Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT, chương 15 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.3 KB, 6 trang )

Chương 15: Quá trình lắp ráp thuận
lợi
Theo bản vẽ phân chia tổng đoạn ta nhận thấy các vị trí có
kết cấu phức tạp như vùng buồng máy, vùng mũi, thượng tầng
người ta chia th
ành thành các tổng đoạn và được lắp ráp trước trên
b
ệ phẳng vì vậy khi cẩu lên đà đấu lắp tổng thành công việc cân
chỉnh đơn giản hơn. Người ta chỉ cần điều chỉnh đường tâm tổng
đoạn so với đường tâm đ
à và dùng ống thủy bình điều chỉnh độ cao
tại bốn góc của tổng đoạn theo bảng xác định vị trí của các phân
tổng đoạn là đã hoàn thành công việc cân chỉnh, không quan tâm
đến h
ình dạng kích thước của tổng đoạn đó như thế nào.
Hình 3.2:Vị trí lắp ráp tổng đoạn 1500&1510 (sườn173)
Hình 3.3:Tổng đoạn thượng tầng mũi 1510
Hình 3.4:Tổng đoạn mũi quả lê 1500
Quy trình l
ắp ráp tổng thành được thực hiện theo phương
pháp hình chóp. Nghĩa là thân tàu được lắp từ những phân đoạn
phẳng và phân đoạn khối được tiến hành lắp ráp lần lược từ phân
đoạn chuẩn đáy D1 về hai phía mũi và lái đồng thời lắp cả về phía
chiều cao cho tới thượng tầng trên cùng.
V
ới phương pháp lắp ráp như vậy nên người ta chỉ cần xác
định một điểm chuẩn, từ điểm chuẩn đó sẽ xác định được vị trí cho
các phân tổng đoạn khác theo bản vẽ thiết kế, vậy nên rất thuận
tiện trong việc kiểm tra vị trí các phân tổng đoạn.
3.2 NHƯỢC ĐIỂM
Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày ở phần trên, quy


trình c
ũng bộc lộ một số nhược điểm sau:
3.2.1 Một số công tác cân chỉnh chưa hợp lý
- Theo quy trình đưa ra để cân chỉnh các phân đoạn đáy khi
lắp ráp dưới bệ là phải kẻ đường tâm bệ, kẻ sườn kiểm nghiệm và
xác định đường nước của phân đoạn. Theo phương pháp này hiệu
quả kinh tế không cao, khó thực hiện.
+ Trường hợp lắp ráp hai phân đoạn đáy với nhau ở dưới bệ
phẳng thực tế không sử dụng cột mốc để đo đường nước lúc cân
ch
ỉnh mà người ta chỉ trồng bốn trụ cao khoảng 0.5 m trên tôn đáy
trên tại góc của hai phân đoạn cần lắp, trong bốn trụ đó người ta
chọn một trụ chuẩn tại vị trí gần chỗ nối của hai phân đoạn từ cột
chuẩn đó người ta dùng ống thủy bình cân độ cao các trụ còn lại sẽ
điều chỉnh được độ nghi
êng ngang và nghiêng dọc của hai phân
đoạn. Sau đó người ta kiểm tra hai đường chéo đi qua đường nối
hai phân đoạn. Nếu hai đường chéo đó bằng nhau th
ì chắc chắn
rằng hai phân đoạn đó phải là hình chữ nhật, công việc cuối cùng
là ki
ểm tra lại khoảng sườn tại chỗ nối hai phân đoạn.
Với phương pháp cân chỉnh như trên sẽ tiết kiệm được rất
nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo đảm được độ chính xác theo yêu
c
ầu.

Hình 3.5: Lắp ráp phân đoạn đáy M1 trên bệ phẳng (thực tế áp
d
ụng)

1- Phân đoạn đáy 22004- Tăng đơ
2- Phân đoạn đáy 21005- Trụ cân chỉnh
3- Ống thủy bình
+ Trường hợp lắp hai phân đoạn mạn hay lắp phân đoạn
boong cầu dẫn với thanh quây dọc miệng hầm hàng lúc dưới bệ
thực tế không cần phải kẻ đường nước và sườn kiểm nghiệm trên
b
ệ lắp ráp như quy trình đã đưa ra mà người ta lắp như trường hợp
lắp phân đoạn đáy như đã nói ở trên nhưng chỉ khác tư thế lắp ráp.
Với phương pháp này luôn luôn đảm bảo được yêu cầu thiết kế
đưa ra, không cần kẻ đường nước và sườn kiểm ng
hiệm trên bệ,
tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình cân chỉnh.
Hình 3.6: Lắp ráp phân đoạn boong cầu dẫn v
à
thanh quây dọc miệng hầm hàng trên bệ phẳng
1- Boong cầu dẫn 2103&2203
2- Phân đoạn thanh quây dọc MHH
Hình 3.7: Lắp ráp phân đoạn mạn 2101&2201 trên bệ phẳng.
1- Phân đoạn 2101(T) 4- Trụ cân chỉnh
2- Phân đoạn 2201(T) 5- Ống thủy
bình
3-
Tăng đơ

×