Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giáo án lớp 4 - Tuần 33 - CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.74 KB, 24 trang )

TUẦN 33
Thứ , ngày Tên môn Tên bài

Thứ 2
3 / 5 / 2010
Đạo đức
Toán
Tập đọc

Dành cho địa phương
Ôn tập phép tính về phân số ( T2)
Vương quốc vắng nụ cười ( T2)


Thứ 3
4/ 5 /2010
Toán
Chính tả
LTVC
Lịch sử
Luyện toán

Ôn các phép tính với phân số ( T3)
Nhớ viết: Ngắm trăng – Không đề.
Mở rộng vốn từ : Lạc quan yêu đời.

Tổng kết
Thực hành : Cộng, trừ , nhân, chia phân số

Thứ 4
5/ 5 /2010


Toán
Kể chuyện
Tập đọc


Ôn tập các phép tính với phân số
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Con chim chiền chiện.



Thứ 5
6 /5 /2010

Thứ 6(chiều)
7 /5 /2010
Toán
Tập làm văn
Luyện từ và câu
Kĩ thuật

Khoa học
Luyện toán
Luyện khoa học
HĐTT
AT giao thông

Ôn tập về đại lượng
Miêu tả con vật ( kiểm tra viết )
Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.

Lắp ghép mô hình tự chọn ( t1)

Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
Thực hành về đại lượng.



Các bài tuần 32 + 33
Sinh hoạt Đội
An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công
cộng



Võ Thị Huyền
22
Ngày soạn : 30/ 4/ 2010
Ngày giảng : Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Đạo đức : Dành cho địa phương
I. Mục đích - yêu cầu :
- HS tìm hiểu về các thế hệ thầy giáo, học sinh Quảng Trị đã kế tiếp nhau viết
nên trang sử hiếu học.
- HS trả lời được các câu hỏi.
- Giáo dục HS ý thức cố gắng học tập. Tôn trọng, biết ơn các thế hệ thầy cô
giáo.
II. Chuẩn bị GV : nội dung.
HS : sgk
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài : Ghi tựa.

2. Hướng dẫn tìm hiểu các nhà giáo ưu
tú Quảng Trị :
- GV nêu câu hỏi
+ Em biết gì về ngành GD nói chung và
ngành GD ở Quảng Trị nói riêng ?
- Nhận xét, chốt lại và cung cấp đầy đủ
thông tin về GD
+ Bằng những tư liệu sưu tầm được và
hiểu biết của mình, em hãy kể tên các
nhà giáo ưu tú Quảng Trị ?
- GV nhận xét, cung cấp thêm cho HS về
các tấm gương nhà giáo ưu tú QT.
+ Lê Phước Long : Giám đốc sở GD-
ĐT
+ Dương Ngọc Trai : Nguyên trưởng
phòng GD huyện Gio Linh
+ Trần Quốc Việt Nguyên trưởng khoa
đào tạo tiểu học CĐSP.
+ Trần Viết Vượng : Nguyên trưởng
phòng GD đông Hà
+ Nguyễn Minh Lai : Nguyên trưởng
THPT Tân Lâm
+ Hồ Sỹ Nguyên : nguyên giám đốc sở
GD- ĐT
+ Lê Thị Tưởng : Hiệu trưởng trường
mầm non Hoa Sen, Đông Hà.
+ Trần Quang Việt : Nguyên Chủ tịch
Công đoàn Ngành.
3. HS phát biểu ý kiến của mình về tấm
gương người thầy.

- GV nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố - Dặn dò :
- Lắng nghe
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình,
nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi
+ HS nêu , nhận xét
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau phát biểu theo cảm
nghĩ của mình.
Võ Thị Huyền
23
- Về tìm hiểu thêm Lịch sử GD QT.
Toán : Ôn tập về các phép tính với phân số (t2)
I. Mục đích - yêu cầu :
- Thực hiện được nhân chia phân số. Tìm một thành phần chưa biết trong phép
nhân, chia phân số.
- HS làm đúng các bài tập : bài 1, bài 2, bài 4 (a). HSKG làm thêm bài 3.
- Cẩn thận làm tính và giải toán.
II. Chuẩn bị : GV – HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Bài cũ :
- Làm BT 3 của tiết 160.
- GV nhận xét và ghi cho điểm HS.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Ghi tựa.
b. Hướng dẫn ôn tập :
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS

đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
- Nhắc các em khi thực hiện các phép
tính với phân số kết quả phải được rút
gọn đến phân số tối giản.
Bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích
cách tìm
x
của mình.
Bài 3. HS khá giỏi
- Viết phép tính phần a lên bảng, hướng
dẫn HS cách làm rút gọn ngay khi thực
hiện tính, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS đổi chéo vở
để kiểm tra bài của nhau.
Bài 4.
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài phần a.
- Hướng dẫn HS làm phần b, như SGV
- Yêu cầu HS chọn một trong các cách
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS
dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của
bạn.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào nháp sau đó theo dõi
bài chữa của bạn để tự kiểm tra bài
mình.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào VBT.

7
2
x
x
=
3
2
;
5
2
:
x
=
3
1


x
=
3
2
:
7
2
;
x
=
5
2
:

3
1


x
=
3
7
;
x
=
5
6

- HS nêu, nhận xét.
- HS theo dõi phần hướng dẫn của GV,
sau đó làm bài vào VBT.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc
thầm trong SGK.
- Làm phần a vào VBT.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Làm vào VBT.
Võ Thị Huyền
24
vừa tìm được để trình bày vào VBT.
- Yêu cầu HS tự làm phần c.
- GV kiểm tra vở của một số HS, sau đó
nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nêu nội dung bài học.

- Về nhà làm các bài tập hướng dẫn
luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Chiều rộng của tờ giấy hình chữ nhật là

4 4 1
:
25 5 5
=
(m)
- HS cả lớp.
Tập đọc : Vương quốc vắng nụ cười (tt)
I. Mục đích - yêu cầu :
- Đọc rành mạch, trôi chảy,iết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phân
biệt lời nhân vật (nhà vua, cậu bé). Đọc đúng : ngự uyển, cuống quá, phép mầu.
- Hiểu : Từ ngữ : căng phồng, phép mầu ; ND : Tiếng cười như một phép màu
làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi
(trả lời được câu hỏi trong SGK)
- Biết được sự cần thiết của tiếng cười đối với cuộc sống của chúng ta.
II. Chuẩn bị :- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
- HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Bài cũ : - Kiểm tra 2 HS
- Bài thơ “Ngắm trăng” sáng tác trong
hoàn cảnh nào ?
- Bài thơ nói lên tính cách của Bác ntn ?
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh
hoạ.
b. Giảng bài :

* Luyện đọc.
- Gọi 1 hs đọc toàn bài.
- Gv chia đoạn : 3 đoạn.
- Gọi hs đọc nối tiếp.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo nhóm.
- Gọi hs đọc toàn bài.
- GV nêu giọng đọc + đọc mẫu lần 1.
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm toàn truyện.
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện
buồn cười ở đâu ?
- HS đọc thuộc bài Ngắm trăng và trả
lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc - Lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ
khó.
- HS đọc nối tiếp lần 2, nêu chú giải.
- HS đọc nối tiếp lần 3.
- Luyện đọc nhóm đôi.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm.
+ Ở xung quanh cậu bé nhà vua quên
lau miệng, túi áo quan ngự uyển căng
phồng một quả táo đang cắn dở, cậu bị
Võ Thị Huyền
25
+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười ?
+ Bí mật của tiếng cười là gì ?

- Cho HS đọc đoạn 3.
+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở
vương quốc u buồn như thế nào ?
* Đọc diễn cảm :
- Cho HS đọc nối tiếp, tìm giọng đọc của
bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nx ghi điểm.
3. Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét tiết học, nêu ý nghĩa của bài.
- Yêu cầu HS về nhà HTL. Xem trước
bài : Con chim chiền chiện.
đứt giải rút.
+ Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái
ngược với cái tự nhiên.
+ Là nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện
những chuyện mâu thuẩn, bất ngờ, trái
ngược, với một cái nhìn vui vẻ lạc
quan.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
+ Tiếng cười như có phép màu làm
mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi
tỉnh.
- Nêu từ cần nhấn giọng.
- Thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét.


Ngày soạn : 1/ 5/ 2010

Ngày giảng : Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
Toán : Ôn tập về các phép tính với phân số(t3)
I. Mục đích - yêu cầu :
- Tính giá trị của biểu thức với các phân số. Giải được bài toán có lời văn với
các phân số.
- HS làm nhanh các bài tập : bài 1 (a,c) (chỉ yêu cầu trình bày) , bài 2 b, bài 3.
HSKG làm thêm bài 4.
- GDHS tính kiên trì và nhẫn nại.
II. Chuẩn bị : GV - HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Bài cũ :
- GV gọi 2 HS lên bảng làm BT2 của tiết
161.
- GV nhận xét và ghi cho điểm HS.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Ghi tựa.
b. Hướng dẫn ôn tập :
Bài 1a,c. (chỉ yêu cầu trình bày)
+ Khi muốn nhân một tổng với một số ta
có thể làm theo những cách nào ?
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS
dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của
bạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
+ Ta có thể tính tổng rồi nhân với số
đó, hoặc lấy từng số hạng của tổng
nhân với số đó rồi cộng các kết quả với
nhau.

Võ Thị Huyền
26
+ Khi muốn chia một hiệu cho một số thì
ta có thể làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS áp dụng các tính chất trên
để làm bài.
Bài 2b.
- Kết luận cách thuận tiện nhất là :
+ Rút gọn 3 với 3.
+ Rút gọn 4 với 4.
Bài 3.
- Bài toán thuộc dạng gì ?
Đã may hết số mét vải là :
20 x
4
5
= 16 (m)
Còn lại số mét vải là :
20 – 16 = 4 (m)
Số xái túi may được là :
4 x
2
3
= 6 (cái túi)
- GV chấm bài.
Bài 4. HS khá giỏi
Điền 20 vào £ - Khoanh vào D
- GV nhận xét các cách làm của HS.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn

bị tiết 4.
+ Ta có thể tính hiệu rồi lấy hiệu chia
cho số đó hoặc lấy cả số bị trừ và số
trừ chia cho số đó rồi trừ các kết quả
cho nhau.
- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực
hiện một phần, HS cả lớp làm bài vào
nháp.
- HS đọc bài và nêu cách làm.
- Cả lớp chọn cách thuận tiện nhất.
2 3 4 2
3 4 5 5
x x
x x
=
- HS đọc đề bài toán.
- Tìm phân số của một số.
- HS tự làm bài vào VBT, sau đó hai
HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để
kiểm tra bài nhau.
- 1HS lên bảng chữa.
- HS đọc đề bài.
- HS thực hiện
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào VBT.
- HS đọc kết quả và giải thích cách làm
của mình trước lớp.
Chính tả : (Nhớ-Viết) Ngắm trăng- Không đề
I. Mục đích - yêu cầu :
- Nhớ - viết đúng bài chính tả ; trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác

nhau : thơ 7 chữ, thơ lục bát ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ :3a.
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài
II. Chuẩn bị :GV : nội dung
HS : sgk
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Bài cũ :
- GV đọc các từ ngữ sau : vì sao, năm
sao, xứ sở, xinh xắn, dí dỏm, hoặc hóm
hỉnh, công việc, nông dân.
- 2 HS viết trên bảng.
- HS còn lại viết vào giấy nháp.
Võ Thị Huyền
27
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Ghi tựa.
b. Giảng bài :
* Hướng dẫn chính tả.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc lại nội dung 2 bài thơ.
- Cho HS tìm những từ ngữ dễ viết sai :
hững hờ, tung bay, xách bương.
* GV đọc cho HS viết chính tả.
* Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 đến 7 bài.
- Nhận xét chung.
* Bài tập 3 :
- GV chọn câu a

a). Cho HS đọc yêu cầu BT.
-Cho HS làm bài. GV phát giấy cho
HS.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng :
* Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt
đầu bằng âm tr : tròn trịa, trắng trẻo, trơ
trẽn …
* Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt
đầu bằng âm ch: chông chênh, chống
chếnh, chong chóng, chói chang …
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ đã ôn
luyện. Xem trước bài sau.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe rồi đọc thuộc
lòng 2 bài thơ.
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm ghi nhớ 2
bài thơ.
- Phân tích - viết vào bảng con - 1HS
viết bảng lớp
- HS nhớ viết chính tả.
- HS đổi tập cho nhau để soát lỗi.
- Ghi lỗi vào lề tập.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS suy nghĩ – tìm từ ghi ra giấy.
- Các nhóm làm lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.


Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ : lạc quan – yêu đời
I. Mục đích - yêu cầu :
- Hiểu nghĩa từ lạc quan(BT1) ; biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc
thành 2 nhóm nghĩa (BT2) ; xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm
nghĩa (BT3); biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan,
không nản chí trước khó khăn (BT4).
- HS làm đúng, nhanh các bài tập.
II. Chuẩn bị :
- GV : Bảng phụ kẻ bảng nội dung các BT1, 2, 3.
- HS : SGk.
III. Các hoạt động dạy – học :
Võ Thị Huyền
28
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Bài cũ :
- Nêu nội dung cần ghi nhớ trong tiết
LTVC trước.
- Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên
nhân.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Ghi tựa.
b. Phần nhận xét :
Bài tập 1.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho HS
làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng :
Bài tập 2.
- GV chốt lại lời giải đúng :
+ Những từ trong đó lạc có nghĩa là

“vui, mừng” là : lạc quan, lạc thú.
+ Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt
lại”, “sai” là : lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
Bài tập 3. - Cách tiến hành như BT2.
- Lời giải đúng :
+ Những từ trong đó quan có nghĩa là
“quan lại” là : quan quân
+ Những từ trong đó quan có nghĩa là
“nhìn, xem” là : lạc quan (lạc quan là cái
nhìn vui, tươi sáng, không tối đen ảm
đạm).
+ Những từ trong đó quan có nghĩa là
“liên hệ, gắn bó” là : quan hệ, quan tâm.
Bài tập 4.
- Lời giải đúng :
a) Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có
lúc” khuyên người ta : Gặp khó khăn là
chuyện thường tình không nên buồn
phiền, nản chí (cũng giống như dòng
sông có khúc thẳng, khúc quanh co,
khúc rộng, khúc hẹp ; con người có lúc
- 2HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu của BT.
- Các nhóm làm vào giấy.
- Đại diên nhóm lên dán kết quả lên
bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của BT.
- HS tự làm vào nháp.

- HS đọc kết quả bài làm.
- Lớp nx.
- HS chép lời giải đúng vào VBT.
- HS đọc yêu cầu của BT.
- HS tự làm vào nháp.
- HS đọc kết quả bài làm.
- Lớp nx.
- HS đọc đề thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét.
Võ Thị Huyền
29
Câu
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt
đẹp
Có triển vọng tốt đẹp
Tình hình đội tuyển rất lạc quan +
Chú ấy sống rất l
ạc quan
+
Lạc quan là liều thuốc bổ +
sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn …
b) câu tục ngữ “Kiến tha lâu cũng đầy
tổ” khuyên con người phải luôn kiên trì
nhẫn nại nhất định sẽ thành công (giống
như con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha
được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có
ngày đầy tổ).
3. Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu HS về nhà HTL 2 câu tục ngữ
ở BT4 + đặt 4 - 5 câu với các từ ở BT3.

- Xem trước bài sau.
.
Lịch sử: Tổng kết.
I.Mục đích – yêu cầu : - HS biết hệ thống được quá trình phát triển của LS nước ta từ
buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX .
-Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật LS tiêu biểu trong quá trình dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
II.Chuẩn bị : -PHT của HS . -Băng thời gian biểu thị các thời kì LS trong SGK được
phóng to .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Bài cũ :
- Cho HS đọc bài : “Kinh thành Huế”.
- Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần
thể kinh thành Huế ?
- Em biết thêm gì về thiên nhiên và con
người ở Huế ?
GV nhận xét và ghi điểm .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi đề .
b.Phát triển bài :
*Hoạt động cá nhân:
- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng
thời gian (được bịt kín phần nội dung).
+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học
trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?
+ Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo
dài đến khi nào ?
+ Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất

nước ta ?
+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử
này là gì ?
- GV nhận xét ,kết luận .
*Hoạt động nhóm
- GV phát PHT có ghi danh sách các nhân
vật LS :
- Cả lớp hát .
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
- HS khác nhận xét .
- Hs lắng nghe.
- HS dựa vào kiến thức đã học ,làm
theo yêu cầu của GV .
- HS lên điền.
- HS nhận xét ,bổ sung .
Võ Thị Huyền
30
+ Hùng Vương +An Dương Vương
+Hai Bà Trưng +Ngô Quyền
+Đinh Bộ Lĩnh +Lê Hoàn
+Lý Thái Tổ +Lý Thường Kiệt
+Trần Hưng Đạo +Lê Thánh Tông
+Nguyễn Trãi +Nguyễn Huệ ……
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi
tóm tắt về công lao của các nhân vật LS trên
(khuyến khích các em tìm thêm các nhân
vật LS khác và kể về công lao của họ trong
các giai đoạn LS đã học ở lớp 4 ) .
- GV cho đại diện HS lên trình bày phần
tóm tắt của nhóm mình . GV nhận xét ,kết

luận .
* Hoạt động cả lớp:
- GV đưa ra một số địa danh ,di tích LS
,văn hóa có đề cập trong SGK như :
+Lăng Hùng Vương +Thành Cổ Loa
+Sông Bạch Đằng +Động Hoa Lư
+Thành Thăng Long +Tượng Phật A-di-
đà
- GV yêu cầu một số HS điền thêm thời
gian hoặc sự kiện LS gắn liền với các địa
danh ,di tích LS ,văn hóa đó (động viên HS
bổ sung các di tích, địa danh trong SGK mà
GV chưa đề cập đến ) .
GV nhận xét, kết luận.
3.Củng cố- Dặn dò :
- Gọi một số em trình bày tiến trình lịch sử
vào sơ đồ.
- GV khái quát một số nét chính của lịch
sử Việt Nam từ thời Văn Lang đến nhà
Nguyễn.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị ôn tập
kiểm tra HK II.

- HS các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt
vào trong PHT .
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả
làm việc .
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
- HS cả lớp lên điền .
- HS khác nhận xét ,bổ sung.

- HS trình bày.
- HS cả lớp.
Ngày soạn : 2/ 5/ 2010
Ngày giảng : Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010
Toán : Ôn tập về các phép tính với phân số (t4)
I. Mục đích - yêu cầu :
- Thực hiện được bốn phép tính với phân số. Giải được bài toán có lời văn với
phân số.
- HS làm nhanh, đúng các bài tập: bài 1, bài 3a, bài 4a. HS KG làm thêm bài 2.
- GDHS yêu thích môn toán.
II. Chuẩn bị : GV: nội dung
HS : sgk
Võ Thị Huyền
31
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Bài cũ :
- Yêu cầu HS làm BT hướng dẫn luyện
tập thêm của tiết 162.
- GV nhận xét và ghi cho điểm HS.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Ghi tựa.
b. Hướng dẫn ôn tập :
Bài 1.
- Yêu cầu HS viết tổng, hiệu, tích,
thương của hai phân số
5
4

7

2
rồi tính.
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp
và yêu cầu HS ngồi cạnh nhau đổi chéo
vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2. HS khá giỏi
- Yêu cầu HS tính và điền kết quả vào ô
trống. Khi chữa bài có thể yêu cầu HS
nêu cách tìm thành phần chưa biết trong
phép tính.
Bài 3a.
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các
phép tính trong một biểu thức, sau đó
yêu cầu HS làm bài.
Bài 4a. - Gọi 1 HS đọc đề toán trước
lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chấm bài.
3. Củng cố - Dặn dò :
- GV tổng kết giờ học.
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS
dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của
bạn.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào VBT :
5
4
+
7
2

=
35
28
+
10 38
35 35
=
5
4
-
7
2
=
35
28
-
10 18
35 35
=
5
4
x
7
2
=
35
8
;
5
4

:
7
2
=
10
28
=
5
14
- HS làm bài vào VBT.
- Làm bài – Nhận xét
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào VBT.
2 5 3 8 30 9 38 9 29
3 2 4 12 12 12 12 12 12
2 1 1 2 6 3
: 3
5 2 3 10 10 5
2 2 1 1 1
: 1
9 9 2 2 2
x x
x x
+ − = + − = − =
= = =
= =
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào VBT. 1 HS lên bảng
chữa.
Bài giải :

Sau 2 giờ vòi nước chảy được số phần
bể nước là :
5
2
+
5
2
=
5
4
(bể)

Võ Thị Huyền
32
Số bị trừ
5
4
4
3
9
7
Thừa số
3
2
3
8
9
2
Số trừ
3

1
4
1
45
26
Thừa số
7
4
3
1
11
27
Hiệu
15
7
2
1
5
1
Tích
21
8
9
8
11
6
- Về nhà làm các bài tập còn lại và
chuẩn bị bài : Ôn tập về đại lượng.
Kể chuyện : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích - yêu cầu :

- Dựa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã
nghe, đã, đọc nói về tinh thần lạc quan yêu đời.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể,
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II. Chuẩn b ị :
- GV : Bảng lớp viết sẵn đề bài, dàn ý KC.
- HS : Một số sách, báo, truyện viết về những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn
lạc quan, yêu đời.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Bài cũ :
- Kể đoạn 1 + 2 + 3 truyện Khát vọng
sống và nêu ý nghĩa của truyện.
- GV nhận xét và ghi cho điểm.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Ghi tựa.
b. T ìm hiểu yêu cầu đề bài :
- GV ghi đề bài lên bảng lớp và gạch
dưới những từ ngữ quan trọng.
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã
được nghe hoặc được đọc về tinh thần
lạc quan, yêu đời.
- GV : Các em có thể kể chuyện về các
nhân vật có trong SGK, nhưng tốt nhất
là các em kể về những nhân vật đã đọc,
đã nghe không có trong SGK. Cho HS
giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
* HS kể chuyện :
- Cho HS kể chuyện theo cặp.


- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét, khen những HS có câu
chuyện hay, kể hấp dẫn.
3. Củng cố, dặn dò :
- Những câu chuyện các em vừa kể nói
về nội dung gì ?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người
thân nghe. Đọc trước nội dung bài KC
ở tuần 34.
- Kiểm tra 1 HS.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc đề bài.
- HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK.
- HS lần lượt nêu tên câu chuyện mình
sẽ kể.
- Từng cặp HS kể chuyện và nêu ý
nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện các cặp lên thi kể và nêu ý
nghĩa của câu chuyện mình kể.
- Lớp nhận xét.
- HS cả lớp.
Võ Thị Huyền
33
Tập đọc : Con chim chiền chiện
I. Mục đích - yêu cầu :
- Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu biết đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ trong bài
với giọng vui, hồn nhiên. Đọc đúng : cao hoài, cao vợi, trời xanh.
- Hiểu : Từ ngữ : cao hoài, cao vợi ; Ý nghĩa bài thơ : Hình ảnh con chim chiền
chiện tự do bay lượn trong cảnh thiên nhiên thanh bình, cho thấy sự ấm no,
hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống. (trả lời được câu hỏi trong

SGK) thuộc 2,3 khổ thơ. HSKG thuộc cả bài.
- GD học sinh yêu quý các con vật.
II. Chuẩn bị :- GV : Tranh minh họa bài học trong SGK.
- HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Bài cũ :
- Kiểm tra 3 HS.
- GV nhận xét và ghi cho điểm.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Ghi tựa – Sử dụng
tranh minh hoạ.
b. Giảng bài :
* Luyện đọc.
- Gọi 1 hs đọc toàn bài.
- Gv chia đoạn : 6 khổ thơ.
- Gọi hs đọc nối tiếp.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo nhóm.
- Gọi hs đọc toàn bài.
- GV nêu giọng đọc + đọc mẫu lần 1.
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm cả bài.
+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa
khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
+ Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên
hình ảnh co chim chiền chiện tự do bay
lượn giữa không gian cao rộng ?
Giải nghĩa : cao hoài, cao vợi
+ Tìm những câu thơ nói về tiếng hót
của con chim chiền chiện.

- 3 HS đọc phân vai bài Vương quốc
vắng nụ cười và nêu nội dung truyện.
- 1 HS đọc - Lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ
khó.
- HS đọc nối tiếp lần 2, nêu chú giải.
- HS đọc nối tiếp lần 3.
- Luyện đọc nhóm đôi.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm cả lượt.
+ Chim chiền chiện bay lượn trên cánh
đồng lúa, giữa một không gian cao
rộng.
+ Lúc chim sà xuống cánh đồng, lúc
chim vút lên cao. “Chim bay, chim sà
…” “bay vút”, “cao vút”, “bay cao”,
“cao hoài”, “cao vợi” …
+ Những câu thơ là :
Khúc hát ngọt ngào
Tiếng hót long lanh
Chim ơi, chim nói
Tiếng ngọc, trong veo
Võ Thị Huyền
34
+ Tiếng hót của con chim chiền chiện
gợi cho em cảm giác như thế nào ?
- Qua bứcc tranh bằng thơ của Huy Cận ,
em hình dung được điều gì ?
* Đọc diễn cảm:

- Cho HS đọc nối tiếp, tìm giọng đọc của
bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc 3 khổ thơ
đầu.
- Cho HS nhẩm đọc thuộc lòng 2,3 khổ
thơ.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nx ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nêu nội dung bài thơ.
- Về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Chuẩn bị :
Tiếng cười là liều thuốc bổ.
Những lời chim ca
Chỉ còn tiếng hót …
+ HS có thể trả lời :
- Gợi cho em về cuộc sống rất thanh
bình, hạnh phúc.
Làm cho em thấy hạnh phúc tự do.
Làm cho em thấy yêu hơn cuộc sống,
yêu hơn con người.
- HS nêu nội dung bài thơ.
- 6 hs đọc nối tiếp - lớp tìm giọng đọc.
- Nêu từ cần nhấn giọng : vút cao, lòng
đầy yêu mến, ngọt ngào, trời xanh,
tiếng hót long lanh, sương chói, chim
ơi chim nói, chuyện chi, chi ?
- HS nhẩm học bài thơ - Hs luyện đọc
theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm. HSKG thuộc cả
bài.

- Lớp nhận xét.

Ngày soạn : 3/ 5/ 2010
Ngày giảng : Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010
Toán: Ôn tập về đại lượng.
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS ôn tập về :
+ HS chuyển đổi được số đo khối lượng . Thực hiện được phép tính với số đo khối
lượng
+ Rèn các kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và làm các bài tập 1, 2, 4. HS
khá, giỏi làm thêm bài tập 3, 5.
+ Gd HS vận dụng vào tính toán thực tế.
II. Chuẩn b ị :
GV kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng nhưng không điền kết quả, bộ đồ dùng toán .
HS: Bộ đồ dùng dạy học toán 4, SGK.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi HS nêu cách làm BT4 về nhà .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
- 1 HS lên bảng tính .
Đáp số :
10
3
bể
+ Nhận xét bài bạn .
Võ Thị Huyền
35
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
b) Thực hành :

*Bài 1 : GV treo bảng kẻ sẵn lên bảng .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực vào vở .
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn .
- Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và tìm cách tính
vào vở
- GV gọi HS đọc chữa bài.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 3: HS khá, giỏi
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ GV hướng dẫn học sinh tính và điền
dấu thích hợp vào các ô trống .
- HS tự suy nghĩ và tìm cách tính vào vở .
- GV gọi HS lên bảng làm bài .
+ Nhận xét ghi điểm HS .
* Bài 4: Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV hỏi HS dự kiện và yêu cầu đề .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính
vào vở
- GV gọi HS lên bảng tính kết quả .
+ Nhận xét ghi điểm HS .
* Bài 5: HS khá, giỏi
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV gọi HS lên bảng tính kết quả .
+ Nhận xét ghi điểm HS .
3. Củng cố - Dặn dò:

+ Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .

- HS ở lớp làm vào vở. 1 HS làm trên bảng
1 yến = 10 kg 1tạ = 10 yến
1 tạ = 100 kg 1tấn = 10 tạ
1 tấn = 1000 kg 1 tấn = 100 yến
- Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- HS thực hiện vào vở .
- Tiếp nối nhau đọc kết quả.
a) 10 yến = 100 kg
2
1
yến = 5 kg
50 kg = 5 yến 1yến 8 kg = 18
kg
b) 5 tạ = 50 yến 30 yến = 3 tạ
1500 kg = 15 tạ 7 tạ 20 kg = 720
kg
c) 32 tấn = 320 tạ 4000 kg = 4 tấn
230 tạ = 23 tấn 3 tấn 25 kg = 3025
kg
- Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
+ Quan sát, lắng nghe giáo viên hướng
dẫn - HS thực hiện vào vở .
- 2 HS lên bảng làm bài.
2 kg 7 hg = 2700 g ; 60 kg7 g =
6007g
2700 g 6007 g
5kg 3g < 5035 g ; 12500 g = 12 kg 500g
5003 12500 g

+ 2 HS nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- Tiếp nối nhau phát biểu .
- 1 HS lên bảng tính .
Đổi : 1kg 700g = 1700g .
+ Con cá và bó rau cân nặng là :
1700 + 300 = 2000 ( g ) = 2 kg
Đáp số : 2 kg
+ Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- Tiếp nối nhau phát biểu .
- 1 HS lên bảng tính .
Đáp số : 16 tạ
+ Nhận xét bài bạn .

Võ Thị Huyền
36
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
Tập làm văn: Miêu tả con vật ( kiểm tra viết.)
I. Mục dích, yêu cầu : HS biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài
văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn
tự nhiên, chân thực
- Gd HS yêu quý chăm sóc vật nuôi trong nhà.
II. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài và dàn ý về bài văn miêu tả con
vật
HS: Giấy kiểm tra để làm bài kiểm tra .
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về dàn bài
miêu tả con vật
- Gọi 2 - 3 HS nêu về sự chuẩn bị của em
về dàn bài miêu tả một con vật mà em
thích .
- Nhận xét chung.
+ Ghi điểm từng học sinh
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu ghi đề
b.Tìm hiểu bài :
- Bốn đề kiểm tra ở tiết tập làm văn là
những đề bài gợi ý. GV có thể dùng 4 đề
này ( vì đó là những đề bài mở ). Cũng có
thể theo các đề gợi ý , ra đề khác cho HS .
- Khi ra đề cần chú ý những điểm sau :
- Nêu ra ít nhất 3 đề để HS lựa chọn được
1 đề bài tả một con vật gần gũi, mình ưa
thích
- Ra đề gắn với những kiến thức TLV (về
các cách mở bài, kết bài ) vừa học.
3. Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho
tiết học sau .
- 2 HS thực hiện .
- 3 HS đọc bài làm .
- Lắng nghe .
* Một số đề gợi ý :
1. Hãy tả một vật mà em yêu thích. Chú ý
mở bài theo cách gián tiếp .

2. Hãy tả một con vật nuôi trong nhà
em . Chú ý kết bài theo cách mở rộng .
3. Em hãy tả một con vật lần đầu em nhìn
thấy trong rạp xiếc ( hoặc xem trên ti vi )
gây cho em nhiều ấn tượng mạnh. Chú ý
mở bài theo cách gián tiếp .
- 2 HS đọc thành tiếng .
+ HS thực hiện viết bài vào giấy kiểm
tra
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo
viên
Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS :
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời
câu hỏi Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ?- ND ghi nhớ)
- Biết nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT 1, mục III); Bước đầu
biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT2, BT3
Võ Thị Huyền
37
- Gd HS vận dụng vào giao tiếp viết văn.
II. Đồ dùng dạy - học : GV: Bảng lớp viết ba câu văn ở BT1 (phần nhận xét )
+ Ba câu văn ở BT1 ( phần luyện tập ) - viết theo hàng ngang .
HS: SGK
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng
đọc câu tục ngữ và giải thích ý nghĩa của
mỗi câu tục ngữ đã học ở BT3 .
- Nhận xét đánh giá ghi điểm từng HS.
2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
b. Hướng dẫn nhận xét:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- GV treo tờ phiếu lớn đã viết sẵn bài "
Con cáo và chùm nho " lên bảng .
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài vào vở .
- Mời 1 HS lên bảng xác định thành phần
trạng ngữ và gạch chân các thành phần
này và nói rõ TN nêu ý gì cho câu .
- Gọi HS phát biểu .
Bài 2 : Gọi HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài vào
nháp .
- Gọi HS tiếp nối phát biểu .
c) Ghi nhớ : Gọi 2 -3 HS đọc nội dung
ghi nhớ trong SGK .
- Yêu cầu HS học thuộc lòng phần ghi
nhớ.
d. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài vào
vở
- GV dán 3 tờ phiếu lớn lên bảng .
- Mời 3 HS đại diện lên bảng làm vào 3 tờ
phiếu lớn .
- Gọi HS phát biểu ý kiến .
- Gọi HS khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét, kết luận các ý đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV gợi ý HS các em cần phải thêm

đúng bộ phận trạng ngữ nhưng phải là
trạng ngữ chỉ mục đích cho câu .
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
+ Tiếp nối giải thích nghĩa từng câu tục
ngữ
- Nhận xét câu trả lời của bạn .
- Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- Quan sát lắng nghe GV hướng dẫn .
-Hoạt động cá nhân .
- 1 HS lên bảng xác định bộ phận trạng
ngữ và gạch chân các bộ phận đó .
-Để dẹp nỗi bực mình , Cáo bèn nói :
TN
- TN Để dẹp nỗi bực mình, trả lời cho câu
hỏi
- Nhằm mục đích gì ? Trạng ngữ bổ sung
cho câu ý nghĩa chỉ mục đích .
- 3 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- Thi đua đọc thuộc lòng phần ghi nhớ
SGK.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động cá nhân .
+ 3 HS lên bảng dùng viết dạ gạch chân
dưới bộ phận trạng ngữ có trong mỗi câu .
+ Tiếp nối nhau phát biểu trước lớp :
- Để tiêm phòng dịch cho trẻ em , tỉnh đã
cử nhiều đội y tế về các bản .
- Vì tổ quốc , thiếu niên sẵn sàng !
- giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho

học sinh , mà tổ không được khen .
- Nhận xét câu trả lời của bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn .
- Thảo luận trong bàn, suy nghĩ để điền
trạng ngữ chỉ mục đích .
- Tiếp nối đọc các câu văn có trạng ngữ
chỉ nguyên nhân trước lớp :
- Câu a : Để lấy nước tưới cho ruộng đồng
- Câu b : Vì danh dự của lớp ,
- Câu c : Để thân thể khoẻ mạnh ,
Võ Thị Huyền
38
+ Nhận xét tuyên dương ghi điểm những
HS có câu trả lời đúng nhất .
Bài 3 :Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân .
- GV dán 4 tờ phiếu lên bảng .
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài .
+ Nhận xét tuyên dương ghi điểm những
HS có đoạn văn viết tốt .
3. Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết cho hoàn chỉnh 2 câu
văn có sử dụng bộ phận trạng ngữ chỉ
mục đích chuẩn bị bài sau NRVT Lạc
quan yêu đời.
- Nhận xét câu trả lời của bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- HS suy nghĩ và làm bài cá nhân .

- 4 HS đại diện lên bảng làm trên phiếu .
+ Tiếp nối đọc lại kết quả trên phiếu :
+ Để mài cho răng mòn đi , chuột gặm các
đồ vật cứng .
+ Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái
mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất .
- Nhận xét bổ sung bình chọn bạn có đoạn
văn viết đúng chủ đề và viết hay nhất .

Kĩ thuật: Lắp ghép mô hình tự chọn (t1)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương dối chắc chắn, sử dụng
được. - HS khéo tay: Lắp ghép ít nhất một mô hình tự chọn.
Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được.
- GD HS tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV và HS: Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự
chọn.
b) Hướng dẫn cách làm :
* Hoạt đông 1 : HS chọn mô hình lắp
ghép
- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp
ghép.

* Hoạt động 2:Chọn và kiểm tra các chi
tiết
- GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và
đủ của HS.
- Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào
nắp hộp.
* Hoạt động 3:HS thực hành lắp ráp mô
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
-
- HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ
trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- HS chọn các chi tiết.
Võ Thị Huyền
39
hình đã chọn
- GV cho HS thực hành lắp ghép mô
hình đã chọn.
+ Lắp từng bộ phận.
3. Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái
độ học tập và kĩ năng , sự khéo léo khi
lắp ghép các mô hình tự chọn của HS.
- HS lắp ráp mô hình.

Buổi chiều
Khoa học : Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
I. Mục đích - yêu cầu :
- Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- Cung cố lại kiến thức về mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- HS thích tìm hiểu khoa học.

II. Chuẩn bị :- GV : Hình minh hoạ trang 130, 131SGK.
- HS : sgk
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Bài cũ :
+ Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
Sau đó trình bày theo sơ đồ.
+ Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật.
Sau đó trình bày theo sơ đồ.
+ Thế nào là sự trao đổi chất ở động vật ?
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Ghi tựa.
b. Giảng bài :
*Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa thực vật
và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên
+ Hãy mô tả những gì em biết trong hình
vẽ.
- Vừa chỉ vào hình minh hoạ và giảng :
SGV
+ ”Thức ăn” của cây ngô là gì ?
- HS thực hiện, cả lớp nhận xét, bổ
sung.
- Lắng nghe.
-HS quan sát, trao đổi và trả lời câu
hỏi.
- Gọi HS trình bày. Yêu cầu mỗi HS
chỉ trả lời 1 câu, HS khác bổ sung.
+ Hình vẽ trên thể hiện sự hấp thụ
“thức ăn” của cây ngô dưới năng
lượng của ánh sáng Mặt Trời, cây ngô

hấp thụ khí các-bô-níc, nước, các chất
khoáng hoà tan trong đất.
+ Chiều mũi tên chỉ vào lá cho biết
cây hấp thụ khí các-bô-níc qua lá,
chiều mũi tên chỉ vào rễ cho biết cây
hấp thụ nước, các chất khoáng qua rễ.
- Quan sát, lắng nghe.
+ Là khí các-bô-níc, nước, các chất
Võ Thị Huyền
40
+ Từ những “thức ăn” đó, cây ngô có thể
chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để
nuôi cây ?
+ Theo em, thế nào là yếu tố vô sinh, thế
nào yếu tố hữu sinh ? Cho ví dụ ?
- Kết luận : SGV
*Hoạt động 2 : Mối quan hệ thức ăn
giữa các sinh vật
+ Thức ăn của châu chấu là gì ?
+ Giữa cây ngô và châu chấu có mối
quan hệ gì ?
+ Thức ăn của ếch là gì ?
+ Giữa châu chấu và ếch có mối quan hệ
gì ?
+ Giữa lá ngô, châu chấu và ếch có quan
hệ gì ?
- Mối quan hệ giữa cây ngô, châu chấu và
ếch gọi là mối quan hệ thức ăn, sinh vật
này là thức ăn của sinh vật kia.
3. Củng cố –Dặn dò :

- Nêu nội dung tiết học.
- Về nhà vẽ tiếp các mối quan hệ thức ăn
trong tự nhiên và chuẩn bị bài sau.
khoáng, ánh sáng.
+ Tạo ra chất bột đường, chất đạm để
nuôi cây.
+ Yếu tố vô sinh là những yếu tố
không thể sinh sản được mà chúng đã
có sẵn trong tự nhiên như : nước, khí
các-bô-níc. Yếu tố hữu sinh là những
yếu tố có thể sản sinh tiếp được như
chất bột đường, chất đạm.
- Lắng nghe.
- Trao đổi, dựa vào kinh nghiệm, hiểu
biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
+ Là lá ngô, lá cỏ, lá lúa, …
+ Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
+ Là châu chấu.
+ Châu chấu là thức ăn của ếch.
+ Lá ngô là thức ăn của châu chấu,
châu chấu là thức ăn của ếch.
- Lắng nghe.

Luyện toán : Thực hành về đại lượng
I. Mục đích - yêu cầu :
- Ôn tập củng cố kiến thức về đại lượng. Nắm vững được tên các đon vị đo khối
lượng và mối quan hệ của chúng.
- Luyện kĩ năng làm toán, giải toán chính xác.
- GDHS tính kiên trì và nhẫn nại.
II. Chuẩn b ị :

- GV : Nội dung bài dạy
- HS : Vở BT
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài - Ghi đề
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1. ( Bài 2 -tr99VBT). Viết số thích
hợp vào ô trống :
- Nhận xét, ghi điểm 1 số em làm bài tốt
- Lắng nghe
- HS đọc đề, và làm bài và giải thích
cách làm.
+ Kết quả :
Võ Thị Huyền
41
Bài 2.( Bài 2 - tr100VBT). Điền dấu <;
>; =
+ Muốn điền dấu đúng ta làm thế nào?
- Cho làm bài
- Chữa bài –Nhận xét
Bài 3.( Bài 5- tr100VBT).
- Yêu cầu phân tích - tìm hướng giải bài
toán
- Cho làm bài tập vào vở
- Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét chung giờ học
- Về nhà làm các bài tập.
7 yến = 70 kg ;
1

5
yến = 2 kg
60 kg = 6 yến ; 4 yến 5kg = 45 kg
1032 kg = 1 tấn 32 kg;
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ Phải chuyển đổi 2 vế về cùng 1 đơn
vị đo sau đó so sánh.
- Làm bài vào vở. Sau đó nêu kết quả :
5kg35g = 5035g ; 1 tạ50kg < 150 yến
4 tấn25kg > 425kg ; 100g <
1
4
kg
- HS đọc bài toán.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Làm bài vào vở - 1em lên bảng làm
Bài giải :
Bố cân nặng là : (91 + 41) : 2 = 66 (kg)
Con cân nặng là : 91 – 66 = 25 (kg)
Đáp số: bố : 66kg ; con : 25 kg


LUYỆN KHOA HỌC LUYỆN BÀI TUẦN 30- 31- 32
A. Mục đích - yêu cầu :
-Củng cố kiến thức về thực vật và động vật
-Vận dụng kiến thức đã học để thực hành tốt.
B. Chuẩn bị :
-Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy – học :
III/CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Giới thiệu bài –ghi đề:
2.Hướng dẫn luyện tập:
a/Lý thuyết: GV nêu câu hỏi gọi hs trả
lời
+Nêu các điều kiện thực vật cần được
cung cấp?
+Nêu vai trò của chất khoáng đối với
đời sống thực vật?
-Lắng nghe
+Thực vật cần được cung cấp các điều
kiện để sống là: không khí, ánh sáng,
nước và chất khoáng
+Chất khoáng có vai trò rất quan trọng
đối với thực vật vì trong quá trình sống
nếu không cung cấp đầy đủ chất
khoáng, cây sẽ phát triển kém, không
Võ Thị Huyền
42
+Động vật cần gì để sống?
+Hãy nêu các nhóm thức ăn của động
vật?
Bài 1-T71
-Gọi hs đọc yêu cầu của bài
-Yêu cầu: Chọn ý đúng để đánh dấu
nhân vào ô trống
-Cho hs trình bày-nhận xét
Bài 1-T64
-Cách hướng dẫn tương tự bài trên
-Cho hs vẽ vào vở sơ đồ Trao đổi chất

ở ĐV
-GV chấm bài, nhận xét.
3/Tổng kết-dặn dò
-Nhận xét chung giờ học
-Về nhà làm tiếp những bài tập còn lại
-Ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra
ra hoa năng suất thấp
+ĐV cần các điều kiện cung
cấp:không khí, thức ăn, nước và ánh
sáng thì mới sống và phát triển bình
thường
+ Các nhóm thức ăn của ĐV
như:Nhóm ăn thịt- Nhóm ăn cỏ, lá cây-
Nhóm ăn hạt- Nhóm ăn sâu bọ- nhóm
ăn tạp
-Đọc bài và làm bài
-Vài em trình bày-nhận xét
+Kết quả:
a/ Trong quá trình quang hợp, thực vật
hấp thụ khí: x khí các-bô- níc
b/ Trong quá trình quang hợp, thực vật
thải ra khí: x khí ô- xi
c/ Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp
thụ khí: x khí ô- xi
d/ Trong quá trình hô hấp, thực vật thải
ra khí:
x khí các-bô- níc
Hấp thụ Thải
ra
Khí Ô- xi

Khícác-bôníc
Nước Động vật
Nước tiểu

Thức ăn Các
chất thải
(ĐV,TV)

An toàn giao thông: An toàn khi đi trên các phương
tiện giao thông công cộng.
I. Mục đích, yêu cầu :
Võ Thị Huyền
43
- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao
thông cộng đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền, đò. HS biết cách lên
xuống xe, tàu, ca nô một cách an toàn. Biết quy định khi ngồi ô tô con, xe , tàu, ca
nô,
- HS có kĩ năng và hành vi đúng khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng
- Gd HS có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện GTCC để
đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
II. Chuẩn bị :
GV: Hình ảnh các nhà ga, bến tàu, bến xe, Hình ảnh người lên xuống tàu, xe,
HS: Nhớ kể lại chuyến đi chơi, tham quan trên các pơh]ơng tiện GTCC
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu các phương tiện giao thông
đườngthủy
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: GV ghi tựa
b) Giảng bài:
* Hoạt động 1: Các loại phương tiện giao
thông công cộng: Hoạt động nhóm đôi
- Kể tên các loại phương tiện giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
không ?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV kết luận
* Hoạt động 2: An toàn khi đi tàu, đi xe
Hoạt động nhóm 4 (5 phút)
- Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn
khi đi tàu, đi xe, trên các phương tiện
GTCC
- GV gọi đại diện nhóm HS trình bày,
nhận xét
- GV kết luận
- Liên hệ - giáo dục HS khi đi trên tàu,
xe,
- GV: Chúng ta cần có hành vi đúng các
quy định khi đi trên các phương tiện
GTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân
và cho mọi người
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu những quy định khi lên xuống tàu,
xe
- Dặn về thực hiện tốt những quy định về
an toàn giao thông. Nhận xét giờ học.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét
- HS lắng nghe

- HS thảo luận, trình bày ý kiến
- Ô tô chở khách, ô tô buýt. Tàu hỏa. Tàu
thủy, phà, thuyền, Máy bay,
- Không thò đầu, tay ra ngoài cửa, không
ném các đồ vật ra ngoài qua cửa sổ. Hành
lí xếp ở nơi quy định để chắn lối đi, cửa
lên xuống; khi lên xuống tàu xe phải cẩn
thận, chờ xe dừng hẳn, bám vịn chắc chắn,
không chen lấn xô đẩy
- Các nhóm cùng trình bày, nhận xét bổ
sung

- HS nêu tự do
- HS lắng nghe
- HS trả lời


Võ Thị Huyền
44
Võ Thị Huyền
45

×