Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

LÝ LUẬN VỀ MÂU THUẪN TRONG VIỆC TÌM KIẾM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.52 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiên ngày nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và
xây dựng nền kinh tế mở đã thực sự trở thành những xu hướng có tính khách
quan. Nền kinh tế của mỗi nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn
cầu và chịu ảnh hưởng trực tiếp của những động thái kinh tế toàn cầu. Nhận
thức rõ bối cảnh đó, Việt nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO vào tháng
1/1995 và được công nhận là quan sát viên của tổ chức này. Tháng 7/1998
Việt nam bắt đầu tiến hành phiên đàm phán gia nhập WTO đầu tiên. Sau hơn
10 năm Việt nam đã trải qua 11 phiên đàm phán đa phương ( trong đó có một
phiên trù bị) và hang trăm cuộc đàm phán song phương với dự tham gia của
tất cả các bộ ngành. Việc nước ta tham gia sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến nền
kinh tế, xã hội nói chung và cuộc sống của mỗi người dân nói riêng. Khi gia
nhập WTO chúng ta sẽ có cả những cơ hội và thách thức đan xen. Và để làm
rõ những mâu thuẫn trong việc tìm kiếm cơ hội và thách thức khi gia nhập tổ
chức này chúng ta sẽ dùng triết học để giải thích.
1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MÂU THUẪN TRONG VIỆC TÌM
KIẾM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
1.1: Mâu thuẫn biện chứng là gì?
Chúng ta đã biết mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng
cũng như trong tất cả các giai đoạn của sự phát triển của chúng. Mâu thuẫn
hết sức đa dạng và phong phú. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu
thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập, các mặt đối lập liên hệ tác dộng qua lại lẫn nhau trong sự
thống nhất là nguồn gốc động lực của sự phát triển. Mâu thuẫn biện chứng
quy định sự tồn tại của sự vật chứ không phải tiêu diệt sự vật, nó là sự thống
nhất của các mặt đối lập, sự chuyển hoá tạo nên sự ra đời hay kết thúc tồn tại
sự vật. Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan, phổ biến. Ví dụ: cơ học
(hút-đẩy); vật lý (hạt-sóng); hoá học ( liên kết-phân rã); sinh học (đồng hoá-dị
hoá); xã hội (xã hội-tự nhiên, tồn tại xã hội –ý thức xã hội, giai cấp); tư


duy(chưa biết-biết). Theo Ph.Anghen: bản thân sự vận động là một mâu
thuẫn, ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thực hiện
được, cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này vừa ở nơi khác,
vừa cùng ở một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó. Các mặt đối lập nhưng
không trong một thể thống nhất, một chỉnh thể chỉ có thể tạo nên mâu thuẫn
hình thức nhưng không biện chứng.
2
1.2: Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO.
1.2.1: Vài nét về tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tổ chức thương mại thế giới (World trade organization- WTO) được
thành lập 15/4/1994 tại Maroc, xuất phát từ hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (GATT), chính thức đi vào hoạt động 1/1/1995. WTO là tổ chức
thế giới có chức năng giám sát các hiệp định thương mại của các nước thành
viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục
đích loại bỏ hay giảm hiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do hoá
thương mại. Về chức năng WTO có 2 chức năng chính vừa là diễn đàn đàm
phán về thương mại và đồng thời là tổ chức giải quyết các tranh chấp về
thương mại, về đàm phán, phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ
sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có
giá trị ngang nhau, về giải quyết tranh chấp, thông qua hội đồng dàn xếp tranh
chấp, WTO có quyền ban hành các biện pháp trừng phạt đối với các thành
viên không tuân theo luật lệ; về cơ cấu tổ chức: cơ quan có quyền lực cao
nhất là hội nghị bộ trưởng, họp ít nhất 2 năm một lần. Giữa 2 kì hội nghị là
đại hội đồng bao gồm đại diện có thẩm quyền của tất cả các thành viên. Dưới
đó là các Hội đồng thương mại hàng hoá, Hội đồng thương mại dịch vụ, Hội
đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; về
các nguyên tắc: Không phân biệt đối xử, không được đối xử với hàng hoá và
dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa dịch vụ
đó kém hơn trong nước. Đãi ngộ tối huệ quốc, các đãi ngộ thương mại của
một thành viên dành cho thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả

các thành viên WTO; minh bạch các điều lệ và hạn định ngoại thương phải
được công bố.
3
1.2.2: Những cơ hội là gì?
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào tháng 1/1995 và được công
nhận là quan sát viên của tổ chức này. Tháng 7/1998 Việt nam bắt đầu tiến
hành phiên đàm phán gia nhập WTO đầu tiên. Sau hơn 10 năm,Việt Nam đã
trải qua 11 phiên đàm phán đa phương (trong đó có một phiên trù bị) và hàng
trăm cuộc đàm phán song phương với sự tham gia của tất cả các bộ ngành.
Việc nước ta gia nhập WTO có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, xã hội
nói chung và cuộc sống của người dân nói riêng.
Việt nam đã chính thức được kết nạp vào WTO. Điều gì sẽ diễn ra khi chúng
ta tham gia vào tổ chức thương mại có quy mô toàn cầu này. Đâu là cơ hội mà
chúng ta có thể và cần phải tận dụng. Và để tận dụng cơ hội đó chúng ta phải
làm gì?
Với hàng loạt các cơ hội khi nhập cuộc, chúng ta có thể gói gọn trong các vài
điểm chính sau:
Gia nhập WTO Việt Nam có cơ hội được mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn và vị thế thị trường ngang
nhau với tất cả các quốc gia. Hàng hoá thâm nhập thị trường khổng lồ này
không gặp bất cứ trở ngại nào miễn là không vi phạm những cam kết đã kí.
Và khi hàng hoá xâm nhập vàp thị trường Việt nam thì các doanh nghiệp sẽ
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức
cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển. Điều này làm cho người tiêu dùng trong
nước được hưởng lợi nhiều hơn.
Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện. Thuế nhập khẩu vào
các nước thành viên sẽ giảm đáng kể. Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan
phổ cập.
4
Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp cận được nguồn nhân lực và vật lực

lớn từ những nước phát triển là thành viên của WTO.
Cũng rất quan trọng là Việt Nam bình đẳng với các quốc gia thành viên
của WTO, Việt Nam sẽ nâng cao vị thế trong các mối quan hệ quốc tế. Trong
việc biểu hiện những vấn đề lien quan đến WTO, đặc biệt trong việc giải
quyết những tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốc tế.
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, chúng ta sẽ thu hút được
rất nhiều các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đồng thời cũng được tận dụng
và phát huy các thành tựu phát triển của khoa học công nghệ thế giới.
Ngoài ra, chúng ta còn rất nhiều các cơ hội khác như: Việt nam có cơ
hội để hoàn thiện các chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước hoàn
thiện hoạt động, tuân thủ quy chế WTO với chỉ tiêu tự do hoá thương mại,
kiên quyết xoá bỏ các những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế góp
phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính
sách kinh tế của chính phủ, tạo được các chính sách minh bạch.
1.2.3: Những thách thức chúng ta đã đang và sẽ phải đối mặt.
Bên cạnh những cơ hội thuân lợi chủ yếu nêu trên, Việt nam phải đối
mặt với những thách thức rất lớn. Chúng ta phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài trong khi đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
nước ta chưa cao.
Thách thức đối với nước ta là phải thực hiện hàng loạt các cam kết,
những thoả thuận đã kí từ những hiệp định thương mại song phương, đa
phương, đồng thời tuân thủ triệt để quy chế WTO, trong khi đó hệ thống
chính sách kinh tế của ta đang trong quá trình hoàn thiện chưa đồng bộ.
Ngoài ra chúng ta còn rất nhiều các thách thức khác như: thách thức về
nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, khả năng thu hút vốn đầu tư…
5
Đây được coi là những thách thức cơ bản và lớn nhất của Việt nam khi tham
gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO.
1.2.4: Mâu thuẫn biện chứng trong việc tìm kiếm những cơ hội và
thách thức khi Việt nam khi gia nhập WTO.

Việc nước ta gia nhập WTO có thể nói là đang và sẽ đem lại cho chúng
ta những cơ hội phát triển to lớn cũng như những thách thức gay gắt. Khái
niệm “cơ hội” và “thách thức” cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Có cơ hội mà
bỏ qua, để tuột khỏi tay thì cơ hội cũng bằng không. Gặp thách thức mà biết
chủ động đón nhận, khôn khéo và quyết tâm vượt qua thì thách thức lại trở
thành cơ hội để phát triển. Cũng chính tại thời điểm này, chúng ta hiểu sâu
sắc rằng một khi cơ hội bùng lên thì các điểm yếu bất cập của nền kinh tế sẽ
bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Và để tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách chúng ta
phải làm gì?
6

×