Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Sở giao dịch –đầu mối hoạt động của nong nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.18 KB, 42 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia,
nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt, mà còn là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng, có
vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện
nay của nước ta, với sức ép về dân số và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị
hoá, sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ
kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng mà quỹ đất thì có hạn.
Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng đất chúng ta cần phải khai thác,
bảo vệ và cải tạo đất đai sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển
ngày càng nhanh của xã hội. Để sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này
được lâu dài thì công tác quản lý đất đai là rất cần thiết. Nó đòi hỏi phải
có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Kể từ năm 1986 đến nay,
hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không ngừng được củng cố và
kiện toàn đã góp phần đắc lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đưa công tác
quản lý đất đai đi vào nền nếp;
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý đất
đai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng chồng chéo trong quản lý,
nạn tham nhũng... mà một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này
là hệ thống cơ quan quản lý đất đai được tổ chức chưa hợp lý, cồng kềnh, hoạt
động chưa hiệu quả. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản
lý đất đai trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Đây là lý do để chúng ta tiếp tục nghiên cứu,
đánh giá thực trạng hệ thống cơ quan quản lý đất đai; trên cơ sở đó, đề xuất
các giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện để hệ thống cơ quan quản lý đất đai
ở nước ta có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà đất nước đã giao phó. Với
ý nghĩa đó, em lựa chọn đề tài: "Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan
quản lý đất đai ở nước ta hiện nay" làm đề án môn học;


2. Đối tượng nghiên cứu
1
Hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta bao gồm: Hệ thống cơ quan
quản lý đất đai có thẩm quyền chung, đó là: Chính phủ, UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện và UBND cấp xã; Hệ thống cơ quan quản lý đất đai có
thẩm quyền riêng (còn được gọi là hệ thống cơ quan quản lý có thẩm quyền
chuyên ngành hoặc thẩm quyền chuyên môn), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và
cán bộ địa chính cấp xã, phường, thị trấn. Trong khuôn khổ của bản đề án
này, em chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định về cơ cấu, tổ chức; chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền
riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề án này theo đuổi những mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây :
(I) Nghiên cứu cơ sở lý luận và sự cần thiết của việc thành lập hệ thống
cơ quan quản lý đất đai ở nước ta ; khái quát quá trình hình thành và phát
triển hệ thống cơ quan quản lý đất đai qua các giai đoạn lịch sử phát triển của
đất nước;
(II) Nghiên cứu, đánh giá pháp luật hiện hành về cơ cấu, tổ chức; chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta;
(III) Đánh giá hiệu quả thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản
lý đất đai nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế này;
(IV) Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống cơ quan
quản lý đất đai ở nước ta;
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích mà đề tài đặt ra, đề án đã dựa trên phương
pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác - Lenin; quan điểm lý luận, đường lối của Đảng; tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng nhà nước và pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường

và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đề án đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, đánh giá, bình luận; phương pháp
so sánh luật học; phương pháp tổng hợp; phương pháp lịch sử v.v trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
2
5. Kết cấu của đề án:
Bố cục của đề tài gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần
kết luận. Trong đó phần nội dung là phần quan trọng nhất chứa đựng các vấn
đề cơ bản của đề án được chia làm 3 chương
Chương I: Tổng quan những vấn đề lý luận về hệ thống cơ quan quản lý
đất đai ở nước ta.
Chương II: Hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta
Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực trong hệ
thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
1. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta
1.1. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ra đời gắn liền với sự
xuất hiện của một hình thức quản lý đất đai của con người: Quản lý nhà nước
về đất đai. Hệ thống cơ quan này được Nhà nước thành lập và bằng pháp luật,
Nhà nước quy định cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhằm
giúp Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ vốn đất đai trong cả nước theo quy
hoạch, kế hoạch chung.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai là hệ thống cơ quan do
Nhà nước thành lập thống nhất từ trung ương xuống địa phương có cơ cấu, tổ
chức chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với nhau theo quan hệ "song trùng
trực thuộc" thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp Nhà nước thống nhất quản lý

toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương theo quy
hoạch, kế hoạch chung;
Hệ thống cơ quan này có đặc trưng là hệ thống cơ quan chuyên ngành
được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Trong hoạt động, cơ quan
quản lý đất đai cấp dưới chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ
quan quản lý đất đai cấp trên; đồng thời, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện
của Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp.
1.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta
Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, hệ thống cơ quan quản lý
nhà nước về đất đai ở nước ta bao gồm: (1) Hệ thống cơ quan quản lý nhà
nước về đất đai có thẩm quyền chung gồm Chính phủ, UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã; (2) Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về
đất đai có thẩm quyền riêng gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính
xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của hệ thống cơ quan
quyền lực vào hoạt động quản lý nhà nước về đất đai với vai trò đại diện cho
nhân dân thực hiện chức năng giám sát;
1.2.1. Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước
4
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; Luật
đất đai 2003, xác định rõ thẩm quyền của cơ quan đại diện cho nhân dân là
Quốc Hội và HĐND các cấp (HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện, HĐND cấp
xã) trong việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Các
cơ quan này không làm thay chức năng quản lý nhà nước về đất đai của cơ
quan quản lý mà tham gia hoạt động quản lý nhà nước về đất đai với tư cách
giám sát. Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp trong lĩnh vực
quản lý đất đai được thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu sau đây:
- Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế
hoạch SDĐ của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản
lý và SDĐ trong phạm vi cả nước;

- HĐND các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về
đất đai tại địa phương (khoản 1, 2 Điều 7 Luật đất đai năm 2003);
1.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền
chung
Với chức năng quản lý Nhà nước về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
(trong đó có lĩnh vực quản lý đất đai), Chính Phủ và UBND các cấp có vai trò
rất quan trọng trong việc thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Theo đó:
- Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ của tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch SDĐ vào mục đích quốc
phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả
nước;
- UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và
quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật
này (khoản 2, 4 Điều 7 Luật đất đai năm 2003);
1.2.3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai
Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai được
thành lập thống nhất từ trung ương đến địa phương theo 4 cấp đơn vị hành
chính:
- Cấp trung ương: Cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai ở
trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan của Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong
5
phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện
chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong
lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường,
khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
- Cấp tỉnh: Cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan

chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là UBND cấp tỉnh), giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi
trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cấp huyện: Cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai ở
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường,
là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh có chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa
bàn huyện theo quy định của pháp luật; Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài
nguyên và Môi trường;
- Cấp xã, phường, thị trấn: Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn (gọi
chung là cán bộ địa chính xã) giúp UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là
UBND cấp xã) thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong
phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp
huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
1.2.4. Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý về SDĐ
Tổ chức sự nghiệp công và tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai
là những khái niệm lần đầu tiên được đề cập trong Luật đất đai năm 2003.
Các tổ chức này ra đời nhằm phúc đáp yêu cầu của công cuộc cải cách các thủ
tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất; góp phần đẩy nhanh sự hình
thành thị trường bất động sản (BĐS) có tổ chức và làm "lành mạnh hóa" các
6
giao dịch liên quan đến BĐS. Hơn nữa, sự ra đời của tổ chức sự nghiệp công

và tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai đánh dấu sự chuyển đổi nền
hành chính công mang nặng tính chất quan liêu "cai trị, quản lý" sang nền
hành chính mang tính chất gần dân, tính chất "dịch vụ, phục vụ";
Bên cạnh đó, một loạt các tổ chức mới có một trong những chức năng
là thực hiện dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp ... trong lĩnh vực đất đai
được Luật đất đai năm 2003 cho phép thành lập; đó là: Tổ chức phát triển quỹ
đất và tổ chức hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Tổ chức phát triển quỹ đất: Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động
theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp nhà nước thực hiện
nhiệm vụ công ích do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết
định thành lập để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trong trường hợp
thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có
dự án đầu tư, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy
hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác
trước khi Nhà nước quyết định thu hồi đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi và tổ
chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với diện tích đất được giao quản lý. Việc ra đời tổ chức phát
triển quỹ đất đánh dấu việc chuyển đổi công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng từ cơ chế hành chính (do cơ quan công quyền thực hiện) sang cơ chế
kinh tế (do doanh nghiệp thực hiện) đáp ứng đòi hỏi của việc quản lý và sử
dụng đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường;
- Tổ chức hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai: Tổ chức sự
nghiệp có thu, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật thì được cấp phép hoạt động hoặc được đăng ký
hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai;
Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai bao gồm:
- Tư vấn về giá đất;
- Tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính;
- Dịch vụ về thông tin đất đai;

7
2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống cơ quan quản
lý Nhà nước về đất đai ở nước ta
2.1. Giai đoạn 1945 – 1959
Sau khi giành được độc lập, cơ quan quản lý đất đai của Phủ Toàn
quyền Đông Dương là Sở Trước bạ - Văn tự - Quản thủ điền thổ và Thuế
Trực thu được Bộ Tài chính tiếp nhận (Sắc lệnh số 41 ngày 03 tháng 10 năm
1945 của Chủ tịch nước). Sau đó ngành Địa chính được thiết lập (Sắc lệnh số
75 ngày 29 tháng 5 năm 1946 của Chủ tịch nước) với tên gọi Nha Trước bạ -
Công sản - Điền thổ. Kèm theo đó là hệ thống các đơn vị trực thuộc ở 03 cấp
tỉnh, huyện, xã nhằm duy trì, bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền
thổ. Đến năm 1953 do yêu cầu của kháng chiến, các Ty Địa chính được sáp
nhập vào Bộ Canh nông, rồi trở lại Bộ Tài chính để phục vụ mục đích thu
thuế nông nghiệp.
Cải cách ruộng đất năm 1953 - 1958 đã mang lại sự khởi sắc cho ngành
Địa chính. Đứng đầu là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài chính, hệ thống các cơ
quan ngành dọc của Sở trực thuộc Ủy ban hành chính các cấp, có nhiệm vụ
phối hợp với các cơ quan khác thực hiện kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông
nghiệp nông thôn.
Như vậy, từ 1945 đến 1959 hoạt động của ngành Quản lý đất đai chủ
yếu là hình thành hệ thống cơ quan quản lý đất đai trong chế độ mới với chức
năng, nhiệm vụ bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền thổ. Trong
những năm kháng chiến chống Pháp, ngành Địa chính đã có một số thay đổi
về hoạt động góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ huy động thuế nông
nghiệp phục vụ kháng chiến, kiến quốc. Sau thắng lợi của cuộc Cải cách
ruộng đất ở miền Bắc (1953 - 1958), ngành Địa chính đã thực hiện tốt các
nhiệm vụ: tổ chức đo đạc, lập bản đồ giải thửa và sổ sách địa chính để nắm
diện tích ruộng đất, phục vụ việc kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông nghiệp,
tính thuế ruộng đất, xây dựng đô thị.
2.2. Giai đoạn 1960 – 1978

Do sự phát triển quan hệ ruộng đất ở nông thôn và củng cố quan hệ sản
xuất Xã hội chủ nghĩa, ngành Quản lý ruộng đất được thiết lập (Nghị định số
70-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960 và Nghị định số 71-CP ngày 09 tháng 12
năm 1960 của Hội đồng Chính phủ), chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông
nghiệp với nhiệm vụ quản lý mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong
8
nông nghiệp. Quản lý ruộng đất bao gồm 3 nội dung chủ yếu: Lập bản đồ, địa
bạ về ruộng đất, thường xuyên chỉnh lý bản đồ và địa bạ cho phù hợp với sự
thay đổi về hình thể ruộng đất, về quyền sở hữu, sử dụng ruộng đất, về tình
hình canh tác và cải tạo ruộng đất; Thống kê diện tích, phân loại chất đất;
Nghiên cứu xây dựng các luật lệ, thể lệ về quản lý ruộng đất trong nông
nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các luật lệ, thể lệ ấy. Hệ thống
quản lý ruộng đất được tổ chức thành 4 cấp: Trung ương là Vụ Quản lý ruộng
đất; cấp tỉnh là Phòng Quản lý ruộng đất; cấp huyện là Bộ phận Quản lý
ruộng đất; cấp xã là Cán bộ quản lý ruộng đất.
Tóm lại, trong giai đoạn 1960 - 1978, ngành Quản lý ruộng đất đã phát
triển hệ thống bộ máy và đội ngũ cán bộ từ Trung ương tới địa phương, mở
rộng các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Cơ quan quản lý ruộng đất có
nhiệm vụ chủ yếu là giúp Bộ Nông nghiệp “quản lý việc mở mang, sử dụng
và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp”. Ngành Quản lý ruộng đất đã có
những đóng góp to lớn trong việc mở rộng và sử dụng có hiệu quả diện tích
đất nông nghiệp, xây dựng kinh tế hợp tác xã và phát triển nông thôn
2.3. Giai đoạn từ 1979 đến nay
Để tăng cường công tác quản lý đất đai, thống nhất các hoạt động quản
lý đất đai vào một hệ thống cơ quan chuyên môn, năm 1979, Tổng cục Quản
lý ruộng đất được thành lập - "Tổng cục Quản lý ruộng đất là cơ quan trực
thuộc Hội đồng Bộ trưởng, thống nhất quản lý nhà nước đối với toàn bộ
ruộng đất trên lãnh thổ cả nước nhằm phát triển sản xuất, bảo vệ đất đai, bảo
vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao đối với tất cả các loại
đất" (Nghị quyết số 548/NQQH ngày 24 tháng 5 năm 1979 của Ủy Ban

Thường vụ Quốc hội). Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập
theo 03 cấp:
- Cấp tỉnh, có Ban Quản lý ruộng đất trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh. Sau Luật Đất đai năm 1987 cho tới năm 1993 hầu hết các Ban Quản lý
ruộng đất trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã chuyển thành Chi cục Quản
lý đất đai hoặc Chi cục Quản lý ruộng đất trực thuộc Sở Nông - Lâm nghiệp;
- Cấp huyện, có Phòng Quản lý ruộng đất trực thuộc Uỷ ban nhân dân
cấp huyện, một số địa phương khu vực đô thị thành lập Phòng Quản lý nhà
đất hoặc Phòng Nhà đất; từ năm 1988 - 1994, Phòng Quản lý ruộng đất sáp
nhập vào các Phòng Nông Lâm nghiệp hoặc Phòng Kinh tế;
9
- Cấp xã, có Cán bộ quản lý ruộng đất chuyên trách.
Trước yêu cầu về tổ chức lại các cơ quan quản lý Nhà nước và tăng
cường công tác quản lý đất đai, năm 1994 Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục
Đo đạc và Bản đồ Nhà nước được hợp nhất và tổ chức lại thành Tổng cục Địa
chính (Nghị định số 12/CP ngày 22 tháng 02 năm 1994 của Chính phủ). Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chính được
quy định tại Nghị định số34/CP ngày 23 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ,
theo đó Tổng cục Địa chính là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về đất đai và đo đạc - bản đồ trên phạm vi cả nước. Ngay
sau khi thành lập Tổng cục Địa chính, ở địa phương các Sở Địa chính được
thành lập trên cơ sở Ban Quản lý ruộng đất và trực thuộc Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh, Chi cục Quản lý ruộng đất hoặc Chi cục Quản lý đất đai. Một số
thành phố lớn thành lập Sở Địa chính - Nhà đất. Tại cấp huyện, từ năm 1995
cơ quan quản lý đất đai là Phòng Địa chính (hoặc Phòng Địa chính - Nhà đất)
trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Tại cấp xã, có Cán bộ Địa chính xã
(hoặc phường, thị trấn) và thường kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ quản lý về xây
dựng.
10
CHƯƠNG II

HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Bộ tài nguyên và
môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính Phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước;
quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn
của Nhà nước trong lĩnh vực nêu trên theo quy định của Nhà nước;
Bộ Tài nguyên và Môi trường ra đời nhằm tăng cường công tác quản lý
các nguồn tài nguyên và môi trường theo xu hướng quản lý tổng hợp các
nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững. Bộ Tài nguyên và
Môi trường được thành lập căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khúa XI kỳ họp thứ nhất quy định
về danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính Phủ.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
Theo Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
nguyên và Môi trường thì Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là
Nghị định số 91/2002/NĐ-CP) có trách nhiệm thực hiện, nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan
ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm
pháp luật khác về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ;
- Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn,
năm năm và hàng năm về các lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, cỏc
cụng trỡnh quan trọng của ngành;

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn, quy
trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên đất,
11
tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ
thuộc thẩm quyền;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy
trình, quy phạm, các định mức kinh tế- kỹ thuật của ngành; tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ.
Bên cạnh nhiệm vụ, quyền hạn chung, Nghị định số 91/2002/NĐ-CP
còn quy định cho Bộ Tài nguyên và Môi trường những nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể trong từng lĩnh vực được giao quản lý; cụ thể:
- Về tài nguyên đất
• Xây dựng, trình Chính phủ để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước;
• Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vào mục
đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trình Chính
phủ xét duyệt;
• Trình Chính phủ quyết định giao đất, thu hồi đất trong các trường hợp
thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
• Chỉ đạo việc thực hiện công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá,
phân hạng đất và lập bản đồ địa chính; hướng dẫn và tổng hợp số liệu
thống kê, kiểm kê đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính;
• Thống nhất quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
• Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy

định của pháp luật;
• Kiểm tra Uỷ ban nhân nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong
việc định giá đất theo khung định giá và nguyên tắc, phương pháp xác
định giá các loại đất do Chính phủ quy định;
- Về đo đạc và bản đồ
12
• Thống nhất quản lý về hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý công tác đo
đạc và bản đồ cơ bản, bản đồ về biên giới quốc gia và địa giới hành
chính; quản lý hệ thống địa danh trên bản đồ, hệ thống quy chiếu quốc
gia, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở
quốc gia, hệ thống không ảnh cơ bản và chuyên dùng; cấp và thu hồi
giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
• Thành lập, hiệu chỉnh xuất bản và phát hành các loại bản đồ địa hình cơ
bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính; quản lý việc cung cấp thông tin, tư
liệu và bảo mật nhà nước về hệ thống thông tin, tư liệu đo đạc và bản
đồ;
- Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu theo quy định của
pháp luật;
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực, tổ chức và chỉ đạo thực hiện
kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.
- Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện
cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật; quản lý
và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở
hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản
lý theo quy định của pháp luật;
- Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính
phủ.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật.

- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của
Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật;
13
Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trên
đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có một cơ cấu tổ chức hợp lý, hoạt
động hiệu quả;
1.2. Cơ cấu, tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy định rõ về cơ cấu, tổ chức của Bộ
Tài nguyên và Môi trường; cụ thể:
Các tổ chức này bao gồm: Vụ Đất đai; Vụ Đăng ký và Thống kê đất
đai; Vụ Môi trường; Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường; Vụ Khí
tượng thuỷ văn; Vụ khoa học- Công nghệ; Vụ Kế hoạch- Tài chính; Vụ Hợp
tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Thi đua- Khen thưởng; Cục
Quản lý tài nguyên nước; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Cục Bảo vệ
môi trường; Cục Đo đạc và Bản đồ; Thanh tra; Văn phòng.
2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở tài nguyên và môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân (UBND) tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là UBND cấp tỉnh), giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi
trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật;
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên

chế và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV (sau đây gọi tắt là
Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV) ngày 15/7/2003 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước
về tài nguyên và môi trường ở địa phương đã quy định rất cụ thể nhiệm vụ,
quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường; cụ thể như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập với những nhiệm vụ và
quyền hạn như sau:
Thứ nhất, trình UBND cấp tỉnh ban hành các quyết định về quản lý tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng
thủy văn, đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là tài nguyên và môi trường) ở
địa phương;
14
Thứ hai, trình UBND cấp tỉnh quy hoạch phát triển, chương trình, kế
hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường phù hợp với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của địa phương;
Thứ ba, trình UBND cấp tỉnh quyết định các biện pháp bảo vệ tài
nguyên và môi trường ở địa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
Thứ tư, tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chương trình, quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt; tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường;
Thứ năm, về tài nguyên đất:
- Giúp UBND cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện;
- Tổ chức thẩm định, trình UBND cấp tỉnh xét quy hoạch, kế hoạch
SDĐ của huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và kiểm tra việc thực hiện;
- Trình UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,

chuyển QSDĐ, chuyển mục đích SDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các
đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh;
- Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng
đất và lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa
chính; thống kê, kiểm kê đất đai; ký hợp đồng thuê đất theo quy định của
pháp luật; đăng ký giao dịch bảo đảm về QSDĐ, tài sản gắn liền với đất đối
với các tổ chức;
- Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá, nguyên
tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định;
Thứ sáu, về tài nguyên khoáng sản:
- Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác,
chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai
thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc
thẩm quyền của UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Giúp UBND cấp tỉnh chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan
để khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Chính
phủ xem xét quyết định;
Thứ bảy, về tài nguyên nước và khí tượng thủy văn
15
- Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điều
tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện;
- Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động của
các công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng tại địa phương; chỉ đạo kiểm
tra việc thực hiện sau khi được cấp phép;
- Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo
hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên
tai ở tỉnh;
Thứ tám, về môi trường

- Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn
tỉnh theo phân cấp;
- Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường
tiềm lực trạm quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất
lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở
theo phân cấp;
- Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
Thứ chín, về đo đạc và bản đồ
- Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc ủy
quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng
ký hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương;
- Trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất
lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ
chuyên dụng của tỉnh;
- Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập
hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên
dụng;
- Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan
quản lý nhà nước về xuất bản việc đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm
16

×