Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT, chương 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.14 KB, 9 trang )

Chương 5 :
Phân tích lựa chọn phương án
Thông thường lắp ráp thân tàu trên triền đà có thể thực hiện
theo các phương pháp: lắp ráp từ các chi tiết li
ên khớp, lắp ráp từ
các phân đoạn, lắp ráp từ các tổng đoạn. Để thấy được sự hợp lý
khi áp dụng một phương pháp nào ứng với hoàn cảnh thực tế thì ta
c
ần phải nghiên cứu và phân tích cụ thể cho từng phương pháp.
1)Phương pháp lắp ráp từ các chi tiết liên khớp
Ta tiến hành lắp ráp tàu trên một bệ lắp ráp và lắp từ các chi
tiết liên khớp. Quy trình lắp ráp các chi tiết theo phương pháp liên
khớp thông thường được thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Phóng dạng trên sàn phóng dạng, sau đó lấy số
liệu để gia công các chi tiết liên khớp, tôn vỏ, dưỡng mẫu.
 Bước 2: Gia công toàn bộ khung xương, khung sườn, vách
ph
ẳng
 Bước 3: Lắp ráp thân tàu từ các chi tiết liên khớp :
- Tiến hành trải bệ lắp ráp.
- Trải tole đáy ngoài: hàn đính, hàn chính thức bằng máy
hàn bán tự động
- Lắp đặt sống chính đáy.
- Lắp đặt đà ngang đáy.
- Hàn khung xương dàn đáy với tole đáy ngoài.
- Tr
ải tole đáy trên và hàn khung xương đáy.
- Lắp đặt vách ngang.
- Lắp đặt vách dọc.
- Lắp đặt các khung xương ngang.
- Lắp đặt sống chính boong, sống phụ boong, sống mạn.


- Trải tole mạn.
- Trải tole boong.
- Lắp ráp thượng tầng lên tole boong:
 Đặt vách thượng tầng gồm vách dọc và vách ngang lên
tole boong
 Đặt và hàn đính boong thượng tầng với các vách
thượng tầng
- Lắp ráp lầu lái lên boong thượng tầng:
 Dựng và hàn đính các vách của lầu lái với tole boong
thượng tầng
 Đặt và hàn đính boong lầu lái với các vách của lầu lái
 Bước 3: Hàn hoàn chỉnh các cơ cấu theo thứ tự sau :
- Hàn cơ cấu với cơ cấu
- Hàn cơ cấu với tole
- Hàn tole với tole.
 Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu.
 Bước 5: Hạ thủy.
 Bước 6: Hoàn thiện tàu tại bến.
 Bước 6: Thử tàu, bàn giao.
a) Ưu điểm của phương án này
- Tiết kiệm diện tích làm việc vì chỉ lắp ráp ở một bệ lắp
ráp
- Sử dụng ít phương tiện vận chuyển
- Không cần trang bị cẩu có sức nâng lớn
- Không cần cẩu lật (dễ gây biến dạng)
- Có thể thực hiện việc lắp ráp tại các nhà máy vừa và
nh

b. Nhược điểm:
- Thời gian tàu nằm trên triền lâu, tiến độ thi công chậm.

- Hầu hết công việc lắp ráp đều thực hiện ở ngoài trời, chịu
ảnh hưởng của thời tiết n
ên ảnh hưởng đến sức khoẻ của
công nhân.
2)Lắp ráp thân tàu theo phương pháp phân đoạn:
Khi lắp ráp theo phương pháp này thì tàu được chia thành
nhi
ều phân đoạn để lắp ráp chẳng hạn phân đoạn đáy, phân đoạn
mạn, phân đoạn boong, phân đoạn vách ngang, .v.v.
a. Quy trình lắp ráp từ các phân đoạn:
 Bước 1: Phóng dạng trên sàn, sau đó lấy số liệu để chế tạo
dưỡng mẫu, gia công các chi tiết,
tôn vỏ…
 Bước 2:
- Chế tạo các cụm chi tiết.
- Chế tạo phân đoạn mạn.
- Chế tạo phân đoạn boong.
- Chế tạo phân đoạn đáy.
 Bước 3: Lắp ráp các phân đoạn bằng phương pháp hình
chóp
- Tr
ải bệ.
- Đặt phân đoạn đáy chuẩn: canh chỉnh vị trí và cố định
xuống bệ
- Đặt phân đoạn đáy tiếp theo về hai phía của phân đoạn đáy
chuẩn.
- Hàn đính và hàn chính thức với phân đoạn đáy chuẩn.
- Đặt các phân đoạn vách ngang, vách dọc.
- Hàn đính và hàn chính thức các phân đoạn vách xuống
tole đáy trên.

- Đặt phân đoạn mạn.
- Vạch, cắt lượng dư của phân đoạn mạn, tiến hành hàn
đính, sau đó kiểm tra và hàn chính thức.
- Lắp đặt máy móc, thiết bị dưới boong chính.
- Lắp đặt và hàn phân đoạn boong.
- Lắp ráp tổng đoạn thượng tầng lên boong.
 Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu.
 Bước 5: Hạ thủy.
 Bước 6: Hoàn thiện tại bến.
 Bước 7: Thử tàu, bàn giao.
b. Ưu điểm của phương pháp lắp ráp phân đoạn:
- Có thể lắp ráp ở nhiều khu vực khác nhau với nhiều bệ lắp
ráp
- Có th
ể rút ngắn thời gian thi công bằng cách sử dụng
nhiều nhân công
- Việc chế tạo các bệ lắp ráp phân đoạn đơn giản hơn bệ lắp
ráp toàn tàu
- Gi
ảm biến dạng hàn
c. Nhược điểm:
- Sử dụng quá nhiều diện tích trên bãi
- S
ử dụng nhiều bệ phục vụ cho việc lắp ráp
- Sử dụng nhiều phương tiện và thiết bị vận chuyển cùng
lúc
-
Đòi hỏi nhân công có tay nghề cao, nhà máy có phương
tiện hiện đại
- Dễ gây biến dạng trong quá trình vận chuyển

3)Lắp ráp thân tàu từ các tổng đoạn:
Việc phân chia thân tàu thành các tổng đoạn thường căn cứ
vào kết cấu tàu cũng như thiết bị thi công của nhà máy, chủ yếu là
sức nâng của cần cẩu, do đó việc phân chia tổng đoạn phải phù hợp
với sức nâng của cẩu có tại nhà máy.
a. Các bước tiến hành lắp ráp:
 Bước 1: Phóng dạng trên sàn, lấy số liệu để chế tạo dưỡng
mẫu, gia công các chi tiết, tôn vỏ…
 Bước 2: Gia công, lắp ráp và hàn toàn bộ các chi tiết liên
kh
ớp: khung xương, khung sườn, các phân đoạn phẳng
(vách ngang, sàn), các phân đoạn cong (boong), phân đoạn
đáy,
 Bước 3: Lắp ráp các tổng đoạn từ các phân đoạn:
- Trải bệ lắp ráp
- Đặt và hàn đính phân đoạn đáy của các tổng đoạn với bệ
lắp ráp (dựa vào đường mặt phẳng đối xứng vạch trên
phân đoạn đáy với đường mặt phẳng đối xứng vạch trên bệ
lắp ráp).
- Đặt và hàn đính các phân đoạn vách ngang, vách dọc (nếu
có) của các tổng đoạn với bệ lắp ráp (dựa vào đường mặt
phẳng đối xứng và dựa vào đường nước vạch trên phân
đoạn vách ngang).
-
Đặt và hàn đính phân đoạn mạn của các tổng đoạn với bệ
lắp ráp (dựa vào mặt phẳng đường sườn và dựa vào đường
nước).
- Đặt và hàn đính phân đoạn boong của các tổng đoạn với
các phân đoạn vách và phân đoạn mạn (dựa v
ào dấu của

mặt phẳng đối xứng, mặt phẳng đường sườn và chiều cao
ở mạn).
- Hàn chính thức các phân đoạn với nhau:
 Hàn các mối hàn đối đầu giữa các cơ cấu của các phân
đoạn với nhau
 Hàn các mối hàn nối tole (phía có cơ cấu trước, phía
ngoài sau)
 Bước 4: Lắp ráp các tổng đoạn với nhau. Các tổng đoạn
được đưa đến triền bằng cẩu. Việc lắp ráp các tổng đoạn
được tiến hành theo các bước sau:
- Định vị chính xác tổng đoạn dựa vào vị trí đã đánh dấu
trên ụ. Đặt các đế kê vào vị trí các cơ cấu khoẻ, sống chính
tránh làm biến dạng tại vùng có cơ cấu yếu.
- Định vị chính xác tổng đoạn tiếp theo cân chỉnh độ
nghiêng ngang, nghiêng dọc. Sau đó cắt lượng dư và vát
mép hàn.
-
Hàn đính và hàn chính thức các tổng đoạn với nhau.
 Bước 5: Kiểm tra, nghiệm thu.
 Bước 6: Hạ thủy.
 Bước 7: Hoàn thiện tại bến.
 Bước 8: Thử và bàn giao.
b. Ưu điểm của phương pháp lắp ráp tổng đoạn::
- Tận dụng triệt để các phương tiện thi công của công ty.
- Thời gian tàu nằm trên triền ngắn.
- Quá trình kiểm tra thuận tiện, dễ dàng.
- Số lượng công nhân tập trung trên ụ ít .
- Năng suất cao, có khả năng cơ giới hoá trong vấn đề chế
tạo và lắp ráp.
c. Nhược điểm:

- Cần sức nâng của cần cẩu lớn.
- Cần phải có độ chính xác cao khi lắp ráp các tổng đoạn.
- Trình độ và tay nghề công nhân cao khi đấu tổng thành.
- Tổng đoạn nếu lắp ráp úp thì phải cẩu lật lại, dễ gây biến
dạng uốn.
- Vì phải làm việc trên triền nên thời tiết ảnh hưởng đến tiến
độ v
à chất lượng của công việc.
2.3.3 Kết luận.
Qua quá trình phân tích ưu – nhược điểm của các phương
pháp lắp ráp nếu trên, kết hợp với điều kiện thi công của nhà máy
và đặc tính kỹ thuật của tàu, việc lựa chọn phương án thi công lắp
ráp thân tàu từ các phân đoạn là hợp lý nhất. Vì:
- T
ận dụng triệt để các phương tiện thi công và nhân lực của
nhà máy
- Th
ời gian tàu nằm trên triền ngắn
- Đảm bảo được chất lượng đường hàn
-
Năng suất cao, có khả năng cơ giới hóa trong vấn đề chế
tạo và lắp ráp
- Phù hợp với thiết bị nâng hạ tại Xí nghiệp Đóng tàu Sài
Gòn.

×