Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA VĂN 6 KỲ 2 SỐ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.45 KB, 5 trang )

PHÒNG GIAÓ DỤC NGHĨA HÀNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS HÀNH THỊNH Môn : Ngữ Văn lớp: 6
Thời gian: 90 phút
I) Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Xác định yêu cầu câu hỏi và chọn và chọn nội dung trả lời đúng nhất.
1. Truyện Thạch Sanh thuộc kiểu văn bản nào ?
A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Thuyết minh
2. Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc ?
A. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần chống ngoại xâm.
B. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
C. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước.
D. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy.
3. Mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” là gì ?
A. Gây cười .
B. Phê phán những kẻ ngu dốt.
C. Khẳng định sức mạnh của con người .
D. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người.
4. Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại ?
A. Bánh chưng bánh giầy ; Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
B. Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng ; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
C. Sự tích Hồ Gươm ; Em bé thông minh ; Đeo nhạc cho mèo.
D. Cây bút thần ; Thạch Sanh ; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
5. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất thái độ yêu quí và sự công tâm đối với
người bệnh của thái y lệnh họ Phạm trong tư cách một người thầythuốc?
A. Chữa bệnh không lấy tiền .
B. Thường đem hết của cải trong nhà mua thuốc tốt, thóc gạo để chữa
chạy, cấp dưỡng cho người bệnh.
C. Năm đói dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và chữa chạy
cho họ.
D. Ưu tiên chữa chạy cho người bệnh nặng trước, bất kể họ có địa vị
cao hay thấp trong xã hội.


6. Dòng nào sau đây là cụm danh từ ?
A. Một lâu đài to lớn B. Đang nổi sóng mù mịt
C. Không muốn làm nữ hoàng D. Lại nổi cơn thịnh nộ.
II) Tự luận: ( 7 điểm )
Kể một kỷ niệm với thầy (cô) giáo của em .
1
PHÒNG GIAÓ DỤC NGHĨA HÀNH ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 6
TRƯỜNG THCS HÀNH THỊNH GV: Lâm Thị Kim Phượng
I) Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Mỗi câu trả lời đúng đạt ( 0, 5 điểm )
Câu 1 2 3 4 5 6
Đúng B A D C D A
II) Tự luận: ( 7 điểm )
Yêu cầu:
- Kiểu bài : Tự sự về người thật việc thật.
- Nội dung : Kể về kỉ niệm, sự việc đã xảy ra làm em nhớ mãi. Đó có thể là
việc tốt mà thầy (cô) đã làm cho em , hoặc những lỗi lầm mà em mắc phải.
Qua sự việc, giúp em nhận ra tình nghĩa thầy trò, em không bao giờ quên tình
nghĩa đó ,nó nâng đỡ em tiến tới, phấn đấu để sống tốt hơn trong đời.
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu một kỉ niệm với thầy (cô) và ý nghĩa của nó đối với bản
thân em.
2. Thân bài:
- Tự giới thiệu về mình và quan hệ với thầy (cô)
- Tình huống xảy ra sự việc đã trở thành kỉ niệm.
- Kể diễn biến sự việc.
3. Kết bài:
Kết thúc sự việc và ý nghĩa của sự việc xảy ra
Biểu điểm:
Mở bài : 0, 5 điểm

Thân bài : 5 điểm.
Kết bài : 0, 5 điểm
1 điểm dành cho bài viết sạch sẽ, văn phong sáng sủa , chữ viết rõ ràng.
Lưu ý: Bài văn tự sự là một sáng tạo nghệ thuật riêng của mỗi học sinh , giáo
viên cần tôn trọng những sáng tạo đó.
2
P G D Đ T NGHĨA HÀNH
TRƯỜNG THCS HÀNH THỊNH
GV: Lâm Thị Kim Phượng

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Môn : Ngữ Văn lớp: 6
Thời gian: 90 phút
I) Trắc nghiệm: ( 4 điểm )
Xác định yêu cầu câu hỏi và chọn và chọn nội dung trả lời đúng nhất.
1. Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải thuộc thể kí ?
A. Lòng yêu nước.
B. Cô Tô .
C. Cây tre Việt Nam .
D. Bức tranh của em gái tôi .
2. Những yếu tố nào thường có trong truyện ?
A. Lời kể , cốt truyện .
B. Cốt truyện, nhân vật, lời kể .
C. Nhân vật , lời kể .
D. Cốt truyện, nhân vật .
3. Vẻ đẹp nổi bật của Động Phong Nha là vẻ đẹp như thế nào ?
A. Lạ lùng .
B. Hùng vĩ, tráng lệ .
C. Lộng lẫy, kì ảo .
D. Rực rỡ .

4. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép
hoán dụ ?
A. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim của Bác .
B. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ .
C. Miền Nam đi trước về sau .
D. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác .
5. Chi tiết nào giúp em nhận ra đây là cảnh hoàng hôn trên biển ?
A. Mặt trời đỏ ối khuất dần về phía chân trời .
B. Không gian bao la ngập trong bóng chiều .
C. Sóng gợn nhấp nhô, trải dài vô tận trong ánh chiều .
D. Những rặng núi mờ xa nhạt nhoà trong sương khói .
6. Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ ?
A. Đi học là hạnh phúc của trẻ em .
B. Mùa xuân mong ước đã đến .
C. Bà tôi đã già rồi .
D. Hương là một bạn gái chăm ngoan .
7. Chi tiết nào sau đây chứng tỏ Cầu Long Biên là một nhân chứng “Đau
thương và anh dũng” ?
3
A. Những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân thủ đô cùng trung
đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật .
B. Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu
của bao con người .
C. Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội
nhất của không lực Hoa Kì .
D. Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững
giữa mênh mông trời nước .
8. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã phê phán gay gắt những hành động và
thái độ gì của người da trắng thời đó ?
A. Huỹ hoại nền văn hoá của người da đỏ .

B. Thờ ơ tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống .
C. Xâm lược các dân tộc khác .
D. Tàn sát những người da đỏ .
II) Tự luận: ( 6 điểm )
Đề bài : Tả đêm trăng ở quê hương em .
4
PHÒNG GIAÓ DỤC NGHĨA HÀNH ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 6
TRƯỜNG THCS HÀNH THỊNH HỌC KÌ II
GV: Lâm Thị Kim Phượng
I) Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Mỗi câu trả lời đúng đạt ( 0, 5 điểm )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đúng D B C D C A D B
II) Tự luận: ( 7 điểm )
Yêu cầu:
Nắm vững kỉ năng miêu tả cảnh .
Bài văn có đủ 3 phần
1. Mở bài: Giới thiệu được nội dung cần tả .
2. Thân bài:
Tả được cảnh đêm trăng với những vẻ đẹp đặc trưng của cảnh vật thiên
nhiên ( màu sắc, âm thanh, cụ thể )
3. Kết bài:
Đây là cảnh đẹp đầy ấn tượng .
Càng yêu trăng , yêu thiên nhiên, càng yêu quê hương đất nước hơn .
Biểu điểm:
Mở bài : 0, 5 điểm
Thân bài : 4 điểm.
Kết bài : 0, 5 điểm
1 điểm dành cho bài viết sạch sẽ, văn phong sáng sủa , chữ viết rõ ràng.
diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả

thông thường .
5

×