Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án vật lý 8 - LỰC MA SÁT potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.31 KB, 6 trang )

LỰC MA SÁT
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Nhận biết được một loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát. Bước đầu phân tích
được sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, lăn, nghỉ.
Kỉ năng:
Làm được TN để phát hiện ra lực ma sát nghỉ.
Thái độ:
Tích cực, tập trung trong học tập, làm TN.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả cân phục vụ cho TN
2. Học sinh:
Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị giống như giáo viên.
III/ Giảng dạy:
Ổn định lớp
Kiểm tra:
Bài cũ:
GV: Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng?
Hãy giải thích vì sao khi ngồi trên xe khách, khi xe cua phải thì người ta sẽ
ngã về trái?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, ghi điểm
Sự chuẩn bị của HS cho bài mới:
Tình huống bài mới:
Gọi 1 HS đứng lên đọc phần nêu vấn đề ở đầu bài SGK.
GV: Qua bài này sẽ giúp các em phần nào hiểu được ý nghĩa của việc phát
minh ra ổ bi.
Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:


Tìm hiểu khi nào có lực ma sát:
GV: cho HS đọc phần 1 SGK
HS: Thực hiện đọc
GV: Lực ma sát do má phanh ép vào vành
bánh xe là lực ma sát gì?
HS: ma sát trượt
GV: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
HS: Vật này trượt lên vật kia
I/ Khi nào có lực ma sát:
Lực ma sát trượt:
C1: Ma sát giữa bố thắng và vành bánh
xe.
Ma sát giữa trục quạt với ổ trục.




GV: Hãy lấy VD về lực ma sát trượt trong
đời sống?
HS: Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà, chuyển
động của bít tông trong xi lanh.
GV: khi lăn quả bóng trên mặt đất thì sau
một khoảng thời gian quả bóng sẽ dừng lại, lực
ngăn cản đó là lực ma sát lăn. Vậy lực ma sát
lăn là gì?
HS: Là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề
mặt vật kia
GV: hãy quan sát hình 6.1 SGK và hãy cho
biết ở trường hợp nào có lực ma sát lăn, trường
hợp nào có lực ma sát trượt?

HS: Hình a là ma sát trượt, hình b là ma sát
lăn.
GV: Cho HS quan sát hình 6.2 SGK
GV: Làm TN như hình 6.1
HS: Quan sát số chỉ của lực kế lúc vật chưa
chuyển động
GV: Tại sao tác dụng lực kéo lên vật nhưng



Lực ma sát lăn:
Lực này sinh ra khi một vật lăn trên bề
mặt vật kia.
C2: - Bánh xe và mặt đường
Các viên bi với trục









Lực ma sát nghỉ:

C4: Vì lực kéo chưa đủ lớn để làm vật
vật vẫn đứng yên?
HS: Vì lực kéo chưa đủ lớn
GV: Hãy tìm vài VD về lực ma sát nghỉ

trong đời sống, kỉ thuật?
HS: - Ma sát giữa các bao xi măng với dây
chuyền trong nhà máy sản xuất xi măng nhờ
vậy mà bao xi măng có thể chuyển từ hệ thống
này sang hệ thống khác.
Nhờ lực ma sát nghỉ mà ta đi lại được
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu lực ma sát
trong đời sống và kỉ thuật
GV: Lực ma sát có lợi hay có hại?
HS: Có lợi và có hại.
GV: Hãy nêu một số ví dụ về lực ma sát có
hại?
HS: Ma sát làm mòn giày ta đi, ma sát làm
mòn sên và líp của xe đạp …
GV: Các biện pháp làm giảm lực ma sát?
HS: Bôi trơn bằng dầu, mỡ.
GV: Hãy nêu một số lực ma sát có ích?
chuyển động.
Lực cân bằng với lực kéo ở TN trên gọi
là lực ma sát nghỉ.






II/ Lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật:

Ma sát có thể có hại:








Lực ma sát có ích

HS: Vặn ốc, mài dao, viết bảng …
GV: nếu không có lực ma sát thì sẽ như thế
nào?
HS: trả lời
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bước vận
dụng
GV: Hướng dẫn HS giải thích câu C8
HS: Thực hiện
GV: Cho HS ghi những ý vừa giải thích
được.
GV: Ổ bi có tác dụng gì?
HS: Chống ma sát
GV: tại sao phát minh ra ổ bi có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong sự phát triển kỉ thuật,
công nghệ?
HS: vì nó làm giảm được cản trở chuyển
động, góp phần phát triển ngành động cơ
học…





III/ Vận dụng:





C9: Ổ bi có tác dụng giảm lực ma sát.
Nhờ sử dụng ổ bi nên nó làm giảm được
lực ma sát khiến cho các máy móc họat
động dễ dàng.
HOẠT ĐỘNG 4: củng cố, hướng dẫn tự học
Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức chính của bài.
Hướng dẫn học sinh làm BT 6.1 SBT
Hướng dẫn tự học
Bài vừa học:
Học thuộc phần ghi nhớ SGK. Đọc phần “ Em có thể chưa biết”. Làm BT
6.2; 6.3; 6.4 SBT
Bài sắp học: Áp suất
* Câu hỏi soạn bài:
- Áp suất là gì?
- Công thức tính áp suất? Đơn vị áp suất?
IV/ Bổ sung:

×