Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sự phát triển kinh tế việt nam từ X-XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.59 KB, 11 trang )

BÀI 18:
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh tìm hiểu quá trình vượt qua tình trạng lạc hậu do hơn 1000 năm Bắc thuộc cũng
như tình hình mở rộng và phát triển kinh tế của nhân dân Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XV: về
những nhân tố thúc đẩy sự phát triển, tình hình phát triển, và ý nghĩa của sự phát triển đó đối với xã
hội, đất nước.
Giúp học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các thành tố kinh tế với nhau và với sự phát triển
toàn diện của đất nước.
2. Tư tưởng tình cảm .
Giúp học sinh nhận thức rõ và đánh giá đúng vai trò của kinh tế đối với sự phát triển của đất
nước, xã hội việt nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV nói riêng và với quá trình lịch sử phát triển của
việt nam nói chung.
Giúp học sinh biết trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa vật chất mà cha ông ta đã để lại và
kế thừa phát triển những giá trị đó trong thực tiễn cuộc sống.
3. Phát triển kỹ năng.
Giúp học sinh hình thành khả năng tổng hợp kiến thức, phân tích, so sánh, đối chiếu để thấy rõ
bản chất của sự kiện lịch sử.
II. Thiết bị tài liệu dạy học.
• Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 cơ bản.
• Tư liệu tranh ảnh về sự mở rộng và phát triển kinh tế việt nam từ thế kỷ X đến
thế kỷ XV.
• Tư liệu khác.
III. Tiến trình dạy học.
1.Ổn định lớp (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4phút)
Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến thời Lê?.
3. Bài mới
Lời dẫn bài:


Kinh tế việt nam trong các thế kỷ X đến thế kỷ XV được xem là một trong những yếu tố nội
lực quan trọng không chỉ làm cho Đại Việt trở thành một nước hùng cường thời bấy giờ mà còn tạo
ra tiềm lực lớn của lịch sử văn minh Đại Việt.
Kiến thức cơ bản Hoạt động của thầy và trò
1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp
Bối cảnh lịch sử:
+ Thế kỷ X – XV là thời kỳ tồn tại của các
triều đại: Ngô, Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê
Hoạt động 1
GV:
Dẫn: trong xã hội của chế độ phong kiến,
nông nghiệp đóng vai trò quan trọng là nền tảng
sơ.
+ Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong
kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ phong
kiến thống nhất.
=> Tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế.
Chính sách của triều đình phong kiến:
Khuyến khích nhân dân khai hoang mở
rộng diện tích canh tác, thành lập xóm làng.
Thực hiện lễ “tịch điền”
Chú trọng công tác thủy lợi, cho xây dựng
những con đê
Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
và phát triển giống cây trồng nông nghiệp.
Tác dụng
Công cuộc khai hoang mở rộng diện tích
ngày càng gia tăng, nhiều xóm làng mới được
thành lập.

Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định.
Nâng cao đời sống nhân dân
Đất nước thanh bình thịnh trị
An ninh chính trị được giữ vững.
2. Phát triển thủ công nghiệp.
Điều kiện phát triển:
- Truyền thống nghề nghiệp vốn có trong
bối cảnh đất nước độc lập, thống nhất có điều
kiện phát triển mạnh.
- Nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa.
- Sự phát triển của nông nghiệp kéo theo sự
phát triển của thủ công nghiệp sản xuất nông
cụ
Yêu cầu quân sự bảo vệ đất nước.
a. Thủ công nghiệp trong nhân dân.
- Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc
đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển,
chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
- Các làng nghề thủ công ra đời: Bát Tràng
(Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải
kinh tế xã hội.
Yêu cầu học sinh đọc bài, thành lập nhóm
học tập trả lời các câu hỏi:
? Những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho
sự mở rộng và phát triển nông nghiệp?
? Ý nghĩa của sự phục hồi và phát triển
kinh tế trong các thế kỷ X-XV?
HS: Tổ chức hoạt động theo nhóm 4 người,
thảo luận và đại diện nhóm trả lời (có sự bổ sung
của các thành viên).

GV. Nhận xét, chốt ý và nhấn mạnh
Công cuộc mở rộng và phát triển nông
nghiệp gặp nhiều điều kiện thuận lợi mà chính
yếu nhất là đất nước ta đã giành được nền độc
lập tự chủ, triều đình phong kiến tập quyền được
xác lập đã có những chính sách quan trọng nhằm
phục hồi và phát triển nông nghiệp.
Dẫn tư liệu I)
Nhấn mạnh: sự phục hồi và phát triển nông
nghiệp thời kỳ này đã minh chứng cho ý thứ
vươn lên của dân tộc Việt Nam sau hơn một
ngàn năm bị Bắc Thuộc. Đồng thời nó còn tạo
điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
từ thế kỷ X đến thế kỷ XV phát triển một cách
toàn diện.
Hoạt động 2.
GV.Dẫn: Thủ công nghiệp nước ta từ thế
kỷ X đến thế kỷ XV đã phân thành Thủ công
nghiệp Nhà nước và Thủ công nghiệp trong nhân
dân.
Yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa,
tiếp tục thành lập hoạt động nhóm thảo luận các
vấn đề.
? Điều kiện để phát triển Thủ công nghiệp
thời kỳ này?
? Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế
Thủ công nghiệp? Ý nghĩa của sự phát triển đó.
? Đánh giá sự phát triển của kinh tế thủ
công nghiệp thời kỳ này?
HS: thành lập nhóm hoạt động, thảo luận,

đại diện nhóm trả lời có sự bổ sung của các
Dương)
b. Thủ công nghiệp nhà nước.
- Nhà nước thành lập các quan xưởng, tập
trung thợ giỏi trong nước sản xuất: Tiền, vũ khí,
mũ áo cho vua quan quý tộc hoặc góp phần xây
dựng cung điện, dinh thự.
- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật
cao: Đại bác, thuyền chiến có lầu
Chú trọng việc khai thác tài nguyên trong
lòng đất (vàng, bạc, đồng ).
3. Mở rộng thương nghiệp.
+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển
thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
+ Do thống nhất tiền tệ, đo lường.
a, Nội thương.
- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa
nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp
và thủ công nghiệp.
b, Ngoại thương.
- Thời Lý - Trần, ngoại thương khá phát
triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để
buôn bán với nước ngoài.
- Vùng biên giới Việt – Trung cũng hình
thành các điểm buôn bán.
- Thời Lê ngoại thương bị thu hẹp.
=> Thương nghiệp mở rộng, chủ yếu phát
triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn
bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc

đấu tranh của nông dân.
Nguyên nhân:
- Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế
độ phong kiến thúc đẩy sự phân hóa xã hội.
- Ruộng đất tư hữu của quan lại địa chủ
phong kiến tăng lên nông dân bị bần cùng
hóa.
- Từ giữa thế kỷ XIV, triều đình phong kiến
suy vong không quan tâm đến cuộc sống của
nhân dân, giai cấp thống trị
- Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống
thành viên.
GV. Nhận xét và đánh giá:
Đây là thời kỳ khởi sắc của kinh tế thủ
công nghiệp, nhất là vào các thời Lý, Trần, Lê ,
(Dẫn tư liệu II), IV)).Nhiều thành tựu thủ công
nghiệp đã để lại những giá trị vật chất và văn
hóa nghệ thuật đặc sắc của kỷ nguyên văn hóa
Đại Việt.
Hoạt động 3
GV? Tình hình phát triển thương nghiệp
nước ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XV?
HS suy nghĩ trả lời.
Sự phát triển thương nghiệp diễn ra nhộn
nhịp, hệ thống chợ tăng lên, Nhà nước cho xây
dựng các bến cảng để buôn bán với người nước
ngoài, trao đổi buôn bán vaới người Trung Quốc
ở biên giới
GV nhận xét, chốt ý và nhấn mạnh
Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công

nghiệp đã đẩy nhanh sự phát triển của thương
nghiệp, nền kinh tế hàng hóa dần dần hình
thành. Thương Nghiệp bao gồm nội thương và
ngoại thương phát triển nhộn nhịp đến nổi thời
bấy giờ trong dân gian ca tụng câu “Thứ nhất
Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Dẫn tư liệu VII)
Tuy vậy, do yêu cầu bảo vệ quyền lợi
phong kiến và lo so các thế lực ngoại bang xâm
lược, triều đình phong kiến đã tiến hầnh quản lý
chặt chẽ thương nghiệp, chỉ mở rộng buôn bán
với nước ngoài ở một số cảng và một số nơi,
nhất là vào cuối thời Lê.
Hoạt động 4.
GV: ? Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa
xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân?
HS: thảo luận, suy nghĩ và trả lời
Do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và sự tư
nhân dân cực khổ.
Những cuộc khởi nghĩa nông dân bùng
nổ: Từ năm 1344 đến cuối thế kỷ XIV nhiều
cuộc khởi nghĩa nổ ra, làm chính quyền nhà
Trần rơi vào khủng hoảng.
hữu ruộng đất của địa chủ, nhân dân không có
ruộng, địa chủ quan lại ăn chơi xa xỉ, mất mùa
thiên tai diên ra khiến đời sống nhân dân cực
khổ
GV: nhận xét, chốt ý và nhấn mạnh
Sự phát triển kinh tế và bên canh đó là
những chính sách của triều đình phong kiến đã
để lại những hệ quả nhất định:

Tích cực: cùng với sự ổn đinh về chính trị
những thế kỷ đầu đã nâng Đại Việt lên thành
một quốc gia hùng cường ở Đông Nam Á.
Hạn chế: đẩy nhanh sự phân hóa xã hội,
nhất là vào thế kỷ XIV.
Sự tư hữu ruộng đất diễn ra mạnh mẽ, tầng
lớp quý tộc,địa chủ ngày càng gia tăng.
Dân đinh nhiều người không có ruộng, tầng
lớp nô tì, tá điền tăng lên. Dẫn tư liệu III), IV).
=>Khởi nghĩa nông dân nổ ra. Dẫn tư liệu
VI)
=> chính quyền phong kiến suy yếu
4. Kết bài và củng cố
GV. Yêu cầu học sinh lập sơ đồ mới liên hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp trong sự phát triển kinh tế toàn diện của đất nước và hệ quả của sự phát triển đó.
HS. Vẽ sơ đồ dưới sự huớng dẫn của giáo viên.
GV nhận xét, đánh giá và dùng sơ đồ đối chiếu.( phụ lục )
5. Dặn dò:
Học sinh về nhà tìm hiểu những giá trị và ý nghĩa lịch sử của sự phát triển của đất nước hiện
nay ( kinh tế, chính trị, văn hóa ), đọc bài nmới và học bài củ.
6. Phụ lục:
I)
“Để thống nhất việc phân chia ruộng đất công trong phạm vi cả nước, vua Lê Thánh Tông ban
hành phép quân điền. Theo đó, cứ 6 năm ruộng công làng xã được chia lại một lân cho các thành
viên tong xã bao gồm các quan chức cấp thấp (từ ngũ phẩm trở xuống), chức dịch của làng, quân
lính,dân đinh, vợ các quan, phụ nữ góa chồng, trẻ mồ cô. Bậc cao nhất: 11, 10 phần dành cho quan
Tam, Tứ phẩm chưa được cấp ruộng lộc. Ngũ phẩm được 9,5 phần. Lục phẩm được 9 phần, binh sĩ
cấp từ 5-8,5 phần hạng lão được 3,5 phần; mồ côi, tàn phế được 3 phần. các quan phủ huyện có
nhiệm vụ phối hợp với các xã trưởng, già làg đo đạc ruộng đất, tính số người được chia và thực
hiiện việc quân điền. Phép quân điền vừa giúp cho mọi người dân nông thôn có mảnh đất cầy cấy,

sinh sống vừa giúp cho Nhà nước thu thuế, lấy lao dịch, lấy lính và nuôi lính.”
<Trương Hữu Quýnh ( chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, 2006,
tr.325-326>
“Năm 1038 “ mùa xuân, vua ( Thái Tông) ngự ra Bố Hải Khẩu cày ruộng tịch điền, sai hữu ti
dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế thần nông, tế xong tự cầm cày. Các quan tả hữu có người can rằng “ đó
là việc của nông phu, Bệ hạ việc gì làm thế?”. Vua nói “ Trẫm không tự mình cày cấy thì lấy gì làm
xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo?”. Nói xong, cày 3 lần rồi thôi.”
<Trương Hữu Quýnh ( chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, 2006,
tr137.> “Năm 1117, Hoàng thái hậu nói “gần đây ở kinh thành, hương ấp, có nhiều người trốn
tránh, lấy việc ăn trộm trâu làm nghề nghiệp, trăm họ cùng quẫn, mấy nhà cày chung một trâu nay
giết trâu lại nhiều hơn.” Vua bèn xuống chiếu: “kẻ nào mổ trộm trâu thì xử đánh 80 trượng, đồ làm
khao giáp nhà láng giềng không tố cáo cũng bị xử 80 trượng.””
<Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb Khoa học xã hội, H, 1998, tr203.>
II)
“Trong số cống phẩm nộp cho nhà Nguyên có: 50 tấm lụa ngũa sắc min mặt, một mâm đá hoa
dát vàng mạ bạc, một tấm khăn thêu kim tuyến bằng lụa hồng, 100 tấm linh ngũ sắc, một đĩa hình
hoa sen bằng vàng, một hộpp gỗ đỏ, vỏ bạc mạ vàng có khóa ”( theo Thiên nam hành ký )
III)
“ Triệu tính âu ca lạc thịnh thì” ( nghĩa là trăm họ mừng ca cảnh thịnh giàu), lời ca của tướng
quốc triều Trần là Trần Nguyên Đán.
<Trương Hữu Quýnh ( chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, 2006,
tr.248.>
IV)
Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trông vào đâu,
Lưới chài quan lại còn vơ vét,
Máu thị nhân dân cạn nửa rồi.
( Nguyễn Phi Khanh)
<Trương Hữu Quýnh ( chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, 2006,
tr.249.>

V)
Năm 1344, khởi nghĩa của nông dân do Ngô Bệ lãnh đạo nổi dậy ở Yên Phụ, Thanh Hóa.
Từ năm 1357-1358, Nghĩa quân Ngô Bệ lại tiếp tục nổi dậy với khẩu hiệu” chẩn cứu dân
nghèo”.
Năm 1354, khởi nghĩa do Tề ( tự xưng là cháu ngoại của Trần Hưng Đạo) lãnh đạo phát triển
rộng lớn khắp Bắc Giang, Hải Dương
Năm 1379, ở Thanh Hóa có khởi nghĩa do Nguyễn Thanh đứng đầu tự xưng là Linh Đức
vương.
Năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn phất cờ khởi nghĩa ở Quốc Oai, Hà Tây.
Năm 1399-1400, Nguyễn Nhữ Cái lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở vùng Sơn Tây, Vĩnh Phúc.
Hầu hết các cuộc khởi nghĩa lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia, nhất là nông dân nhưng
dều nhanh chóng thất bại

VI)
Nông nghiệp
Thương nghiệp
Thủ công nghiệp
Tích cực
Đất nước hưng
thịnh, đời sống
nhân dân tăng
lên.
Tăng cường tiềm
lực quốc gia
Hạn chế
Sự phân hóa xã
hội, mâu thuẫn
giữa các giai cấp
ngày càng tăng
cao, khởi nghĩa

nông dân bùng
nổ, triều đình
phong kiến suy
yếu
VI)
Thạp gốm hoa
nâu lớn trang
trí văn hoa sen,
thời Trần, cao
65cm
Bát men
ngọc
thời Lý
Gạch đất nung
chạm khắc
nổi(thế kỉ XIII-
VIV)
VII)
Một phiên chợ ở Kinh thành
Thăng Long xưa

×