KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA
TRUNG TÂM HỘI CHỢ TRIỂN LÃM VIỆT NAM.
I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM PHAT TRIỂN CỦA TRUNG
TÂM HỘI CHỢ TRIỂN LÃM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, hoạt động hội chợ
triển lãm ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của mình đối với một
doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung, hoạt động này ngày càng phát triển và
trong tương lai gần cùng với quá trình CNH-HĐH, phải trở thành một nghành
công nghiệp dịch vụ có công nghệ và trình độ chuyên môn hoá cao như các
nước tiên tiến trên thế giới. Trước mắt và trong những năm tiếp theo Trung tâm
phấn đấu xây dựng và phát triển thành một Trung tâm quốc gia và quốc tế
ngang tầm với các Trung tâm Hội chợ Triển lãm khu vực châu Á và thế giới.
Hoạt động của Trung tâm có tính chất tổng hợp về kinh tế, khoa học kỹ thuật,
giao lưu thương mại và văn hoá xã hội nhằm thông tin kinh tế và thương mại
đối nội và đối ngoại, giới thiệu đầu tư và đáp ứng các nhu cầu về văn hoá xã hội
cho nhân dân thủ đô và cả nước.
Trung tâm là đơn vị tổ chức và thực hiện các cuộc hội chợ triển lãm có
chất lượng cao, hiệu quả lớn với nội dung kinh tế, kỹ thuật và thương mại, quốc
gia và quốc tế, tổng hợp, chuyên nghành và đa nghành ở Việt Nam và của Việt
Nam ra nước ngoài. Đi liền với các cuộc hội chợ triển lãm là các cuộc hội thảo,
hội nghị trao đổi về kinh tế, kỹ thuật thương mại và đầu tư nhằm khuyến khích
phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và thu hút đầu tư.
Trung tâm là đầu mối quốc gia và quốc tế, về thông tin kinh tế, khoa học
kỹ thuật, văn hoá xã hội và quảng cáo trong nước và quốc tế, đồng thời là Trung
tâm các hội nghị quốc gia và quốc tế tại Hà Nội. Ngoài ra Trung tâm Hội chợ
Triển lãm Việt Nam còn phải trở thành một Trung tâm hoạt động văn hoá nghệ
thuật, tuyên truyền các vấn đề về chính trị xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng
và Nhà nước, là nơi hội tụ liên kết các hoạt động kinh tế-văn hoá-xã hội của các
tổ chức phi chính phủ ở cấp trung ương. Trung tâm cần phấn đấu để xứng đáng
là Trung tâm thương mại quốc tế, đầu mối giao dịch và phát triển thương mại
thu hút đầu tư và các hoạt động dịch vụ khác đi liền với chức năng này.
Trong thời gian tới, Trung tâm phải tổ chức và thực hiện tốt các hội chợ
định kỳ hàng năm, khai thác thị trường để tổ chức và thực hiện xen kẽ các hội
chợ chuyên nghành, chuyên đề quốc gia và quốc tế khác. Trung tâm cần mở
rộng quan hệ hợp tác kinh tế trong nước nhằm nâng cao hiệu quả của việc khai
thác hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của khu hội chợ triển lãm, nâng cấp các cơ
sở này nhanh chóng tạo động lực của Trung tâm để có thể xâm nhập mạnh hơn
vào thị trường quốc tế, tạo điều kiện để thực hiện hợp tác và cạnh tranh trên
thương trường quốc tế của hoạt động hội chợ triển lãm Việt Nam và của Trung
tâm nói riêng, tăng cường quy mô và khả năng thực hiện các hội chợ triển lãm
quốc tế nhằm tạo điều kiện tốt hơn đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh Việt Nam muốn xúc tiến với thị trường quốc tế, thúc đẩy sản
xuất và xúc tiến thương mại của họ và của quốc gia, khai thác có hiệu quả hơn
các nhà trưng bày, tạo thế ổn định và phát triển của Trung tâm bảo đảm hiệu
quả hoạt động hội chợ triển lãm trong nước và cạnh tranh quốc tế. Trung tâm
còn phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, xúc tiến quá trình liên doanh với
các tổ chức nước ngoài có vốn đầu tư vào Trung tâm nhằm: Khẩn trương hoàn
thành đề án và trình Chính Phủ phê duyệt hợp tác kinh doanh đầu tư nước ngoài
để xây dựng lại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam thành một Trung tâm
quốc gia, quốc tế về hội chợ triển lãm, về thương mại, về thông tin tổng hợp,
hhội thảo và hội nghị với những công trình như các nhà trưng bày triển lãm hiện
đại, khu cho thuê các văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài, Trung tâm
thương mại và dịch vụ về hội thảo hội nghị quốc gia, quốc tế, thông tin và
quảng cáo, văn hoá nghệ thuật và giải trí cùng khu làm việc của Trung tâm. Tổ
chức và phối hợp tổ chức với các tổ chức khác để tổ chức thêm nhiều hội chợ
triển lãm ở nước ngoài. Trung tâm cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng Hiệp hội
hội chợ-triển lãm Việt Nam và trong đó Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam
là một cấu thành quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế của hiệp hội.
II. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM HỘI CHỢ TRIỂN LÃM VIỆT NAM
1. XÚC TIẾN VIỆC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ QUẢNG CÁO
1.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường của Trung tâm Hội chợ
Triển lãm Việt Nam.
Nghiên cứu thị trường là một khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh
của bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào, nó cung cấp những thông tin đầy
đủ chuẩn xác giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn. Đối với
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam,việc nghiên cứu thị trường là để phục
vụ cho việc xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm quốc gia và
quốc tế đạt hiệu quả cao và phát triển mạnh mẽ vững vàng.
* Nghiên cứu sơ bộ:
Đây là bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu thị trường, có đánh giá
những vấn đề ban đầu của nhu cầu thị trường.
+ Đối với thị trường trong nước: Nghiên cứu nhu cầu, số lượng cơ cấu
các loại hình doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trưng bày sản phẩm, giới thiệu
công nghệ, hợp tác đầu tư...Xem xét khả năng xu thế và giá cả dịch vụ hội chợ
triển lãm trong nước. Hiện nay tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhu cầu về hội
chợ triển lãm có phần giảm, Trung tâm nên hướng hoạt động tổ chức của mình
về các địa phương, tỉnh, thành phố nơi có tiềm năng phát triển kinh tế như:
Lạng Sơn nơi diễn ra các hoạt động kinh tế rất sôi nổi giữa Trung Quốc và Việt
Nam; Thành phố Nam Định, Quảng Ninh, Vinh, Hải phòng, Hải Dương, tốc độ
phát triển kinh tế khá ổn định, nhu cầu giao lưu hợp tác sẽ cao. Khi tổ chức hội
chợ triển lãm tại các địa phương này sẽ thu hút được các doanh nghiệp vừa và
nhỏ không có điều kiện tham gia hội chợ triển lãm tại các thành phố lớn.
+ Đối với thị trường nước ngoài: Trung tâm cần tập trung nghiên cứu vào
các thị trường xuất nhập khẩu quan trọng đối với Việt Nam hiện nay như Nhật
Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Nga, Pháp,
Thái Lan, Đức. Thông qua các nguồn tin từ các tổ chức quốc tế như: Trung tâm
thương mại quốc tế (ITC), Thời báo tài chính, Bản tin Reuter về các loại mặt
hàng...từ đó thống kê, phân tích đánh giá giúp cho Trung tâm có cái nhìn bao
quát về dung lượng thị trường, khách hàng...
* Nghiên cứu thăm dò thị trường:
Sau khi có những nguồn dữ kiện, đánh giá ban đầu về thị trường, Trung
tâm cần tiến hành nghiên cứu thăm dò thị trường. Như việc lấy những ý tưởng
khả thi, tên gọi hội chợ, nội dung, mục đích tổ chức...Trung tâm có thể phát
phiếu thăm dò các doanh nghiệp, lấy ý kiến khách hàng về những vấn đề nêu
trên, từ đó đưa ra được những nhận định ban đầu về nhu cầu thị trường.
* Nghiên cứu phân định:
Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm phân định một cách đầy đủ, rõ ràng về
mọi khía cạnh như: Thời gian và địa điểm tổ chức như thế nào cho hợp lý, Thu
thập các thông tin về thị trường hàng hoá và các thông tin khác có liên quan
như: tốc độ phát triển kinh tế, sở thích thị hiếu tiêu dùng, lối sống, văn hoá...để
xử lý và đây là nguồn cung cấp thông tin cho khách hàng sau này khi mời họ
tham gia. Công tác này đòi hỏi Trung tâm phải nghiên cứu kỹ lưỡng, có thể
thành lập cho mình một bộ phận thông tin có tính chất thường xuyên và chủ
động, đồng thời dựa trên các mối quan hệ với các cục, vụ, viện nghiên cứu kinh
tế kỹ thuật để đảm bảo cho việc thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác.
* Nghiên cứu mô tả:
Nội dung của nghiên cứu mô tả có quan hệ mật thiết đến các nghiên cứu
trước vì cần phải lượng hoá các công việc cụ thể về cuộc hội chợ triển lãm sẽ
được tổ chức như quy mô tổ chức, số lượng các doanh nghiệp và lên danh sách
các doanh nghiệp có khả năng tham dự để tiến hành mời khách cho phù hợp
voứi tên gọi, nội dung và mục đích của cuộc hội chợ triển lãm dự định sẽ tổ
chức.
* Nghiên cứu phân đoạn thị trường:
Mục tiêu của quá trình này là xác định và định vị được nhóm khách hàng
trên thị trường dựa trên các tiêu thức phân đoạn thị trường. Có thể dựa trên
nhiều tiêu thức khác nhau như: Theo tiêu thức địa lý phân đoạn thị trường trong
nước và nước ngoài; Theo tiêu thức thứ hạng ưu tiên phân chia ra thị trường
trọng điểm và không trọng điểm...Để từ đó có những chính sách thị trường hợp
lý. Ví dụ như việc phân đoạn thị trường theo tiêu thức thứ hạng ưu tiên, Trung
tâm cần có chính sách đặc biệt trong việc đối xử với thị trường trọng điểm. Đây
là khu vực thị trường mà tại đó Trung tâm có thể phát huy tối đa thế mạnh và
khả năng của mình. Do vậy lợi nhuận đem lại từ phần thị trường này là khoản
không thể bị suy giảm. Đối với thị trường trọng điểm Trung tâm cần phải giữ và
xâm nhập sâu hơn, có chính sách ưu tiên về giá cả lẫn thời gian và chất lượng
phục vụ. Trong thị trường trọng điểm chia ra thành các loại khách hàng sau:
+ Khách hàng truyền thống: Có mối quan hệ kinh doanh sâu sắc, họ
thường xuyên tham gia những hội chợ triển lãm do Trung tâm tổ chức, họ là đội
ngũ nòng cốt tạo nên sự thành công của cuộc hội chợ triển lãm và cũng góp
phần lôi kéo bạn hàng cùng tham gia. Cần có những chính sách ưu đãi làm họ
vừa lòng như giảm giá cho thuê gian hàng, ưu tiên sắp xếp gian hàng ở vị trí
thuận lợi...
+ Khách hàng không truyền thống: Là những khách hàng đã tham gia một
số cuộc hội chợ triển lãm do Trung tâm tổ chức nhưng không thường xuyên. Họ
dễ bị lôi kéo bởi đối thủ cạnh tranh vì vậy cần có những biện pháp gây uy tín
ngày càng lớn đoói với họ từ những khâu làm thủ tục đăng ký đưa đón khách, tư
vấn vận chuyển hàng hoá...chính sự nhiệt tình này có thể lôi kéo họ tham dự
trong những lần hội chợ tiếp theo.
Đối với thị trường không trọng điểm, là nơi Trung tâm khó phát huy được
thế mạnh của mình ngay lúc này (Thị trường các tỉnh miền Nam, thị trường một
số nước Châu Âu, Châu mỹ...). Khu vực thị trường không trọng điểm này cần
được quan tâm đúng mức theo khả năng của Trung tâm.
1.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo.
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam cần tích cực tiến hành quảng bá
cho vị thế của mình nhằm giới thiệu về tổ chức kinh doanh của Trung tâm, đề
cao uy tín, chất lượng tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm nhằm thu hút ngày
càng nhiều khách trong nước và nước ngoài tham gia. Trung tâm nên kết hợp
một cách khoa học hợp lý giữa quảng cáo cứng và quảng cáo "mềm" tạo ra
những biện pháp hữu hiệu.
- Các biện pháp đối với thị trường trong nước:
+ Tăng cường quảng cáo về Trung tâm trên các phương tiện thông tin đại
chúng, xuất bản các ấn phẩm, Catalogue về Trung tâm và các hoạt động của
mình.
+ Nâng cao chất lượng tổ chức hội chợ triển lãm.
+ Tổ chức tốt và khai thác có hiệu quả hơn các văn phòng đại diện và hệ
thống cộng tác viên bằng chế độ cụ thể.
+ Củng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
- Đối với thị trường quốc tế:
+ Duy trì và phát huy mối quan hệ đối với khách quen.
+ Mở rộng các mối quan hệ với Tham tán, Đại sứ quán của ta ở nước
ngoài, từ đó Trung tâm sẽ có được những đầu mối truyền tải thông tin về Trung
tâm, khuyếch trương được mình tại thị trường quốc tế, từ đó có thể tìm được các
đối tác cùng phối hợp tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm của nước ngoài tại
Việt Nam và ta có thể phối hợp với bạn để tổ chức các cuộc triển lãm của Việt
Nam tại nước ngoài.
+ Quan hệ và tăng cường sự hợp tác với Hiệp hội hội chợ triển lãm quốc
tế và các nhà tổ chức lớn trên toàn thế giới.
+ Nâng cao chất lượng tổ chức, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng tiến tới tiêu
chuẩn hoá quốc tế về các điều kiện tổ chức của Trung tâm.
Ngoài ra, Trung tâm cần chú trọng hơn trong việc thông tin quảng cáo về
hội chợ triển lãm cho khách tham quan, vì sự thành công của các cuộc hội chợ
triển lãm phụ thuộc vào lượng lớn khách tham quan. Nếu lượng khách tham
quan đông thì đó là thành công lớn của hội chợ. Ngược lại, cho dù hội chợ được
tổ chức đẹp, hấp dẫn đến đâu mà lượng khách tham quan ít thì đó cũng là thất
bại thảm hại không những đối với đơn vị tổ chức mà đặc biệt là đối với các