Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN mĩ thuật 09-01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.33 KB, 11 trang )

GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
I. TÊN ĐỀ TÀI
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẼ MÀU
TRONG PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TH & THCS A VAO”
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghệ thuật trang trí rất quan trọng đối với đời sống thẩm mĩ của con
người. Nó làm tăng thêm vẽ đẹp cho các sự vật đồng thời nó còn khẳng
định tính nghệ thuật cũng như người sử dụng sự vật đó.
Yếu tố quan trọng chiếm phần khẳng định tính nghệ thuật trong
trang trí chính là màu sắc. Màu sắc rất quan trọng đối với cảnh vật xung
quanh ta. Nếu cảnh vật không có màu sắc thì tất cả đều là bóng tối. Màu
sắc thể hiện mọi sắc thái, trạng thái trạng thái của sự vật củng như sự thể
hiện tình cảm của con người muốn truyền đạt qua sự vật
Chính vì vậy, không chỉ đối với nghệ thuật mà đối với tất cả các
nghành khoa học khác, nghiên cứu tìm hiểu màu sắc là một vấn đề thiết
thực cần quan tâm nhằm bổ xung và hổ trợ thêm cho kho kiến thức màu
sắc và cảm thụ về màu sắc của nhân loại.
Vì vậy, "Tìm hiểu màu sắc và cách sử dụng màu sắc của học sinh
THCS trong bài vẽ trang trí" là một đề tài cần được nghiên cứu nhằm hổ
trợ cho sự nghiệp giáo dục môn mĩ thuật trong chương trình của học sinh
THCS. Đó lí do của việc chọn đề tài này.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm tìm hiểu về sự cảm thụ màu sắc và cách sử dụng màu sắc
của học sinh THCS trong phân môn vẽ trang trí. Từ đó có biện pháp cụ
thể để động viên, khuyến khích các học sinh có tư duy màu sắc tốt đồng
“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
1
GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
thời khắc phục những hạn chế kiến thức và khả năng sử dụng màu ở một


số học sinh còn chậm trong việc sử dụng màu sắc.
- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của màu sắc trong nghệ
thuật hội họa. Hiểu được màu sắc do đâu mà có, sự chuyển biến màu sắc
trong thiên nhiên và sức ảnh hưởng của màu sắc đến tâm lí con người
qua kênh thị giác.
- Qua đề tài nghiên cứu này, còn giúp cho học sinh hiểu về giá trị
của màu sắc. Biết được màu sắc đem lại vẽ đẹp, sự vui tươi và phong
phú của cảnh vật. Đồng thời hiểu được ngôn ngữ màu sắc chính là cái
hồn, cái thần của sản phẩm hội họa. Nó giúp cho bài vẽ trở nên sống
động, tạo cảm hứng cho người thưởng thức.
- Là một giáo viên mĩ thuật, việc tìm hiểu đề tài này nhằm củng cố
kiến thức đầy đủ, vững vàng về màu sắc, có tri thức về màu sắc nhằm tạo
một tâm thế vững vàng khi đứng trên bục giảng. Bên cạnh đó, giáo viên
còn thông qua thực tế đối tượng giảng dạy nhằm nghiên cứu, tìm tòi sáng
tạo ra phương pháp tích cực, có khoa học nhằm truyền đạt kiến thức và
rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh
THCS A Vao.
- Ngoài ra, để nghiên cứu được đề tài này, người giáo viên cần tập
trung trí lực, nghiên cứu kỹ càng với một mục đích yêu nghề, yêu trẻ,
luôn luôn có thức không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng
như nhân cách của một người thầy giáo.
2. Cơ sở lí luận.
- Nghiên cứu các phương pháp dạy bài vẽ trang trí.
- Tìm hiểu lí luận, những nét đặc trưng về cảm thụ màu sắc và cách
sử dụng màu sắc của học sinh THCS A Vao.
- Nghiên cứu những bài tập ở lớp, ở nhà. Từ đó so sánh đối chiếu
“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
2
GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
với lí luận thực tiển để rút ra kết luận và đề ra hướng khắc phục khoa

học, hiệu quả.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối với môn mĩ thuật ở chương trình THCS có các phân môn cần
sử dụng đến màu sắc như: Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí. Phân môn
Thường thức mĩ thuật mặc dù không sử dụng màu trực tiếp, nhưng qua
phân môn này, học sinh củng gián tiếp cảm thụ được màu sắc qua các tác
phẩm nghệ thuật.
- Qua phân môn vẽ trang trí của hoc sinh THCS, đặc biệt là học
sinh trường TH&THCS A Vao. Việc tìm hiểu và sử dụng màu sắc có
nhiều yếu tố để khai thác như trong trang trí ứng dụng( lọ hoa, khăn để
đặt lọ hoa, trang trí lều trại, trang trí đầu báo tường ). Đối với đề tài
này, nhằm áp dụng cho thực tiển cho học sinh ở vùng cao như HS trường
TH&THCS A Vao, tôi chỉ chọn tìm hiểu màu sắc trong việc ứng dụng
màu của các em vào phạm vi trang trí các hình cơ bản như: Trang trí
hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật
- Cảm nhận về khái niệm, ý nghĩa và các cách sử dụng màu sắc
trong trang trí của HS trường TH&THCS A Vao.
- Ngôn ngữ màu sắc của học sinh thể hiện qua các giờ học vẽ trang
trí.
- Các tiết học vẽ trang trí ở các lớp 6, 7, 8, 9 của học sinh trường
TH&THCS A Vao.
- Học sinh các lớp 6, 7, 8, 9 trường TH& THCS A Vao.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Để tìm hiểu thành công đề tài với kết quả áp dụng được hiệu quả thì
“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
3
GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
phương pháp nghiên cứu góp một phần chủ yếu quan trọng. Đồng thời
cần có sự kết hợt hài hòa giữa các phương pháp sau:

- Phương pháp hệ thống hóa lí thuyết.
- Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp trực quan, quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra, có phiếu điều tra.
- Phương pháp lấy kiến chuyên gia.
- Phương pháp nghiên cưu luận.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng của vấn đề đặt ra.
Trang trí là nghệ thuật xắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối
đậm nhạt, màu sắc trên mặt phẳng hay không gian để tạo nên sản phẩm
đẹp, phục vụ đời sống con người.
Con người luôn yêu cái đẹp, luôn muốn làm đẹp cho cuộc sống. Từ
trong gia đình đến ngoài xã hội, ở đâu cũng có sự sắp xếp, tô điểm của
con người nhằm làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi.
Trong nhu cầu cao về thẩm mĩ đó, màu sắc đóng vai trò quan trọng
với chức năng thu hút và điều tiết cái gọi là “cảm thụ thẩm mĩ” trong
mỗi con người.
Vì vậy, nghiên cứu về phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong
phân môn vẽ trang trí ở HS THCS là vấn đề cần thiết, quan trọng nhằm
nâng cao cảm thụ thẩm mĩ cho lứa tuổi các em.
2. Tính thuyết phục của đề tài.
a. Tìm hiểu về màu sắc, cách sử dụng màu sắc và một số nguyên
“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
4
GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
tắc cơ bản trong vẽ trang trí.
- Ánh sáng chiếu dọi làm cho mọi vật có màu sắc. Ngược lại, trong
bóng tối thì mọi vật đều không có màu.
- Màu sắc làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi và

trở nên có nghĩa hơn. Chúng ta thử hình dung thế giới này không có
màu sắc thì cuộc sống sẽ vô vị và tẻ nhạt biết chừng nào?
- Màu sắc quanh ta rất phong phú và đa dạng. Quan sát thiên nhiên
ta thấy màu sắc thay đổi, biến ảo không cùng của biển trời, mây nước,
núi non ,sắc thái muôn màu muôn vẽ của cỏ cây, hoa, lá, chim, thú ,
và mọi vật đều được điểm tô những màu sắc lôi cuốn, hấp dẫn.
- Màu sắc trong thiên nhiên khi qua một lăng kính thuỷ tinh, chúng
ta thấy một hiện tượng gọi là quang phổ. Đó là sự phân tích màu sắc có
trong ánh sáng thành 7 màu riêng biệt: Đỏ- Cam- Vàng- Lục- Lam-
Chàm- Tím. Trong 7 màu này, có 3 màu nguyên chất và 4 màu do các
màu nguyên pha trộn thành.
+ Ba màu gốc là: Đỏ- Vàng- Lam.
+ Màu nhị hợp: Cam- Lục- Tím (Mỗi màu đều do 2 màu gốc pha
trộn thành)
+ Các cặp màu bổ túc: Đỏ- Lục. Cam- Lam. Vàng- Tím.
+ Các cặp màu tương phản: Đỏ - Vàng; Đỏ - Trắng; Vàng - Lục;
Vàng - Lam; Lam - Trắng.
+ Màu trung tín: Trắng và Đen. Là màu không thuộc hệ nóng hay
hệ lạnh, khi pha trộn màu trung tín với các màu khác thì sẽ làm cho các
màu đó đậm lên hay nhạt đi.
- Màu sắc khi để riêng lẻ thì chưa bộc lộ hết giá trị , chỉ khi phối hợp
chúng mới nhau màu sắc mới đem lại hiệu quả rõ ràng: Hoặc tươi sán,
“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
5
GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
hoặc êm dịu, trầm ấm hay loè loẹt, xám xỉn.
- Muốn có sự hài hoà khi dùng màu sắc phải nắm được quy luật hoà
sắc. Đó chính là sự hoà hợp màu sắc khi phối hợp chúng với nhau. Có
các loại hoà sắc như:
* Hoà sắc đồng màu.

* Hoà sắc nóng.
* Hoà sắc lạnh.
- Khi sử dụng màu cần lưu ý:
* Nên sử dụng màu trung gian cho màu sắc dẽ hoà hợp.
* Muốn màu nào đó thêm rực rỡ thì đặt cạnh màu bổ túc của nó.
* Phải có sự hài hoà giữa màu nóng và màu lạnh trong một bài vẽ.
* Phân bố màu hợp lí tong toàn bài vẽ.
- Khi vẽ màu cần tiến hành theo trình tự.
b. Một số nguyên tắc cơ bản trong vẽ trang trí.
- Nguyên tắc tương phản: Là cách sử dụng các yếu tố có tính chất
đối lập nhau nhằm lấy cái này để tôn cái kia lên.
- Nguyên tắc cân đối trong trang trí: Đó là sự sắp xếp hài hoà,
hợp lí giữa các mảng trong tổng thể. Không có mảng to quá phá vỡ
khung hình định dạng ban đầu hay mảng nhỏ quá làm cho bố cục lỏng
lẻo, vụn vặt.
3. Giải pháp đặt ra trong đề tài.
- Muốn HS cảm thụ và lĩnh hội một cách tối ưu về “phương pháp
phát triển kỹ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”, yêu cầu người
giáo viên phải có một công trình gọi là khoa học trong việc thiết kế từng
bài giảng. Bài giảng đó phải mang tính chất phù hợp với trình độ và khả
“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
6
GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
năng lĩnh hội của HS, có nghĩa là nó không quá cao siêu, trừu tượng hay
quá nhàm chán, tẻ nhạt. Nó phải có sự lôi cuốn tính tìm tòi và sáng tạo
ở HS.
- Bên cạnh đó người GV cần tự bồi dưỡng, tích luỹ kiến thức, tri
thức về chuyên môn nghiệp vụ nhằm bồi dưỡng thêm về những kiến
thức ngoài chương trình cho HS.
- Ngoài ra, để giải quyết có hiệu quả tính khả thi khi áp dụng đề

tài. Người GV cần sưu tầm các bài trang trí với màu sắc phong phú, đa
dạng và sử dụng tư liệu đó một cách có hiệu quả trong từng tiết dạy.
Giúp cho HS có một sự cảm thụ màu sắc trong bà trang trí cơ bản đầy đủ
khi tham gia tiết học ở lớp.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Qua quá trình giảng dạy và áp dụng tính khả thi của đề tài trong
học kì I tại trường TH& THCS A Vao, kết quả thu được như sau.
* Ở lớp 9: Khảo sát trên 24 bài vẽ trang trí của HS, có 8 bài xếp
loại Giỏi, 12 bài loại Khá, 4 bài loại Đạt và không bài loại chưa đạt
* Ở lớp 8a: Khảo sát trên 20 bài vẽ trang trí của HS, có 5 bài xếp
loại Giỏi, 10 bài loại Khá, 4 bài loại Đạt và 1 bài loại Chưa đạt
* Ở lớp 8b: Khảo sát trên 23 bài vẽ trang trí của HS, có 7 bài xếp
loại Giỏi, 13 bài loại Khá, 2 bài loại Đạt và 1 bài loại Chưa đạt
* Ở lớp 7a: Khảo sát trên 26 bài vẽ trang trí của HS, có 7 bài xếp
loại Giỏi, 15 bài loại Khá, 3 bài loại Đạt và 1 bài loại Chưa đạt
* Ở lớp 7b: Khảo sát trên 26 bài vẽ trang trí của HS, có 6 bài xếp
loại Giỏi, 12 bài loại Khá, 5 bài loại Đạt và 3 bài loại Chưa đạt
* Ở lớp 6a: Khảo sát trên 33 bài vẽ trang trí của HS, có 10 bài xếp
loại Giỏi, 15 bài loại Khá, 4 bài loại Đạt và 4 bài loại Chưa đạt
“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
7
GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
* Ở lớp 6b: Khảo sát trên 33 bài vẽ trang trí của HS, có 9 bài xếp
loại Giỏi, 17 bài loại Khá, 5 bài loại Đạt và 2 bài loại Chưa đạt.
* Một số bài trang trí của học sinh các lớp sau khi áp dung đề tài
(trang sau)
Do thời gian áp dụng tính thực tiễn của đề tài chưa nhiều, vì thế kết
quả thu được vẫn chưa khả quan so với mục tiêu đặt ra ban đầu của đề
tài.
VII. KẾT LUẬN.

Để trở thành người giáo viên tốt dưới mái trường xã hội chủ
nghĩa, trước hết mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm
tòi học hỏi, đồng thời bổ sung tinh thần yêu nghề mến trẻ thể hiện sự
nhiệt huyết của bản thân với ngành nghề mình đã chọn. Mỹ thuật loại
hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp, vì vậy dạy mỹ thuật nói chung và phân
môn vẽ tranh nói riêng cần phải làm cho học sinh phấn khởi mong muốn
vẽ đẹp, thể hiện cảm xúc của mình qua bài vẽ.
Phân môn vẽ trang trí có hoạt động thực hành là chủ yếu vì vậy
cần luyện tập nhiều bài. Trong khi dạy học sinh làm bài , giáo viên cần
bao quát lớp đễ theo dỏi giúp đỡ, gợi ý , điều chỉnh, bổ sung những gì
cần thiết.
Qua quá trình công tác, trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy, bản
thân củng đã rút ra được một số kinh nghiệm bổ sung vào vốn kiến thức
hiện có, để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình
đã lựa chọn. Rằng trước hết mỗi giáo viên đứng lớp không chỉ truyền đạt
kiến thức đầy đủ cho học sinh mà phải gần gủi với học sinh , nắm bắt
được tâm tư tình cảm của học sinh, biết được từng đối tượng học sinh để
có cách xữ lý phù hợp với từng trường hợp xảy ra. luôn trăn trở với công
tác giảng dạy của mình làm thế nào để tiết dạy có hiệu quả nhất, vì sao
các em thể hiện bài vẽ như thế này, mà không như thế kia? do đâu? cần
“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
8
GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
bổ sung và sửa chửa những vần đề gì? vv Chính điều đó làm tôi thầm
nghĩ , ngay từ bây giờ mình phải cố gáng rèn luyện tất cả các mặt nhiều
hơn nữa để xứng đáng là người giáo viên dạy giỏi, trau dồi những kiến
thức, học hỏi bạn bè, đúc rút kinh nghiệm tạo cho mình một phong thái
khi đứng lớp, tạo điều kiện đầy đủ đễ có thể đáp ứng yêu cầu của công
tác giảng dạy, xứng đáng là người giáo viên của thời đại mới.
VIII. ĐỀ NGHỊ.

- Cung cấp nguồn tài liệu tại thư viện nhà trường, chủ yếu là nguồn
tranh ảnh minh họa các bài vẽ trang trí như: Trang trí hình vuông, tròn,
chữ nhật, đường diềm…
- Do đồ dùng học tập của cơ sở hiện hành còn thiếu nhiều. Tranh,
ảnh minh hoạ trong SGK còn sơ sài, nhiều màu còn sai.
- Đôi khi những mẫu vật theo yêu cầu phân môn “vẽ theo mẫu” còn
khó tìm như bài 23-24 MT7 vẽ theo mẫu cái ấm tích và cái bát. bài 7-8
“Tượng chân dung” ở lớp 9
Vậy kiến nghị: Tranh, ảnh minh họa số lượng tương đối đầy đủ để
đáp ứng bài giảng ngày càng tốt hơn.
A Vao, ngày 30/ 3/ 2010
Giáo viên thực hiện

Hồ Bá Phước Hưng
“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
9
GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
IX. TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU.
1. Ưng Thị Châu, Trịnh Thiệp. Mĩ thuật và phương pháp dạy học
mĩ thuật. NXB Giáo dục 1997.
2. Bài giảng mĩ thuật - Phương pháp giảng dạy mĩ thuật. Hồ Văn
Thuỳ. Nhà xuất bản Giáo dục- 2006.
3. Nguyễn Quốc Toản. Giáo trình Mĩ thuật. NXB Giáo dục, 1998.
4. Phan cẩm Thượng, Nguyễn Quân. Mĩ thuật của người Việt, năm
xuất bản 1989.
5. Nguyễn Quân. Tiếng nói của hình và sắc. NXB Văn hoá,1986.
6. Nguyễn Quân. Ghi chú về nghệ thuật.NXB Mĩ thuật,1990.

“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
10

GV: Hồ Bá Phước Hưng Trường TH& THCS A Vao
MỤC LỤC: Trang
I. Tên đề tài 1
II. Lí do chọn đề tài 1
III. Cơ sở lí luận. 1
IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 3
V. Nội dung nghiên cứu. 4
VI. Kết quả nghiên cứu. 7
VII. Kết luận. 8
VIII. Đề nghị. 9
IX. Tài liệu sử dụng. 10
Mục lục. 11
“Một số phương pháp phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”
11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×