Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.4 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ THANH TÚ


NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CỎ VETIVER VÀ DƢƠNG XỈ ĐỂ CẢI TẠO
ĐẤT Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG SAU KHAI THÁC THIẾC
TẠI XÃ HÀ THƢỢNG, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Minh








Thái Nguyên, năm 2013

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Ngƣời thực hiện


Nguyễn Thị Thanh Tú


ii
LỜI CẢM ƠN

Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ để cải tạo đất
ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên”, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS
Đặng Văn Minh, người thầy đã theo sát, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái
Nguyên, khoa Sau đại học; Thầy, Cô trong khoa tài nguyên môi trường đã quan tâm
và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên cùng các ban ngành, đoàn thể ở xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung
cấp thông tin, đóng góp các ý kiến quý báu. Đồng thời, tôi xin chân thành cám ơn

người dân trong xã đã nhiệt tình tham gia các buổi thảo luận nhóm, trả lời phỏng vấn,
và đóng góp rất nhiều ý kiến hay cho đề tài nghiên cứu này.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Do thời gian và lượng kiến thức có hạn nên đề tài của tôi không tránh khỏi
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để luận
văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ngƣời thực hiện


Nguyễn Thị Thanh Tú

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu chung 2
3. Mục tiêu cụ thể 3
4. Ý nghĩa của đề tài 3
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
a, Một số khái niệm 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 7
1.1.3. Cơ sở pháp lý 8
1.2. Ô nhiễm KLN trong đất và một số phương pháp xử lý ô nhiễm truyền

thống 8
1.2.1. Nguồn ô nhiễm KLN do các hoạt động khai khoáng 8
1.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm KLN trong đất 9
1.2.3. Một số phương pháp xử lý ô nhiễm đất truyền thống 10
1.3. Thực trạng và tác động của khai thác khoáng sản đến môi trường tại
Việt Nam 12
1.3.1. Các hình thức khai thác, chế biến khoáng sản 13
1.3.2. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường 13
1.4. Một số giải pháp về công tác hoàn thổ phục hồi môi trường sau khai
thác khoáng sản trên thế giới và ở Việt Nam 17
1.4.1. Các nước trên thế giới 17
1.4.2. Tại Việt Nam 18
1.5. Giới thiệu về công nghệ xử lý ô nhiễm KLN trong đất bằng thực vật 20
1.5.1. Khái quát về công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm 20

iv
1.5.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ KLN của
thực vật 22
1.5.3.Các cơ chế của công nghệ thực vật xử lý KLN trong đất 23
1.5.4. Ưu điểm và hạn chế của công nghệ thực vật xử lý KLN trong đất
24
1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thực vật hấp thụ kim loại nặng
trong đất trên thế giới và Việt Nam 25
1.6.1. Trên thế giới 25
1.6.2. Tại Việt Nam 28
1.8. Những biện pháp xử lý sinh khối thực vật sau khi hấp thụ kim loại
nặng 30
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31

2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 32
2.2.1. Phạm vi 32
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: 32
2.3. Nội dung nghiên cứu 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 32
2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa, phân tích và tổng hợp tài liệu 32
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 32
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí
nghiệm 33
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hà Thượng, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên 36
3.1.1.Điều kiện tự nhiên 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 37
3.1.3. Đánh giá về tài nguyên và môi trường trên địa bàn xã Hà Thượng
39

v
3.2. Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường đất sau khai thác thiếc của
người dân bản địa 40
3.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng của một số loại cây bản địa trên khu
vực đất sau khai thác thiếc 41
3.4. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cỏ Vetiver và Dương xỉ trồng
trên đất sau khai thác thiếc sau 4 năm từ 2008 42
3.4.1. Khả năng sinh trưởng của cỏ Vetiver 42
3.4.2. Khả năng sinh trưởng của Dương xỉ 47
3.5. Khả năng hấp thụ KLN của Vetiver và Dương xỉ trồng năm thứ 4 trên
đất sau khai thác thiếc 50
3.6. Đánh giá chất lượng môi trường đất sau 4 năm trồng Dương xỉ và
Vetiver 52

3.6.1. Đánh giá sự thay đổi dung trọng đất 52
3.6.2. Đánh giá sự thay đổi hàm lượng KLN trong đất đất qua quá trình cải
tạo trồng các loài thực vật hấp thu KLN 53
3.6.3. Sự thay đổi thành phần dinh dưỡng trong đất qua quá trình cải tạo
trồng các loài thực vật hấp thu KLN 54
3.7. Nghiên cứu khả năng hấp thụ KLN trong Dương xỉ và Vetiver 56
3.8. Nghiên cứu biện pháp xử lý Dương xỉ và Vetiver trồng trên đất nhiễm
KLN sau thu hoạch 57
3.8.1. Biện pháp xử lý sinh khối 57
3.8.2. Biện pháp xử lý tro sau đốt 58
3.9. Nghiên cứu biện pháp xử lý đất sau thu hoạch Dương xỉ và Vetiver 60
3.9.1. Hàm lượng mùn và pH trong đất trước và sau thí nghiệm xử lý rễ
60
3.9.2. Hàm lượng kim loại nặng trong đất trước và sau thí nghiệm xử lý
rễ và bón vôi 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1. Kết luận 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


BTNMT
: Bộ Tài nguyên Môi trường
CEC
: Khả năng trao đổi Ion
+
của đất
CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
DX
: Dương xỉ
KL
: Kim loại
KLN
: Kim loại nặng

: Mục đích

: Nghị định
ÔTC
: Ô tiêu chuẩn
PTN
: Phòng thí nghiệm
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT
: Tài nguyên và Môi trường
TT
: Thông tư
UBND
: Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 1.1: Hàm lượng KLN trongchất thải của một số mỏ vàng điển hình tại Úc 9
Bảng 1.2. Giới hạn ô nhiêm đất ở Úc và New Zealand 9
Bảng 1.3: Hàm lượng KLN tối đa cho phép đối với đất nông nghiệp ở các nước
phát triển (ppm) 10
Bảng 1.4: Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số mỏ 15
Bảng 1.5: Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ 16
Bảng 1.6: Giới hạn tối đa cho phép hàm lượng một số KLN trong đất 25
Bảng 1.7: Nồng độ kim loại nặng trong lá, chồi, cành của một số loài thực vật 26
Bảng 2.1: Kí hiệu và đặc điểm vị trí lấy mẫu 34
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu đất 35
Bảng 3.1: Người dân đánh giá chất lượng môi trường đất 40
Bảng 3.2: Nguyên nhân gây ô nhiễm suy thoái môi trường đất tại một số mỏ 41
Bảng 3.3: Sự xuất hiện và sinh trưởng của một số loài cây bản địa có khả năng
sinh trưởng và phát triển trên vùng đất sau khai thác thiếc 41
Bảng 3.4: Chiều cao của cây Vetiver năm thứ 4 sau trồng 43
Bảng 3.5: Sinh khối thân lá của cỏ vetiver trồng năm thứ 4 trên đất nhiễm KLN 44
Bảng 3.6: Chiều dài rễ cây Vetiver trồng năm thứ 4 trên đất nhiễm KLN 45
Bảng 3.7: Sinh khối rễ cây Vetiver trồng năm thứ 4 trên đất nhiễm KLN 46
Bảng 3.7: Khả năng tái sinh của Vetiver 46
Bảng 3.8: Sự sinh trưởng chiều cao cây trong năm thứ 4 sau trồng 47
Bảng 3.9: Sinh khối thân lá cây Dương xỉ năm thứ 4 trên đất sau khai thác thiếc 48
Bảng 3.10: Theo dõi chiều dài rễ cây Dương xỉ năm thứ 4 sau trồng 49
Bảng 3.11: Sinh khối rễ của Dương xỉ năm thứ 4sau khai thác thiếc 50
Bảng 3.12: Hàm lượng kim loại nặng trong cây 51
Bảng 3.13: Dung trọng của đất 52
Bảng 3.14: Kết quả phân tích hàm lượng KLN trong đất 53

viii
Bảng 3.15: Kết quả phân tích pH và OM của đất nghiên cứu sau 4 năm trồng

Dương xỉ và Vetiver 55
Bảng 3.16: Hàm lượng KLN tích tụ trong cây 56
Bảng 3.17: Kết quả tro hóa sinh khối thân lá của Dương xỉ và Vetiver 58
Bảng 3.18: Hàm lượng KLN tổng số trong tro sau thí nghiệm 59
Bảng 3.19: Hàm lượng KLN dễ tiêu trong tro sau thí nghiệm 59
Bảng 3.20: Độ pH, OM trước và sau thí nghiệm xử lý rễ 60
Bảng 3.21: Hàm lượng KLN dễ tiêu trong đất sau thí nghiệm 61

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1.Biểu đồ thể hiện chiều cao của cây Vetiver qua 5 tháng 43
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện chiều dài rễ cây Vetiver. 45
Hình 3.3: Biểu đồ sự sinh trưởng qua chiều cao cây Dương xỉ 48




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên là một trong những nhân tố để thúc
đẩy nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia trên thế giới. Nước ta là một trong
những nước có trữ lượng tài nguyên khoáng sản vào loại lớn và đa dạng trên thế
giới. Tuy nhiên lượng khoáng sản này lại nằm rải rác trong các khu vực với trữ
lượng nhỏ nên không kinh tế trong việc khai thác. Đồng thời, việc khai thác khoáng
sản đã và đang để lại những hệ lụy to lớn về môi trường, một phần lý do là do quy
mô khai thác nhỏ khiến cho việc đầu tư công nghệ không lớn, dẫn đến hiệu suất

khai thác thấp mà môi trường bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh việc đổ thải ra một
lượng chất thải rắn khổng lồ thì vấn đề ô nhiễm bởi các KLN và các tác nhân hóa
học đang là một vấn đề hết sức nghiêm trọng hiện nay.
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, nó là sản phẩm của tự nhiên, đất đai bị
hạn chế về số lượng, có tính không đồng nhất. Đất đai có tính cố định về vị trí, tính
vĩnh cửu và không thể thay thế. Với những đặc điểm tự nhiên của đất đai như đã nói
ở trên cho thấy đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất của
các thế hệ nối tiếp nhau của loài người. Do đó, việc sử dụng đất cần thiết phải thiết
thực, khoa học, hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả.
KLN có hầu hết trong các mỏ khoáng sản với hàm lượng khác nhau, tùy thuộc
vào từng loại khoáng sản và từng vùng địa chất khác nhau. Trong các KLN thì chỉ
có một số nguyên tố là cần thiết cho các sinh vật ở một ngưỡng nào đấy, chúng là
các nguyên tố vi lượng như: Cu, Zn, Mn, B, Mo, Đa số các KLN với đặc tính bền
vững trong môi trường, khả năng gây độc ở liều lượng thấp và tích lũy lâu dài trong
chuỗi thức ăn, được thế giới xem là một chất thải nguy hại. [13]
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự
nhiên 3.541 km
2
, trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh
khoáng Thái Bình Dương. Thái Nguyên có nguồn khoáng sản rất phong phú, hiện
có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng giáp thành phố
Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)….Số lượng mỏ khoáng sản

2
và sản lượng được đưa vào khai thác ngày càng tăng. Số lượng doanh nghiệp, đơn
vị tham gia khai thác, chế biến khoáng sản cũng gia tăng nhanh chóng. Hoạt động
khoáng sản của các doanh nghiệp đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh
tăng trưởng liên tục qua từng năm Do đặc thù của ngành khai thác và chế biến
khoáng sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nói chung và Thái Nguyên nói
riêng thì khai thác mỏ tạo ra một khối lượng lớn đất đá thải và tạo nên một khoảng

trống rất lớn và rất sâu. Quá trình bốc xúc, tuyển rửa quặng, làm xáo trộn tầng đất
mặt. Ớ khu vực Hà Thượng, đất bị ô nhiễm nặng bởi Asen (As). Hàm lượng As
trong một số mẫu đất như HT6, HT7 và HT2 cao hơn quy chuẩn cho phép là 1262,
498 và 467 lần tương ứng. Kết quả nghiên cứu về hàm lượng As thu được tương
đương với kết quả trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty khoáng
sản Tiberon. Trong báo cáo đó, hàm lượng As trung bình là 5000 ppm ở Hà
Thượng, Đại Từ. [2]
Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xử lý KLN trong đất.
Tuy nhiên, gần đây phương pháp sử dụng thực vật để xử lý KLN trong đất được các
nhà khoa học quan tâm đặc biệt bởi chi phí đầu tư thấp, an toàn và thân thiện với
môi trường. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng khi dùng thực vật để xử
lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất do KLN gây ra là xử lý
sinh khối thực vật này như thế nào để KLN đã được hấp thu trong cây không quay
ngược trở lại gây ô nhiễm môi trường?
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ
để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, được thực hiện nhằm góp phần tiếp nối và phát
triển cũng như bổ sung cơ sở lý luận thực tiễn trong nghiên cứu sử dụng thực vật xử
lý KLN trong đất sau khai thác khoáng sản. Từ đó đưa ra được những định hướng
và giải pháp xử lý KLN trong sinh khối thực vật sau hấp thu KLN, phục vụ công tác
bảo vệ môi trường đất sau khai thác khoáng sản nói riêng và bảo vệ môi trường đất
nói chung.
2. Mục tiêu chung
Đánh giá cải tạo và phục hồi đất bị thoái hóa và ô nhiễm sau khai thác khoáng
sản của dương xỉ và vetiver. Nghiên cứu hướng xử lý đối với những thực vật sau

3
khi hấp thụ KLN tại đất sau khai thác khoáng sản, sao cho những thực vật này ít gây
tác hại cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
3. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá khả năng sinh trưởng và hấp phụ KLN trong đất của cây dương xỉ và
vetiver sau 4 năm trồng trên đất ô nhiêm KLN do khai thác thiếc.
- Đánh giá cải tạo và phục hồi đất bị thoái hóa và ô nhiễm sau khai thác khoáng
sản của Dương xỉ và Vetiver.
- Nghiên cứu biện pháp xử lý sinh khối thực vật có chứa KLN sau khi trồng trên
đất sau khai thác thiếc.
- Nghiên cứu biện pháp xử lý đất sau khi thu hoạch sinh khối Dương xỉ và
Vetiver.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu làm sáng tỏ khả năng sinh trưởng, phát triển và hấp thụ KLN của
một số loài thực vật được nghiên cứu. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả cải tạo môi
trường đất dưới khả năng hấp thụ KLN của các loài thực vật trên. Đồng thời kết quả
nghiên cứu đóng góp, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ thực
vật xử lí ô nhiễm KLN sau khai thác khoáng sản, và đưa ra biện pháp xử lý những
thực vật đó sao cho chúng ảnh hưởng tới môi trường ở mức thấp nhất.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài xác định tính khả thi của việc ứng dụng của một số loài thực vật trong
cải tạo đất ô nhiễm và nghèo kiệt do khai thác khoáng sản tại Việt Nam nói chung
và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đây là những cơ sở cho việc lựa chọn loài thực vật
có khả năng áp dụng tốt nhất trong công cuộc bảo vệ tài nguyên và môi trường,
thông qua đó góp phần tăng diện tích đất sau khai khoáng được che phủ và đất có
khả năng sử dụng cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Bên cạnh đó đề tài cũng nghiên cứu hướng xử lý đối với những thực vật sau
khi hấp phụ KLN tại đất sau khai thác khoáng sản, sao cho những thực vật này ít
gây tác hại cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.


4
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
a, Một số khái niệm
* Khái niệm môi trường
Hiện nay, môi trường là một lĩnh vực khoa học đã và đang được nhiều nhà bác
học quan tâm, nghiên cứu, từ đó đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về môi trường.
Tuy có nhiều quan điểm và mục đích nghiên cứu về môi trường khác nhau, nhưng
cũng có thể nêu lên một số định nghĩa tổng quát:
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh, có
khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật [16].
Môi trường là tổng các điều kiện bên ngoài, có ảnh hưởng đến sự phát triển
hay tồn tại của một sinh vât hay một cộng đồng.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật (Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005).
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng với
khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời
các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới
đời sống của con người và sinh vật khác [16].
Ô nhiễm môi trường là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố vật lý, hoá học,
sinh học, vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường khiến cho môi trường trở nên
độc hại đối với con người và sinh vật.

5
Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên như: hoạt
động của núi lửa, thiên tai như lũ lụt, bão… hoặc do các hoạt động của con người

gây ra như giao thông, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, sinh hoạt…[24].
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (Luật
Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005).
Ô nhiễm môi trường bao gồm các dạng ô nhiễm chính: Môi trường đất, nước,
không khí, tiếng ồn Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra
bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những
phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và
lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không
khí lắng đọng xuống đất (theo mùa mưa) [24].
* Khái niệm về kim loại nặng (KLN)
Có hai quan điểm chính về KLN:
Quan điểm phân loại theo tỉ trọng: Cho rằng KLN là các kim loại có tỉ trọng (ký
hiệu d) lớn hơn 5, bao gồm: Pb (d=11,34), Cd (d=8,6), As (d=5,72), Zn (d=7,10)
Trong số các nguyên tố này có một số nguyên tố cần cho dinh dưỡng cây trồng, ví dụ:
Mn, Zn Các nguyên tố này cây trồng cần với hàm lượng nhỏ, gọi là nguyên tố vi
lượng, nếu hàm lượng cao sẽ gây độc cho cây trồng [16].
Theo quan điểm độc học: KLN là các kim loại có nguy cơ gây nên các vấn đề
môi trường, bao gồm: Cu, Zn, Pb, Cd, Hg, Ni, Cr, Co, Vn, Ti, Fe, Mn, As, Se. Có 4
nguyên tố được quan tâm nhiều là: Pb, As, Cd và Hg, 4 nguyên tố này hiện nay
chưa biết được vai trò sinh thái của chúng, tuy nhiên nếu dư thừa một lượng nhỏ 4
nguyên tố này thì tác hại rất lớn [16].
* Ô nhiễm môi trường đất do KLN
Có một số hợp chất KLN bị thụ động và đọng lại trong đất, song có một số
hợp chất có thể hoà tan dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhất là do độ
chua của đất, của nước mưa. Điều này tạo điều kiện để các KLN có thể phát tán
rộng vào nguồn nước ngầm, nước mặt và gây ô nhiễm đất.

6
Ô nhiễm đất là do con người sử dụng các loại hoá chất trong nông nghiệp

và thải vào môi trường đất các chất thải đa dạng khác. Trong các chất thải này,
có những chất phóng xạ, đất cũng nhận những kim loại nặng từ khí quyển dưới
dạng bụi như: Pb, Hg, Cd, Mo và các chất phóng xạ. Nguồn rác thải từ đô thị,
việc sử dụng phân bón tươi để bón ruộng, nương rẫy cũng đã góp phần làm ô
nhiễm đất [16].
* Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất do KLN
Sự tích tụ các chất độc hại, các KLN trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ
các nguyên tố có hại trong cây trồng vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới
sức khoẻ con người, làm thay đổi cấu trúc tế bào gây ra nhiều bệnh di truyền, bệnh
về máu, bệnh ung thư [24].
b, Tác động của hệ thống sản xuất đến môi trường đất
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất trong sản xuất nông -
lâm nghiệp, ngoài ra con người còn sử dụng đất cho nhiều mục đích khác nhau
như: Làm nhà ở, đường giao thông, kho tàng và mặt bằng sản xuất công nghiệp.
Theo NAYHTUN (1982) thì năm 1970 một hecta đất canh tác sử dụng cho 2,6
người, còn năm 2000 cho 4 người [12].
Như vậy khi dân số gia tăng, đòi hỏi lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều
và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và tăng cường
khai thác độ phì của đất.
* Những biện pháp phổ biến là:
- Tăng cường sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp như: Phân bón,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
- Sử dụng các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt thất thoát mùa màng và
thuận lợi cho thu hoạch.
- Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại.
- Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.
Tất cả những biện pháp này đều gây tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi
trường đất, đó là:
- Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.


7
- Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.
- Làm mất cân bằng dinh dưỡng.
- Phá huỷ cấu trúc đất và tổ chức sinh học của đất do sử dụng các máy móc nặng.
- Mặn hoá, chua phèn do tưới tiêu không hợp lý.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
a, Những biện pháp cải tạo đất ô nhiễm KLN phổ biến, tiềm năng và hạn chế
Trước hiện tượng ô nhiễm môi trường đất, nước đang diễn ra ngày càng trầm
trọng như hiện nay, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một số biện pháp xử
lý ô nhiễm KLN trong môi trường để bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng
của trái đất. Hiện nay các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm khá phong phú như các
phương pháp kết tủa, xa lắng, hấp phụ, trao đổi ion, chiết. Trong thời gian gần đây,
vấn đề xử lý KLN trong môi trường đất, nước đã được nhiều nhà khoa học trên thế
giới quan tâm, tuy vậy ở Việt Nam mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu.
Để xử lý ô nhiễm môi trường, ngoài các kỹ thuật lý hoá nói chung khá nặng nề
và tốn kém, một xu hướng mới trên thế giới là sử dụng sinh vật sống để giải độc
trong môi trường đất và nước (Bioremediation).
Phương pháp thay đổi loại cây trồng có khả năng thích nghi tốt với môi trường
có nồng độ KLN cao và tạo ra các sản phẩm có ít khả năng tích luỹ KLN cũng là
một trong những chiến lược quản lý và giảm thiểu sự tác động của KLN đến cây
trồng [14], [15].
Việc lựa chọn phương pháp xử lý ô nhiễm các kim loại phải căn cứ loại cây trồng,
đặc điểm hệ rễ, sinh khối, pH đất, loại KLN. Xu hướng hiện nay các nhà thực vật đi
theo hướng lựa chọn các loại thực vật dễ trồng, chi phí thấp, có khả năng chịu được
nồng độ ô nhiễm cao và nhất là có khả năng làm sạch môi trường với thời gian ngắn.
b, Ứng dụng biện pháp sinh học cải tạo đất ô nhiễm
Cây có khả năng siêu tích luỹ lưu trữ kim loại trong các cấu trúc hiển vi của tế
bào cây, gọi là các không bào. Không bào là các cấu trúc được sắp xếp thành màng,
có tác dụng bảo vệ phần còn lại của tế bào chống lại tác động độc tính của kim loại.
Các nhà khoa học quan tâm đến việc sử dụng thực vật siêu tích luỹ kim loại

như là một công cụ làm sạch các vùng bị ô nhiễm. Họ tin rằng đất ô nhiễm KLN

8
hoặc chất phóng xạ có thể được làm sạch bằng cách sử dụng các loài cây có khả
năng hấp thụ những chất này. Quy trình này gọi là cải tạo sinh học, cụ thể hơn nếu
dùng thực vật để cải tạo thì gọi là cải tạo bằng thực vật.
Ví dụ, khi một khu đất bị ô nhiễm cadimi, hiện nay người ta sẽ rào khu đất lại,
đề biển để ngăn mọi người vào, xây dựng một bãi để xe hoặc đào toàn bộ khối đất
chở đến chỗ chôn lấp, tất cả các việc này rất tốn kém. Ý tưởng mới sẽ là trồng các
cây có khả năng tích luỹ kim loại để tách kim loại ra khỏi khu đất. Sau 5 hoặc 10
năm, bằng cách trồng luân canh các loại cây này sẽ có thể khử kim loại ra khỏi đất.
Như vậy sẽ tiết kiệm nguồn kinh phí và giữ được đất để sử dụng sau đó.
1.1.3. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và chính thức có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 07 năm 2005.
- Nghị định số 68/2006/NĐ – CP của chính phủ ngày 20 tháng 05 năm 2005 về
an toàn hoá chất.
- Quyết định số 22/2006/QĐ/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 33/2004/QĐ – BKHCN về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam
do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
- Quyết định số 04/2008/QĐ – BTNMT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tiêu chuẩn Việt Nam về giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất
(TCVN 7209: 2002) và ngưỡng độc hại trong thực vật.
- Quyết định số 99/2008/QĐ-BTN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12/12/2005 của thủ tướng chính phủ
phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.

1.2. Ô nhiễm KLN trong đất và một số phƣơng pháp xử lý ô nhiễm truyền thống
1.2.1. Nguồn ô nhiễm KLN do các hoạt động khai khoáng
Các hoạt động khai mỏ thải ra một lượng lớn các KLN vào dòng nước và góp
phần gây ô nhiễm cho đất. Môi trường đất tại các mỏ khai thác vàng mới khai
trường thường có độ kiềm cao (pH: 8-9), ngược lại các mỏ khai thác vàng cũ,

9
thường có đọ axits mạnh (pH: 2,5-3,5); dinh dưỡng đất thấp và hàm lượng kim loại
nặng rất cao. Chất thải ở đây thường là nguồn gây ô nhiễm môi trường, cả phần trên
bề mặt và dưới đất sâu. Ở Úc, chất thải từ các mỏ vàng chứa hàm lượng KLN vượt
tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. [8], [11], (thể hiện bảng 1.1)
Bảng 1.1: Hàm lƣợng KLN trongchất thải của một số mỏ vàng
điển hình tại Úc
KLN
Hàm lƣợng KLN tổng số (mg/kg)
As
1120
Cr
55
Cu
156
Mg
2000
Pb
353
St
335
Zn
283
(Nguồn: AZN,1992) [25]

1.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm KLN trong đất
Tùy theo từng mục đích sử dụng đất, từng điều kiện kinh tế xã hội, các quốc
gia khác nhau đưa ra các tiêu chuẩn để xác định mức độ ô nhiễm KLN trong đất
khác nhau. Ở Úc và New Zealand, giới hạn cho phép KLN trong đất được quy định
ở bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2. Giới hạn ô nhiêm đất ở Úc và New Zealand
Nguyên tố
Ngƣỡng mg/kg
As
20
Cd
3
Cr
50
Cu
60
Pb
300
Mn
500
Hg
1
Ni
60
Zn
200
(Nguồn: ANZ (1992) [26]

10
Nhiều nước còn đưa ra quy định giới hạn KLN đối với đất dùng cho mục đích

nông nghiệp. Mục tiêu của giới hạn này là bảo vệ tính năng sản xuất của đất, môi
trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên nồng độ KLN tối đa trong đất cũng được
các nước phát triển quy định khác nhau (bảng 1.3).
Bảng 1.3: Hàm lƣợng KLN tối đa cho phép đối với đất nông nghiệp ở các nƣớc
phát triển (ppm)
Nguyên
tố
Áo
Canada
Ba Lan
Nhật
Bản
Anh
Đức
Cu
100
100
100
125
100
50(200
)
Zn
300
400
300
250
300
300
Pb

100
200
100
400
20(100)
500
Cd
5
8
3
-
1
2
Hg
5
0,3
5
-
2
10
(Nguồn [27]
Như vậy nguồn gốc ô nhiễm KLN trong đất cũng như mức độ độc hại của
KLN đối với con người và hệ sinh thái rất phức tạp, vì vậy tiêu chí đánh giá ô
nhiễm KLN trong đất cũng rất khác nhau. Ở Việt Nam, Dựa vào mục đích sử dụng
đất, Tiêu chuẩn cho phép đối với từng kim loại được quy định khác nhau. Trong đó,
đối với mục đích sử dụng đất nông nghiệp, giới hạn KLN cho phép là thấp nhất.
1.2.3. Một số phƣơng pháp xử lý ô nhiễm đất truyền thống
Trước hiện tượng ô nhiễm môi trường đất, nước đang diễn ra ngày càng trầm
trọng như hiện nay, các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu để bảo vệ nguồn
tài nguyên quan trọng của trái đất. Hiện nay các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm

khá phong phú như các phương pháp kết tủa, sa lắng, hấp phụ, trao đổi ion, chiết.
Trong thời gian gần đây, vấn đề xử lý kim loại nặng trong môi trường đất, nước đã
được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, tuy vậy ở Việt Nam cũng mới chỉ
là những nghiên cứu bước đầu. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định, độ chua của
đất có ảnh hưởng rất lớn đến độ linh động của kim loại nặng. Đây cũng là cơ sở của
biện pháp hạn chế sự linh động của kim loại nặng bằng biện pháp kết tủa. Trong đất
chua có chứa nhiều Fe, Al, Mn, chất hữu cơ thì Cd bị liên kết làm giảm tính linh

11
động. Trong đất trung tính hoặc kiềm do bón vôi, Cd bị kết tủa dưới dạng CdCO
3
.
Đất axit Cd trở nên linh động nhất trong khoảng pH = 4,4 - 5,5. Ngược lại trong
môi trường đất kiềm, Cd trở nên ít linh động hơn. Nên biện pháp chống ô nhiễm Cd
trong đất bằng cách làm tăng pH đất và CEC. Khoáng bón cho cây trồng ở vùng đất
bị ô nhiễm đã làm giảm sự hấp thu Cd vào cây, vì vậy pH đất là một trong những
yếu tố quan trọng nhất gây ảnh hưởng đến sự hòa tan của Cd trong đất [30].
Biện pháp này cũng được ứng dụng với Pb. Bón vôi có thể làm giảm độ hoà
tan của Pb [30]. Ở pH cao, Pb có thể bị kết tủa dưới dạng hyđrôxyt, phosphate,
carbonate và có khuynh hướng tạo thành phức hữu cơ khá ổn định. Ngoài ra, để
giảm sự linh động của Pb cần theo hướng: duy trì pH đất > 6,5, nếu cần thiết phải
bón vôi hoặc thêm chất hữu cơ vào đất và phải bố trí cây trồng xa khu đường phố
hoặc khu đô thị. Khi tiến hành thử nghiệm vai trò của oxýt sắt và một số hợp chất
của Fe (II) trong việc giảm khả năng hấp thu As của một số loại rau như suplơ, củ
cải đỏ, khoai tây được trồng trên đất bị ô nhiễm As cao đã cho kết quả khả quan, với
0,2% ôxyt sắt cho vào đất đã làm giảm khả năng hấp thu As bởi cây trồng từ 22% -
32%. [31]
Trần Kông Tấu và cs (2004) [17], đã sử dụng Bentonite để xử lý kim loại nặng
cho hiệu quả rất rõ rệt. Với 50g Bentonite trong một lít nước thải đã làm cho hàm
lượng các kim loại nặng như Pb, Cd, Zn, Cu giảm rất rõ rệt so với hàm lượng ban

đầu khi chưa được xử lý. Hay phương pháp thay đổi loại cây trồng có khả năng
thích nghi tốt với môi trường có nồng độ kim loại nặng cao và tạo ra các sản phẩm
có ít khả năng tích lũy kim loại nặng cũng là một trong những chiến lược quản lý và
giảm thiểu sự tác động của kim loại nặng đến cây trồng.
Hiện nay trong việc giảm thiểu ô nhiễm kim loại nặng các nhà khoa học đang
hướng tới các phương pháp rẻ tiền hơn và thân thiện với môi trường hơn, đó là
phương pháp xử lý ô nhiễm bằng thực vật (Phytoremediation) - một trong những
giải pháp quan trọng, có tính khả thi cao để xử lý các vùng đất, nước bị ô nhiễm kim
loại nặng. Đây là một lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học ứng dụng vào
công tác bảo vệ môi trường. Đây là một hướng đi tương đối mới trong lĩnh vực xử
lý ô nhiễm đất, nước. Ở Việt Nam một số tác giả cũng đề xuất biện pháp làm sạch ô

12
nhiễm kim loại nặng trong đất bằng cách sử dụng một số cây có khả năng tích tụ
các kim loại độc hại ở mức cao như cúc su si, ngũ gia bì…(Trần Kông Tấu và cs,
2005 [17]), cây cải xoong có thể xử lý được Cr và Ni từ nước thải mạ điện, rong
đuôi chó và bèo tấm lại có khả năng giảm thiểu được Pb, Zn, Fe và Cu có trong Hồ
bảy mẫu, Hà Nội [10], cây ổi thơm và dưa leo (Herterostrema villosum) có khả
năng hấp thụ Pb và Cd rất cao, cây dương xỉ có thể làm sạch nước bị ô nhiễm As.
Việc lựa chọn phương pháp xử lý ô nhiễm các kim loại phải căn cứ loại cây
trồng, đặc điểm hệ rễ, sinh khối, pH đất, loại kim loại nặng. Xu hướng hiện nay
các nhà nghiên cứu đi theo hướng lựa chọn các loại thực vật dễ trồng, chi phí thấp,
có khả năng chịu được nồng độ ô nhiễm cao và nhất là có khả năng là sạch môi
trường với thời gian ngắn.
Có thể nói vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất, nước tại các khu công
nghiệp tập trung và các thành phố lớn hiện nay ở Việt Nam là một thực tế
đáng báo động. Các nhà khoa học cũng đã đưa ra rất nhiều các giải pháp
nhằm hạn chế sự ô nhiễm nhưng cũng mới chỉ là những nghiên cứu thử
nghiệm. Hiện tại vẫn chưa có một qui trình công nghệ hữu ích nào để xử lý ô
nhiễm kim loại nặng trong đất, nước.

1.3. Thực trạng và tác động của khai thác khoáng sản đến môi trƣờng tại Việt
Nam
Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng về khoáng sản, dầu khí, tài
nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 60 loại, trữ lượng lớn như bauxit, titan, đất
hiếm trong đó tài nguyên dầu khí ước tính đạt 4,3 tỷ tấn. Đóng góp của ngành công
nghiệp khai thác ngày càng tăng: 4,81%GDP năm 1995 lên khoảng 9,5%-10,59% từ
năm 2000 đến năm 2008. Năm 2008, ngành dầu khí đóng góp 24,37% ngân sách;
năm 2009, giá trị xuất khẩu ngành khai khoáng đạt 8,5 tỷ USD. [1]
Tuy nhiên, thực trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như
hiệu quả kinh tế ngành khai khoáng chưa cao, phân chia lợi ích không đồng đều, để
lại nhiều hậu quả về mặt môi trường và xã hội lớn, khó khắc phục; vai trò của doanh

13
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tổ chức xã hội chưa cao; nguồn
dầu lửa và than cạn kiệt.
1.3.1. Các hình thức khai thác, chế biến khoáng sản
- Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp
Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp đang từng bước được nâng
cao về năng lực công nghệ, thiết bị, quản lý. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có sự
gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường,
bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Do khả năng đầu tư còn hạn chế nên các mỏ khai thác
quy mô công nghiệp ở nước ta hiện chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế, về việc chấp
hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường.
- Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ, tận thu
Hình thức khai thác này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương trong
cả nước và tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng Ngoài
ra nhiều tỉnh còn khai thác than, quặng sắt, antimon, thiếc, chì, kẽm, bôxit, quặng
ilmenit dọc theo bờ biển để xuất khẩu. Do vốn đầu tư ít, khai thác bằng phương
pháp thủ công hoặc bán cơ giới là chính, nên trong quá trình khai thác, chế biến đã
làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan. [2]

- Khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản
Việc khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản, kéo theo các hậu quả nghiêm
trọng như tàn phá môi trường, làm thất thoát, lãng phí tài nguyên. Việc khai thác
trái phép tài nguyên khoáng sản gây hậu quả lớn đến môi trường, chủ yếu là nạn
khai thác vàng, sử dụng cyanur, hoá chất độc hại để thu hồi vàng đã diễn ra ở
Quảng Nam, Lâm Đồng, Đà Nẵng; khai thác chì, kẽm, thiếc, than ở các tỉnh miền
núi phía Bắc; khai thác quặng ilmenit dọc bờ biển, đã phá hoại các rừng cây chắn
sóng, chắn gió, chắn cát ven biển; khai thác cát, sỏi lòng sông gây xói lở bờ, đê, kè,
ảnh hưởng các công trình giao thông, gây ô nhiễm nguồn nước; khai thác đá vật liệu
xây dựng phá hoại cảnh quan, môi trường, gây ô nhiễm không khí. [4]
1.3.2. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường
a, Ô nhiễm không khí, nước
Các hoạt động khai thác khoáng sản thường sinh ra bụi, nước thải với khối
lượng lớn, gây ô nhiễm không khí và nước.

14
Tác động hoá học của hoạt động khai thác khoáng sản tới nguồn nước: Sự phá
vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy
các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình
tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được
quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung
cấp cho nguồn nước tự nhiên, là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất
vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.
Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp
chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực
đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa
Ông. Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục
nước bởi bùn - sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng.Việc
khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, ngoài ra, các
nguyên tố kim loại nặng như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà

tan vào nước. Vì vậy, ô nhiễm hoá học do khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ
đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông nghiệp. Tại những khu vực
này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại nặng và hợp chất độc như
Hg, As, Pb v.v mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý
đổ bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển quặng. [11], [12]
Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hoá
chất như đá vôi cho nguyên liệu xi măng, đá xây dựng các loại, sét, cát sỏi, apatit,
đã gây những tác động xấu đến môi trường như làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm
nước. Nhìn chung quy trình khai thác đá còn lạc hậu, không có hệ thống thu bụi,
nhiều khí hàm lượng bụi tại nơi làm việc lớn gấp 9 lần với tiêu chuẩn cho phép.
b, Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ
thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai
thác quy mô vừa.
Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy
thoái môi trường. Nghiêm trọng nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt
động của các mỏ khai thác than, quặng và vật liệu xây dựng. Năm 2006 các mỏ than
của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường
tới 182,6 triệu m
3
đất đá và khoảng 70 triệu m
3
nước thải từ mỏ. [12]


15
Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và
đóng cửa mỏ. Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên
và môi trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các

mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì
vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh
vùng mỏ.
Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm
độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm. Hoạt động khai
thác khoáng sản cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng
do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi. Một số loài
thực vật bị giảm số lượng, động vật phải di cư sang nơi khác. [11]
Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông, lâm nghiệp
và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm khai
trường (Bảng 1.4)
Bảng 1.4: Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số mỏ

TT

Tên mỏ, khu khai thác
DT đất
lâm nghiệp
bị phá (ha)

Mức độ suy thoái
1
Khu khai thác antimoan
Mậu Duệ (Hà Giang)
25
Đất rừng bị đào phá và bỏ
hoang hóa

2
Khai thác vàng antimoan

Chiêm Hóa (Tuyên Quang)

>720
Thu hẹp diện tích rừng tự nhiên
và rừng trồng. Đất rừng bị đào
phá, xáo trộn.
3
Khu khai thác mangan
Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
2
Đất đồi bị đào phá, hoang hóa
4
Khu khai thác thiếc Bắc
Lũng (Thái Nguyên)
218
Thu hẹp rừng nguyên sinh, đất
đồi bị đào phá
5
Khu khai thác barit Ao Sen,
Thượng Ấm
150
Đất đồi hoang, đất vườn đồi bị
đào phá

6
Khai thác vonfram, Thiện Kế

25
Đất rừng bị thu hẹp để làm khai
trường và bãi thải.


7
Khu khai thác than ở
Thái Nguyên

671
Đất rừng bị thu hẹp để làm khai
trường và bãi thải
8
Các mỏ kim loại ở Bắc Kạn
– Thái Nguyên
960
Rừng tự nhiên bị thu hẹp, đất
đồi hoang bị đào phá

9

Khai thác vàng
114,5
Sử dụng đất rừng làm khai
trường và thải cát, đá bừa bãi.
10
Khai thác đá
91
Đất rừng bị thu hẹp do mở rộng
khai trường.

×