Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Công sở - Nói không với sa thải ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.51 KB, 3 trang )

Công sở - Nói không với sa thải
Có hàng ngàn lý do sếp có thể đưa ra để sa thải bạn. Nhưng đừng để bản thân
“vướng” phải những lỗi cơ bản sau nhé.

Đừng để sếp có lí do sa thải bạn (Ảnh minh họa)
6. Đi làm muộn
Đi làm trễ tất nhiên là một lý do nghe rất chính đáng để đuổi việc bạn mặc dù
nguyên nhân có thể khách quan như tắc đường…. Không chỉ là “ma mới” bạn mới
phải chú ý đến giờ giấc mà ngay cả khi là nhân viên kỳ cựu cũng nên hạn chế việc
đến làm muộn nhé.
5. Thái độ không đẹp
Có những lúc bạn cảm thấy bị sếp đối xử bất công, rõ ràng bạn đã rất nỗ lực làm
việc nhưng sai sót của sếp khiến bạn phải “gánh chịu” hậu quả. Bạn tỏ thái độ khó
chịu hoặc trong lúc tức giận quá mà “cãi cố” thì rất có thể bạn sẽ phải hối tiếc vì
hành vi thiếu nhẫn nhịn này đấy.
4. Lãng phí của công
Đừng lãng phí bất cứ thứ gì dù đó không phải là tài sản của mình. Bất kì một ông
chủ nào cũng không muốn nhân viên của mình lãng phí điện, nước hay thậm chí là
những đồ văn phòng phẩm vào những việc không cần thiết.

Không nên vướng vào những căng thẳng với đồng nghiệp (Ảnh minh họa)
3. “Tranh luận” với đồng nghiệp
Đôi khi chỉ là vấn đề nhỏ, lúc đầu là “thảo luận”, khi cao trào là “tranh luận” và
nếu không khéo thì dễ thành một cuộc cãi nhau bởi lúc đó tâm lý của bạn dễ bị
kích động và khó kiểm soát. Tốt nhất là không nên vướng vào những căng thẳng
với đồng nghiệp. Có thể bao nhiêu tình cảm và sự vun đắp mối quan hệ tốt đẹp
theo gió mà bay đi.
2. Bạn đi “bắt nạt” người khác
Nếu bạn tỏ ra quá uy quyền, hay sai khiến người khác, “bắt ne bắt nẹt” đồng
nghiệp quá nhiều cũng dễ gây bức xúc từ đồng nghiệp đến sếp của bạn. Nên tỏ ra
là một người đồng nghiệp dễ mến và nhiệt tình hơn là sự khó chịu mỗi khi họ tiếp


xúc với bạn nhé. Nếu không nguy cơ bị sa thải sẽ được sếp “nhắm” đến bạn đầu
tiên đấy.
1. Trốn việc
Mặc dù công việc của bạn quá nhiều nhưng nếu bạn thường xuyên từ chối khi sếp
giao việc, hoặc trì hoãn công việc của mình thì cần xem xét lại ngay. Không một
ông chủ nào muốn trả chi phí cho một nhân viên không đem lại hiệu quả công việc
cho họ đâu. Nhất là khi thời buổi kinh tế khó khăn này dễ đem đến cho bạn một
“cơ hội” bị sa thải.

×