Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN NGỮ VĂN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.81 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010



I.Đề tài :
MỘT VÀI KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG GIỜ
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
1
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

II.ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Tầm quan trọng : Đổi mới quan điểm, phương pháp dạy học (PPDH)là một
yêu cầu của nền giáo dục hiện nay nhằm đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp
giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Một
trong những PPDH mới là PPDH tích hợp.Phương pháp này được chính thức
đưa vào áp dụng trong nhà trường phổ thông từ năm học 2002-2003, khi
chúng ta tiến hành cải cách giáo dục ở cấp THCS.
2. Thực trạng: Đối với bậc THPT, việc học tập và vận dụng PPDH này đã gần
bốn năm học, một thời gian đủ để chúng ta tổng kết lại thực tiễn những mặt
đã và chưa làm được của giáo viên về việc vận dụng PPDH này.
3. Lí do chọn đề tài :Trên tinh thần đó, là một giáo viên dạy Ngữ Văn, tôi xin
được bàn về vấn đề nêu trên qua đề tài : “Một vài kinh nghiệm vận dụng
phương pháp dạy học tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học “
4. Giới hạn đề tài : Bàn về PPDH là bàn về một vấn đề có tính chất nghiên cứu
khoa học sâu và rộng.Ở đây, trong phạm vi một SKKN, nhằm phục vụ trực


tiếp cho công tác dạy học nên tôi chỉ giới hạn nói về kinh nghiệm vận dụng
PPDH tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học ( VBVH ) mà thôi.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1. Quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục của Nhà nước ta là giáo dục
toàn diện.Điều 5 Luật Giáo dục ghi rõ :
“ Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại
và có hệ thống “ .
“ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học.”
2. Quan điểm đó được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và biên soạn ở
sách giáo khoa theo hướng tích hợp và PPDH tích hợp được Bộ chỉ đạo cho
cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp học tập và áp dụng.
3. Việc vận dụng PPDH tích hợp là một trong những cơ sở đánh giá hiệu quả của
một tiết dạy về mặt phương pháp .
4. Đặc trưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng PPDH tích
hợp:
- Nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt,
Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là
nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn học cho học sinh.
- Cả ba phân môn là những môn học có tính chất công cụ và có tính nghệ thuật,
liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt.
- Cả ba phân môn đều do một giáo viên dạy trên một đơn vị lớp.
IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN :

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
2
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

1. Sách giáo khoa ( SGK ) biên soạn theo hướng tích hợp các phần Ngữ và

Văn.Câu trúc chương trình các cấp học được xây dựng theo mô hình những
đường tròn đồng tâm. Trong hướng dẫn học bài và dạy học, có những vấn đề
SGK yêu cầu cần phải sử dụng PPDH tích hợp trong tiết dạy.
2. Các phân môn của bộ môn Ngữ văn ở THPT có quan hệ khá chặt chẽ. Làm
văn cùng với Văn học và Tiếng Việt tạo thành “cái kiềng” Ngữ văn trong
chương trình Ngữ văn ở các bậc học phổ thông. Sự cấu tạo này thể hiện rất rõ,
từ chương trình, SGK cho đến các tiết học cụ thể, các bài kiểm tra, các bài thi.
Ở SGK, văn bản văn học vừa là đối tượng học tập vừa là ngữ liệu, phương
tiện để phục vụ học tập các phân môn Tiếng Việt, Làm văn. Ngược lại, khi
học đọc hiểu văn bản văn học ( VBVH ) lại dùng những tri thức khoa học của
phân môn Tiếng Việt và Làm văn để khai thác.
3. PPDH Ngữ văn ở THPT dựa trên hai trục Đọc văn và Làm văn cũng thể hiện
rất rõ tính chất tích hợp.Dạy đọc văn là để cung cấp tri thức và phương pháp
cho làm văn và ngược lại,dạy làm văn là để củng cố tri thức và phương pháp
đọc hiểu VBVH.
4. Mặt khác, là một môn thuộc khoa học xã hội, môn văn học có quan hệ gắn với
lịch sử, văn hóa và xã hội.Do vậy, tích hợp dạy các kiến thức xã hội trong bộ
môn văn có một khả năng lớn.
5. Việc kiểm tra thi cử, đề thi, kiểm tra hiện nay đòi hỏi sự vận dụng tích hợp
nhiều loại kiến thức, phương pháp, kĩ năng.
V.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
A. Thực trạng của việc vận dụng PPDH tích hợp trong bộ môn Ngữ văn hiện
nay :
1. Thực trạng :
Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng PPDH tích hợp là một tất yếu trong dạy
học bộ môn Ngữ văn.Thế nhưng, việc vận dụng phương pháp này trong thực tế
không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả.
+ Nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng PPDH tích hợp.Do
đó, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu,làm cho
chất lượng bài dạy không đạt.

Ví dụ : Dạy “ Những đứa con trong gia đình “của Nguyễn Thi, khi phân tích
các đặc điểm phẩm chất của những con người trong gia đình nhân vật Việt cần
phải liên hệ đến phẩm chất của các nhân vật trong tác phẩm Rừng xà xu của
Nguyễn Trung Thành để thấy rõ hơn, sâu sắc hơn những phẩm chất lịch sử của
con người VN thời kháng chiến chống Mĩ Đồng thời để thấy vẻ đẹp riêng của
mỗi con người ở những vùng văn hóa, vùng đất khác nhau.Có như vậy mới giúp
học sinh thấy được mối liên hệ của các tác phẩm, chiều sâu của hình tượng…
+ Nhiều giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách gượng gạo,các đơn vị kiến thức
được tích hợp không có mối liên hệ gắn bó.

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
3
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

Ví dụ : Dạy Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu lại đem so sánh
nhân vật người đàn bà làng chài với nhân vật bà Hiền trong Một người Hà nội
của Nguyễn Khải về tiêu chí vai trò của người phụ nữ trong gia đình thì qủa
gượng ép.Bởi lẻ, hai người đàn bà trong hai gia đình ở hai hoàn cảnh khác nhau,
được xây dựng bởi hai cảm hứng khác nhau thì làm sao mà liên hệ so sánh được.
+ Nhiều giờ dạy, giáo viên lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa trọng
tâm.Vẫn thừa nhận là dạy học cần vận dụng PPDH tích hợp.Song, việc vận dụng
này là để phục vụ cho mục tiêu của bài dạy chứ không phải bạ đâu là sử dụng tích
hợp đó. Kiều vận dụng này, vô hình trung làm lệch nội dung, mục tiêu cần đạt
của tiết dạy.
Ví dụ : Dạy Vợ Nhặt của Kim Lân thì mục tiêu cần đạt về nội dung là thấy
được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động nghèo bên bờ vực của cái
chết.Đó là lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc và lòng nhân ái của con người.
Vậy, nếu tích hợp liên hệ người vợ nhặt với nhân vật chị Dậu ( Tắt đèn – Ngô Tất
Tố )chỉ để nói về thân phận con người thì đã làm lạc hướng mục tiêu bài học.

+ Khi vận dụng PPDH tích hợp, giáo viên thiếu sự chuần bị kĩ , sử dụng tích
hợp một cách tùy hứng dẫn đến hiệu quả tích hợp không cao.
Ví dụ : Giáo viên chưa chủ động chuẩn bị dữ liệu để phục vụ việc dạy học tích
hợp.
Dạy bài Sóng của Xuân Quỳnh điểm nhấn sẽ là cảm quan và khát vọng của Xuân
Quỳnh về tình yêu lứa đôi.Tất nhiên, với bài này, tích hợp với cảm quan và khát
vọng của Xuân Diệu về tình yêu là hoàn toàn hợp lí. Thế nhưng, một điều oái
oăm là khi nhắc đến Xuân Diệu, ông Hoàng của thơ tình yêu thì giáo viên lúng
túng không biết chọn bài thơ nào, tứ thơ , câu thơ nào cần viện dẫn để phân tích,
so sánh để thấy điểm giống nhau và điểm khác biệt giữa hai thi nhân khi nói về
tình yêu.
2.Nguyên nhân :
Có mấy nguyên nhân sau đây :
- Chưa có ý thức, chưa chú trọng đến PPDH tích hợp còn mới mẻ đối với giáo
viên THPT.
- Kĩ năng lựa chọn các đơn vị kiến thức tích hợp còn hạn chế : tích hợp không
đúng trong tâm; tích hợp gò ép, gượng gạo.
- Chủ quan, tùy hứng, thiếu sự chuẩn bị, thiếu kế hoạch.
- Chưa hiểu rõ quy trình chuẩn bị để thực hiện dạy học theo PPDH tích hợp.
3.Hậu quả :
Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy, từ việc áp dụng một PPDH nhỏ mà
không đúng dẫn đến một hậu quả lớn.Đó là :
+ Học sinh không nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức trong SGK,
một vấn đề mà người biên soạn sách rất lưu tâm.

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
4
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010


+ Học sinh không cảm nhận được chiêu sâu, những vẻ đẹp riêng của mỗi tác
phảm văn học trong hệ thống thể loại, đề tài, chủ đề.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh .Đó là sự vận dụng kết
hợp các kiến thức Tiếng Việt, Văn học vào Làm văn và sự vận dụng kiến thức
không phong phú.Tức là ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
+ Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh.
B.Một số kinh nghiệm vận dụng PPDH tích hợp trong bộ môn Ngữ văn :
1. Trước hết phải hiểu PPDH tích hợp trong môn Ngữ văn là gì?
Tích hợp trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một số
môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó.Nói
cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học khác
nhau, các phân môn học khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau nhằm
đáp ứng những mục tiêu, mục đích , yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học.
Tích hợp trong môn Ngữ văn là sự kết nối tri thức giữa ba phân môn: Tiếng
Việt, Đọc hiểu và Làm văn và trong từng phân môn, từng vấn đề cụ thể. Đó chính
là phương pháp tiếp cận kiến thức từ việc khai thác các tri thức cụ thể của các
phân môn trên cở sở một hoặc một số bài học có những nội dung, đơn vị kiến
thức liên quan.
2. Xác định dung nội dung, mục tiêu tích hợp:
Để vận dụng PPDH tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định chính xác,
đúng đắn mục tiêu, nội dung , nguyên tắc, phương pháp tích hợp trong bài dạy.
Theo kinh nghiệm của tôi, các nội dung trên sẽ là :
a. Mục tiêu: ( Trả lời câu hỏi : sử dụng PPDH tích hợp trong bài dạy để làm gì ? )
+ Khắc sâu kiến thức bài học.
+ Thể hiện tính liên kết , mối quan hệ hữu cơ của chương trình
+ Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn học cho HS
b.Nội dung : ( Trả lời câu hỏi : Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo lối
tích hợp ? )
Đó là :
+ Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan, tương đồng với các bài đã học.

+ Các nội dung kiến thức cần đến việc sử dụng kiến thức của các bộ môn khác,
phân môn khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.
c. Nguyên tắc: ( Trả lời câu hỏi : Sử dụng PPDH tích hợp trong bài dạy xuất phát
từ những cơ sở nào ? )
Đó là :
+ Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của tiết học.
+ Căn cứ vào nội dung chương trình ( các bài học trước hoặc sau bài cần dạy có
liên quan )

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
5
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

d. Phương pháp : ( Trả lời câu hỏi : Cách thức sử dụng PPDH tích hợp như thế
nào ?).
Đó là:
+ Xác định nội dung, phạm vi kiến thức cần tích hợp.
+ Lựa chọn dữ liệu tích hợp.
Ví dụ minh họa :
Khi dạy bài đọc hiểu VBVH Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn
Thi, tôi làm như sau :
- Về mục tiêu sử dụng PPDH tích hợp, tôi cần cho học sinh hiểu được:
+ Những phẩm chất cách mạng của gia đình nhân vật Việt vừa có tính chất truyền
thống của một gia đình cách mạng, vừa là những phẩm chất tiêu biểu cho con
người miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Đồng thời, cho học
sinh thấy vẻ đẹp riêng trong tích cách của từng nhân vật. Thực hiện được như thế
là giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
+ Khi dạy, tôi chọn các VBVH có nội dung liên quan với VBVH Những đứa con
trong gia đình để so sánh và khái quát nội dung nêu trên như : Rừng xà nu của nhà

văn Nguyễn Trung Thành, Đất của nhà văn Anh Đức.Nghĩa là tôi vừa cho học sinh
thấy sự liên kết giữa các bài học trong chương trình vừa giúp học sinh kĩ năng, vốn
kiến thức để làm văn.
- Về nội dung cần tích hợp trong bài dạy : Với bài dạy này tôi chọn nôi dung cần
tích hợp để so sánh, đối chiếu , củng cố và khắc sâu kiến thức học sinh là :
+ Những vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật Chiến và Việt.( so sánh với Dít, Tnú
trong tác phẩm Rừng xà nu, nhân vật ông Tám trong tác phẩm Đất )
+ Kĩ năng nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn xuôi ( đã học ở bài trước
) và làm bài viết ở bài sau.
+ Sử dụng các nội dung của bài học Nhân vật giao tiếp để phân tích đoạn hội thoại
của hai nhân vật Việt và chị Chiến trong tác phẩm.
- Về nguyên tắc tôi dựa vào mục tiêu cần đạt của tiết học ( theo tài liệu chuẩn kiến
thức của Bộ ):
+ Hiểu được vẻ đẹp phẩm chất cách mạng truyền thống của những con người trong
gia đình Việt đã tạo nên sức mạnh tinh than to lớn của con người Việt nam trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Kĩ năng nghị luận về đoạn trích tác phẩm văn xuôi .
- Về phương pháp, tôi tiến hành xác định nội dung tích hợp trong bài dạy.Đó là :
+ Những vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật Chiến và Việt
+ Kĩ năng nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn xuôi (đã học ở bài trước)
410
+ Sử dụng các nội dung của bài học Nhân vật giao tiếp để phân tích đoạn hội thoại
của hai nhân vật Việt và chị Chiến trong tác phẩm.
Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn các dữ liệu cụ thể để tích hợp ( sẽ nói ở sau )

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
6
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010


3. Chuẩn bị các dữ liệu để tích hợp:
Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc vận dụng PPDH tích hợp
là việc chuẩn bị dữ liệu để tích hợp.( dữ liệu được hiểu là các đơn vị kiến thức cần
có để tích hợp ). Như trên đã nói, giáo viên sẽ lúng túng và dễ mất uy trước học
sinh. Để việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp có hiểu quả, tôi xác định mục tiêu, nguyên
tắc, và phương pháp chuẩn bị như sau:
a. Mục tiêu: ( Trả lời câu hỏi : sử dụng dữ liệu tích hợp trong bài dạy để làm gì ? )
Đó là:
+ Giúp giáo viên chủ động trong việc sử dung PPTH
+ Giúp vận dụng PPDH tích hợp đúng mục tiêu và có hiệu quả.
b. Nguyên tắc: ( Trả lời câu hỏi : Các dữ liệu tích hợp trong bài dạy phải đáp ứng
những tiêu chí nào ? )
Đó là :
+ Các dữ liệu phải có điểm tương đồng ( đề tài, chủ đề , loại, thể, kiểu…)
+ Các dữ liệu phải phù hợp với đơn vị kiến thức cần tích hợp
c. Phương pháp : ( Trả lời câu hỏi : Cách thức chuẩn bị dữ liệu tích hợp như thế
nào ?).
Đó là:
+ Các dữ liệu nằm trong tác phẩm của chương trình ngữ văn đã học.
+ Các dữ liệu phải được viết ra, phải được đối chiếu , so sánh.
Ví dụ minh họa :
Khi dạy trích đoạn Đất nước trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn
Khoa Điềm,tôi thực hiện việc chuẩn bị các dữ liệu tích hợp như sau :
- Về mục tiêu ( như đã xác định ở trên )
- Về nguyên tắc và phương pháp :
+ Tôi tiến hành lựa chọn các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có cùng
đề tài, chủ đề với trích đoạn bài dạy Đất nước đã nêu. Đó là các bài thơ : Việt Bắc (
Tố Hữu ), Đất nước ( Nguyễn Đình Thi ), Bên Kia sông Đuống ( Hoàng Cầm )
+ Tiến hành xác định nội dung tích hợp. Đối với bài dạy này, tôi xác định lựa chọn
nội dung tích hợp là ở đề tài, nội dung cảm hứng, chủ đề, cách thể hiện ở mỗi tác

phẩm.
+ Tiến hành tạo các dữ liệu : Viết sẵn ý đồ vào thiết kế bài dạy hay các thẻ tư liệu
cầm tay.
Sau đây là một dạng thẻ dữ liệu cầm tay :
Các bài thơ Việt Bắc ( Tố Hữu ), Đất nước ( Nguyễn Đình Thi ),Bên Kia sông
Đuống ( Hoàng Cầm ) Đất nước ( Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn
Khoa Điềm ) có những điểm chung sau :
* Viết cùng một đề tài quê hương đất nước.Phần lớn viết trong bối cảnh đất nước
bị ngoại xâm.

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
7
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

* Cảm hứng : bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước, tự hào, ngợi ca đất nước, tin
tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
* Cách thể hiện : Thơ trữ tình.
Điểm khác biệt :
Hoàng Cầm viết về chính quê hương mình trong nỗi đau bị giặc chiếm đóng và tàn
phá.Tố Hữu viết về chiến khu Việt Bắc trong sự gắn bó với cách mạng và kháng
chiến.Nguyễn Đình Thi viết về một đất nước đang lớn lên trong nhận thức, tư
tưởng của mình còn Nguyễn Khoa Điềm lại viết về một đất nước vừa gần gũi gắn
bó vừa rất đỗi thiêng liêng trong tâm thức mọi người.Tất cả góp phần làm phong
phú thêm guwowngmawtj đát nước trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
4. Sử dụng linh hoạt các hình thức tích hợp :
Có hai hình thức tích hợp cơ bản sau :
a. Tích hợp ngang : là hình thức tích hợp liên môn, liên phân môn và là hình
thức tích hợp theo từng thời điểm. Cụ thể là đối với môn Ngữ Văn, giáo viên sử
dụng tri thức của các phân môn Tiếng việt , Lí luận văn học, Làm văn để giãi mã

VBVH hoặc ngược lại.
Ví dụ : Khi dạy bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, tôi đã sử dụng kiến thức của bài
Luật thơ, phần luật của thể thể năm chữ để lí giải âm điệu, nhịp điệu của bài thơ và
lối tự sự - trữ tình của tác giả trong bài thơ
b. Tích hợp dọc : Tích hợp theo thể loại, đề tài , chủ đề của TPVH.Mục đích của
việc tích hợp này chủ yếu là so sánh, đối chiếu giữa các bài học có cùng đề tài, chủ
đề, các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng để khắc sâu kiến thức cho học
sinh, giúp cho học sinh nhận ra những điểm giống nhau và khác biệt của các nội
dung cần quan tâm trong bài dạy VBVH.
Ví dụ : Khi dạy bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, một bài thơ tập trung thể hiện
những cảm nhận, suy tư và khát vọng của Xuân Quỳnh về tình yêu , tôi liên hệ với
ca dao nói về tình yêu lứa đôi, với thơ Xuân Diệu để học sinh thấy được nét độc
đáo, sự tinh thế và chiều sâu trong suy cảm của nữ thi sĩ này.
Như vậy, cùng dạy một bài sóng của Xuân Quỳnh tôi đã linh hoạt sử dụng hai
hình thức tích hợp. Cách làm này giúp cho giờ dạy tránh được sự nhàm chán, giúp
cho việc khai thác kiến thức trong bài dạy rộng và sâu, học sinh lĩnh hội được
nhiều kiến thức và thấy được sự kết nối của các phân môn trong bộ môn, các bài
học trong chương trình , rèn luyệ cho học sinh kĩ năng so sánh văn học và giúp
cho giờ học có hứng thú.
4. Ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp.
Kiểm tra là khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp giáo viên dựa vào
kết quả dạy học mà điều chỉnh phương pháp dạy học hợp lí nhằm nâng cao chất
lượng dạy học.
Kiểm tra theo hướng tích hợp là một hướng kiểm tra hiện đại được áp dụng
trong nhà trường những năm gần đây, nhất là trong các kì thi lớn.

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
8
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010


Đề kiểm tra luôn thể hiện xu hướng tích hợp kiểu thức theo hai kiểu hình thức
tích hợp đã nêu.Đối với môn ngữ văn, trong đề kiểm tra, người ra đề đồng thời
kiểm tra các tri thức Tiếng Việt,Văn học và Làm văn.Thâm chí, xuất phát từ một
ngữ liệu (đoạn văn, tác phẩm ngắn ),người kiểm tra đồng thời kiểm tra kiến thức
của các phan môn ( tích hợp ngang trong kiểm tra )
Trong đề kiểm tra, cần kiểm tra đơn vị kiến thức có liên quan đến nhiều đơn vị
bài học về đề tài, chủ đề, nội dung cảm hứng ( tích hợp dọc ) .
Ví dụ :
Đây là một đề kiểm tra học kì
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn Ngữ Văn lớp 10 ( CT chuẩn )
Năm học 2008-2009.Thời gian : 90 phút

Câu 1: (1đ) Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các hoạt động giao
tiếp nào?
Câu 2: (2đ ) Cho biết vẻ đẹp của Phê-nê-lốp trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở
về”của Hô-me-rơ
Câu 3: (7đ) Thân phận của người phụ nữ qua những bài ca dao than thân,
trích đoạn Lời tiễn dặn trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu.
Như vậy, ba câu hỏi kiểm tra trên có các nội dung kiểm tra Tiếng Việt ( câu 1 ),
Văn học ( câu 2 ) , tích hợp kiểm tra kiến thức tổng hợp của ba phân môn trong câu
3.Đồng thời câu 3 cũng là câu tích hợp kiểm tra kiến thức ở hai bài học cùng đề
cập đến thân phận người phụ nữ.
Tóm lại,qua việc ra đề kiểm tra theo hướng tích hợp , tôi thấy cần phải nắm
vững các nội dung sau :
a.Mục tiêu:
+ Kiểm tra kiến thức của nhiều phân môn trong bộ môn.
+ Kiểm tra khả năng nhận thức, nắm kiến thức cũng như kĩ năng phân tích,so sánh,
tổng hợp của học sinh.

b. Nguyên tắc :
+ Nội dung kiểm tra phải nằm trong chương trình.
+ Nội dung kiểm tra là những đơn vị kiến thức có khả năng tích hợp
c. Phương pháp :
+ Đề kiểm tra chứa các nội dung tích hợp theo hai hình thức : tích hợp ngang và
tích hợp dọc.
+ Trường hợp áp dụng : Bài viết định kì.Kiểm tra 15 phút.
VI.KẾT QUẢ THU ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1.Kết quả thu được:
Qua việc thực hiện các nội dung nêu trên, tôi thu được các kết quả sau :

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
9
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

- Giáo viên sử dung PPDH tích hợp một cách chủ động, hiệu quả .
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng giờ dạy đọc hiểu VBVH dạy : học sinh có hứng
thú, lĩnh hội nhiều kiến thức, thấy được mối liên kết giữa các bài học ,giữa các
phân môn trong bộ môn, giữa chương trình Ngữ văn THCS với chương trình Ngữ
văn THPT…
- Rèn luyện kí năng cảm thụ văn học và làm văn cho HS
- Đổi mới về cách ra đề và chất lượng đề kiểm tra.Đối mới được phương pháp
kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh.
- Góp phần vào đổi mới PPDH ở bộ môn Ngữ văn.
- Học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập bộ môn.
2.Bài học kinh nghiệm :
Để vận dụng hiệu quả PPDH tích hợp vào giảng dạy bộ môn ngữ văn nói chung,
cần tuân thủ các nội dung đã đề cập nêu trên.Đặc biệt cần xác định tính cần thiết
của việc sử dụng PPDH tích hợp, mục tiêu, nội dung và phương pháp sử dụng.

- Cần chuẩn bị kĩ trước khi sử dụng để việc sử dụng PPDH này có tính chủ động và
hiệu quả. Tuyệt đối không nên sử dụng PPDH này một cách miễn cưỡng ,bị động
và tùy hứng.
- Khi sử dụng PPDH này phải dựa vào đặc điểm , mục tiêu cần đạt của bài học.
Tùy bài mà sử dụng.Không lạm dụng PPDH này một cách thái quá nội dung bài
học sẽ loãng.
- Cần kết hợp giữ việc dạy và kiểm tra theo hướng tích hợp.
VII.KẾT LUẬN :
Đổi mới PPDH là một quá trình liên tục, thường xuyên và lâu dài xuất phát từ
mục tiêu giáo dục và từ điều kiện thực tế của nền giáo dục. Việc tích cực nghiên
cứu vận dụng các PPDH mới là trách nhiệm của mỗi giáo viên.Trên tinh thần đó,
tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm cá nhân trong việc vận dung PPDH tích
hợp vào giời dạy đọc hiểu VBVH.
Nội dung đề tài hoàn toàn kaf những kinh nghiệm chủ quan mà tôi rút ra từ thực
tiễn .Việc vận dụng nội dung của sang kiến này tùy thuộc rất lớn vào nỗ lực của
người dạy.Rất mong được đem đến cho thầy cô những kinh nghiệm bổ ích.
Đồng thời mong quý thầy cô góp ý dể hoàn thiện nội dung đề tài nêu trên.
VIII.ĐỀ NGHỊ :
1.Đối với Sở :
- Lãnh đạo Sở cần tổ chức Hội đồng khoa học để thẩm định sang kiến kinh nghiệm
cho giáo viên, không nên để cho Hội đồng khoa học trường đánh giá xếp loại. Vì
thực tế cho thấy các sang kiens kinh nghiệm đạt loại A ở cấp trường khong phải
khi nào cũng dược xếp loại ở cấp tỉnh.
- Nên xây dựng các đề tài khoa học và giao cho các đơn vị nghiên cứu thực hiện và
bảo vệ trước Hội đồng khoa học cấp Sở.

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
10
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010


- Nên thực hiện chế độ bảo lưu đốivới các đề tài sang kiến kinh nghiệm được xếp
loại cấp tỉnh.
2.Đối với trường :
- Hiện tại, cần tổ chức thẩm định các đề tài sang kiến kinh nghiệm theo hai khối :
Tự nhiên và xã hội để tiết kiệm thời gian và việc thẫm định có chiều sâu.
IX.Tài liệu tham khảo :
- Sách giáo khoa
- Phân phối chương trình Ngữ văn 10, 11, 12
- Một số vần đề đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ văn ở
trường THPT( tài liệu Bồi dưỡng thương xuyên chu kì III )
X. MỤC LỤC :
STT Nội dung Trang
1. Tên đề tài 1
2. Đặt vấn đề 2
3. Cơ sở lí luận 2
4. Cơ sở thực tiễn 3
5. Nội dung nghiên cứu 3 - 10
6. Kết quả thu được và bài học kinh nghiệm 10-11
7. Kết luận 11
8. Đề nghị 11
9. Tài liệu tham khảo 12
10. Mục lục 12

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
11
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

GD&TĐ) - Mấy năn gần đây Bộ GD-ĐT đã có nhiều cải cách về chương trình, sách giáo

khoa, thi cử và phương pháp giảng dạy… thu được một số thắng lợi bước đầu, tuy vẫn
còn không ít bất cập
Chúng ta đã và đang thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp và
vi phạm đạo đức nhà giáo. Song, hiện nay đa số các thầy cô giáo chưa thật quan tâm đến cải tiến
phương pháp giảng dạy cho phù hợp đối tượng và đặc trưng bộ môn, nhất là đối với môn Văn.
Nhiều giáo viên dạy văn mà như người đánh vật, lúc nào cũng lo cháy giáo án, lúc nào cũng sợ
các em không hiểu bài. Bài văn không được phân tích theo thông điệp nghệ thuật mà văn bản
vốn có, ngược lại nó bị băm nát, gán ghép, mổ xẻ theo một loạt những câu hỏi rời rạc, trò thay
nhau đọc, thầy giải thích ý nghĩa nội dung, nghệ thuật, rồi rút ra bài học. Và các thầy gọi đó là
dạy theo phương pháp “nêu vấn đề”, để thầy chủ đạo, trò chủ động. Vì thế, trò “chủ động” chép
được bao nhiêu thì chép, câu chẳng ra câu, không phân biệt được các ý chính, ý phụ. Còn thầy
thì chăm chú thao tác sao cho xong giáo án đúng giờ quy định. Có thầy quá lo đối phó với thi cử
nên cứ đọc cho học sinh chép bài văn mẫu đã soạn theo ý thầy mà đa phần là ghi lại các ý của
sách giáo viên. Vì vậy, các thầy cô rất cần Nói không với nạn đọc chép trong giảng dạy , nhất là
đối với bộ môn Văn.
Một thực tế mà không ai chối cải là lâu nay các em ít mặn mà với môn Văn, vì không cảm được
nó hay ở chỗ nào. Điều đó có lý do ở người dạy. Nhiều thầy cô quên mất đặc trưng của văn học,
dạy văn mà cứ như dạy chính trị, giáo dục công dân hay sử địa. Suốt 45 phút không thấy có một
lời bình văn, không khai thác được những “điểm sáng thẩm mỹ” của hình tượng văn học. Quanh
đi quẩn lại chỉ thầy trò vấn đáp rời rạc, rồi nếu có màn hình lớn vi tính thì cho các em xem vài
cảnh thiên nhiên, con người, ảnh tác giả…Học sinh ra khỏi lớp là quên tất cả, dồn sức để giải bài
tập của các môn tự nhiên.
Sở dĩ đã mấy chục năm trôi qua mà lớp nhà giáo đã nghỉ hưu như chúng tôi vẫn còn nhớ như in
những giờ dạy văn của một số thầy hồi còn học cấp 2, 3 hay Đại học, chính là nhờ những giây
phút được nghe các thầy bình văn. Những giây phút đó trí tưởng tượng của chúng tôi bay bổng,
sống với nhân vật, hoàn cảnh trong văn xuôi, kịch, hoặc như được “bay lên” cùng những vần thơ
giàu tính hoạ, tính nhạc. Đúng như cố nhà thơ Xuân Diệu đã nói: “Mỗi áng văn, lời thơ là một cá
lội, con bướm bay, con chim hót Việc nghiên cứu giảng dạy thơ văn là phải đưa được vào trái


Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
12
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

tim người đọc cái kỳ diệu của chim hót, bướm bay, cá lội, chứ không phải làm cho bướm ép dẹp,
chim nhồi rơm và cá chết khô”. Một lời bình hay, đúng lúc, đúng chỗ sẽ nâng cao giá trị thẩm
mỹ của bài văn, bài thơ, khơi dậy ở trái tim non trẻ của các em tình yêu người, yêu đời để các em
biết ghét cái ác, cái xấu mà hướng tới chân, thiện mỹ. Còn nếu dạy văn mà cứ như dạy ngữ pháp,
hay dạy cách làm văn với mấy chục câu hỏi lý trí, vô bổ, thì hỡi ôi, chẳng khác nào nước xối đầu
vịt, nước đổ lá khoai. Thậm chí có thầy cô còn chưa biết đọc diễn cảm, chứ chưa nói đến ngâm
thơ khi cần để minh hoạ.
Hồi còn đi dạy tôi đã cố gắng tập ngâm thơ, tập đọc diễn cảm đối với văn xuôi, kịch, các thể thơ,
hoặc tập hát các làn điệu dân ca, có khi còn ghi âm lại, mở cho các em nghe thử, góp ý rồi tu sửa
cho tới khi ưng ý. Tất cả các bài thơ và những đoạn văn xuôi, đoạn kịch hay chúng tôi đều thuộc
lòng. Ngày nay, rất buồn khi thấy một số thầy cô giảng thơ mà chưa thuộc nổi bài thơ ấy, lúc nào
cũng phải dán mắt vào sách giáo khoa thì làm sao giảng hay được. Đã có một thời các cụ đồ Nho
gọi dạy văn là bình văn thông qua cách đọc diễn cảm. Trong phong trào Đông kinh nghĩa thục
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các buổi diễn thuyết người ta thường xen vào việc bình
văn để thu hút người nghe:
Buổi diễn thuyết người đông như hội
Kỳ bình văn khách tới như mây.
Nói vậy không có nghĩa là bảo thủ theo lối dạy xưa, hay không coi trọng việc cải tiến phương
pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn hiện nay. Việc người thầy làm “đạo diễn” đứng sau “sân khấu”,
ở vị trí thứ hai để chỉ đạo các trò đọc-hiểu bài văn như hiện nay là một việc làm cần thiết. Học
trò được đưa lên vị trí số một là chủ động để tự tìm hiểu, tiếp thu văn bản là chủ yếu, thầy không
cảm thụ thay cho trò. Nhưng có một thực tế là các bài văn, bài thơ ở các bộ sách đã cải tiến vẫn
còn rất dài. Tác phẩm thì học sinh chưa được đọc, thậm chí một số thầy cô cũng chưa đọc, nhất
là những tác phẩm văn học nước ngoài. Dạy trích đoạn “Uy- lit- xơ trở về” mà chưa được đọc sử
thi “Ô- đi- xê” của Homer thì làm sao bình được tâm trạng của Uy- lít- xơ. Dạy “Hồi trống cổ

thành” (hồi 28) mà chưa đọc “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung thì làm sao hiểu được
một phần tính cách của nhân vật Quan Công, Trương Phi. Dạy “Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu
mà không đọc thơ Đường, thơ Tống thì làm sao cảm được hết cái hay của nó. Chỉ bốn câu
Nguyễn Du tả tiếng đàn của Thuý Kiều buổi đầu đánh cho Kim Trọng nghe mà người dạy không
đọc “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị thì làm sao thấy được cái tài “vay mượn” rất khéo léo và sáng
tạo của Nguyễn Du trong việc tả tiếng đàn trực tiếp hay gián tiếp… v.v và v.v.
Hiện nay, nhiều thầy cô còn bận “đánh vật” với miếng cơm manh áo đời thường- “Cơm áo
không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu), thì còn đâu thời giờ để đi thư viện đọc các tác phẩm dài
hàng mấy trăm trang, tiền đâu để mua các sách văn học có liên quan đến chương trình văn ở các
lớp. Nếu không đọc- hiểu sâu về tác phẩm thì không thể có lời bình văn đúng và hay. Cũng có
thầy cô nhờ chất giọng tốt qua những lời bình văn được các em yêu thích nhưng xem ra lời bình
ấy vẫn chỉ là “tán”, “bốc đồng” rông dài, ngẫu hứng mà thôi. Có khi còn góp phần băm nát hình
tượng thơ theo kiểu “chẻ sợi tóc làm tư”, hoặc gán cho bài thơ, bài văn nhiều nội dung xã hội
“dung tục” mà tác phẩm ấy vốn không chứa đựng. Thoát ly văn bản, kiểu bình cho sướng miệng,
lọt lỗ tai trò nhưng thực ra trò chẳng nắm được gì, thì đó là dạy văn theo “điệu sáo”, theo kiểu
“múa chữ” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng phê phán trước đây. Nếu không có năng

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
13
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

khiếu bình thơ, bình văn, không biết ngâm thơ thì hãy cố đọc diễn cảm bài thơ, bài văn đó cho
tốt. Đọc lần thứ nhất chỉ là “bì phu” (mới sờ tới phần “da” của tác phẩm), đọc lần thứ hai hiểu
thêm một tầng nghĩa nữa, là cách đọc “cốt nhục” (hiểu được thịt, xương của tác phẩm), và đọc
đến lần thứ ba, thứ tư là đã hút được một phần chất “tuỷ” của tác phẩm. Đánh giá cao vai trò đọc
văn, GS-TS Trần Đình Sử đã đưa ra đề nghị Theo tôi gọi môn văn trong nhà trường là môn dạy
đọc văn là đúng nhất và sát nhất. Tuy nhiên nhận định trên mới chỉ là “điều kiện cần nhưng chưa
đủ”, còn nhiều điều phải bàn thêm. Song, nếu dạy văn mà thầy và trò không được đọc tác phẩm,
hoặc có tác phẩm mà không biết cách đọc thì khó thẩm thấu cái hay, cái đẹp của tác phẩm ấy.

Người thầy muốn thắp sáng ngọn lửa tình yêu văn chương trong tâm hồn học sinh thì trước hết
hãy thổi bùng ngọn lửa văn chương trong trái tim của mình.
Cùng với các thao tác khác trong quá trình dạy văn, lời bình hay sẽ có một ý nghĩa rất quan
trọng. Mãi mãi thế hệ “U60” chúng tôi vẫn còn nhớ như in một số lời bình rất hấp dẫn của các
thầy: Lê Trí Viễn, Hoàng Như Mai, Hoàng Hữu Yên, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú,
Phan Cự Đệ… Hành trang ấy đã giúp chúng tôi có được những học sinh giỏi văn đạt giải cấp
quốc gia, một số em nay đã là Tiến sĩ, Thạc sĩ dạy ở một số trường Đại học, Cao đẳng, là giáo
viên giỏi ở các cấp THCS, THPH hay nghiên cứu ở Viện văn học…
Lê Xuân

(GD&TĐ) - Khi việc dạy học Văn ở trường phổ thông chăm chắm vì mục đích thi cử (thi
HS giỏi, thi tốt nghiệp, thi ĐH, CĐ) thì việc giã từ những mục đích cao cả, vì mục đích thực
dụng trước mắt là một tất yếu. Nếu đề ra thi tốt nghiệp THPT, BTTH không thoát khỏi các
khuôn mẫu xơ cứng thì việc học cho đến luyện thi cũng không thoát khỏi lối học thi cử.
“Hành lang hẹp” và vị thế của thầy giáo trong giờ giảng Văn
Đã 30 năm trực tiếp giảng dạy Văn học ở trường phổ thông, tôi đã ngẫm ra những nghịch lý trớ
trêu ấy. Chúng tôi đã từ chân trời của những khát vọng, những điều tuyệt vời mà rơi xuống dạy
văn thực dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thi cử của học trò. Cái gọi là tích luỹ của tôi trong bấy
nhiêu năm dạy văn bắt đầu từ dạy HS để đi thi. Không ít đồng nghiệp đã từng muốn được chia
sẻ, muốn được học hỏi chút kinh nghiệm luyện thi môn Văn của tôi mà mỗi lần nhắc đến niềm tự
hào trong tôi đã nhường chỗ cho sự tiếc nuối. Này nhé: Đề thi tốt nghiệp THPT hay BTTH hai
đề chọn 1. Mỗi đề có từ 2 câu, trong đó có 1 câu phụ (2 điểm) và 1 đến 2 câu chính. Câu phụ có
mấy dạng sau đây: Dạng 1: Tóm tắt tác phẩm văn học. Trong chương trình văn 12 có vài tác
phẩm tự sự (thuộc văn học Việt Nam) và dăm tác phẩm tự sự văn học nước ngoài. Thầy giáo có
thể tóm tắt và cho HS tóm tắt. Dạng 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Điều này không khó,
chỉ hướng dẫn HS học thuộc lòng là đâu vào đấy. Dạng 3: Nêu tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác văn học của tác giả. Về cuộc đời có thể trình bày: Năm sinh, năm mất, quê quán, gia
đình, cuộc đời tác giả (lưu ý những sự kiện liên quan đến văn học). Về sự nghiệp sáng tác văn
học có thể trình bày quan điểm sáng tác văn học, các giai đoạn sáng tác, tác phẩm chính, giá trị
nội dung, nghệ thuật, đánh giá tác giả Như vậy, “thi gì học nấy” đã khiến cho thầy giáo có sáng

tạo cũng chỉ “trong hành lang hẹp” (Nguyễn Minh Châu). Và đây là một rào cản trong tiến trình
dạy văn trong trường phổ thông.

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
14
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

Thức dậy khát vọng trong HS qua mỗi giờ Văn
Dạy - học bất cứ môn nào quan trọng nhất là thức dậy khát vọng học tập trong HS. Khi HS nguội
tắt nhiệt huyết và lòng đam mê thì kết quả không như mong muốn là một tất yếu. Quả là có một
phần của SGK (chúng tôi đã có khảo sát từ phía HS và sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác),
có một phần từ thầy cô mà môn Văn ngày một nhạt dần với học trò. Có hàng loạt nghịch lý diễn
ra: Thời gian rất có hạn mà tri thức thì không cùng, môn học thì quá tải mà thời gian, sức học của
HS thì có hạn. Tác phẩm văn chương (đặc biệt là những tác phẩm xuất sắc) khai thác mãi vẫn
không hết ý nghĩ sâu xa, mà thời gian trên lớp lại rất hạn hữu. Vì vậy, thắp sáng khát vọng cho
HS qua mỗi giờ giảng là điều quan trọng hơn là cung cấp, nhồi nhét cho HS một mớ kiến thức.
Con đường học tập là con đường suốt đời. Thắp sáng ngọn lửa cho HS là một cách để các em
đam mê, dấn thân vào con đường tri thức nhân loại. Có thể nói, tri thức trong giờ giảng của thầy
giáo là tri thức cơ bản, tri thức ban đầu để HS tự đi tiếp trên con đường chông gai ấy.
Đối với môn Văn trong nhà trường có điều kiện để thức dậy khát vọng trong HS. Đó là khát
vọng sống cao đẹp mà mỗi giờ giảng văn từ vẻ đẹp của hình tượng, của ngôn ngữ thầy giáo có
thể tạo được một không khí văn chương, không khí ngự trị của cái cao đẹp, thức dậy trong các
em biết bao khát vọng sống tuyệt vời. Theo đó “Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình
Chiểu là áng văn bi tráng về người nông dân dấn thân vì nghĩa cả, ánh lên vẻ đẹp của đạo lý, của
lẽ sống của dân tộc và chỉ hai câu văn thôi: “Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô
bàn độc thấy lại thêm buồn/ Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì nghe càng
thêm hổ” cũng đủ để thầy trò đối thoại với nhau về sống, chết, về nhục vinh, vấn đề của muôn
đời, muôn người. Hoặc chỉ một câu trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao: “Ai cho tao lương
thiện?” cũng đủ để cho thầy và trò nghiền ngẫm về nỗi xót xa, đau đớn, phẫn uất của người nông

dân trước cách mạng, về tấn bi kịch không được làm người lương thiện
Thức dậy khát vọng trong lòng học trò, thức dậy lòng yêu tiếng Việt, biết nói lời hay, ý đẹp, biết
tích luỹ làm giàu vốn ngôn ngữ phong phú của mình là công việc không chỉ ngày một, ngày hai.
Thức dậy khát vọng học trò trong những giờ giảng văn là tạo ra bầu không khí văn chương. Đó
là một bầu không khí cởi mở dân chủ, bầu không khí đối thoại. Bước vào giờ giảng là bước vào
một không khí được sẻ chia, được trao đổi, tâm tư, ở đó, thầy và trò bình đẳng với nhau trong
quá trình khám phá và sáng tạo. Mọi áp đặt, mọi thiên kiến chủ quan, mọi bài xích và thoá mạ sẽ
giết chết không khí văn chương. Bao nhiêu năm đi dạy, chúng tôi đã kiên nhẫn, đã khuyến khích
để lắng nghe được ý kiến từ học trò. Một câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, vừa sức; một ánh mắt thiện
cảm, một lời động viên khích lệ, một sự chờ đợi không nôn nóng, một sự tranh thủ thêm nhiều ý
kiến, một giả định, một nhận xét thoả đáng, đó là những gì ngoài văn chương hết sức cần thiết để
nhen lên khát vọng từ học trò vốn dĩ đã nguội lạnh. Kể cả những lúc chấm bài cho HS cần trân
trọng từng sáng tạo của các em, sửa chữa những lỗi nhỏ bằng những nét bút, con chữ hết sức cẩn
trọng là một việc làm có ý nghĩa.
Để cho HS được nói lên những ý nghĩ chân thật tự sâu thẳm tâm hồn mình là một điều cần thiết
và kể cả những lúc HS vào cuộc tranh luận, tôi lắng nghe, chưa bao giờ tôi đánh mất vị thế của
mình là nhân vật “trung tâm” của giờ lên lớp.
Lê Văn Vỵ

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
15
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

Một xu hướng của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới theo quan điểm tích hợp (TH). TH là sự kết hợp một
cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ, cấp bậc khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hoặc phân
môn khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến
trong các môn học hoặc phân môn đó. “TH là quan điểm hoà nhập đựơc hình thành từ sự nhất thể hoá những khả
năng, một sự quy tụ tối đa những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy nhất” (1). Các nhà nghiên cứu hiện nay
đang tiến hành vận dụng và hoàn chỉnh việc TH ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn ở bậc THCS và đang thí

điểm ở bậc THPT. Từ thực tế học sinh rất yếu về khả năng lí luận cũng như thiếu chiều sâu trong cách nhìn nhận và
đánh gía sự vật, hiện tượng cho nên yêu cầu bức thiết là cần phải có sự đan xen, lồng ghép kiến thức lí luận văn học
vào trong các tiết học đặc biệt là các tiết khai thác văn bản.
1. Vai trò của phương pháp dạy học TH
TH là điểm nổi bật nhất trong chương trình và SGK Ngữ văn mới, đã chi phối cách xây dựng chương trình, chỉ đạo
nội dung và phương pháp dạy học môn Ngữ văn. TH trong giảng dạy nói chung và giảng dạy văn học nói riêng sẽ
giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn
diện, hài hoà (harmonie) và hợp lí (algelra) trong giải quyết những tình huống mới mẻ, phức tạp của cuộc sống hiện
đại.
Việc dạy học theo phương pháp TH sẽ giảm tải được lượng SGK rất lớn mà HS phải học. Ví dụ: Trước đây ba phân
môn Văn, Tiếng việt, Tập làm văn gồm ba quyển sách thì nay bằng phương pháp TH, HS chỉ phải học một cuốn sách
Ngữ văn. Điều này vừa thể hiện được tính khoa học vừa phát huy đựơc khả năng tư duy sáng tạo của HS. Tác phẩm
văn học (TPVH) có thể xem là văn bản sáng tạo, Tiếng Việt là văn bản khai thác, Làm văn là văn bản luyện tập kĩ
năng.
TH giữa kiến thức LLVH với việc phân tích TPVH giống TH giữa ba phân môn trên ở chỗ là: các đối tượng của việc TH
đều được đan cài, lồng ghép hợp lí. Nghĩa là, phải tìm ra giữa chúng (tác phẩm và lí luận) những chủ đề chung,
những điểm đồng quy, điểm tiếp xúc nếu muốn nói đến việc TH.
TH ba phân môn khác với TH giữa lí luận với phân tích ở chỗ: một bên là TH của ba đối tượng ngang hàng về đơn vị:
phân môn; một bên là TH của hai đối tượng nằm trong nhau trong đó LLVH là nội hàm của TPVH. Về hình thức,
LLVH nằm trong TPVH song không có nghĩa là không cần phải TH bởi vì tuy bị bao hàm song các vấn đề của lí luận
lại vượt ra khỏi khuôn khổ của tác phẩm văn học. Thực hiện phương pháp TH giữa phân tích và lí luận sẽ giúp nâng
cao khả năng lí luận giúp chất lượng bài làm của HS được nâng cao và hạn chế được tình trạng bài viết của HS bị GV
phê là hời hợt, thiếu sức thuyết phục.
2. Dạy học TH giữa phân tích TPVH với LLVH đựoc hiểu như thế nào?
Thứ nhất, để hiểu được phương pháp mới này chúng ta cần phải rạch ròi giữa hai khái niệm: Ngữ văn và Văn học.
Trong nhiều năm chúng ta vẫn quen gọi Văn, Tiếng Việt, Làm văn là ba môn nhưng thực tế đây là ba phân môn của
một môn Ngữ văn. “Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thái ý thức xã hội mang tính thẩm mĩ có chức năng xã
hội rộng lớn, nhiều mặt đồng thời là một phương tiện giao tiếp tư tưởng thẩm mĩ của con người. Còn Ngữ văn là một
môn học trong nhà trường được lập ra nhằm mục đích cụ thế là dạy cho HS năng lực (bao gồm kĩ năng) nghe, nói,
đọc, viết tương đối thành thạo, cung cấp cho HS một vốn tri thức cơ bản ban đầu về văn học, tiếng Việt cùng với

năng lực cảm thụ thẩm mĩ để ra đời các em có thể tham gia vào đời sống và tự học” (2).
Như thế, chúng ta có được sự rõ ràng về các khái niệm trong đó Ngữ văn được hiểu là môn học gồm ba phân môn
Văn, Tiếng việt, Làm văn. Đối tượng mà bài viết này hướng tới là phân môn Văn trong đó gồm hai đối tượng nhỏ:
tác phẩm và LLVH. Việc TH giữa kiến thức LLVH với phân tích TPVH không đơn giản chỉ đòi hỏi GV phải có trình độ,
vốn hiểu biết sâu sắc, không chỉ thông qua sách vở mà còn dày dạn kinh nghiệm sống, biết vận dụng linh hoạt các
vấn đề lí luận vào trong tác phẩm, biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung TH.
Thứ hai, về mặt lí thuyết, quan điểm TH giữa kiến thức LLVH với phân tích TPVH cũng như quan điểm TH ba phân
môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn cùng có chung cơ sở lí luận và thực tiễn là mọi vấn đề chỉ được giải quyết khi có sự
kết hợp liên ngành, nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, quan điểm TH mới này còn có cơ sở lí luận riêng là:

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
16
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

- Lí luận gắn liền với thực tiễn mà TPVH lại phản ánh thực tiễn cuộc đời nên lẽ tất yếu nhiệm vụ phân tích tác phẩm
phải gắn liền với nhiệm vụ lí luận.
- “TH là quá trình tìm kiếm và phát hiện hình thức tư duy kiểu mới không loại trừ mâu thuẫn song lại hết sức chú ý
khai thác tính chất tương thích và bổ sung lẫn nhau về nôi dung và hình thức của các bộ phận và TH chúng thành
một chình thể đa chiều” (3). Trong LLVH có phê bình văn học mà giữa TPVH và phê bình có mối quan hệ “máu thịt”
với nhau, chỉ khi phê bình văn học phát triển mới có những tác phầm kiệt xuất hơn ra đời và ngược lại. Hai đối tượng
văn học này vừa mâu thuẫn (tác phẩm và bài phê bình, tác giả và nhà phê bình) vừa có tính tương thích và bồ sung
cho nhau. Cho nên, với phương pháp TH này, HS không chỉ thành thạo trong thao tác phân tích mà còn thành thạo
trong thao tác vận dụng lí luận để có được bài viết chặt chẽ, sâu sắc và khả năng phê bình đánh giá hoàn chỉnh về
một TPVH. Tuy nhiên, ở đây phải lưu ý giữa Lí luận và Nghị luận trong TLV là hoàn toàn khác nhau. Nếu đánh đồng
giữa lí luận và nghị luận trong TLV chúng ta sẽ lạc sang nhiệm vụ TH của ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn.
LLVH tuy không là một phân môn song các vấn đề chứa đựng trong nó lại vô cùng lớn vượt ra khỏi phạm vi của tác
phẩm. Đó là những chân lí, những chiêm nghiệm về văn chương, cuộc đời, nghệ thuật đã được các bậc hiền triết,
các nhà văn vĩ đại, nhà phê bình có tên tuổi đúc rút từ nhiều thế kỷ văn học mà HS bằng khả năng khái quát của
mình phải vươn tới được những tri thức đó. Lí luận được hiểu là “chất” mà bằng phương pháp dạy học TH, GV giúp

HS có được một “vốn” nhất định. HS càng nhiều “vốn” thì “chất lí luận”càng cao, càng sâu, chứng tỏ sự am hiểu sâu
sắc vấn đề. Khi đã xây dựng được nội dung TH đòi hỏi phải có phương pháp dạy học phù hợp với nội dung TH đó.
Đây là nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi GV phải có sự TH từ khâu soạn giáo án (tìm ra điểm nhấn để lồng ghép lí luận)
cho tới việc giảng dạy trên lớp, sử dụng phương tiện, kiểm tra đánh giá…). Một lưu ý nữa là trong quá trình TH cần
tránh sự TH hời hợt, mang tính cơ học chỉ đạt tới sự hoà nhập kiến thức mà không có sự thẩm thấu, nhuần nhuyễn
giữa ý trong tác phẩm với vấn đề lí luận khiến cho không phát huy được hiệu quả của phương pháp.
3. Nguyên tắc TH giữa phân tích TPVH với LLVH
Thông thường, trong giảng dạy ba phân môn: Văn, Tiếng việt, TLV thì phân môn Văn được chú trọng hơn cả. Đối
tượng chính của phân môn này là TPVH, các vấn đề LLVH hầu như không đựơc GV đưa vào trong bài giảng, chỉ khi
chấm bài GV mới thấy đựơc HS yếu về khả năng lí luận nhưng lại không ý thức đan xen lí luận trong việc dạy trên
lớp. HS phổ thông có được “chất lí luận” phần lớn là do chịu khó đọc thêm sách tham khảo, sách phân tích bình
giảng, những bài văn đạt giải quốc gia, tạp chí, sách báo, các bài phê bình văn học, nhưng số HS này lại quá ít.
TPVH từ trước tới nay vẫn được coi là công cụ chủ yếu của thầy và trò, nhiệm vụ chính của GV là phân tích, HS nghe
và ghi chép. GV vẫn quen với việc làm sao để HS thấy được cái hay, cái đẹp của TPVH, những mặt trái của nó
thường không được khai thác hoặc cố tình bị che lấp. Bên cạnh việc chỉ ra cái hay, cái đẹp còn cần chỉ cho HS những
hạn chế của tác phẩm từ đó HS mới có được cái nhìn toàn diện, nâng cao khả năng khái quát, khả năng phê bình,
đánh giá một tác phẩm ở mọi góc độ. Vì vậy, trong quá trình phân tích, người dạy cần đan cài các vấn đề lí luận một
cách khoa học, xoá bỏ “căn bệnh” truyền thống của thầy và trò là chỉ thực hiện đơn thuần một nhiệm vụ phân tích.
Nguyên tắc sử dụng trong phương pháp TH này là TH ngang, TH dọc, hoặc kết hợp TH ngang với TH dọc. Dù sử
dụng nguyên tắc nào thì giữa hai đối tượng tác phẩm và các vấn đề của lí luận phải cùng chung một chủ đề, phải
cùng có điểm đồng quy, điểm tiếp xúc. Như trên đã nói không thể TH nếu như ý trong tác phẩm là A mà vấn đề lí
luận lại là B mà chỉ có thể là A1, A2,…An.
TH ngang là sự TH diễn ra thường xuyên đối với từng bài học, và là nội dung TH quan trọng có thể tìm kiếm và nhìn
thấy kết quả ngay trong từng thời điểm, từng tiết, bài học.
Nếu như ở TH ngang, nhiệm vụ chính trước tiên là xác định ý trọng tâm và đan xen lồng ghép vấn đề lí luận thì ở
TH dọc trước hết GV phải xác định chủ đề trước khi tiến hành TH. Trước đây các kiểu ra đề thi thường hay thể hiện
rõ nguyên tắc TH dọc.
Ví dụ: “M. Gorki nói: “Văn học là nhân học”. Em hãy chứng minh câu nói trên bằng một số tác phẩm đã học trong
chương trình”. Đây là đề tổng hợp, ít được sử dụng trong thi đại trà mà phần lớn được sử dụng trong thi HS giỏi
(tỉnh, thành phố, toàn quốc). Như vậy, với TH dọc, nhiệm vụ đầu tiên của GV là đặt ra vấn đề lí luận và phân tích tác

phẩm để làm sáng tỏ chủ đề lí luận đó; và từ trong phân tích tác phẩm lại có các ý cần được khái quát theo nguyên
tắc TH ngang. Đây là trường hợp TH dọc kết hợp với TH ngang.
Áp dụng nguyên tắc TH ngang để đan xen các vấn đề lí luận làm nảy sinh một nguyên tắc nhỏ khác là: chỉ chọn
những ý trọng tâm (là tư tưởng chủ đề của tác phẩm) để xen các vấn đề lí luận. Mỗi tác phẩm là một hệ thống gồm

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
17
Sáng kiến kinh nghiệm – năm học 2009 – 2010

rất nhiều ý lớn, ý nhỏ và không phải ý nào cũng là ý trọng tâm, không phải ý nào cũng có thể khái quát lên thành
các vấn đề lí luận. Cho nên, nguyên tắc này gồm hai bước: 1) phải xác định được ý trọng tâm, 2) lồng ghép vấn đề lí
luận. Nếu TH tràn lan GV sẽ đẩy HS vào thực trạng phô trương kiến thức mà nhiều khi thừa, không cần thiết. Một
nguyên tắc nhỏ khác nữa như trên đã trình bày là tránh TH hời hợt, chỉ đạt tới sự hoà nhập về kiến thức mà không
có sự thẩm thấu, nhuần nhuyễn.
Nguyên tắc cuối cùng, GV phải thường xuyên tiến hành việc TH giữa kíên thức LLVH với phân tích TPVH. Có như vậy,
sự lặp đi lặp lại của các vấn đề lí luận sẽ hình thành trong tư duy HS một lối mòn, biến nó trở thành “chất lí luận” và
“ngấm vào máu” của HS.
Để nâng cao khả năng lí luận cho HS trung học trong học TPVH tốt hơn hết là dạy HS cách tự học, tự đọc. GV cung
cấp, giới thiệu cho HS một số tài liệu tham khảo: các bài phê bình, bình giảng, các bài thi đạt giải Quốc gia,… và
hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu những vấn đề trọng tâm của lí luận trong các tài liệu tham khảo đó để HS tự trang bị
cho mình một “vốn lí luận” nhất định.
Cuộc sống không ngừng vận động và phát triển theo chiều hướng đi lên. Nhìn nhận mọi vấn đề từ bản chất từ chiều
sâu là một nhu cầu tất yếu và càng quan trọng hơn đối với những “công dân toàn cầu”. Hy vọng cùng với nhiều
phương pháp khác, phương pháp tích hợp sẽ góp phần giúp học sinh nhìn nhận và đánh giá đúng đắn mọi sự vật
hiện tượng của cuộc sống hiện đại.

(1) và (3) Nguyễn Thanh Hùng. “Tích hợp trong dạy học ngữ văn”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 6, 3/2006.
(2) Trần Đình Sử. “Các tính chất cơ bản của môn Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục, số118, 7/2005.


Lê Thị Hương - Giáo viên THCS

Người thực hiện : Lê Văn Hiệp –
Giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng
18

×