùa xưa kia
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng.
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại, GV chỉnh sửa cho HS.
TIẾT 2
* Hoạt động 1: Luyện đọc
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ua, cua, cua bể và ưa, ngựa, ngựa gỗ.
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp

- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh
* Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh quan sát tranh minh họa của đoạn thơ ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ ứng dụng
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trng Tiu hc Trn Vn n Giỏo ỏn Lp 1
- Gi 2 - 3 hc sinh c li on th ng dng
* Hot ng 2: Luyn vit
- Hc sinh ly v tp vit ra v chun b t th ngi vit bi
- Hc sinh ln lt vit vo v: ua, a, cua b, nga g.
- Giỏo viờn vit mu tng dũng, hc sinh vit vo v
- Giỏo viờn quan sỏt, un nn cho hc sinh
- Giỏo viờn chm, nhn xột
* Hot ng 3: Luyn núi
- Hc sinh c tờn bi luyn núi: Gia tra
- Giỏo viờn gi ý, hc sinh quan sỏt tranh v tr li cõu hi:
+ Trong tranh v gỡ ?
+ Ti sao em li bit õy l bc tranh gia tra mựa hố?
+ Gi tra l lỳc my gi?
+ Bui tra mi ngi thng õu v lm gỡ?
+Cú nờn ra nng vo bui tra khụng? Ti sao?
+ nu thy bn ra ngoi vo bui tra nng thỡ em s lm gỡ?
3. Cng c, dn dũ:
- Giỏo viờn ch bng, hc sinh c theo
- Hc sinh tỡm vn va hc.

- V nh ụn li bi v xem trc bi 31.
- Nhn xột gi hc.
___________________________________________________________
Ngy son: 25/ 10/ 2009
Ngy ging: Th t 28/ 10/ 2009
TON: PHẫP CNG TRONG PHM VI 5
A. YấU CU:
- Thuc bng cng trong phm vi 5, bit lm tớnh cng cỏc s trong phm
vi 5; tp biu th tỡnh hung trong hỡnh v bng phộp tớnh cng.
B. DNG DY HC:
- B dựng dy toỏn ca giỏo viờn v hc sinh
- Cỏc hỡnh v trong sỏch giỏo khoa
C. CC HOT NG DY HC:
1. Kim tra bi c:
- 3 hc sinh lờn bng: 3 = 2 + 2 = + 1 4 = + 2
- C lp lm bng con: 2 + 2 = 1 + 3 =
2. Dy - hc bi mi:
*Hot ng 1: Gii thiu phộp cng, bng cng trong phm vi 5
a. Hng dn hc sinh hc phộp cng: 4 + 1 = 5
- Hng dn hc sinh quan sỏt hỡnh v 1 trong sỏch giỏo khoa v nờu:
Giaùo vión:
Nguyn Th Thanh Mai
Nm hoỹc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
+ Có 4 con cá, thêm 1 con cá nữa. Hỏi tất cả có mấy con cá ?
+ Gọi vài học sinh nhắc lại bài toán
- Gọi học sinh nêu lại câu trả lời: "4 con cá thêm 1 con cá được 5 con chim''
- Gọi vài học sinh nêu lại câu trả lời trên
- Giáo viên: 4 thêm 1 bằng mấy ?

- Học sinh: 5  gọi học sinh nhắc lại
- GV: Ta có thể làm phép tính gì?
- HS nêu phép tính, GV viết bảng: 4 + 1 = 5
- GV cho HS đọc ''Bốn cộng một bằng năm''
b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 1 + 4 = 5, 3 + 2 = 5, 2 + 3 = 5
(Tương tự như trên)
c. Giáo viên cho HS học thuộc: 4 + 1 = 5
1 + 4 = 5
3 + 2 = 5
2 + 3 = 5
- Gọi học sinh đọc lại các con tính trên: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp
*Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Gọi học sinh chữa bài, đọc kết quả của từng phép tính
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên giới thiệu phép tính theo cột dọc, HS làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- Gọi học sinh chữa bài, nêu kết quả của từng phép tính
- Học sinh và giáo viên nhận xét .
Bài 4: ( Hoạt động nhóm )
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 2, đọc bài toán và viết phép tính vào ô trống
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS lên bảng viết phép tính.
- GV nhận xét, HS chữa bài ( nếu sai )
3. Củng cố, dặn dò:

- Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học
- Về nhà ôn lại bài, học thuộc các con tính, làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét giờ học
______________________________
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
TIẾNG VIỆT: HỌC VẦN OI, AI
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: oi, ai, nhà ngói, bé gái; từ và các câu ứng dụng
- Viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái;
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 4 học sinh lên bảng viết : mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ
- 1 học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần oi, ai
- Giáo viên viết lên bảng: oi - ai, và cho học sinh đọc oi, ai
- Học sinh đọc theo giáo viên: oi, ai
* Hoạt động 2: Dạy vần
 oi
a. Nhận diện vần:
- GV viết lại vần oi lên bảng và hỏi: vần oi được tạo nên bởi những âm nào ?

- Học sinh: từ o và i
- Giáo viên: Vần oi và o giống và khác nhau ở chỗ nào ?
+Giống: đều có o
+ Khác: oi có thêm i
b. Đánh vần:
 Vần
- Giáo viên phát âm mẫu: oi
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: o - i - oi
- Học sinh nhìn bảng đánh vần : cá nhân, nhóm, cả lớp.
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên: Thêm chữ ng và dấu sắc vào vần oi, ta được tiếng gì ?
Học sinh: ngói  Giáo viên viết bảng và đọc: ngói
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng ngói viết như thế nào ?
Học sinh: ng đứng trước, vần oi đứng sau, dấu sắc trên oi
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa:
o- i - oi
ngờ - oi - ngoi - sắc - ngói
nhà ngói
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
- HS đọc theo: nhóm, cá nhân, lớp, giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
 ai (Dạy tương tự như oi)
- Giáo viên: vần ai được tạo nên tư a và i
- Học sinh thảo luận: So sánh ai với oi
+ Giống: kết thúc bằng i
+ Khác: ai bắt đẩu bằng a, oi bắt đầu bằng o

- Đánh vần: a - i - ai
gờ - ai - gai - sắc - gái
bé gái
- Viết: chú ý các nét nối trong tiếng
c. Viết:
 Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: oi, ai vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: oi, ai
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
 Tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: ngói, bé gái và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ngói, bé gái
- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : ngà voi gà mái
cái còi bài vở
- GV giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại
TIẾT 2
* Hoạt động 1: Luyện đọc
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: oi, ngói, nhà ngói và ai, gái, bé gái
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh
Đọc câu ứng dụng:
- HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
Giaïo viãn:

Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
* Hoạt động 2: Luyện viết
- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài
- Học sinh lần lượt viết vào vở: oi, ngói, nhà ngói và ai, gái, bé gái
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh
- Giáo viên chấm, nhận xét
* Hoạt động 3: Luyện nói
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: sẻ, ri, bói cá, le le
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ những con vật gì ?
+ Em biết con vật nào trong số con vật này ?
+ Chim bói cá và le le sống ở đâu và thích ăn gì ?
+ Trong số này, có con chim nào hót hay không ? Tiếng hót như thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo, học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 33
- Nhận xét giờ học
______________________________
TỰ NHIÊN &XÃ HỘI: ĂN UỐNG HÀNG NGÀY
A. YÊU CẦU:
- Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hàng ngày để mau lớn, khoẻ mạnh
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong bài 8 SGK.
- Một số thực phẩm thật như trong SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:

- Em hãy nêu các bước đánh răng?
- Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới:
Khởi động: Trò chơi "Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang".
Mục tiêu: Gây hứng phấn trước khi vào bài và giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Động não
Mục tiêu: Nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn
và uống hàng ngày.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn, HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên những thức ăn, đồ uống em thường xuyên dùng hàng ngày?
- HS suy nghĩ và lần lượt từng em kể tên một vài thức ăn các em ăn hàng
ngày.
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
Bước 2: HS quan sát các hình trong trang 18 SGK, trả lời các câu hỏi:
+ Các em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó?
+ Loại thức ăn nào em chưa được ăn?
- HS trả lời, gọi HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Mục tiêu: HS giải thích được tại sao các em phải ăn, uống hàng ngày.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS quan sát tranh
- GV yêu cầu HS quan sát từng nhóm hình trong SGK trang 19và trả lời:
+ Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?

+ Các hình nào cho biết các ban học tập tốt?
+ Các hình nào cho thấy các bạn có sức khoẻ tốt?
+ Tại sao chúng ta phải ăn, uống hàng ngày?
- HS quan sát hình vàg trao đổi theo nhóm hai người.
- GV đi tới các nhóm để giúp đỡ
Bước 2:
- Gọi một số HS lên trình bày trước lớp theo từng câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận chung.
* Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
Mục tiêu: Biết được hàng ngày phải ăn, uống như thế nào để có sức khoẻ tốt.
Cách tiến hành:
- GV lần lượt đưa ra các câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống?
+ Hằng ngày, em ăn mấy bữa, vào những lúc nào?
+ Tại sao chúng ta không nên ăn bánh, kẹo trước bữa ăn chính?
- HS suy nghĩ và trả lời từng câu hỏi
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài.
- Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học.
- Nhận xét giờ học.
____________________________
THỦ CÔNG: XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN
A. YÊU CẦU:
- Biết cách xé, dán hình cây đơn giản.
- Xé được hình tán cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa, hình dán
tương đối phẳng, cân đối.
1. Giáo viên: - Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản.

Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản.
- Giấy thủ công các màu
- Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn tay.
2. Học sinh: - Giấy thủ công các màu
- Hồ dán, bút chì, vở thủ công, khăn lau tay
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài mẫu và gợi ý học sinh trả lời:
+ Thân cây có màu gì?
+ Tán lá cây có màu gì?
+ Ngoài ra cây còn có màu gì?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
- Gọi học sinh lên trình bày, học sinh khác bổ sung
*Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn làm mẫu.
a. Xé hình tán lá cây tròn:
- GV lấy tờ giấy màu xanh lá cây , đếm ô, đánh dấu và vẽ 1 hình vuông có
cạnh 6 ô.
- Từ hình vuông, xé 4 góc.
- Xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây.
- Học sinh lấy giấy nháp đếm ô, vẽ và xé hình quả cam.
b. Xé hình tán lá cây dài

- Lấy tờ giấy màu xanh đậm, đếm ô, đánh dấu vẽ và xe1 HCN có cạnh dài
8 ô, cạnh ngắn 5 ô. Xé rời HCN ra khỏi tờ giấy, sau đó xé 4 góc của HCN và
chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây dài.
- HS lấy giấy nháp tập đếm ô và xé hình tán lá cây dài.
c. Xé hình thân cây
- Lấy tờ giấy màu nâu, đếm , đánh dấu, vẽ và 1 hình chữ nhật có cạnh dài 6
ô cạnh ngắn 1 ô. Xé đôi hình chữ nhật, lấy một nửa làm cuống. Lật mặt sau để
học sinh quan sát
- Học sinh lấy giấy nháp đếm ô, vẽ và xé hình cuống lá.
4. Nhận xét, dặn dò:
1.Nhận xét chung giờ học
2. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau thực hành
___________________________________________________________
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
Ngày soạn: 24/ 10/ 2009
Ngày giảng: Thứ năm 29/ 10/ 2009
THỂ DỤC: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ-THỂ DỤC RÈN LUYỆN TTCB
( Có GV bộ môn)
_____________________________
TIẾNG VIỆT: BÀI 32: ÔI, ƠI
A. YÊU CẦU:
- Đọc được : ôi, ơi, trái ổi, bơi lội; từ và câu ứng dụng
- Viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Lễ hội.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng viết: ngà voi, cái vòi, gà mái.
- Cả lớp viết bảng con: bài vở
-1 học sinh đọc câu: Chú Bói cá nghĩ gì thế?
Chú nghĩ về bữa trưa.
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần ôi, ơi
- Giáo viên viết lên bảng: ôi - ơi, và cho học sinh đọc ôi, ơi
- Học sinh đọc theo giáo viên: ôi, ơi
*Hoạt động 2: Dạy vần
 ôi
a. Nhận diện vần:
- Giáo viên viết lại vần ôi lên bảng và hỏi:
+Vần ôi được tạo nên bởi những âm nào ?
- GV: Hãy so sánh vần ôi và oi
+Giống: đều kết thúc bằng i
+ Khác: ôi bắt đầu bằng ô
b. Đánh vần:
 Vần
- Giáo viên phát âm mẫu: ôi
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: ô - i - ôi
- Học sinh nhìn bảng đánh vần : cá nhân, nhóm, cả lớp.
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên: Thêm dấu hỏi vào vần ôi, ta được tiếng gì ?
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai

Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
Học sinh: ổi  Giáo viên viết bảng và đọc: ổi
+ Em có nhận xét gì về tiếng ổi?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa:
ô - i - ôi
ôi - hỏi ổi
trái ổi
- HS đọc theo: nhóm, cá nhân, lớp, giáo viên nhận xét, sửa sai cho HS
c. Viết:
 Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: ôi, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ôi
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
 Tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: ổi và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ổi
- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh
 ơi (Dạy tương tự như ôi)
- Giáo viên: vần ơi được tạo nên tư ơ và i
- Học sinh thảo luận: So sánh ơi với ôi
+ Giống: kết thúc bằng i
+ Khác: ơi bắt đẩu bằng ơ, ôi bắt đầu bằng ô
- Đánh vần: ơ - i - ơi
bờ - ơi - bơi
bơi lội
- Viết: chú ý các nét nối trong tiếng
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : cái chổi ngói mới

thổi còi đồ chơi
- GV giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ôi, ổi, trái ổi và ơi, bơi, bơi lội
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh
Đọc câu ứng dụng:
- HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi:
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
+ Tranh vẽ gì?
+ Em đã được bố mẹ dẫn đi chơi phố bao giờ chưa?
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết
- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài
- Học sinh lần lượt viết vào vở: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh
- Giáo viên chấm, nhận xét
*Hoạt động 3: Luyện nói
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Lễ hội
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì ?

+ Em đã được nghe hát quan họ bao giờ chưa?
+ Em có biết ngày hội Lim ở Bắc Ninh không?
+ Ở quê em có những lễ hội gì? Vào mùa nào?
+ Trong lễ hội thường có những gì?
+ Em thích lễ hội nào nhất?
*Trò chơi
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo, học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 34
- Nhận xét giờ học.
_______________________________
TOÁN: LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5
- Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bộ DDHT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh lên bảng làm: 3 + 2 = 4 + 1 = 2 + 3 =
- Cả lớp làm bảng con: 1 + 4 =
- 1 học sinh đọc lại công thức cộng trong phạm vi 5
2. Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Làm việc cá nhân
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( tính )
- HS làm bài, Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu
-HS và GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: Tính
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh là bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Gọi học sinh đọc kết quả
- Giáo viên nhận xét chung
Bài 3: (dòng 1) Hoạt động nhóm
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Học sinh đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau
- Học sinh nhận xét bài của bạn
- Giáo viên nhận xét, chữa bài cho học sinh
Bài 5: Thảo luận nhóm
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- Từng cặp HS quan sát tranh, đọc bài toán và ghi phép tính thích hợp vào ô
trống.
- Gọi đại diện 2 cặp HS trình bày trước lớp.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và ghi điểm.
* Hoạt động 2: Trò chơi ''Ai nhanh, ai đúng''(Bài 4)
- GV yêu cầu mỗi tổ cử đại diện 1 bạn lên chơi .
- GV nêu yêu cầu của trò chơi, HS thực hiện trò chơi.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Về nhà ôn lại bài đã học, làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét giờ học.
____________________________________________________________

Ngày soạn: 27/ 10/ 2009
Ngày giảng: Thứ sáu 30/ 10/ 2009
TOÁN: SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG
A. YÊU CẦU:
- Biết kết quả phép cộng một số với số 0, biết số nào cộng với số 0 cũng
bằng chính nó, biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
- HS say mê học toán.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng dạy toán của giáo viên và học sinh
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh lên bảng đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu một số phép cộng với 0
a. Hướng dẫn học sinh học phép cộng 3 + 0 = 3 và 0 + 3 = 3
- GV treo tranh phóng to hình thứ nhất trong SGK lên bảng cho HS quan sát.
- GV nêu bài toán: Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai không có con
chim nào Hỏi cả hai lồng có mấy con chim ?
+ Gọi vài học sinh nhắc lại bài toán
- Gọi HS nêu lại câu trả lời: ''3 con chim thêm 0 con chim được 3 con chim''
- Gọi vài học sinh nêu lại câu trả lời trên
- Giáo viên: 3 thêm 0 bằng mấy ?
- Giáo viên viết bảng: 3 + 0 = 3, đọc là: ''ba cộng không bằng ba''

- Gọi vài học sinh đọc lại phép tính trên
- Gọi học sinh lên bảng viết: 3 + 0 = 3
Hỏi lại: 3 cộng 0 bằng mấy ?
Học sinh: 3
b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 0 + 3 = 3 (Tương tự như trên)
c. GV cho HS lấy ví dụ :
Ví dụ: 4 + 0 = 4, 0 + 4 = 4. Vậy 4 + 0 = 0 + 4
Hỏi: Em có nhận xét gì khi một số cộng với 0 hay 0 cộng với 1 số.
- GV kết luận: " Một số cộng với 0 bằng chính số đó ", " 0 cộng với 1 số
bằng chính số đó ".
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Gọi học sinh chữa bài, đọc kết quả của từng phép tính
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên giới thiệu phép tính theo cột dọc, HS làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- Gọi học sinh chữa bài, nêu kết quả của từng phép tính
- Học sinh và giáo viên nhận xét .
Bài 3: Trò chơi "Tiếp sức"
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi.
- HS các nhóm lên thực hiện trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho bạn mình.
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1

- HS và GV nhận xét tính điểm thi đua.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học
- Về nhà ôn lại bài, học thuộc các con tính, làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét giờ học
__________________________________
TIẾNG VIỆT: BÀI 34 : UI - ƯI
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủđề: Đồi núi
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng viết: cái chổi, thổi còi, ngói mới.
- Cả lớp viết bảng con: đồ chơi
-1 học sinh đọc câu: Bé trai, bé gái đi chơi với bố mẹ.
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần ui, ưi
- Giáo viên viết lên bảng: ui - ưi, và cho học sinh đọc ui, ưi
- Học sinh đọc theo giáo viên: ui, ưi.
*Hoạt động 2: Dạy vần
 ui
a. Nhận diện vần:
- Giáo viên viết lại vần ui lên bảng và hỏi:
+Vần ui được tạo nên bởi những âm nào ?

- GV: Hãy so sánh vần ui và oi
+Giống: đều kết thúc bằng i
+ Khác: ui bắt đầu bằng u
b. Đánh vần:
 Vần
- Giáo viên phát âm mẫu: ui
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: u - i - ui
- Học sinh nhìn bảng đánh vần : cá nhân, nhóm, cả lớp.
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
- Giáo viên: Thêm chữ n và đấu sắc vào vần ui, ta được tiếng gì ?
Học sinh: núi  Giáo viên viết bảng và đọc: núi
+ Em có nhận xét gì về tiếng núi?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa:
u - i - ui
nờ - ui - nui - sắc - núi
đồi núi
- HS đọc theo: nhóm, cá nhân, lớp, GV nhận xét, sửa sai cho học sinh
c. Viết:
 Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: ui, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ui
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
 Tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: núi và nêu qui trình viết

- Học sinh viết bảng con: núi
- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh
 ưi (Dạy tương tự như ui)
- Giáo viên: vần ưi được tạo nên tư ư và i
- Học sinh thảo luận: So sánh ưi với ui
+ Giống: kết thúc bằng i
+ Khác: ưi bắt đẩu bằng ư, ui bắt đầu bằng u
- Đánh vần: ư - i - ưi
gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi
gửi thư
- Viết: chú ý các nét nối trong tiếng
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : cái túi gửi quà
vui vẻ ngửi mùi
- GV giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ui, núi, đồi núi và ưi, gửi, gửi thư
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- HS đọc câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.

- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết
- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài
- Học sinh lần lượt viết vào vở: ui, ưi, đồi núi, gửi thư
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh
- Giáo viên chấm, nhận xét
*Hoạt động 3: Luyện nói
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Đồi núi
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Đồi núi thường có ở đâu?
+ Em đã được đi đến những nơi có đồi núi chưa? Cảnh vật ở đó như thế nào?
+ Trên đồi núi thường có những gì?
+ Đồi khác núi ở những điểm nào?
* Trò chơi
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo, học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 35
- Nhận xét giờ học.
______________________________
\ SINH HOẠT: SINH HOẠT SAO
A. MỤC TIÊU:
- Học sinh thuộc mô hình sinh hoạt sao .
- Giáo dục học sinh ý thức tập thể
- Sinh hoạt văn nghệ
B. CHUẨN BỊ:
- Nội dung sinh hoạt, trò chơi

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Hoạt động 1: Học sinh sinh hoạt sao
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
- Học sinh nhắc lại các bước sinh hoạt sao
- Học sinh thực hiện quy trình sinh hoạt sao
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi HS thích
- Học sinh chọn trò chơi.
- GV điều khiển, học sinh thực hiện trò chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt dộng 3: Sinh hoạt văn nghệ
- HS hát cá nhân, tập thể
- Nhận xét giờ học.

Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo án Lớp 1
Giaïo viãn:
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nàm hoüc
2009 - 2010

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×