Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sang kien kinh nghien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.9 KB, 9 trang )

Tăng cường kiểm tra ngăn chặn học sinh bỏ học,
đánh nhau
(Dân trí) - Các nhà trường cần có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn tình trạng HS, SV đến
trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội.
Đây là một trong những nội dung của “Kế hoạch thực hiện công tác bảo đảm an ninh,
trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong các nhà trường năm 2010” mà Bộ
GD-ĐT vừa ban hành sau khi hàng loạt vụ học sinh đánh nhau mà báo chí vừa phản ánh.

Một trong những cảnh học sinh bỏ học đánh nhau.
Theo đó, Bộ yêu cầu các nhà trường cần có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn tình trạng HS,
SV đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã
hội. Phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo, các
hành vi bạo lực trong trường học.
Chủ động phối hợp với địa phương, các tổ chức đoàn thể, gia đình HS, SV, đặc biệt là lực
lượng công an trong việc quản lý HS, SV trong thời gian không học tập tại trường, ngăn
chặn, đấu tranh, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
Phối hợp chỉ đạo đổi mới hoạt động của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong trường học.
Đẩy mạnh việc giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa
trong trường học; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, bổ ích
nhằm thu hút đông đảo HS, SV tham gia để tránh các tệ nạn xã hội.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và
HS,SV, đặc biệt chú trọng các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng, trật tự an
toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma túy, các quy định về thi, kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập và rèn luyện của HS, SV.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết: “Bộ sẽ phối hợp với Bộ Công an tổ
chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự trường
học và triển khai kế hoạch này tại một số cơ sở giáo dục và nhà trường. Thời gian tiến
hành từ tháng 4/2010 đến tháng 9/2010.
Các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn
thực hiện, kịp thời phát hiện, khen thưởng những cách làm hay, hiệu quả và xử lý, chấn
chỉnh các vi phạm”.


Hồng Hạnh
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG HÀ NỘI - MỘT
NĂM NHÌN LẠI
Cập nhật lúc 10h07, ngày 02/03/2007
Biểu hiện phức tạp và tác hại của các tệ nạn xã hội (TNXH) là một trở ngại
không nhỏ đối với ngành giáo dục. Sở GD&ĐT Hà Nội đã có nhiều hoạt
động đẩy lùi TNXH xâm nhập vào học đường, tích cực xây dựng môi
trường văn hoá lành mạnh trong các nhà trường. Nhìn lại một năm hoạt
động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội (PCTNXH), chúng ta rút ra được
nhiều kinh nghiệm cũng như những bài học quý giá trong công tác này.
Tuyên truyền qua hoạt động giảng dạy
Ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức quán triệt kế
hoạch liên bộ và các văn bản liên quan đến công tác PCTNXH, trong đó đặc
biệt là tệ nạn ma tuý và căn bệnh HIV/AIDS đến tất cả các cấp học, các ngành
học. Các hoạt động lớn đã được tổ chức trong các nhà trường như chiến dịch
“Học sinh Thủ đô quyết tâm xây dựng nhà trường trong sạch không có ma tuý”
theo nội dung “2 không 1 có” (Không sử dụng ma tuý, không tàng trữ, mua bán
ma tuý, có tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng chống ma tuý), tuần sinh
hoạt công dân đầu năm học, phong trào xây dựng “Nhà trường văn hoá - Nhà
giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”…
Bám sát vào các định hướng của Sở về phòng chống tệ nạn xã hội, công
tác triển khai đã được tiến hành ở khắp các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành
phố và thu được hiệu quả rõ rệt. Xác định rõ chỉ có nhận thức đúng mới dẫn
đến lựa chọn hành vi ứng xử đúng đắn, vì vậy, công tác tuyên truyền rất được
chú trọng. Thông qua các bài giảng trong chương trình có liên quan đến phòng
chống ma túy (PCMT), các thầy cô giáo dạy các bộ môn Sức khoẻ (ở Tiểu
học), Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học, Địa lý (ở THCS và THPT) đã
lồng ghép phổ biến nội dung luật PCMT. Cũng qua những bài học này, HS
được phân tích để thấy người nghiện ma tuý vừa là nạn nhân vừa là tội phạm.
Đáng chú ý trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục là cuộc thi giáo viên

dạy giỏi chuyên đề “Phòng chống tệ nạn xã hội”. Đây là cuộc thi do Ban chỉ
đạo 197 Công an Thành phố kết hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp tổ chức.
100% giáo viên bộ môn Giáo dục công dân đã tham gia hội thi các cấp. Cuộc
thi đã tạo điều kiện cho việc tuyên truyền về TNXH, giúp các em học sinh có
hiểu biết về TNXH, có biện pháp PCTNXH, hiểu được quy định của luật pháp
về việc xử lý các TNXH. Hội thi kết thúc, 28 cô giáo đã đoạt giải (trong đó có
3 giải xuất sắc), 12 quận, huyện được khen vì đã có thành tích tham gia tuyên
truyền PCTNXH.
Để nhà trường không có ma tuý, những băng roll, khẩu hiệu, áp phích,
tranh ảnh và góc truyền thông phòng chống TNXH không chỉ có ý nghĩa phản
ánh một phong trào mà còn góp phần thể hiện tiếng nói của các nhà trường, các
em HS quyết tâm bài trừ TNXH. Có thể nói rằng những thông tin về pháp luật,
về TNXH và cách PCTNXH đã đến được từng HS một cách có chủ định tích
cực.
Tuyên truyền qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Lấy xây để chống, nhiều hoạt động bổ ích, phù hợp với tuổi trẻ đã được
tổ chức. Các hoạt động văn nghệ, TDTT hấp dẫn đối với tuổi trẻ và chính tuổi
trẻ đã làm cho những hoạt động này hấp dẫn hơn. Sân khấu “Liên hoan ca múa
học sinh Thủ đô” thật tưng bừng với sự thể hiện của các em học sinh đến từ 14
quận huyện trong địa bàn thành phố. Học sinh THCS huyện Thanh Trì, quận
Hoàng Mai, quận Tây Hồ, quận Long Biên bằng tiếng hát điệu múa đã ngợi ca
Bác Hồ, ngợi ca Tổ quốc, quê hương, mái trường, bè bạn để lại nhiều ấn tượng
tốt đẹp cho người xem. Tinh thần tuổi trẻ như vậy cũng có thể thấy ở các giải
đấu TDTT có chất lượng chuyên môn như giải điền kinh học sinh THPT, giải
chạy báo Hà Nội mới, giải bóng đá. Tinh thần của hàng ngàn cổ động viên, vận
động viên trong trận chung kết giải bóng đá học sinh Hà Nội giữa hai đội
THPT Trần Phú và THPT DL Lomonoxop cho thấy rõ “Thể thao đẩy lùi ma
tuý” không chỉ là khẩu hiệu mà còn là niềm tin của tất cả chúng ta.
Sinh hoạt tập thể, công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp được chỉ đạo theo
tinh thần đổi mới, tiến hành thường xuyên với những hình thức phong phú. Các

chương trình giao lưu văn hoá đã được tổ chức trở thành diễn đàn cho các em
trao đổi, thể hiện nhận thức và hiểu biết về các vấn đề thời sự, xã hội như tai
nạn giao thông, môi trường, ma tuý, đại dịch AIDS… Các câu lạc bộ PCMT,
câu lạc bộ công dân trẻ, câu lạc bộ thanh niên sống khoẻ mạnh thu hút số lượng
đông đảo học sinh tham gia chứng tỏ ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay
trước các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, nội dung giáo dục truyền thống cũng
được nhiều trường chú ý. Nhiều hội thảo về 2 cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai
mươi” và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” đem lại cho học sinh những bài học về
sự hy sinh của cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hoạt động liên ngành với nhiều biện pháp quyết liệt như lập hồ sơ theo
dõi học sinh chưa ngoan, kiểm tra đột xuất, xét nghiệm bắt buộc đối với một số
học sinh có nguy cơ cao hay bỏ giờ, bỏ tiết, hút thuốc lá, sinh hoạt, học tập có
những biểu hiện bất thường đã được tiến hành ở nhiều trường học. Số học sinh
có kết quả dương tính sau xét nghiệm đã được tổ chức cai nghiện tại cộng
đồng, có sự giám sát của các đoàn thể và chính quyền địa phương. Những số
liệu phát hiện học sinh có sử dụng ma tuý, chất gây nghiện trong các nhà
trường tuy không nhiều nhưng đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và diễn biến
phức tạp của các TNXH xâm nhập vào học đường. Điều này đòi hỏi sự thống
nhất hành động của nhiều lực lượng giáo dục, pháp luật. Bài học của các trường
đóng trên địa bàn phức tạp như THPT Trần Hưng Đạo, THPT Trương Định,
THPT Hai Bà Trưng, DL Đinh Tiên Hoàng cho thấy công tác phối hợp giúp
nhà trường phát hiện sớm những biểu hiện lệch lạc, ngăn chặn và xử lý một số
vụ việc. Nhờ thế an ninh trường học được thiết lập có cơ sở vững chắc, tạo điều
kiện tốt cho nhà trường tiến hành các hoạt động giáo dục toàn diện, hoàn thành
nhiệm vụ năm học.
Để thực sự trở thành nền tảng văn hoá, các trường phổ thông trong thành
phố không chỉ thi đua dạy tốt, học tốt mà còn tích cực giáo dục học sinh
PCTNXH vì sự an toàn, lành mạnh của bản thân và mọi người. Hoạt động giáo
dục này đã có tác động rất lớn đến kết quả giáo dục toàn diện học sinh trong
các nhà trường. Thành công của công tác PCTNXH là kết quả của sự đồng bộ

trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo, phối hợp, sáng tạo trong triển khai thực hiện,
công tác PCTNXH.
In Gửi tới bạn Thảo luận
rong những năm qua, chính quyền các cấp, các ngành, đòan thể đã có nhiều cố
gắng trong việc tuyên truyền giáo dục, ngăn chặn các hành vi Vi phạm pháp luật và
các Tai nạn, tệ nạn xã hội trong sinh viên, học sinh. Những kết quả đạt được góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện trong các nhà trường và có tác
dụng thiết thực trong giữ gìn An ninh chính trị và trật tự an tòan xã hội ở địa
phương.
Tuy nhiên tình trạng sử dụng các Chất ma túy, những hành vi côn đồ, bạo lực vi
phạm luật lệ an tòan giao thông trong học sinh, sinh viên vẫn chưa được ngăn
chặn triệt để.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 30/10/1998, Sở Giáo dục & đào tạo
và Công an tỉnh Lâm Đồng đã có kế họach liên ngành số 01/KH-LT về việc phối
hợp đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn ma túy, các tệ nạn xã hội và các
hành vi vi phạm pháp luật trong sinh viên, học sinh.
Đây là một cuộc vận động lớn, không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề bức
bách về lối sống, đạo đức trong học sinh, sinh viên hiện nay mà còn góp phần
thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo những lớp người
mới có lý tưởng, có kiến thức "Sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" có ý
nghĩa thiết thực trong việc Xây dựng con người mới XHCN. Do vậy trách nhiệm
này không chỉ của riêng hai ngành Công an và Giáo dục, đào tạo mà của tất cả
các ngành, các cấp, các đòan thể, vì vậy UBND tỉnh yêu cầu:
1. UBND các huyện, Thành phố, Thị xã có kế họach chỉ đạo để nâng cao trách
nhiệm của các ngành, đòan thể, gắn chặt giữa nhà trường, Gia đình và xã hội
trong công tác Quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và
tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật
trong học sinh, sinh viên, xây dựng nếp sống văn hóa, kỷ cương trong các
trường học.
2. Sở giáo dục & đào tạo chỉ đạo các trường học tăng cường quản lý chặt chẽ

học sinh, sinh viên; thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý học sinh, sinh viên.
Lồng ghép vào các tiết lên lớp, tiết chủ nhiệm, các Chương trình ngọai khóa để
thường xuyên giáo dục, nhắc nhở học sinh, sinh viên không sử dụng các chất
ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các Quy định về giữ gìn trật tự an
tòan xã hội. Phát động mạnh mẽ trong học sinh, sinh viên ý thức tự phòng
ngừa Tự quản và tham gia "tố giác Tội phạm".
3. Lực lượng Công an các cấp phải tiếp tục tấn công mạnh bọn tội phạm ma túy,
ngăn chặn không để ma túy và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường học,
tích cực phối hợp với nhà trường và các đòan thể xã hội ngăn ngừa tình trạng vi
phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên. Tiến hành sóat xét các đối tượng lưu
manh, côn đồ bên ngòai xâm nhập vào các trường học, trộm cắp gây gổ, đánh
nhau, trấn lột Tài sản của học sinh, sinh viên. Đảm bảo trật tự làm trong sạch địa
bàn xung quanh các trường học.
4. Sở Văn hóa - Thông tin, các cơ quan Báo chí, đài phát thanh truyền hình tuyên
truyền rộng rãi chủ trương này, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham
gia vào việc chăm sóc, giáo dục học sinh, sinh viên.
5. Sở Giao thông Vận tải, Sở Lao Động TB&XH, theo chức năng của mình chỉ đạo
công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên, chấp hành luật lệ an tòan
giao thông tích cực Phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cùng với nhà trường áp
dụng các biện pháp cai nghiện đối với số học sinh, sinh viên đã sử dụng các
chất ma túy.
6. Đòan thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tỉnh Lâm đồng có kế họach chỉ đạo Tổ
chức đòan, đội trong trường học, đẩy mạnh các hình thức sinh họat, hội thảo
với nội dung thích hợp phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, sinh viên, nhằm thu
hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia vào các họat động bổ ích. Kiên quyết
đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, các tai nạn, tệ nạn và các hành vi vi
phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.
7. Đề nghị UBMTTQ VN tỉnh Lâm Đồng, thông qua cuộc vận động: "tòan dân
đòan kết, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" để vận động các tầng lớp
nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng cuộc vận động này.

Giao cho Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo, Giám đốc Công an tỉnh, văn phòng
UBND tỉnh theo dõi, Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ thị này định kỳ sơ kết rút
kinh nghiệm để cuộc vận động đạt kết quả./.
GIÁO DỤC HỌC SINH PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
Tại sao hiệu trưởng phải chú ý đến công tác chỉ đạo giáo dục học sinh THCS phòng
chống các tệ nạn xã hội?
Chương I, điều 3 Bộ luật giáo dục của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam nêu rõ:
Mục tiêu giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, sức khỏe, học vấn và nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, năng
động và sáng tạo, có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, có tính tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Giáo dục một con người toàn diện là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy
nhiên nhà trường đóng vai trò quyết định. Nhà trường là nơi để các em học tập, rèn luyện những
nguyên lý cơ bản, hình thành nhân cách con người mới có đầy đủ Đức – Trí – Thể - Mỹ. Vì vậy
có thể khẳng định rằng vai trò hết sức quan trọng của nhà trường trong việc đào tạo cho đất
nước những công dân tốt cho tương lai.
Trong hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như thế giới, giáo dục phổ thông, mà đặc biệt là
giáo dục THCS có vị trí then chốt đặc biệt. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam quy định thành văn bản pháp luật bậc giáo dục THCS là bậc học bắt buộc để tất cả các
học sinh sau khi học xong bậc THCS, có thể học lên trung học, hoặc tham gia lao động ở gia
đình và xã hội.
Mục tiêu giáo dục và đào tạo là như vậy, nhưng trong thực tế hiện nay, sự có mặt của cơ
chế thị trường, bên cạnh những ưu điểm của nó các biểu hiện tiêu cực cũng đang hoành hành.
Lợi nhuận đã thúc đẩy những thế lực chỉ biết chạy theo đồng tiền đang nhằm vào mọi đối tượng
trong xã hội để kinh doanh, đặc biệt là lợi dụng tâm sinh lý của học sinh, cái lứa tuổi hiếu động,
dễ bắt chước, dễ bị kích thích do tính hiếu kỳ, chưa có suy nghĩ chính chắn, dễ tấn công nhằm
thu lợi một cách dã man; deo rắc vào các em mầm móng các tệ nạn xã hội (TNXH): ma túy, cờ
bạc, mại dâm, rượu chè, bạo lực, các hành vi vô văn hóa, ăn chơi đua đòi… mục đích của chúng

là biến các em thành nô lệ của đồng tiền, nô lệ của các tệ nạn, để chúng dễ bề sai khiến các em
phục vụ cho lợi ích đen tối, ích kỷ và bẩn thỉu của chúng.
Giáo dục các em những kiến thức cần thiết, giúp các em hiểu rõ cội nguồn sâu xa của các
loại TNXH, biết được những hậu quả thảm khốc do chúng gây ra, biết cách phòng chống có hiệu
quả không chỉ giúp tự bảo vệ mình, sống có mục đích, lý tưởng có ích cho gia đình và xã hội mà
chính là một trong những nội dung giáo dục toàn diện. Là trách nhiệm của nhà trường, trong đó
vai trò của người hiệu trưởng được Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho trọng trách quản lý
nhà nước về giáo dục. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà
trường cùng tập thể hội đồng sư phạm, đội ngũ giáo viên xây dựng kế hoạch, nội dung và nhiệm
vụ giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có những kế hoạch, biện pháp phòng chống các
TNXH trong trường học.
Giáo dục học sinh phòng chống các TNXH là làm cho nhân cách của các em phát triển
đúng về mặt đạo đức tại cơ sở để các em ứng xử đúng đắn trong mối quan hệ cá nhân đối với
bản thân, đối với người khác và với xã hội. Kết quả của giáo dục học sinh phòng chống TNXH là
học sinh có được phẩm chất tốt đẹp và bền vững, có sức khỏe tốt, có được bản lĩnh để ứng xử
trong các mối quan hệ.
Ta thấy chừng nào mà đường hướng chủ đạo của sự phát triển tâm lý tiêu cực còn chưa
định hình, chưa được xác lập, chưa trở thành yếu tố thống trị thì trẻ vẫn có thể tiếp thu cái đúng,
cái tốt thông qua phương pháp tổ chức giáo dục. Chính Hồ Chủ Tịch đã thấy được tầm quan
trọng của nhiệm vụ giáo dục nhân cách, đạo đức con người. Vì thế trong tập “Nhật ký trong tù”
Bác có viết:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Như vậy phần ít của nguyên nhân “hiền – dữ” có thể từ bẩm sinh di truyền của trẻ nhưng
phần nhiều vẫn là do giáo dục mà nên. Vậy yếu tố quyết định của tính hiền – dữ, xấu – tốt của trẻ
không phải là yếu tố di truyền mà là yếu tố giáo dục. Do đó các nhà giáo dục từ cha mẹ đến thầy
cô phải tập trung thật nhiều cách thức và công sức để phòng ngừa và chữa trị, để không còn
những con người hư hỏng đem lại những hậu quả xấu cho xã hội.
Vì thế cái sai lầm về nghệ thuật giáo dục cũng như định hướng giáo dục sẽ dẫn đến hình
thành ở trẻ các thói hư, tật xấu và dễ sa vào các TNXH. Nên nhớ rằng khi tác dụng, ảnh hưởng

giáo dục từ nhà trường và gia đình càng yếu đi thì ảnh hưởng tự phát, ảnh hưởng tiêu cực ở môi
trường xã hội, đường phố sẽ dễ dàng và nhanh chóng xâm nhập vào đầu óc trẻ và tăng dần ảnh
hưởng xấu đối với sự phát triển của chúng.
Thực tế trong nhà trường hiện nay chúng ta chỉ mãi mê chỉ đạo về chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng học tập cho học sinh hoặc giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng “Tiên
học lễ - Hậu học văn” một cách chung chung, chưa chú trọng đến vấn đề giáo dục học sinh
phòng chống các TNXH. Vì chúng ta cho rằng trong môi trường giáo dục thì hiện tượng này khó
có thể xảy ra. Đây là một định kiến sai lầm vì đối với học sinh thì thời gian ở nhà nhiều hơn thời
gian ở trường (5/6) do đó các em tiếp xúc với môi trường xã hội nhiều hơn. Mà trong xã hội thì
các TNXH xảy ra hằng ngày, thậm chí hàng giờ với nhiều hình thức khác nhau. Từ đó ta cần
giáo dục cho học sinh phòng chống các tệ nạn xã hội và đây cũng là vũ khí vô cùng lợi hại để
cóthể bắn nát những bình mực đen đang lăm le dội lên trang giấy trắng (tâm hồn non dại của
các em).
Phát xuất từ quan điểm nhân đạo, tất cả vì hạnh phúc của mọi người. Con người có số
phận riêng của nó, có liên quan đến sự bất hạnh hoặc hạnh phúc của toàn xã hội. Cho nên việc
giáo dục học sinh phòng chống các TNXH là mối quan tâm của toàn xã hội, không lý do gì mà né
tránh, bàng quang hoặc từ chối trách nhiệm. Nhà giáo dục nhân đạo, trước hết phải có thái độ tự
nguyện hết lòng vì công việc, vì sự nghiệp chung.
Vì vậy hơn bao giờ hết chỉ đạo công tác giáo dục học sinh phòng chống các TNXH là
nhiệm vụ bức thiết và không thể thiếu được của người Hiệu trưởng.
Phải giáo dục con người khi còn nhỏ, giữ gìn quần áo khi còn mới. Giáo dục phòng chống
các TNXH trong nhà trường, nhất là bậc THCS là yêu cầu đặt ra thực tế, cấp bách, thiết thực
nhất hiện nay. Là nhiệm vụ chung của toàn xã hội – của ngành giáo dục mà nòng cốt là vai trò
của người Hiệu trưởng, người được coi là chỉ huy những pháo đài cơ sở. Như chúng ta thấy ví
như trẻ sống trong một cộng đồng dân cư có nhiều TNXH – Thậm chí ngay trong môi trường gia
đình trẻ phải tiếp xúc hằng ngày, phải sống và hoạt động – Thế là cũng bị tiêm nhiễm, bị ảnh
hưởng. Nói rõ hơn môi trường xã hội gần gũi nhất luôn để lại ấn tượng, ảnh hưởng sâu đậm
nhất đối với trẻ. Vậy là trách nhiệm trực tiếp không phải là đứa trẻ mà thuộc về các cơ quan xã
hội, các tổ chức đoàn thể, các cộng đồng dân cư đã không đấu tranh ngăn chặn các TNXH, để
ảnh hưởng tiêu cực đến tâm tư, tình cảm, lối sống của trẻ, để buộc chúng phải sống trong một

môi trường phức tạp, phi đạo đức.
Lứa tuổi THCS là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi dậy thì. Các em
có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và lượng. Ở lứa tuổi này nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ để
lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt, vững bền hướng tới chân – thiện –
mỹ. Hay nói cách khác giáo dục tốt cho các em ở độ tuổi từ 11-15 sẽ góp phần quyết định trong
việc xây dựng thế hệ công dân mẫu mực trong tương lai.
Nếu để TNXH tràn ngập học đường, thì hỏi còn có giá trị gì khi con người học sinh mà nhà
trường đào tạo nên chỉ là cái xác không hồn với nhân cách méo mó ,man rợ?
Ví thế chúng ta cần tạo mọi điều kiện để trẻ được sống, được sinh hoạt và học tập trong
một môi trường trong sạch và lành mạnh để các em luôn có một tinh thần minh mẫn trong một
thân thể tráng kiện. Để có được điều này thì cùng với việc trang bị kiến thức văn hóa cho các
em, giáo dục cho các em hiểu và phòng chống các TNXH trong trường học là một phần không
thể thiếu trong chương trình giáo dục toàn diện, hoàn thiện nhân cách cho các em.
Vậy phòng chống TNXH trong học sinh là cách tốt nhất để gìn giữ cái gốc Quốc Hồn –
Quốc Túy của người Việt Nam.
Trên đây là một phần kinh nghiệm được rút ra qua tổng kết lý luận thực tiễn, ngõ hầu trao
đổi cùng đồng nghiệp một vấn đề nổi cộm trong nhà trường trong những năm gần đây, được
ngành giáo dục và toàn xã hội lo lắng chăm chú quan tâm theo dõi cùng tìm biện pháp giải quyết.
Với nhận thức tất cả vì đàn em thân yêu“Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm
năm trồng người” (Hồ Chủ Tịch). Trường chúng tôi xin trình bày đề tài đã dẫn. Xin trân trọng
tiếp thu tất cả những chỉ giáo thiết thực của quý thầy, quý cô và đồng nghiệp đã quan tâm đến đề
tài này.
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG B INH VÀ XÃ HỘI
SỐ 971/LĐTBXH-PCTNXH NGÀY 4 THÁNG 4 NĂM 2002
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG
TỆ NẠN XÃ HỘI NĂM 2002

Kính gửi: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
Trực thuộc trung ương.


Năm 2001, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng,
đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư và gia đình, các Chương trình hành động phòng chống
ma tuý, phòng chống tệ nạn mại dâm theo Quyết định số 150 và 151/2000/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ bước đầu đạt kết quả nhất định. Nhận thức của mọi người dân
trong xã hội về hiểm hoạ ma tuý, mại dâm ngày càng được nâng cao. Xuất hiện nhiều mô
hình phòng chống tệ nạn xã hội gắn với các chương trình kinh tế, xã hội, gắn với phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được các địa phương trong cả nước
tổng kết, nhân rộng. Nhiều địa bàn trọng điểm về tệ nạn xã hội chuyển hoá tích cực.
Tuy có cố gắng nhất định, song nhìn chung tệ nạn xã hội chưa giảm. Những kết quả
vừa qua sẽ thiếu vững chắc nếu không thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo
dục, buông lỏng quản lý, các tệ nạn xã hội sẽ gia tăng, gây lo ngại cho mọi gia đình, bức
xúc cho toàn xã hội.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: "Đề cao trách nhiệm của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể đối với tình trạng mãi dâm, ma tuý trên địa bàn.
Phát huy vai trò của từng người dân, từng cộng đồng tham gia đấu tranh ngăn chặn và
đẩy lùi các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn nghiện ma tuý". Vì vậy, công tác tuyên truyền
- giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội năm 2002 cần tập trung vào những vấn đề sau:
1. Yêu cầu:
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội phải tiến hành thường xuyên, sâu rộng,
đặc biệt coi trọng ở những địa bàn, cơ sở có nguy cơ cao vi phạm tệ nạn xã hội.
- Nội dung của công tác tuyên truyền vừa đảm bảo tính khoa học phổ thông, vừa
bám sát thực tế gắn với các mô hình kinh nghiệm.
2. Nội dung công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội
- Tuyên truyền về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn
bản hướng đẫn của các ngành, tổ chức, đoàn thể nhằm khẳng định trách nhiệm của các
cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể, của gia đình trong công tác
phòng chống tệ nạn xã hội.
- Tuyên truyền về bản chất của tệ nạn xã hội, tác hại của nó đối với mỗi người, gia
đình, cộng đồng. Thông tin cập nhật thực trạng, nguyên nhân phát sinh, tồn tại và phát

triển tệ nạn xã hội ở những địa bàn trọng điểm nhằm phát động nhân dân nâng cao trách
nhiệm, tìm cách làm phù hợp góp phần chuyển hoá địa bàn.
- Tuyên truyền, hướng dần cách phát hiện sớm và các biện phấp giáo dục, xử lý
hành vi có liên quan đến tệ nạn mại dâm, nghiện ma tuý.
- Tuyên truyền những gương người tốt, việc tốt, kinh nghiệm điển hình để khuyến
khích mọi người, mọi tổ chức đoàn thể tham gia.
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội ở nơi làm việc, các cơ sở kinh doanh
dịch vụ và trong các trường học với phương châm giáo dục phòng ngừa là chính.
3. Biện pháp tổ chức tuyên truyền
- Có kế hoạch thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin báo chí, đài phát
thanh, truyền hình xây dựng các chuyên đề, chuyên mục; ưu tiên tuyên truyền, giáo dục
dối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là những người có nguy cơ cao về tệ nạn xã hội.
- Tổ chức các chiến dịch tuyên ruyền ra quân thông qua các đoàn thực, tổ chức xã
hội, trường học.
- Tổ chức nói chuyện toạ đàm, giao lưu, tập huấn trao đổi kinh nghiệm về phòng
ngừa, ngăn chặn và đấu tranh giảm tác hại của tệ nạn xã hội ngay tại cộng đồng, cơ quan,
cơ sở sản xuất, trường học.
- Phối hợp với các đoàn thể, nhà trường xây dựng các mô hình câu lạc bộ, Đội hoạt
động xã hội tình nguyện. Xây dựng, từng bước nhân rộng mô hình "tư vấn" ngay tại cộng
đồng.
- Phối hợp xây dựng tài liệu hướng dẫn các văn bản pháp luật, tài liệu kinh nghiệm,
mô hình, kỹ năng tuyên truyền và tư vấn giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội (như Bản
tin PCTNXH, các tài liệu tham khảo) và ưu tiên cung cấp tài liệu cho xã, phường, khu
dân cư.
- Những địa bàn có điều kiện cần tổ chức các hoạt động thông qua hệ thông đài
phát thanh xã, phường.
- Tổ chức ký cam kết phòng chống tệ nạn mại dâm và ma tuý gắn với xây dựng xã,
phường văn hoá.
- Ngành Lao động thương binh và Xã hột địa phương kết hợp chặt các với Ban
khoa giáo Tỉnh ủy tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc tuyên truyền, triển khai thực

hiện các Chỉ thị 33, Chỉ thị 64 của Ban bí thư Trung ương Đảng.
4. Tổ chức thực hiện
Để triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống mại dâm và cai
nghiện phục hồi cho người nghiện ma tuý, ngành lao động Thương binh và Xã hội cần
làm tốt những việc sau:
- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền về phòng chống tệ nạn mại
dâm và cai nghiện phục hồi, tạo điều kiện cho các ngành, đoàn thể và cơ quan báo chí
phối hợp thực hiện.
- Thường xuyên giới thiệu thông tin cập nhật và tổ chức tập huấn cho dội ngũ cộng
tác viên trên địa bàn về kỹ năng tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
- Định kỳ (hàng quý, 6 tháng) thực hiện báo cáo đầy đủ, kịp thời kết quả công tác
tuyên truyền về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục phòng chống tệ nạn xã hội)
và coi đó là một trong những nội dung và chỉ tiêu của phong trào thi đua yêu nước trong
lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội năm 2002.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×