Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

kỹ năng công tác xã hội đã được học để đưa ra cách thức can thiệp trợ giúp với trẻ khuyết tật cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.26 KB, 25 trang )

Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
MỞ ĐẦU
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy trẻ em chiếm
giữ vị trí quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Hằng năm, có hàng triệu trẻ em
được sinh ra trên thế giới. Trẻ em được sinh ra và lớn lên trong những điều kiện và
đặc điểm của mỗi gia đình, cộng đồng thật đa dạng và không giống nhau. chúng
cũng có những hoàn cảnh học tập, lao động và sinh hoạt khác nhau. Có những đứa
trẻ được lớn lên trong sự yêu thương , chăm sóc của cha mẹ, được sống khỏe mạnh
và được quan tâm một cách chu đáo thì đâu đó còn một số lượng không nhỏ các
em chịu thiệt thòi về vật chất cũng như tinh thần, trong đó phải kể đến trẻ em
khuyết tật.
Mỗi khi nói đến trẻ khuyết tật thì mọi người thường gọi trẻ bằng các từ có tính
miệt thị và gán cho trẻ những từ như mù, câm, điếc…từ cách tiếp cận đó dẫn tới
thái độ coi thường, xem nhẹ khả năng của trẻ. Vì những khái niệm đó nó đồng
nghĩa với tàn tật mà đã tàn tật thì trở thành một gánh nặng cho gia đình và xã hội,
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 1
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
nhưng ngày nay thì người ta hiểu hơn về trẻ khuyết tật và được xem là những trẻ
chậm phát triển. Và chậm phát triển thì không có nghĩa là mất hết khả năng, nếu có
cơ hội học tập thì các em có khả năng phát triển hết khả năng của mình để trở
thành người hữu ích cho xã hội.
Do vậy, nhân viên công tác xã hội (CTXH) có vai trò và trách nhiệm quan
trọng trong tiến trình tạo ra sự thay đổi tích cực đối với trẻ khuyết tật, giúp trẻ tiếp
cận các nguồn lực, tư vấn cho họ phát huy khả năng, trình độ để trẻ trở nên mạnh
mẽ, tự tin sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
Trong bài viết này chủ yếu tập trung tìm hiểu về trẻ khuyết tật, từ đó với kiến
thức, kỹ năng công tác xã hội đã được học để đưa ra cách thức can thiệp trợ giúp


với trẻ khuyết tật cụ thể.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung liên quan trẻ khuyết tật
1. Các khái niêm:
- Trẻ em: Khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều nghĩa:
Trong tâm lý học: trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm
lý, nhân cách con người.
Trong xã hội học: trẻ em được hiểu là một nhóm nhân khẩu biệt trong quá trình
xã hội hóa.
Trong công ước quốc tế: Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
luật pháp áp dụng đối với trẻ có quy định tuổi thành niên sớm.
Theo luật bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 1991: trẻ em là những công dân Việt
nam dưới 16 tuổi.
Như vậy Trẻ em: là những trẻ nhỏ có độ tuổi dưới 16 chưa hoặc ít có khả năng
lao động cần được sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của cha mẹ và những người lớn.
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 2
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
- Khuyết tật: là những trở ngại khi thực hiện hoạt động, công việc nào đó
trong cuộc sống và trở ngại ấy bị gây ra bởi thương tật hay lệch chuẩn về sức khỏe thể
lý, sức khỏe tâm thần.
- Người khuyết tật: theo luật người khuyết tật( 17/06/2010): Người khuyết tật
là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
2. Nguyên nhân của trẻ khuyết tật do :
- Do trong thời kỳ mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm độc, bệnh di truyền gây dị tật
bẩm sinh.
- Do mẹ đẻ khó, bị ngạt phải can thiệp dụng cụ .
- Do nuôi dưỡng và chăm sóc : suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin A, loét giác
mạc, thiếu iốt .
- Do tai nạn, bệnh tật để lại di chứng : viêm não, sốt xuất huyết, sốt bại liệt, lao,

viêm tai chảy mủ.
3. Nhu cầu của trẻ khuyết tật :
- Trẻ khuyết tật cần được chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để tồn tại và phát
triển.
- Cần được an toàn về tư tưởng và thể chất.
- Cần được khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.
- Cần được yêu thương, hoà nhập cộng đồng.
- Cần được học hòa nhập, được vui chơi với trẻ cùng lứa tuổi.
- Cần được tôn trọng, đánh giá, được khuyến khích và động viên.
- Cần được giúp đỡ để phát triển và hoàn thiện dần.
- Trẻ khuyết tật thường có năng lực bù trừ và tính sáng tạo.
II. Quản lý trường hợp đối với trẻ khuyết tật
1.Tiếp nhận thông tin và đánh giá sơ bộ:
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 3
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
- Thông tin cơ bản về thân chủ:
Họ và tên: Nguyễn Thị H
Giới tính: nữ
Ngày tháng năm sinh: 08/11/2000
Hiện cư trú tại: Thôn Đường- xã An Bình- huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh.
Các thông tin khác:
+Quá trình sinh sống và lớn lên:
Sinh ra trong gia đình bố mẹ khá vất vả nên từ lúc sinh ra thân chủ đã không
được bình thường như bao đứa trẻ khác. Kinh tế gia đình khó khăn, ba mẹ thân chủ đã
phải làm đủ thứ nghề để sinh sống, đặc biệt trong thời gian mang thai thân chủ thì mẹ
thân chủ phải làm việc vất vả nên sinh non( thai mới được 7 tháng tuổi). Lúc mới sinh
thân chủ rất yếu, nặng 1,3kg, gia đình thân chủ sợ không sống nổi, sau đó vì thân chủ
quá yêu nên phải nuôi trong lồng kính và cho thở oxy. Chính vì vậy đến giờ tai thân
chủ không nghe rõ, mắt hơi mờ và giọng nói hơi ngọng( bị bẩm sinh).
Hiện giờ thân chủ đang sống cùng gia đình tại thôn Đường- xã An Bình- huyện

Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh.
+Tình trạng học vấn và chuyên môn
Hiện là học sinh lớp 8A trường THPT Thuận Thành. Thân chủ học yếu năm
học này (niên khóa 2013-2014) thân chủ phải thi lại 3 môn bắt buộc( Toán , Lý, Anh
văn)
+Tình trạng sức khỏe thể chất:
Hồi nhỏ thì thân chủ rất yêu và hay đau ốm liên miên nhưng từ khi học lớp 5
đến giờ em rất khỏe mạnh, cơ thể phát triển bình thường, không có bệnh tật gì. Thân
chủ bị khiếm thính( điếc 1 bên tai trái, mắt hơi mờ và giọng nói hơi ngọng) là do bẩm
sinh.
Chiều cao 1m52, nặng 40kg
+Tình trạng sức khỏe tâm thần:
Thân chủ không ý thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình và trái lại em rất tự
tin và có đôi lúc tự tin thái quá. Ví dụ em không cho rằng mình là con nhà nghèo, về
học tập em học rất yếu, em không chăm lo học nhưng tin rằng mình sẽ được lên lớp vì
thầy cô ai cũng thương mình( ai cũng hiểu hoàn cảnh của em)…
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 4
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
+Các vấn đề khác:
Thân chủ rất thích học tin học trên máy vi tính. Sở thích của em là được đi du
lịch đến nhiều nơi, ở nhà em thích nấu ăn cùng mẹ
Thích được mọi người khen, không thích ai quát nạt mình và đặc biệt thân chủ
rất dễ xúc động và dễ khóc.
b. Thông tin môi trường thân chủ:
- Bố: nguyễn văn K, sinh 1963
Nghề nghiệp hiện nay: làm ruộng
-mẹ : Trần thị V, sinh 1972
Nghề nghiệp: nội trợ
-Em trai: Nguyễn Văn T, sinh 2005
Hiện đang là học sinh lớp 2 trường tiểu học An Bình

Môi trường sống xung quanh thân chủ khá tốt, thân chủ rất dễ gần và rất hòa
đồng với mọi người. Tuy nhiên mối quan hệ giữa thân chủ với thầy cô và bạn bè đôi
lúc khó tiếp cận bởi vì tai thân chủ không nghe rõ nên các mối quan hệ này không
thân thiết, gần gũi. Môi trường gia đình là chỗ dựa vững chắc, đó là nơi thân chủ đặt
niềm tin nhiều nhất, thân chủ cho biết mọi người trong gia đình ai cũng thương em
duy chỉ có mối quan hệ giữa thân chủ và cậu Nam là không gần gũi, đôi lúc có mâu
thuẫn.
c. Quá trình tiếp nhận thông tin
Nhân viên xã hội gặp gỡ và làm quen với tất cả các thành viên trong gia đình
thân chủ
Trao đổi với mẹ thân chủ để tìm hiểu về hoàn cảnh và tâm tư
Tiếp xúc, trò chuyện thân mật với thân chủ
Xác định ra vấn đề của thân chủ
Thông qua những thông tin mà mẹ thân chủ cung cấp kết hợp với việc quan sát thân
chủ qua một thời gian ngắn tìm hiểu, cuối cùng tôi đã quyết định chọn làm việc với
thân chủ Nguyễn thị H.
Trong buổi gặp gỡ đầu tiên giữa tôi và thân chủ ( từ 13h 35’ đến 13h45’ ngày
19/01/2014) tôi đã giới thiệu sơ qua về bản thân mình sau đó nói em hãy tự giới thiệu
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 5
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
về bản thân, em cười và nói rất hồn nhiên em tên là Nguyễn thị H, em 15 tuổi, em là
con đầu sau em là em T học lớp 2. Nhà em có 2 chị em thôi.
Tuy nhiên theo quan sát của tôi nhận thấy những hành vi không lời thì em còn ngại
ngùng, khi nói em thường nhìn sang chỗ khác chứ không trực tiếp nhìn vào tôi. Tôi
phải nói cho em biết là em đừng có ngại gì cả, chị cũng giống như mẹ , như các bạn ,
chị sẽ giúp em vui chơi, học tập tốt hơn. Sau buổi làm quen đầu tiên thì hôm sau tôi
lại trực tiếp tìm đến nhà em lần nữa , tôi nhận thấy em rất vui vẻ, tôi có cảm giác rất
vui vì bước đầu đã tạo được mối quan hệ thân thiết với em.
d. Đánh giá sơ bộ
Thuận lợi:

Được sự hướng dẫn của mẹ em và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thành viên
trong gia đình thân chủ, mẹ em cho biết những đặc điểm của thân chủ để từ đó tôi có
kế hoạch cụ thể cho những buổi nói chuyện với thân chủ.
Bản thân đã được học môn học tâm lý học phát triển ( tâm lý học lứa tuổi) nên
tôi nắm được tâm lý của trẻ trong độ tuổi này.
Thân chủ là một người khá hòa đồng, em không nhút nhát hay né tránh khi tôi
tìm gặp để trao đổi công việc và nói chuyện với em.
Được học xong môn học công tác xã hội với người khuyết tật đã giúp cho bản
thân tôi có nhiều hiểu biết hơn, áp dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tế để đi đúng
hướng và thiết lập được mối quan hệ tốt với thân chủ
Khó khăn:
Thân chủ là người khuyết tật ( em bị điếc hoàn toàn một bên tai trái) nên gây
rất nhiều khó khăn cho việc nói chuyện, trao đổicác thông tin giữa tôi và thân chủ.
Lịch học tập và công việc của tôi và thân chủ trùng nhau nên thời gian gặp gỡ giữa
bản thân tôi và thân chủ còn hạn chế. Thân chủ chưa thật sự tin tưởng nên chưa bộc lộ
tâm sự của bản thân.
Nhận diện vấn đề
Từ những khó khăn của mình khi gặp thân chủ, dần dần tôi đã thiết lập được
quan hệ giữa tôi và thân chủ khá tốt. mỗi lần trò chuyện thì tôi nói to hơn, bản thân
sắp xếp thời gian gặp gỡ giữa tôi và thân chủ nhiều hơn và đặc biệt trong những lần
nói chuyện thì tôi tâm sự về bản thân mình nhiều hơn, kể cho em nghe những câu
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 6
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
chuyện vui…em đã tin tưởng và chia sẻ với tôi những khó khăn hiện em đang gặp
phải.Tôi đưa ra 3 vấn đề để em lựa chọn xem là mình khó khăn về vấn đề gì nhất:
hành vi cư xử, học tập hoặc truyền thông giao tiếp.
Em suy nghĩ 1 lúc rồi nói: “ em thấy mình học còn yếu nên em muốn chị hỗ trợ , giúp
đỡ em về học tập”
Nghe những tâm sự của thân chủ mà tôi thấy tội nghiệp cho em, tuy vậy nhưng
tôi phải kiềm chế không để bộc lệ cảm xúc của bản thân ngay trước mặt thân chủ. Qua

thời gian tìm hiểu thì tôi được biết hành vi cư xử của thân chủ chưa phù hợp lắm, em
bị khuyết tât nhưng em không hề tự ti về bản thân ngược lại em rất tự tin và có đôi lúc
tự tin thái quá. Thông qua bạn bè và cô giáo chủ nhiệm và ngay cả bản thân tôi cũng
nhận thấy rằng thân chủ rất dễ gần nhưng e không ý thức về bản thân mình, em rất hay
khoe, nói những điều không có thật, ví dụ em nói với bạn bè “ nhà em là 1 gia đình
giàu có”, em nói với tôi em từ lớp 1 đến lớp 7 là học sinh tiên tiến”….tất cả những
thông tin này được tôi làm sáng tỏ sau khi hỏi lại mẹ của em khi đến vãng gia nhà
thân chủ , tôi nhận thấy rằng những điều em nói là không có thật.
Tôi tiến hành vấn đàm với em lại những thông tin đó 1 lần nữa, khi em nói em
được học sinh tiên tiến từ lớp 1 đến lớp 7 thì tôi nói: “ chị đã xem học bạ của em rồi,
học lực trước đây của em chỉ là trung bình thôi, em phải nói cho đúng không được nói
những điều không có thật”, em không nhìn tôi mà nhìn đi chỗ khác và im lặng không
nói gì, tôi biết em đang buồn nhưng không biết làm sao cả vì đó là sự thật.Tôi hỏi em:
em có muốn được giấy khen không? Em cómuốn được thầy cô bạn bè yêu thương , tin
tưởng và tôn trọng em k?” em nhìn vào tôi với đôi mắt to tròn và nói “ dạ có”.Tôi kể
cho em nghe câu chuyện “ cậu bé nói dối” trong sách đạo đức lớp 3 , sau khi kể xong
tôi hỏi em , tại sao lần thứ 3 cậu bé chăn cừu kêu cứu mà không ai đến giúp cậu. em
trả lời rất đúng nguyên nhân, thông qua cấu chuyện đó tôi đã giúp thân chủ hiểu muốn
được thầy cô và bạn bè quý mến thì em phải ngoan, chăm học, phải sống hòa đồng,
vui vẻ với tất cả mọi người nhưng phải khiêm tốn, thật thà giống như 5 điều bác hồ đã
dạy.
Lúc đầu đang giai đoạn nhận diện vấn đề thì tôi nhận thấy em có 2 vấn đề lớn cần
sự can thiệp, đó là vấn đề về học tập và hành vi cư xử. Tôi có ý định chọn vấn đề về
hành vi cư xử nhưng được sự hướng dẫn của mẹ thân chủ thì tôi nhận ra rằng thân chủ
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 7
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
có những hành vi cư xử như vậy là do em bị khiếm thính. Một người bị khiế m thính
bao giờ họ cũng tự tạo ra cho mình một cái vỏ bọc để họ không tủi thân….Hành vi cư
xử là vấn đề rất khó khăn đòi hỏi phải có sự nỗ lực can thiệp trong thời gian dài. Do
vậy tôi nhận thấy là mình chỉ nên khuyên nhủ , giảng giải và giải thích cho thân chủ

hiểu nên cư xử như thế nào cho đúng mực để được gia đình thầy cô bạn bè yêu mến
còn lĩnh vực thân chủ mong muốn tôi hỗ trợ , giúp đỡ và tôi sẽ hướng đến can thiệp
cho thân chủ là lĩnh vực học tập
2. Xác minh và đánh giá toàn diện
Cây vấn đề :
Hậu quả
Nguyên nhân
Qua tìm hiểu em nhận thấy thân chủ có những vấn đề lớn như : học tập yêu,
thái độ hành vi cư xử chưa phù hợp…. nhưng vấn đề được tôi và thân chủ cùng thảo
luận đưa ra đó là vấn đề học tập của thân chủ, được sự hướng dẫn của chị Phượng chủ
tịch hội phụ nữ xã và sự đồng ý ủng hộ của ba mẹ thân chủ cùng giáo viên chủ nhiệm
thì tôi đã quyết định chọn vấn đề học yếu của thân chủ để cùng thân chủ lên kế hoạch
can thiệp, giúp đỡ.
Nhìn vào cây vấn đề trên, ta có thể thấy được các nguyên nhân dẫn đến thân
chủ học yêu đó là: tai nghe không rõ cụ thể là tai thân chủ bị điếc bẩm sinh một bên
tai trái nên nghe không rõ , thân chủ đã được ba mẹ mua cho một tai nghe trợ thính
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 8
Ít có bạn bè Không theo kịp
bạn bè
Bị hổng kiến
thức
Bị thi lại ba
môn bắt buộc
Học yếu
Tai nghe
không rõ
Khả năng tiếp
thu chậm, hay
quên
Không chăm

học( lười học)
Mất gốc ( kiến
thức nền tảng
không có)
Vấn đề chính
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
nhưng thân chủ không đeo đi học điều này khiến em không nghe rõ thầy cô giáo giảng
bài nên không hiểu bài. Khả năng tiếp thu chậm, hay quên điều này liên quan đến
năng lực tư duy của thân chủ, em tiếp thu bài rất chậm các thầy cô giáo hoặc bạn bè
giảng bài thật chi tiết cho em thì em hiểu nhưng em nhanh quên. Tuy thân chủ bị
khiếm thính nhưng em không hề tự ti về bản thân mà ngược lại em nghĩ rằng mình bị
khiếm thính thầy cô và bạn bè ai cũng biết nên mọi người sẽ nhường mình do vậy em
không chăm học, khi thầy cô gọi em lên trả bài em rất ít khi thuộc bài. Mất gốc( kiến
thức nền tang không có) là nguyên nhân chính dẫn đến thân chủ học yếu.
Vấn đề học yếu của thân chủ đã để lại những hậu quả đó là: năm học vừa em bị
thi lại 3môn, em sẽ không theo kịp bạn bè cùng trang lứa và bạ bè ít chơi thân với em.
Hậu quả nặng nề nhất của việc thân chủ học yêu đó là em sẽ bị hổng kiến thức, kiến
thức căn bản không có thì việc học lên cao nữa đó là điều hết sức khó khăn. Nếu như
không sớm khắc phục tình trạng này thì thân chủ phải ngừng việc học là có khả năng
xảy ra, …. Chính vì thế làm việc với thân chủ để tham vấn cho em và đồng thời tác
động tới thầy cô bạn bè và đặc biệt là gia đình em để ba mẹ thân chủ hiểu hơn tầm
quan trọng của việc học và từ đó có những tác động , hỗ trợ giúp thân chủ học tập tốt
hơn.
Sơ đồ thế hệ thân chủ:
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 9
Chú
Cậu
BaChú
XX
XX

M
Gi
Cậu
Cậu
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
Ghi chú:
XX Mối quan hệ xung đột
Mối quan hệ khó gần gũi và đôi lúc có mâu thuẫn
Qua sơ đồ thế hệ của thân chủ cho chúng ta thấy thân chủ có rất nhiều mối
quan hệ. Giữa thân chủ và mẹ có mối quan hệ mật thiết, có sự tương tác hai chiều gần
gũi nhất. mẹ là người yêu thương và hiểu thân chủ nhất, mẹ luôn động viên thân chủ
vượt qua mọi hoàn cảnh cố gắng học tập tốt. mẹ là người luôn chỉ bảo em học hành và
chăm sóc cho em nhiều nhất, luôn khuyên ră nhẹ nhàng và động viên an ủi em điều
này chứng tỏ giữa em và mẹ có mối quan hệ tốt đẹp.
Những người có ảnh hưởng và có mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ nữa là ông
bà ngoại, ông bà nội , chú Dũng và em trai thân chủ, những người này rất quan tâm
chăm sóc cho em, ông bà nội, ông bà ngoại tuy ở xa nhưng thường xuyên gọi điện hỏi
thăm và động viên em học tập.
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 10
TC
Em
Đã mất
Con trai Con gái
Kết hôn
Mối quan hệ mật thiết có tác động
hai chiều.
Mối quan hệ không thường xuyên
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
Chú minh( em trai ba) và cậu Thắng ( em trai mẹ) có mối quan hệ không
thường xuyên với thân chủ ( do gia đình chú và cậu ở xa nên ít liên lạc). gì Tuyết( em

gái mẹ) rất thương thân chủ nhưng vì điều kiện gia đình, gì lấy chồng ở xa nên em ít
khi gặp gì.
Qua sơ đồ thế hệ của thân chủ còn cho chúng ta thấy do mối quan hệ của bố
thân chủ và Cậu Trường( anh trai mẹ thân chủ) là mối quan hệ mâu thuẫn nên thân
chủ và gia đình cậu không thường xuyên liên lạc với nhau.
Giữa thân chủ và Cậu Nam có mối quan hệ khó gần gũi và đôi lúc có mâu
thuẫn, cậu Nam ít khi động viên, khuyến khích em học tập mà cậu hay chê bai và nói
thân chủ “ học dốt, học ngu như bò”
Sơ đồ sinh thái:
Chú thích:
Mối quan hệ tốt có tác động hai chiều
Mối quan hệ không thường xuyên
Mối quan hệ tốt nhưng chỉ từ một phía
Mối quan hệ giữa thân chủ với ba mẹ và em trai, gia đình nội , ngoại , bà con
hang xóm là mối quan hệ tốt tác động hai chiều. thân chủ là người rất dễ gần nên mối
quan hệ giữa thân chủ và giáo viên chủ nhiệm là khá thân thiết, gần gũi, giáo viên chủ
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 11
Trạm
y tế
Bạn bè
ở nhà
Trường
học
Thân chủ
GĐ bên
ngoại
GĐ bên
nội
Ba mẹ
và em

trai
Vui chơi
giải trí
Hội phụ
nữ
Chính
quyền
Chính
sách
xã hội
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
nhiệm rất hiểu hoàn cảnh của thân chủ, cô luôn động viên, khuyến khích và cử các
bạn học sinh giỏi trong lớp kèm thân chủ học tập.
Tuy thân chủ rất dễ gần và chơi hòa đồng với các bnaj nhưng các bạn ở lớp
chơi với em không thân lắm bởi vì các bạn cùng trang lứa chưa hiểu cho hoàn cảnh
của em vì thế thân chủ hầu như không có bận thân ở trên lớp.
Bạn bè gần nhà hay sang chơi nên hầu như các bạn, các anh chị trong xóm đều
hiểu hoàn cảnh của em và chơi với em khá thân.
Mối quan hệ của thân chủ với các dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức
khỏe( y tế) là không thường xuyên.
Thân chủ là người khuyết tật nhưng chưa có các chính sách xã hội nào can
thiệp, hỗ trợ cho thân chủ.
Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu:
N.T.H Gia đình Bên ngoại Bên nội Nhà
trường(thầy
cô, bạn bè)
Dịch vụ hỗ
trợ
Điểm mạnh
-Dễ gần, hòa

đồng với
mọi người
-Có môi
trường sống
tốt( học ở
môi trường
phổ thông
bình thường
gần nhà:
giáo dục hòa
nhập).
-Thích học
vi tính
-Thích đi du
lịch và nấu
ăn
- Cha mẹ,
em trai rất
thương yêu
em, đặc biệt
mẹ là người
gần gũi và
hiểu em nhất
-mối quan
hệ gia đình
tốt
-Thương em
-ông bà ngoại
rất quan tâm
em

-Thương em
-ông bà nội,
chú dũng
thường
xuyên gọi
điện hỏi
thăm động
viên em
-giáo viên
chủ nhiệm
động viên ,
khuyến
khích
-bạn bè gần
nhà và anh
chị trong
xóm hiểu và
chơi khá
thân
-chính
quyền, hội
phụ nữ tạo
điều kiện
giúp đỡ
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 12
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
-Thích
đượcmọi
người khen
Điểm yếu

-sức khỏe
hồi nhỏ yếu
sau phát
triển bình
thường
-Tai nghe
không rõ,
mắt hơi mờ,
giọng nói
hơi ngọng
( bị bẩm
sinh)
-Bị khiếm
thính nhưng
rất tự tin, đôi
lúc hơi thái
quá
-Học rất
yếu( phải thi
lại 3 môn
bắt buộc)
-Kinh tế gia
đình khó
khăn
-Các cậu
cómối quan
hệ không
gắn bó và
đôi lúc có
mâu thuẫn

-cậu nam
khó gần gũi ,
ít động viên
và hay chê
bai
- Chú minh
có mối quan
hệ không
thường
xuyên
-bạn trên lớp
chơi không
thân , không
có bạn thân
-dịch vụ vui
chơi giải trí,
chăm sóc
sức khỏe
không
thường
xuyên.
-chưa có
chính sách
xã hội nào
can thiệp ,
hỗ trợ thân
chủ
Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu được thiết lập trên cơ sở các thông tin thu
thập được. Với bảng này có thể dựa vào đó để xác định các nguồn lực bên trong cũng
như bên ngoài có thể hỗ trợ cho thân chủ giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó nhìn nhận

được các yếu tố là bất lợi để góp phần hạn chế, loại bỏ nhằm nâng cao năng lực giải
quyết vấn đề, cải thiện môi trường xã hội xung quanh cho thân chủ.
Đánh giá vấn đề của thân chủ: học yếu là một vấn đề cơ bản của học sinh nói
chung và của thân chủ nói riêng. Thân chủ học rất yêu vốn dĩ bởi kiến thức căn bản
của em đã không có, ba mẹ bận công việc đi làm suốt cả ngày nên không có thời gian
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 13
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
quan tâm đến việc học hành của em, do không có ai quản lý nên em không chăm học,
bản thân em không ý thức đc tầm quan trọng của việc học.
Thân chủ bị khiếm thính, bây giờ tai em nghe không rõ, mắt hơi mờ là do bị
ảnh hưởng từ khi mới sinh ra. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành của
em.
Qua những lần tâm sự, chuyện trò thân chủ đã bộc lộ, thể hiện khao khát ước
muốn mình sẽ học giỏi hơn để được thầy cô, bạn bè yêu quý, tin tưởng, tôn trọng, học
giỏi để bố mẹ vui lòng và đặc biệt cậu Nam sẽ không chê em “ học dốt , học ngu như
bò nữa”
Chính vì vậy mà sau khi nhận diện được vấn đề tôi nghĩ là mình nên hỗ trợ ,
can thiệp , giúp đỡ thân chủ học tập tốt hơn.
Thân chủ là một người dễ gần và khá hòa đồng với mọi người xung quanh đây
là thế mạnh của thân chủ do đó tôi sẽ cùng thân chủ thảo luận lập kế hoạch hỗ trợ ,
giúp đỡ nhằm khắc phục tình trạng khó khăn của thân chủ dựa trên tiềm năng của thân
chủ và gia đình, những người thân của thân chủ, đấy là các kênh mà tôi cho là sẽ
mang lại hiệu quả cao nhất, giúp thân chủ thấy tự tin hơn về việc học để học tập tốt
hơn.
3. Lập kế hoạch can thiệp
Lập kế hoạch giúp đỡ thân chủ: dự kiến kế hoạch diễn ra trong vòng 2 tháng
( tháng 1, 2/2014)
Bản thân đứng trên phương diện của một học viên công tác xã hội để nhận diện
vấn đề , cùng thân chủ xác định những nguyên nhân của vấn đề , cùng phân tích , đánh
giá vấn đề và cùng thân chủ lập kế hoạch giúp đỡ.

Qua thời gian tìm hiểu thì vấn đề học yếu của thân chủ là do bốn nguyên nhân
tạo nên đó là: tai nghe không rõ, khả năng tiếp thu chậm, hay quên; mất gốc( kiến thức
nền tảng không có); thân chủ ỷ lại cho việc mình bị khiếm thính nên không học
bài( không chăm học, lười học) . Chính vì vậy muốn giải quyết vấn đề học yếu của
thân chủ cần phải giải quyết những nguyên nhân tạo nên nó.
- Phát huy tiềm năng của thân chủ cùng thân chủ giải quyết vấn đề( thân chủ rất
hòa đồng với mọi người), dự kiến diễn ra từ đầu tháng 1 đến 24/01/2014.
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 14
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
Thân chủ rất dễ gần và hòa đồng với mọi người nên đây là một thế mạnh mà
mình cần hỗ trợ, tác động nhiều để giúp thân chủ học tập tốt hơn tuy nhiên bên cạnh
đó sinh viên cần khuyên bảo để thân chủ điều chỉnh hành vi ứng xử của mình cho phù
hợp
-Tác động tích cực đến cá nhân thân chủ để thân chủ tự giải quyết các vấn đề
của bản thân mình, bản thân chỉ là người tác động, hỗ trợ thân chủ trong việc giải
quyết vấn đề khó khăn đó. Dự kiến diễn ra từ 25/01- 28/01/2014.
Tiến hành tham vấn giúp thân chủ nhìn nhận đúng bản thân mình, thân chủ bị
khiếm thính như vậy nhưng vẫn là một người con, người trò, người công dân do đó
thân chủ phải thực hiện đúng nhiệm vụ của một người con, một ngừoi học trò, một
công dân của đất nước. Không ai thương mình bằng chính bản thân mình vì thế em
phải học, không được ỷ lại và không được đổ lỗi mình học yếu là do các nguyên nhân
như trên. Khi biết những nguyên nhân khiến mình học yếu thì em phải tìm mọi cách
khắc phục những nguyên nhân đó, cố gắng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống
thì em sẽ gặt hái được những thành công, em sẽ thực hiện được những ý muốn,
nguyện vọng của mình.
Động viên thân chủ chăm học, có chăm học thì mới học giỏi. Phân tích cho
thân chủ hiểu rằng là mình không thông minh thì phải chăm học, người xưa thường có
câu “cần cù bù thông minh” vì thế em phải chăm chỉ, tích cự học bài cũ, đọc bài mới
trước khi đến lớp, điều này sẽ giúp em hiểu bài nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn. Đến
lớp phải chăm chú nghe giảng không được nói chuyện thì mới nghe và hiểu bài , hơn

nữa nếu muốn học tốt thì em phải có thời gian biểu cho việc học rõ ràng, cụ thể.
Hiện giờ ba mẹ chưa có điều kiện để mua tai nghe cho em được thì em phải
dùng tai nghe cũ khi nào vào tiết học thì đeo, hết tiết học thì gỡ xuống. nếu em không
đeo tai nghe đi học thì em sẽ không nghe được thầy cô giáo giảng bài và sẽ không
hiểu bài, không làm được bài. Đồng thời để thân chủ ham học tôi phải thường xuyên
động viên, khuyến khích , sưu tầm những bài báo, kể cả những câu chuyện , những
tấm gương về người khuyết tật vượt khó cho thân chủ nghe để thân chủ ý thức được
vấn đè học tập là quan trọng và cần thiết như thế nào đối với bản thân.
-Huy động sự hỗ trợ của gia đình, các tổ chức xã hội và đoàn thể xã . Dự kiến
từ ngày 29/01-07/02/2014.
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 15
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất dành cho thân chủ vì thế tôi sẽ tác
động đến ba mẹ thân chủ mua cho thân chủ một chiếc tai nghe tốt nhất để em dùng khi
đi học ( ba mẹ thân chủ hứa hè này sẽ dẫn thân chủ đi Hà nội khám và mua tai nghe
cho em). Tác động đến bố mẹ của thân chủ nếu gia đình có điều kiện thì cho thân chủ
đi học hè, bản thân sẽ gặp bạn bè ( cùng lớp học hè) và giáo viên dạy hè cho thân chủ
để huy động sự hỗ trợ giúp đỡ của thầy cô , bàn bè đối với thân chủ.
Tác động đến cậu Nam, giải thích và khuyên cậu không nên chê thân củ học
dốt, thân chủ còn nhỏ, chúng ta nên động viên khuyến khích để thân chủ chăm chỉ học
tập chứ không nên trách móc, la mắng vì ở lứa tuổi này các em đang trong giia đoạn
biến đổi tâm sinh lý nên có nhu cầu cần được người lớn tôn trọng , sự can thiệp thô
bạo, thái độ áp đặt của người lớn có thế dẫn đến sự phản kháng mạnh mẽ ở các em.
Thân chủ không nên trách cậu bởi vì cậu quan tâm đến em, lo cho em nên mới nói như
vậy thôi, em phải cố gắng học thật giỏi để cậu vui và chứng tỏ cho cậu thấy cháu của
cậu không học dốt chút nào.
Phối hợp với sự hợp tác của ba mẹ, chú Dũng và bà ngoại ( những người có
ảnh hưởng nhiều đến thân chủ).
Tác động đến gia đình thân chủ, ba mẹ nên dành nhiều thời gian hơn nữa để
quan tâm, chăm sóc cho các em về tất cả mọi mặt và đặc biệt là việc học hành của các

em. Ba thân chủ thì đi làm bận suốt ngày những mẹ thân chủ có nhiều thời gian gần
thân chủ, Nhờ ba mẹ thường xuyên nhắc nhở, động viên thân chủ học tập, kiểm tra bài
trước khi thân chủ tới lớp.
Phân tích cho ba mẹ thân chủ hiểu rằng những người có ảnh hưởng tích cực tới
thân chủ thì sẽ góp phần tác dộng tích cực đến việc học hành của thân chủ. Gọi điện
về cho bà ngoại và nói với bà thường xuyên gọi điện động viên thân chủ học hành, tác
động đến gia đình chú dũng , thím Nhạn để chú khuyên bảo và động viên thân chủ học
tập. Thân chủ rất thương bà và chú dũng nên sẽ cố gắng học hành chăm chỉ không để
cho mọi người buồn.
-Tác động đến thầy cô và bạn bè và mọi người xung quanh: dự kiến 07/02-
23/02/2014.
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 16
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
Gặp và trao đổi với thầy cô giáo, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm và các bạn trong
lớp lên kế hoạch giúp đỡ và tạo điều kiện cho thân chủ học bài, làm bài, tiếp thu chú ý
và cải thiện tình hình học tập.
-Chính quyền, dịch vụ, chính sách xã hội: có được sự hỗ trợ vật chất, tinh thần.
Thân chủ là người khiếm thính, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
việc nghe kém của thân chủ, học kém. Vì vậy chính quyền địa phương cần quan tâm
có những chính sách hỗ trợ đặc biệt .
Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người khuyết tật trong các hoạt
động kinh tế xã hội; trước kia người người khuyết tật thường không được tham gia
học đại học (vì lúc nhập học phải khám sức khỏe và bị kết luận là không đủ sức khỏe),
nhưng ngày nay đã khác, người khuyết tật được tham gia học tập nếu họ đủ điểm.
Người khuyết tật được tham gia các lớp học chuyên biệt (người khiếm thính,
khiếm thị ); được khám chữa bệnh, chỉnh hình phục hồi chức năng. Tại 1 số kênh tin
tức, đã có thời lượng phát hình dành cho người khiếm thính.
-Kết thúc và lượng giá vấn đề cùng thân chủ, nêu ra những kết quả đạt được và
những hạn chế cần rút kinh nghiệm. dự kiến 24/02-25/02/2014.
4. Tổ chức thực hiện và triển khai kế hoạch

- Đối với cá nhân thân chủ:
Phát huy tiềm năng của thân chủ cùng thân chủ giải quyết vấn đề ( thân chủ rất
hòa đồng với mọi người)
Thân chủ rất dễ gần và hòa đồng với mọi người nên tôi thường xuyên gặp gỡ
thân chủ và nói chuyện để thân chủ phát huy được tính hòa đồng của bản thân bên
cạnh đó tôi luôn khuyên bảo để thân chủ điều chỉnh hành vi ứng xử của mình cho phù
hợp
Ngày 24/01 từ 16h00 đến 17h50’ tại nhà thân chủ. Tiến hành tham vấn để thân
chủ nhận ra những khả năng của bản thân. Tâm sự, trò chuyện để giúp hiểu đúng về
bản thân, tuy mình bị khiếm thính như vậy nhưng vẫn là một người con, người trò,
người công dân do đó thân chủ phải thực hiện đúng nhiệm vụ của một người con, một
người học trò, một người công dân của đất nước. Không ai thương mình bằng chính
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 17
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
bản thân mình vì thế em phải học, không được ỷ lại và không được đổ lỗi mình học
yếu là do các nguyên nhân như trên. Khi biết những nguyên nhân khiến mình học yếu
thì em phải tìm mọi cách khắc phục những nguyên nhân đó, cố gắng vươn lên trong
học tập và trong cuộc sống thì em sẽ gặt hái được những thành công, em sẽ thực hiện
dược những ý muốn, nguyện vọng của mình.
Ngày 26/01 Từ 15h30’ đến 17h00’Tại nhà thân chủ. Khuyến khích, động viên
thân chủ chăm học, tham vấn giúp thân chủ hiểu được là có chăm học thì mới học
giỏi, bản thân đã ra bài và hôm sau đến kiểm tra.
Ngày 28/01 Từ 14h30 đến 15h20 tại nhà thân chủ. Tham vấn giúp thân chủ
nhìn nhận đúng bản thân mình, không được ỷ lại và không được đổ lỗi mình học yếu
với lý do này, lý do kia….không ai thương mình bằng chính bản thân mình vì thế thân
chủ phải chăm học , học cho tốt để trở thành” người con ngoan, trò giỏi” . Phân tích
cho thân chủ hiểu rằng mình không thông minh thì phải chăm học, người xưa thường
có câu “ cần cù bù thông minh” vì thế em phải chăm chỉ, tích cực học bài cũ, đọc bài
mới trước khi đến lớp, điều này sẽ giúp em hiểu bài nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn.
Đến lớp phải chăm chú nghe giảng không được nói chuyện thì mới nghe và hiểu bài.

Hơn nữa nếu muốn học tốt thì em phải có thời gian biểu cho việc học rõ ràng, cụ thể.
Thuyết phục thân chủ đeo tai nghe khi đi học. Hiện giờ ba mẹ chưa có điều
kiện đi Hà Nội mua tai nghe cho em được thì em phải dùng cái tai nghe cũ, khi nào
vào tiết học thì đeo, hết tiết học thì gỡ xuống. Nếu em không đeo tai nghe đi học thì
em sẽ không nghe được thầy cô giáo giảng bài và sẽ không hiểu bài, không làm bài
được bài.
Đồng thời để thân chủ ham học tôi phải thường xuyên động viên, khuyến
khích, sưu tầm những bài báo, kể những câu chuyện , những tấm gương về người
khuyết tật vượt khó cho thân chủ nghe ( ví dụ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký) để thân
chủ ý thức được vấn đề học tập là quan trọng và cần thiết như thế nào đối với bản
thân.
-Đối với gia đình( bao gồm ba mẹ, anh chị em, các thành viên khác trong gia
đình mở rộng)
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 18
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
Thân chủ rất dễ gần và hòa đồng với mọi người nên em thường xuyên tham gia
sinh hoạt lớp và gặp các bạn bè của thân chủ để nói chuyện , khuyên bảo, nhờ sự hỗ
trợ của bạn bè giúp đỡ em học tập tốt hơn.
Huy động sự hỗ trợ của gia đình. Ngày 29/01 từ 16h00 đến 17h30 tại nhà thân
chủ tiến hành tham vấn giúp cho bố mẹ thân chủ hiểu hơn về việc học của thân chủ.
Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất dành cho thân chủ vì thế em đã
tác động đến bố mẹ của thân chủ mua cho thân chủ một chiếc tai nghe tốt nhất để em
dùng khi đi học( bố mẹ thân chủ hứa hè này sẽ dẫn thân chủ xuống Hà Nội khám và
mua tai nghe cho em). Khuyên bố mẹ của thân chủ nếu gia đình có điều kiện thì cho
em đi học hè.
Phân tích cho ba mẹ em hiểu rằng những người có ảnh hưởng tích cực tới em
thì sẽ góp phần tác động tích cực đến việc học hành của em. Khuyên ba mẹ thân chủ
nên gọi điện về cho bà ngoại và tác động đến chú Dũng gọi điện khuyên bảo động
viên thân chủ.
Ngày 01/02 từ 16h00 đến 17h10 tại nhà thân chủ. Thông qua cuộc nói chuyện

giữa tôi và mẹ thân chủ thì tôi đã khuyên mẹ thân chủ nên dành nhiều thời gian quan
tâm đến thân chủ. Nhờ mẹ thân chủ thường xuyên nhắc nhở, động viên thân chủ học
tập.
Ngày 03/02, từ 16h30 đến 17h30 tại nhà thân chủ. Bản thân gặp gỡ ba mẹ thân
chủ, tiến hành tham vấn giúp bố mẹ thân chủ hiểu rõ nhưng vấn đề của thân chủ, huy
động sự hỗ trợ của gai đình thân chủ trong việc giúp thân chủ học tập tốt hơn và thực
hiện tốt vai trò của mình.
Tiến hành tham vấn để tác động đến cậu Nam, giải thích và khuyên cậu Nam
không nên chê thân chủ học dốt, thân chủ còn nhỏ, chúng ta nên cộng viên khuyến
khích để thân chủ chăm chỉ học tập chứ không nên trách móc, la mắng vì ở lứa tuổi
này các em đang trong giai đoạn biến đổi tâm sinh lý nên có nhu cầu cần được người
lớn tôn trọng, sự can thiệp thô bạo, thái độ áp đặt của người lớn có thể dẫn đến sự
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 19
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
phản kháng mạnh mẽ ở các em. Cậu nam hiểu vấn đề và nói” tôi sẽ không chê cháu
nữa mà động viên để cháu học”
-Tác động đến thầy cô và bạn bè và mọi người xung quanh: bản thân đã gặp
bạn bè và giáo viên dạy cho thân chủ để huy động sự hỗ trợ giúp đỡ của thầy cô, bạn
bè đối với thân chủ. Nhờ bạn bè trên lớp, bạn bè ở nhà và giáo viên dạy giảng bài chi
tiết cho thân chủ đồng thời ôn lại các kiến thức cũ.
Giáo viên là người trực tiếp điều hành hoạt độngnên giáo viên hiểu rõ nhất nhu
cầu và năng lực của trẻ. Cần phương pháp giáo dục dặc biệt phù hợp với trẻ và dành
nhiều điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ
Có thêm dữ liệu cùng gia đình hỗ trợ trẻ trong quá trình nghe nói khi thực hiện
kế hoạch giáo dục cá nhân, tạo niềm tin cho trẻ, khuyến khcíh trẻ tích cực học tập
Giáo viên tổ chức và điều hoà các hoạt động học của học sinh, đặc biệt là học
hợp tác nhóm.
Giáo viên làm hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của HS gồm( Sổ theo dõi, sơ yếu lý
lịch, phiếu tìm hiểu KN-NC, kế hoạch GDCN).
Làm sổ liên lạc với gia đình học sinh.

Xây dựng vòng tay bạn bè, nhóm bạn cùng học… ngay đầu năm học.
Biết điều chỉnh nội dung, chương trình và yêu cầu phù hợp với khả năng của
học sinh.
Tổ chức cho trẻ KT học tập với trẻ bình thường thoải mái, nhẹ nhàng.
Phát hiện những điểm tiến bộ hằng ngày của trẻ để động viên kịp thời, gây
hứng thú cho trẻ tham gia học tập tốt hơn.
Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đồng nghiệp trong trường trao đổi học
tập kinh nghiệm của nhau.
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 20
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
Thường xuyên báo cáo kết quả với BGH, đặc biệt là HT để tranh thủ sự giúp
đỡ của lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện quản lý lớp học tốt hơn.
Ngày 23/02 từ 15h30 đến 17h00 tại nhà thân chủ, nhà cô Hồng, nhà Ngân. Gặp
gỡ bà con hàng xóm của thân chủ và các bạn cùng tuổi, kết nối thân chủ với bạn bè
trong xóm để hỗ trợ , giúp đỡ nhau học tập tốt hơn.
- Đối với chính quyền địa phương: gặp gỡ trao đổi cán bộ địa phương, tạo điều
kiện cung cấp kiến thức, hỗ trợ dịch vụ cần thiết cho thân chủ, kết nối nguồn lực giúp
trẻ có điều kiện tốt hơn để khắc phục tình trạng khuyết tật và học tập hiệu quả hơn.
Đề xuất, vận động các đoàn thể, các nhà từ thiện giúp đỡ gia đình và trẻ khuyết
tật
Thay đổi thái độ, quan điểm, cách đối xử với trẻ khuyết tật
Phối hợp với gia đình, nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí kết
hợp giúp trẻ hòa nhập cộng đồng, mang tâm lý thoải mái, ổn định học tập tốt giống
như các trẻ em bình thường.
5. Giám sát và đánh giá kết thúc
Trong suốt quá trinh gần 2 tháng thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề thì ngày
25/02 em đã cùng thân chủ lượng giá quá trình can thiệp
Về mặt tiến trình: Qua thời gian tiếp cận thân chủ, tạo mối quan hệ thân thiết ,
gần gũi với thân chủ để thu thập thông tin, tìm hiểu nhận diện vấn đề và môi trường
sống của thân chủ. Cùng thân chủ phân tích đánh giá vấn đề và lập kế hoạch can thiệp,

giúp đỡ.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch can thiệp thì bản thân chỉ đóng vai trò là
người tác động, hỗ trợ thân chủ thực hiên kế hoạch. Quá trình lượng giá và kết thúc
cũng có sự tham gia của thân chủ.
Thời gian còn hạn chế và khả năng chưa cho phép nên bản thân không thể nào
tác động tới các dịch vụ xã hội, các cơ sở xã hội để kết nối thân chủ với các chính
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 21
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
sách xã hội. Hơn nữa thân chủ là người khuyết tật nhưng em còn có gia đình, ba mẹ,
ông bà, họ hàng…mọi người trong gia đình ai cũng thương em nên bản thân chỉ tác
động tới cá nhân thân chủ và gia đình thân chủ là chính ngoài ra còn tác động tới môi
trường học tập đó là thầy cô và bạn bè để có thể hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ học tập tốt
hơn.
Về nội dung: sau khi tiến hành làm việc với thân chủ thì em nhận thấy thân chủ
biết cách lập thời gian biểu cho vấn đề học tập của bản thân. Một điều mà em nhận
thấy có sự thay đổi rõ ràng nơi thân chủ đó là thân chủ chăm học hơn, thay đổi thái độ
về việc học và nhận thức được tầm quan trọng của việc học.em làm bài tập nhiều hơn
và chỗ nào không hiểu thì lấy viết đỏ khoanh tròn lại và nhờ em hoạc cô giáo giảng
cho. Thân chủ nói em sẽ cố gắng học thật tốt trở thành học sinh tiên tiến cho ba mẹ
vui.
Thân chủ không còn ghét cậu Nam như trước kia bởi vì cậu nam không còn chê
em học dốt nữa mà cậu còn khuyến khích em học, thái độ của em rất vui làm tôi cũng
vui lây.
Một sự thay đổi trong thời gian qua nữa đó là gia đình thân chủ đã nhận ra tầm
quan trọng của việc học của thân chủ, bố mẹ thân chủ không còn bỏ bê việc học của
thân chủ cho nhà trường nữa mà đã có những tác động hỗ trợ kịp thời nhằm giúp thân
chủ học tập tốt hơn cụ thể đó là mẹ thân chủ cho biết chị thường xuyên ra bài và kiểm
tra bài của thân chủ, dạo này thấy thân chủ chăm học đến bất ngờ, chị khen và hứa với
thân chủ là nếu con học giỏi thì mẹ sẽ bảo ba mau máy vi tính cho học tin, càng khen
thì thân chủ càng cố gắng học chăm chỉ để được khen và được ba mua máy vi

tính( thân chủ rất thích máy vi tính)
Điều này làm cho tôi vui nhất đó là thân chủ vui hơn, chăm học hơn, thân chủ
không còn ghét cậu Nam nữa mà ngược lại rát quý cậu. Với tất cả năng lực của bản
thân tôi đã cố gắng hết sức để làm tốt công việc của mình, trau dồi thêm nhiều kiến
thức, kinh nghiệm nhằm phục vụ cho ngành nghề của mình sau này. Tuy nhiên với
kinh nghiệm còn hạn chế mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những
thiếu sót, ví dụ nhưu việc truyền thông giao tiếp, thân chủ thì nghe không rõ mè em thì
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 22
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
lại nói nhỏ . Trong bước đầu thiết lập mối quan hệ bản thân làm quá nhanh nên chưa
đạt hiệu quả.
Lúc mới đầu tôi rất lo sợ không biêt tiến hành can thiệp hỗ trợ cho thân chủ sẽ
đạt được kết quả như thế nào, không biết thân chủ có thể thay đổi chút nào không hay
khi mình tiến hành can thiệp thì thân chủ không thể thay đổi tốt hơn mà lại trở nên tồi
tệ hơn lúc mình chưa làm việc với thân chủ….nhưng bây giờ với những kết quả đã đạt
được em không còn băn hoăn, thắc mắc nữa mà rất vui. Tuy nhiên về học tập thân chủ
đã có những thay đổi nhưng còn về hành vi cư xử của thân chủ thì em chưa thể tác
động chỉ góp phần giúp thân chủ khiêm tốn , thật thà được thầy yêu, bạn mến. Thân
chủ rất dễ gần, rất hòa đồng với mọi người nhưng em hay khoe, hay nói những điều
không có thật. Chính vì thế sau khi kết thúc , nếu có thời gian rảnh em sẽ xuống nhà
thân chủ chỉ cho thân chủ học vi tính và tiến hành tham vấn giúp em thay đổi nhận
thức , nhìn nhận đúng sự thật để em có thể hòa nhập tốt với cuộc sống.
KẾT LUẬN

Trẻ khuyết tật thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết cơ thể, các chức năng
xã hội của họ có thể bị suy giảm. Vì vậy, đội ngũ nhân viên công tác xã hội có thể
giúp họ tiếp cận được các nguồn lực bên ngoài, phát huy nguồn lực bên trong để họ
trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng sống độc lập và tham gia vào các hoạt động lao
động, học tập như những người bình thường.
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 23

Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
Công tác xã hội trong trợ giúp Trẻ khuyết tật chính là đánh giá nhu cầu về khía
cạnh xã hội của đối tượng; đồng thời đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ
trẻ khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ
phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên công tác xã hội cũng cung
cấp hỗ trợ tâm lý cho trẻ khuyết tật và gia đình của họ. Như vậy, bằng những kiến
thức, kỹ năng và phương pháp, nhân viên công tác xã hội đã trợ giúp cá nhân, gia đình
và cộng đồng trẻ khuyết tật, phục hồi các chức năng xã hội mà họ bị suy giảm.
Bên cạnh đó, công tác xã hội còn thúc đẩy môi trường xã hội, bao gồm: chính
sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để giúp người khuyết tật hòa nhập xã hội . Đội
ngũ này đóng vai trò là người xúc tác, biện hộ để cá nhân, gia đình người khuyết tật
được hưởng những chính sách an sinh xã hội dành cho họ. Trên cơ sở đó, giúp người
khuyết tật nâng cao chức năng của mình.
Nhân viên công tác xã hội, ngoài việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội còn
thực hiện các hoạt động như giáo dục phòng ngừa, tập huấn, cung cấp kiến thức cho
gia đình, người thân cách chăm sóc người khuyết tật để giúp đối tượng trở nên chủ
động, có khả năng tự chăm sóc, như vậy họ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và sẽ tránh
được những vấn đề khác có thể phát sinh. Đồng thời, họ tư vấn để chính quyền có
những chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Phú. (2004). Công tác xã hội. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
2. Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật. Trường Đại học Khoa Học Xã
Hội và Nhân Văn.
3. Giáo trình Tâm lí học phát triển. Trường Đại học Lao Động – Xã Hội.
4. Mai Thị Kim Thanh. Giáo trình Nhập môn CTXH.
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 24
Người khuyết tật: Chính sách và thực hành
5. Lê Chí An, Đỗ Văn Bình, Nguyễn Hữu Tân, Bùi thi Xuân Mai và Mai Xuân
Thuấn.( 2010). Quản lí ca trong thực hành CTXH với trẻ em. TP.Hồ Chí Minh.
6. Lê Chí An (1999), Nhập môn Công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở Bán công,

thành phố Hồ Chí Minh.
7. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, NXB Lao
động xã hội, Hà Nội.
8. Ban Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam (2012), Báo
cáo năm 2011 về Tình hình hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, NXB Lao động
– Xã hội.
9. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2004), Phân tích tình hình trẻ em
Khuyết tật ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội.
10. Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (2006), Cẩm
nang Thông tin các dịch vụ cho Người khuyết tật Việt Nam.
11. Tạp chí Lao động –Xã hội
12. Diễn đàn sinh viên đại học khoa học xã hội nhân văn.
13. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội các năm của Ủy ban Nhân xã An
Bình.
14. Báo cáo của Ban chấp hành hội Liên hiệp phụ nữ xã An Bình.
15. Các trang w: -www.VnExpress.net
-www.Vnsocialwork.
-www.Catholic.org
-www.Vietbao.vn
-www.dantri.com.vn
Học viên: Nguyễn Thị Lan- Cao học khóa: QH-2012-X.CH.CTXH Page 25

×