Chương 4: Các bước đưa tàu ra và
vào ụ
Đưa tàu ra khỏi ụ: Bơm nước vào đến cao trình cần thiết (tàu
có th
ể nổi lên khỏi đệm), mở cửa ụ cho mức nước ở âu và ụ ngang
nhau, kéo tàu ra khỏi ụ và đưa vào lạch sâu của âu. Sau đó mở cửa
âu cho mức nước ở âu và khu nước ngang nhau, kéo tàu ra ngoài.
Đưa tàu vào ụ: Đưa tàu vào lạch sâu của âu, đóng cửa âu và
bơm nước vào âu đồng thời với mở cửa ụ để nước trong âu và ụ
ngang nhau. Quay tàu và đưa vào ụ.
1.2.2.3 Ụ nước.
1. Khái niệm.
Là công trình nâng tàu kết hợp ụ khô với âu nước.
Ụ nước v
à Ụ khô lấy nước có nguyên lý làm việc tương tự
nhau, chỉ khác ở chỗ âu nước của ụ nước nhỏ hơn và phần khô của
ụ nước có kết cấu đơn giản hơn.
Hình 1.7: Kết cấu của ụ nước.(1. buồng nước; 2. buồng khô.)
2. Thao tác nâng tàu.
Mở cửa phần dưới để đưa tàu vào buồng nước.
2
1
Đóng cửa buồng nước và bơm nước vào cho đến cao trình có
th
ể đưa tàu lên phần trên.
Đưa tàu lên phần trên, bệ đặt lên trên đệm tàu.
Tháo nước ra (tự chảy) cho đến khi ngang với mực nước của
khu nước b
ên ngoài.
3. Thao tác hạ tàu.
Đóng cửa buồng nước và bơm nước vào buồng ụ
Đưa tàu ra buồng nước, phần dưới.
Tháo nước ra cho đến khi bằng cao tr
ình mực nước của khu
nước.
Mở cửa ụ và kéo tàu ra ngoài.
Hình 1.8: Nguyên tắc hoạt động của ụ nước.
I
II
III
+ 2.5
1.2.2.4 Ụ nổi.
1. Khái niệm.
Ụ nổi giống như một con tàu đáy bằng, hai đầu như nhau và
hở, trên đó có trang bị các thiết bị phục vụ các thao tác nâng, hạ và
s
ửa chữa tàu thuỷ.
2. Đặc điểm.
Tính linh động cao, các phương án khai thác phong phú phù
h
ợp với nhiều địa hình phức tạp và dây chuyền sản xuất khác nhau.
Lực nâng thực tế không bị khống chế.
Trong các ụ có kết cấu phân đoạn có thể tự sửa chữa.
Tổn thất nhiều thời gian khi sửa chữa tàu vì sự di chuyển của
công nhân từ vị trí làm việc lên tàu đang sửa chữa đến các phân
xưởng và ngược lại.
Tăng khối lượng công việc phụ do sự phức tạp của mối li
ên
h
ệ vận tải do chỗ ụ nổi không thể đậu sát bờ, do vậy để vận chuyển
các chi tiết tới vị trí làm việc phải trang bị các thiết bị nâng chuyển
phụ.
Điều kiện phục vụ công nhân l
àm việc trên tàu trong ụ nổi là
kém nh
ất.
Lực nâng của ụ nổi được xác định bởi các pông tông (phao ụ)
của ụ. Chính vì vậy trong một số trường hợp đột xuất ụ nổi không
phát huy tác dụng tốt.
3. Thao tác nâng hạ tàu.
Nâng tàu: Đánh chìm ụ bằng cách cho nước chảy vào các
khoang đáy của ụ qua hệ thống van; Đưa tàu vào ụ; Bơm nước ở đáy
ra cho ụ nổi lên cùng con tàu.
H
ạ tàu: Đánh chìm ụ; Kéo tàu ra khỏi ụ; Bơm nước ra khỏi
khoang đá
y cho ụ nổi lên.
Hình 1.9: Nguyên tác hoạt động của ụ nổi.
4. Ưu - nhược điểm.
Ưu điểm:
Việc hạ thủy an toàn, không gây ra biến dạng thân tàu và
tránh được một khâu kỹ thuật phức tạp mà khi đóng tàu trên đà
phải giải quyết, đó là phải gia cố thân tàu để chống ứng suất phụ,
đặc biệt khi đóng t
àu có trọng tải lớn.
Không hạn chế về quy mô và kích thước của tàu được đóng
mới hoặc sửa chữa, mà chỉ phụ thuộc vào kích thước của ụ, đặc
biệt là ụ nổi.
Nhược điểm: chi phí giá thành để xây dựng rất cao, đòi hỏi có
sự đầu tư lớn.
1.2.3 Công trình hạ thủy bằng lực nâng cơ giới.
a)
b)
c)
Bao gồm những công trình nâng hoặc hạ tàu theo phương
thẳng đứng, thường công trình loại này được kết hợp với nhiều bệ
để tăng hiệu quả khai thác.
Đặc điểm chung của l
oại công trình là: thao tác nhanh, có thể
cơ khí hóa và tự động hóa cao, thích hợp cho vùng có dao động
mực nước lớn. Tuy nhiên, kết cấu và thiết bị phức tạp và đắt tiền
nên chưa được d
ùng phổ biến.