Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

cách thức vận dụng quản lý ca trong công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.85 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Khi xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là cuộc sống của người dân
ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những người may mắn có được cuộc
sống tốt đẹp, hạnh phúc thì còn có không ít người phải chịu những thiệt thòi,
mất mát như: trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, người mắc bệnh hiểm nghèo,
HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, ung thư…Trong đó phải kể đến người khuyết tật.
Số lượng người khuyết tật hiện nay ở nước ta là khá đông và họ cần có sự trợ
giúp hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là cộng đồng xã hội. Và vai
trò của nhân viên Công tác xã hội nhằm trợ giúp cho những đối tượng yếu thế
là vô cùng quan trọng. Với người Khuyết tật – đối tượng gặp khó khăn cả về
thể chất và tinh thần thì việc hỗ trợ, giúp đỡ họ càng trở lên cần thiết và cần
được quan tâm hơn cả.
NỘI DUNG
I. Vấn đề chung về người khuyết tật.
1. Khái niệm khuyết tật và các khái niệm liên quan.
1.1. Khái niệm khuyết tật.
Theo phân lọai của tổ chức y tế Thế giới thì có ba mưc độ suy giảm:
khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật.
* Khiếm khuyết: là chỉ sự mất mát hoặc không bình thường của cấu
trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và tâm lý.
* Khuyết tật: chỉ sự giảm thiểu chức năng hoạt động và là hậu quả của
sự khiếm khuyết.
* Tàn tật: Chỉ tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm
khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của
họ.
* Theo đó quan điểm của tổ chưc y tế người khuyết tật: người khuyết
tật trở thành người tàn tật là do thiếu cơ hội tham gia các hoạt động xã hội
và có một cuộc sống giống như các thành viên khác. Do đó, khuyết tật là một
hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các
tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống.


Từ khái niệm trên có thể thấy hai thuật ngữ này để chỉ cùng một khái niệm
hiện nay vẫn đang được dùng song song trên các phương tiện thông tin đại
chúng và văn bản pháp quy. Nhưng thông thường từ “ khuyết tật” vẫn được
cho là mang sắc thái tình cảm, ý nghĩa tốt hơn từ “ tàn tật”. “ khuyết tật”
mang nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng còn phục hồi và còn
hy vọng. Ngược lại, “ tàn tật” gợi đến hình ảnh tiêu cực, tạo cảm giác không
còn khả năng gì, ảnh hưởng đến tương lai và điều đó cũng có ảnh hưởng
không tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn của người khuyết tật.
1.2. Khái niệm người khuyết tật.
* Xét từ góc độ quyền con người: theo tuyên ngôn về quyền con người
của người khuyết tật của Liên Hợp Quốc. Người khuyết tật có nghĩa là bất cứ
những người nào không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của bản thân
mình từng phần hay toàn bộ những sự cần thiết của một cá nhân bình thường
hay cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh trong
những khả năng về thể chất hay trí tuệ của họ.
* Xét từ góc độ xã hội: Theo quan niệm của Ủy ban kinh tế Châu Á –
Thái Bình Dương. Khuyết tật là sự mất mát hoặc hạn chế cơ hội để tham gia
vào đời sống cộng đồng ở mức độ bình đẳng như những các nhân bình
thường khác.
* Từ góc độ lao động: Theo quan niệm của tổ chức Lao động quốc tế
( ILO). Người khuyết tật là người triển vọng tìm kiếm và duy trỳ việc làm, duy
trỳ sự tiến bộ trong một công việc thích hợp bị hạn chế đáng kể do những tổn
thương về thể lực và trí tuệ.
* Từ góc độ y học: Theo tổ chức Y tế Thế giới, người tàn tật là những
người không bình thường và đựơc chia làm 4 mức độ khác nhau.
- Khuyết tật: là mức nhẹ nhất, có thể là sự khiếm khuyết, giảm sút hoặc
rối lọan cơ cấu tổ chức hoặc giải phẫu.
- Mất khả năng: là giảm mất khả năng thực hiện một hoạt động chức
năng trong điều kiện hoặc phạm vi bình thường do người khuyết tật gây ra.
- Tàn tật: là sự mất mát, thiệt thòi do khuyết tật gây ra khiến họ không

thực hiện được một phần hay toàn bộ công việc mà một người bình thường có
thể thực hiện được ( có tính đến yếu tố giới tính và tuổi tác).
- Tàn phế: là tàn tật nặng về thể lực, trí lực, cuộc sống của họ phụ thuộc
vào ngườ thân và cộng đồng.
* Theo quan niệm của Việt Nam ( pháp lệnh về người tàn tật): người
tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật hoặc bị khiếm khuyết một
phần hay nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những
dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho hoạt
động sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
2. Quan điểm và luật pháp của Đảng, Nhà nước về người khuyết tật.
Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam định nghĩa người tàn tật như sau: “Không phân biệt nguồn gốc gây ra
tàn tật, người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm
khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó
khăn
Thống kê của Chính phủ Việt Nam năm 2003 cho thấy có trên 5 triệu người
khuyết tật, chiếm 6,3% tổng dân số. Theo giới tính thì, 63,5% người khuyết
tật là nam giới và chỉ có 36,5% là nữ, các con số thống kê khác mới hơn ở 4
tỉnh Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai cho kết quả tương tự trong
đó nam giới vẫn chiếm nhiều hơn với con số xoay quanh khoảng 60%
Chính phủ Việt Nam đã thông qua và thực thi nhiều luật, chính sách, quy định
và sáng kiến liên quan đến người khuyết tật, kể cả quyền tiếp cận việc làm bền
vững và hiệu quả, trong đó phải kể đến những văn bản chủ yếu sau:
* Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội
thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2001. Việc bảo vệ người khuyết tật được
nêu tại Điều 59 và 67.
* Pháp lệnh Người Khuyết tật (1998). Điều 9 nghiêm cấm mọi hành vi
phân biệt đối xử hoặc ngược đãi người khuyết tật.
* Bộ Luật Lao động (năm1994). Phần III của Bộ Luật quy định về việc

làm cho người khuyết tật tại cơ quan và doanh nghiệp. Điều 123 nêu chỉ tiêu
2% đến 3% lực lượng lao động trong doanh nghiệp phải là người khuyết tật.
* Luật Đào tạo Nghề (năm 2006)
* Bộ Quy chuẩn và Tiêu chuẩn về tiếp cận đối với người khuyết tật
(2002), đưa ra những tiêu chuẩn tiếp cận cấp quốc gia.
* Ban Điều phối Quốc gia về Vấn đề Người khuyết tật (2001).
* Đề án Trợ giúp Người Khuyết tật của Chính phủ giai đoạn 2006-2010.
Được phê duyệt tháng 10 năm 2006. Đề án đưa ra phương pháp tiếp cận toàn
diện đối với vấn đề người khuyết tật với việc mở rộng đối tượng tham gia đề
án và có sự tham gia của nhiều bộ ngành liên quan.
* Giáo dục hòa nhập tầm nhìn tới năm 2015. Chính phủ đặt mục tiêu
thực hiện giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật vào năm 2015.
* Luật Người Khuyết tật mới đang được dự thảo (từ tháng 5 năm 2009)
và dự tính được Quốc hội thông qua vào năm 2010.
Việt Nam vẫn được sự trợ giúp của quốc tế để hỗ trợ người khuyết tật, như
trong năm 2008, Hoa Kỳ đã tài trợ hơn 2,6 triệu USD mở rộng hai dự án trợ
giúp người khuyết tật tại Việt Nam.
3. Phân loại người khuyết tật.
Có nhiều cách phân loại người khuyết tật khác nhau có thể chia:
* Người khuyết tật có 3 dạng khuyết tật là khuyết tật vận động, khiếm
thị và khiếm thính. Đối với từng dạng khuyết tật có những tính chất và cách
thích ứng xã hội khác nhau.
Sự khuyết tật có thể được phân loại theo các loại hình sau:
- Vật lý.
- Các giác quan ( nghe/nhìn).
- Trí tuệ.
- Tâm lý.
Có nhiều cấp độ của khuyết tật
- Nhẹ: Cá nhân có thể yêu cầu ít hoặc không cần yêu cầu giúp đỡ để thực
hiện một hành vi cụ thể nào đó

- Trung bình: người đó cần một sự giúp đỡ nhỏ để thực hiện các hành vi
thông thường.
- Cao: cá nhân đó cần sự giúp đỡ đáng kể trong mọi hoạt động thường
nhật.
* Phân loại người khuyết tật ở góc độ y học và xã hội thì khuyết tật
được được chia làm 8 loại.
- Khuyết tật học tập.
- Khuyết tật về tinh thần.
- khuyết tật về cơ thể.
- Bại liệt hoặc sự rối loạn về vận động.
- Khuyết tật về ăm ngữ.
- Khuyết tật về cảm giác.
- Khuyết tật đa thể.
- Sự rối lọan về nhân cách.
4. Thực trạng người khuyết tật.
Theo thống kê mới đây của Viện nghiên cứu và Phát triển xã hội và Viện
Nghiên cứu Dư luận xã hội tại 8 tỉnh thành, hiện cả nước có khoảng 6,7 triệu
người khuyết tật, chiếm 8% dân số, trong đó có 400.000 NKT nặng, có tới
42% NKT tự đánh giá tình trạng sức khoẻ của mình kém hơn rất nhiều so với
người không khuyết tật; khoảng 20% NKT và 95% NKT nặng trong độ tuổi
lao động không đi làm. Tỷ lệ NKT có thu nhập bao gồm lương, trợ cấp và phúc
lợi ngoài lương thấp hơn nhiều so với người không khuyết tật, khoảng một
nửa số NKT có mức lương tháng trung bình từ 1,25 triệu đồng trở xuống.
Ngoài ra, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT vẫn đang diễn ra hàng
ngày và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, lao động, học tập của NKT. Hiện
số NKT bị kỳ thị cao nhất là dạng khuyết tật giao tiếp với 95,5%, khuyết tật trí
não là 81% và khuyết tật trong tự chăm sóc bản thân là 80%.
Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã có rất nhiều chính
sách hỗ trợ NKT nhưng vẫn còn những vấn đề mà NKT đang gặp phải vẫn là
sự kỳ thị và phân biệt đối xử, số đông NKT chưa biết hoặc chưa có điều kiện,

khả năng tiếp cận, hiểu biết về những chính sách ưu đãi dành cho họ , điều đó
đã dẫn đến khả năng hòa nhập và phát triển của NKT bị hạn chế. Mặt khác,
NKT thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết của cơ thể, các chức năng xã hội
của họ có thể bị suy giảm.
Từ thực tế này, sự tham gia của nhân viên CTXH sẽ giúp NKT tiếp cận với các
nguồn lực, tư vấn cho họ phát huy khả năng, trình độ để NKT trở nên mạnh
mẽ hơn, tự tin sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào
các hoạt động xã hội, có cơ hội được lao động, học tập như những người bình
thường. Nhân viên CTXH cũng sẽ tham vấn cho NKT có điều kiện tiếp cận để
được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, làm việc,
trợ giúp pháp lý, giúp họ hiểu và nắm bắt được các quyền của họ theo quy
định của pháp luật
Nhân viên CTXH cũng có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong tiến trình
tạo ra sự thay đổi tích cực đối với đời sống của NKT, thúc đẩy môi trường xã
hội, bao gồm chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để NKT dễ dàng hòa
nhập xã hội. Nhân viên CTXH còn là người tư vấn, giới thiệu những chính sách
an sinh xã hội mà NKT được hưởng như miễn hoặc giảm một số khoản đóng
góp cho các hoạt động xã hội, tiếp cận dễ dàng hơn với các công trình,
phương tiện giao thông công cộng, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và tham
gia đào tạo kỹ năng sống, tổ chức các dịch vụ nâng cao khả năng sống độc lập
của NKT.
II. Vận dụng Công tác xã hội với người khuyết tật
1. Mô tả về hoàn cảnh của thân chủ ( TC)
Anh Trịnh Văn T ( 30 tuổi) và chị Cao Thị M ( 28 tuổi) đều là người
khiếm thính, họ kết hôn với nhau và có một bé trai Trịnh Văn K ( 5 tuổi) hai
anh chị đã quen nhau trong thời gian theo học tại trường khiếm thính. May
mắn bé K không bị ảnh hưởng bởi cha mẹ, mà bé khoẻ mạnh, bình thường và
rất ngoan ngoãn, yêu thương bố mẹ. Tuy nhiên, khi em đi học lại hay bị bạn bè
hắt hủi và nói trêu về tình trạng của bố mẹ em làm em rất buồn và mặc cảm
về hoàn cảnh của gia đình mình. Hiện tại anh T không có việc làm, chị M làm

nghề may tại địa phương với đồng lương ít ỏi. Anh chị gặp khó khăn về kinh
tế, và việc cho con ăn học cũng khó khăn. Có vấn đề về giao tiếp với cộng đồng,
và ngay cả với con cái và nơi làm việc. Chính vì vậy chị cũng gặp nhiều khó
khăn và rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các ban ngành đoàn thể có thể trợ
cấp được giúp gia đình anh vượt qua khó khăn cũng như hỗ trợ, giúp đỡ con
trai anh không bị mặc cảm với bạn bè và bạn bè trêu đùa hay hắt hủi nữa. Bố
mẹ hai bên của anh chị đều mất cả, vì vậy anh chị cũng không nhận được sự
trợ giúp từ gia đình hai bên.
2. Tiến trình Công tác xã hội với Người khuyết tật ( NKT)
Tiến trình công tác xã hội trợ giúp người khuyết tật qua 5 bước.
2.1. Bước 1: Tiếp nhận thông tin và đánh giá sơ bộ TC
Tiếp nhận trường hợp của gia đình anh T, chị M và cháu K. Gia đình anh
là gia đình khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt. Cả hai anh chị đều là người
khuyết tật. Tuy nhiên, gia đình anh chị chưa nhận được sự trợ giúp từ chính
quyền địa phương hay các cơ quan đoàn thể khác.
Anh chưa có công việc ổn định, chị thì làm nghề may vá đồng lương
không đủ trang trải cuộc sống của gia đình, trong khi đó cháu K còn đang đi
học và còn nhỏ. Kinh tế gia đình anh T và chị K rất khó khăn. Mặc dù vậy gia
đình anh chị lại chưa nhận đựơc sự trợ giúp từ các cơ quan ban ngành, đặc
biệt là việc anh chị thuộc diện gia đình khuyết tật.
Mong muốn của anh chị hiện nay là nhận được sự trợ giúp từ chính
quyền địa phương, các ban ngành có liên quan quan tâm, giúp đỡ, tào điều
kiện hỗ trợ việc làm cũng như về kinh tế giúp gia đình anh chị vượt qua khó
khăn, có việc làm để cải thiện cuộc sống gia đình, nuôi con ăn học. Và đặc biệt
à việc con trai anh chị bị các bạn kỳ thị, hắt hủi và hay trêu chọc vì có bố mẹ là
người khuyết tật, cụ thể là anh chị bị khiếm thính.
Khó khăn trong giao tiếp cũng trở thành khó khăn trong việc anh chị
daỵ dỗ con cái. Bé K đang tuổi ăn học và tuổi lớn. Việc giao tiếp, giáo dục con
cái của anh chị khó khăn vì anh chị là người khuyết tật, giao tiếp giữa bố mẹ
và con cái có nhiều khó khăn như: con nói mà bố mẹ không nghe thấy, hoặc

khi giao tiếp không hiểu được ý của nhau….
Trong bước đầu tiên, nhân viên xã hội đã tiếp nhận thông tin và đánh
giá sơ bộ về thân chủ cũng như vấn đề của thân chủ. Bằng các kỹ năng quan
sát, lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm…
Mô tả về thân chủ
- Thân chủ: Gia đình anh Trinh Văn T
STT Họ và tên
Tuổ
i
Tình trạng hiện nay Nghề nghiệp
1 Trịnh Văn T 30 Còn sống, bị khiếm thính Không có việc làm
2 Cao Thị M 28 Còn sống, bị khiếm thính Có việc làm, nhưng
bấp bênh
3 Trịnh Văn K 5 Còn sống Đang đi học
Nhìn vào bảng mô tả về gia đình anh T có thể thấy gia đình anh rất khó khăn,
cuộc sống bấp bênh, vất vả. Và việc trợ giúp gia đình anh là điều cần thiết.
2.2. Bước 2: Xác minh, đánh giá toàn diện
Sau khi tiếp nhận thông tin và đánh giá sơ bộ về thân chủ K và hoàn
cảnh gia đình anh, bước đầu đã xác định được gia đình anh K có anh và vợ
anh là người khuyết tật, có con nhỏ và đang đi học mẫu giáo. Kinh tế gia đình
anh K rất khó khăn: anh không có việc làm, thu nhập chỉ phụ thuộc vào vợ
anh, nhưng công việc của vợ anh – chị M lại bấp bênh, và lại có con nhỏ.
Từ việc tiếp nhận thông tin và đánh giá sơ bộ về thân chủ K, có thể tiến
tới xác minh, đánh giá toàn diện về thân chủ cũng như vấn đề của thân chủ.
Vấn đề của thân chủ là gặp khó khăn về kinh tế, là người khuyết tật nhưng
chưa nhận được sự trợ giúp từ phía các ban ngành đoàn thể, cơ quan nào.
Để xác minh, đánh giá toàn diện về thân chủ, có thể đi từ việc phân tích
nguyên nhân, xác định vấn đề ưu tiên từ phía thân chủ cũng như gia đình
thân chủ: Nguyên nhân kinh tế gia đình anh khó khăn xuất phát từ việc hai vợ
chồng anh là người khuyết tật, anh không có việc làm và vợ thì công việc bấp

bênh, con nhỏ lại đang trong độ tuổi ăn học. Trong khi đó gia đình anh chưa
nhận được sự trợ cấp nào từ các cơ quan ban ngành.
Khó khăn về kinh tế
Hai vợ chồng là người khuyết tật Con còn nhỏ, đang trong độ tuổi ăn học
Chồng không có việc làm Con cần (ền để ăn học
Bị bạn bè xa lánh, trêu chọc
Vợ việc làm bấp bênhKhông được nhận trợ cấp của người khuyết tật
* Cây vấn đề
Cây vấn đề của gia đình anh Trịnh Văn T
Ông ngoại
Bà ngoại
Bà nội
Ông nội
Chị M
Anh T
Em K
Nhận xét:
Từ cây vấn đề của gia đình anh T cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn
đến việc gia đình anh T có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế: Xuất phát từ việc
anh T – là người trụ cột của gia đình nhưng không có việc làm; vợ anh thì
công việc bấp bênh, trong khi đó hai vợ chồng anh chưa nhận được sự trợ cấp
từ nhà nước, điều đặc biệt là hai vợ chồng anh lại là người khiếm thính, khó
khăn trong mọi sinh hoạt của cuộc sống, đặc biệt là giao tiếp. Con trai anh chị
còn nhỏ, cần tiền để ăn học, và tuy còn nhỏ nhưng con đi học hay bị bạn bè xa
lánh, hắt hủi và trêu chọc vì là con của người khuýêt tật… tất cả những
nguyên nhân đó dẫn đến kinh tế của gia đình anh vô cùng khó khăn, và việc để
anh hay chị kiếm được một công việc làm tốt, ổn định và có thu nhập cao là
việc không hề dễ dàng chút nào. Cũng chính vì nguyên nhân khuýêt tật cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến con trai anh, đến cuộc sống hiện tại lẫn tương lai
của con anh sau này. Bị bạn bè trêu chọc, hắt hủi cũng dẫn đến việc bé bị ảnh

hưởng đến tâm lý và sống thu mình lại.
* Sơ đồ phả hệ
Sơ đồ phả hệ gia đình anh T
Chú giải:
Phụ nữ
Đàn ông ;
Kết hôn Ly hôn
Chết
Không quan hệ
Quan hệ thân thiết
Nhận xét:
Nhìn vào sơ đồ phả hệ của gia đình anh T có thể thấy gia đình anh rất
khó khăn. Bố mẹ hai bên đều mất, bản thân anh chị lại là người khuyết tật, lại
có con nhỏ 5 tuổi, đang tuổi ăn tuổi học, lại không nhờ được sự giúp đỡ của bố
mẹ hai bên. Em K còn nhỏ tuổi, bố mẹ đang trong tuổi lao động nhưng lại
không có công ăn việc làm ổn định, và nếu bố mẹ có đi làm thì cũng khó khăn
khi không có người chăm sóc cho K.
K đi học, còn nhỏ trong khi đó điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố
mẹ chưa nhận được trợ cấp từ các ban ngành đoàn thể nên việc em thiếu thốn
cả về tình cảm của ông bà nội ngoại hai bên lẫn thiếu thốn về vật chất. Trong
khi đó em đi học lại hay bị bạn bè trêu đùa, chọc ghẹo về tình cảnh của bố mẹ
em.
Bố mẹ thương yêu và luôn quan tâm lo lắng cho K, tuy nhiên, việc giao
tiếp giữa K và bố mẹ cũng khó khăn.
Để tìm hiểu cũng như hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của gia đình anh T có
thể thông qua biểu đồ sinh thái. Qua biểu đồ sinh thái có thể thấy rõ ràng hơn
mối quan hệ của gia đình anh T với các mối quan hệ bên ngoài như: họ hàng
Gia đình anh T
Gia đình mở rộng
Hàng xóm láng giềng

Trường học
Hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
Hội người khuyết tật
Chính quyền địa phương
Bạn bè
Bệnh viện
hai bên nội ngoại, hàng xóm láng giềng, trường học, bệnh viện, hội người
khuýêt tật…
Về quan hệ giữa gia đình anh T với bố mẹ hai bên nội, ngoại không có
quan hệ, vì ông bà hai bên đều đã mất. Trước kia, khi ông bà còn sống thì có
sự hỗ trợ giúp đỡ với gia đình anh T, nhưng kho ông bà nội ngoại hai bên mất
thì sự hỗ trợ đó không còn nữa. Khó khăn lại càng khó khăn hơn với gia đình
anh chị. Khó khăn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt tinh thần. Con
cái không có người đỡ đần trông nom, kinh tế không ổn định, công việc bấp
bênh… tất cả những điều đó, công với việc anh chị là người khuyết tật khiến
cho gia đình anh càng trở nên khó khăn và rất cần đến sự trợ giúp.
* Biểu đồ sinh thái
Biểu đồ sinh thái của gia đình anh T
Ký hiệu biểu đồ sinh thái:

Quan hệ 2 chiều Trước có quan hệ sau không có quan hệ
Quan hệ không khăng khít
Mối quan hệ một chiều
Nhận xét:
Qua biểu đồ sinh thái của gia đình anh T cho thấy, gia đình anh và môi
trường xung quanh có mối quan hệ chưa thật sự khăng khít. Có chăng, mối
quan hệ xuất phát từ phía gia đình anh nhiều hơn là mối quan hệ từ chiều
ngoài đến gia đình.
Về phía gia đình mở rộng, khi ông bà nội, ngoại hai bên đều mất thì gia
đình anh cũng không nhận được nhiều sự trợ giúp từ họ hàng hai bên. Chính

vì vậy mối quan hệ của gia đình anh T với gia đình mở rộng là quan hệ trước
có quan hệ, sau không có quan hệ.
Hàng xóm láng giềng có mối quan hệ không khăng khít với gia đình anh
T. Vì khi bản thân anh chị là người khuyết tật, lại có khó khăn về kinh tế, con
nhỏ nhưng không nhận được nhiều sự trợ giúp từ hàng xóm láng giềng. Sự
quan tâm chưa thật sâu sắc cũng như chưa có những hỗ trợ thiết thực đến
gia đình anh chị T. Vì hàng xóm láng giềng cũng có thể giúp anh chị T kiếm
một công việc nhẹ nhàng để làm việc và ổn định cuộc sống hay cũng có thể hỗ
trợ anh chị trong việc nuôi cháu K như: trông nom K giúp anh chị khi anh chị
vắng nhà hay có công việc bận…
Vì là người khuyết tật nên anh chị và bệnh viện có mối quan hệ qua lại
với nhau. Anh chị cần đến sự trợ giúp, giúp đỡ của bệnh viện đề chăm sóc cho
bản thân những lúc ốm đau, bệnh tật và cũng mong có ngày chữa khỏi bệnh
của mình. Và bản thân anh chị có con nhỏ cũng cần đến sự giúp đỡ của bác sỹ.
Bệnh viện là nơi khám, chữa bệnh cho người dân, chính vì vậy, dù anh chị
nghèo hay khuyết tật thì bệnh viện cũng cần khám và chưa trị cho anh chị, vì
vậy mối quan hệ giữa gia đình anh T, chị Mai và cháu K với bệnh viện là quan
hệ hai chiều. Có sự tác động qua lại giữa gia đình anh T và bệnh viện.
Gia đình anh T có cháu nhỏ là K, cháu mới 5 tuổi, đang trong tuổi ăn
học chính vì vậy gia đình anh có mối quan hệ hai chiều với nhà trường. Nhà
trường là nơi dạy dỗ, trau dồi kiến thức cho học sinh, và cũng là nơi chuẩn bị
hành trang, dạy những kỹ năng, cách ứng xử của trẻ khi lớn lên sau này. Và K
– con trai anh chị T cần được học tập để phát triển cả về thể chất và tinh thần.
Chính vì thế, quan hệ giữa gia đình anh T và nhà trường là quan hệ hai chiều.
Gia đình anh T cần và rất cần đến sự trợ giúp, giúp đỡ từ chính quyền
địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần. Gia đình anh có hai vợ chồng là
người khuyết tật vì vậy anh chị cần và có đủ điều kiện để được nhận trợ cấp
người khuyết tật theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng vì một lý do nào
đó mà chính quyền địa phương chưa giải quyết cũng như chưa hướng dẫn
cho gia đình anh chị hưởng trợ cấp khuyết tật. Vì vậy, quan hệ giữa gia đình

anh chị và chính quyền địa phương là quan hệ một chiều, chiều từ phía gia
đình anh chị đến chính quyền địa phương còn chính quyền địa phương chưa
có quan tâm đến gia đình anh chị.
Hội người khuyết tật trước có quan hệ với anh T và chị M do trước đây
anh chị đã từng theo học tại trường. Nhưng từ khi anh chị kết hôn và không
học ở đó nữa thì quan hệ giữa hội người khuyết tật và anh chị cũng không có
quan hệ nữa.
Bạn bè cũng không quan tâm nhiều đến gia đình anh chị vì anh chị là
người khuyết tật, khó khăn trong giao tiếp. Chính vì vậy bạn bè cũng không
nhiều và đa số những bạn bè của anh chị cũng là người khuyết tật nên trợ
giúp anh chị cũng khó khăn. Tuy nhiên, anh chị vẫn rất quan tâm và cần đến
sự trợ giúp của bạn bè, người quen… đặc biệt là trong việc giúp anh chị tìm
kiếm một công việc để ổn định cuộc sống.
Hội phụ nữ, đoàn thanh niên…có mối quan hệ một chiều với gia đình
anh chị, nhưng quan hệ một chiều đó lại là từ phía gia đình anh T, gia đình
anh cần đến sự trợ giúp của các ban ngành đoàn thể, tuy nhiên, sự trợ giúp đó
gần như vẫn chưa có hồi âm.
Từ việc đánh giá thông qua cây vấn đề, sơ đồ phả hệ và biều đồ sinh thái
có thể đánh giá tổng quát về điểm mạnh, điểm yếu của gia đình anh chị T.
* Điểm mạnh, điểm hạn chế của gia đình anh T
Điểm mạnh
Anh T Chị M Cháu K
Ông bà nội,
ngoại
Là người chăm
chỉ, yêu thương
vợ con
- Có ý chí, muốn
làm việc để nuôi
sống gia đình

Chăm chỉ, chịu
thương chịu khó
Yêu chồng
thương con
Hết lòng vì gia
đình
Ngoan ngoãn,
chăm học, yêu
thương bố mẹ
Yêu thương con
cháu
Điểm hạn chế
Là người khuyết
tật
Không có việc
làm
Gia đình nghèo
khó
Có con nhỏ, đang
trong thời kỳ ăn
học
Là người khuyết
tật
Việc làm bấp
bênh
Chồng không có
việc làm, con
đang trong thời
gian ăn học
Còn nhỏ, đang đi

học
Bị bạn bè hắt hủi,
xa lánh
Đã chết
Qua bản đánh giá về điểm mạnh, điểm hạn chế của gia đình anh T đã
cho thấy rõ nét và khái quát nhất về những vấn đề, những điểm mạnh cũng
như hạn chế của gia đình anh. Về bản thân anh T, về chị M – vợ anh và cháu K
– con trai anh cũng như ông bà nội ngoại hai bên. Từ những thông tin thu
đuợc cũng như qua việc cùng đánh giá, khảo sát về những vấn đề của TC, có
thể đi đến cùng thân chủ lập kế hoạch cho việc giải quyết vấn đề của TC T.
2.3. Bước 3: Lập kế hoạch can thiệp
Sau khi thu thập được những thông tin cần thiết và cùng thân chủ xác
định lại vấn đề một cách chính xác, như kế hoạch đã đề ra tôi cùng thân chủ
tiến hành lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
- Họ và tên thân chủ: Trịnh Văn T
- Tuổi: 30 tuổi
- Giới tính: nam
- Vấn đề cần giải quyết:
+ Kêu gọi nguồn lực giúp gia đình anh T nhận được trợ cấp khuyết tật.
+ Giúp anh T có công việc làm ổn định.
+ Giúp anh vợ anh T có việc làm ổn định.
+ Giúp em K tự tin đi học và học tốt.
+ Kêu gọi nguồn lực giúp K không bị kì thị, trêu chọc.
- Thời gian thực hiện: 4 tháng ( từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2014)
st
t
Mục tiêu
cụ thể
Hoạt động
Nguồn lực

huy động
phối hợp
Thời
gian
Kết quả
mong đợi
1 Kêu gọi
nguồn lực
giúp gia
đình anh
T nhận
được trợ
cấp
khuyết tật
Kêu gọi nguồn
lực từ chính
quyền địa
phương, từ
các tổ chức phi
chính phủ…
Các cấp, ban
ngành quản lý
về lĩnh vực
người khuyết
tật có trách
Chính quyền
địa phương
Các cấp, ban
ngành có liên
quan về vấn đề

giải quyết cho
người khuyết
tật
Các tổ chức phi
chính phủ
Từ
1/4/2014

25/4/201
4
Gia đình anh
T được nhận
trợ cấp
người khuyết
tật ( cụ thể là
anh T và vợ
anh – chị M)
nhiệm giúp đỡ
hoàn thiện hồ
sơ và thủ tục
để gia đình
anh T đựơc
nhận trợ cấp
khuyết tật.
2
Giúp anh
T có công
việc làm
ổn định
Giới thiệu đến

trung tâm giới
thiệu việc làm
Kêu gọi chính
quyền địa
phương
Hàng xóm
láng giềng
giúp đỡ…
Chính quyền
địa phương
Hàng xóm láng
giềng
Bạn bè…
Từ
26/4/201
4 –
10/5/201
4
Anh T có việc
làm và dần
ổn định cuộc
sống
3
Giúp anh
vợ anh T
có việc
làm ổn
định
Kêu gọi sự
giúp đỡ từ địa

chỉ chị đang
làm việc
Giới thiệu đến
trung tâm giới
thiệu việc làm
Kêu gọi chính
quyền địa
phương
Hàng xóm
láng giềng
giúp đỡ…
Chính quyền
địa phương
Hàng xóm láng
giềng
Bạn bè…
Từ
11/5/201
4 –
25/5/201
4
Chị M có việc
làm ổn định
và thu nhập
tốt
4 Giúp em K Huy động sự Nhà trường Từ Em K tự tin
tự tin đi
học và học
tốt
trợ giúp, giúp

đỡ từ Nhà
trường
Thầy cô
Bạn bè
Tham vấn tâm
lý cho em K
Thầy cô
Bạn bè
Nhân viên xã
hội
26/5/201
4 –
15/6/201
4
đi học và
giao tiếp với
bạn bè
5
Kêu gọi
nguồn lực
giúp K
không bị
kì thị, trêu
chọc
Huy động sự
trợ giúp, giúp
đỡ từ Nhà
trường
Thầy cô
Bạn bè

Tham vấn tâm
lý cho em K
Nhà trường
Thầy cô
Bạn bè
Nhân viên xã
hội
Từ
15/6/201
4 –
30/7/201
4
K không bị kì
thị, trêu chọc,
được các bạn
yêu quý.
2.4. Bước 4: Tổ chức thực hiện, triển khai kế hoạch
Sau khi cùng thân chủ lên kế hoạch thực hiện, nhân viên xã hội cùng
thân chủ từng bước triển khai kế hoạch theo tiến trình đã thống nhất.
- Trước tiên là việc cùng thân chủ triển khai kế hoạch thứ nhất: Kêu gọi
nguồn lực giúp gia đình anh T nhận được trợ cấp khuyết tật. Trong quá trình
triển khai kế hoạch đầu tiên của tiến trình đã thống nhất nhưng cần có sự kết
hợp như kết nối nguồn lực có liên quan ở những tiến trình sau như khi kết nối
nguồn lực giúp gia đình anh T có thể hoàn thiện thủ tục xin hưởng trợ cấp
dành cho người khuyết tật cần kết hợp luôn việc kết nối và xin trợ giúp từ
phía các cơ quan về việc hỗ trợ anh chị có một công việc làm ổn định để ổn
định cuộc sống và nuôi con ăn học.
Khi cùng thân chủ triển khai kế hoạch huy động nguồn lực giúp gia đình
anh T nhận được trợ cấp khuýêt tật cả thân chủ và nhân viên xã hội cần tìm
hiểu rõ về luật người khuyết tật và những chính sách, chế độ mà người khuyết

tật được hưởng. Việc tìm hiểu về những cơ quan ban ngành đoàn thể phụ
trách về vấn đề này cũng rất cần thiết để có những phương án cũng như sự
kiến nghị đạt kết quả tốt nhất.
Thân chủ cùng nhân viên xã hội đến cơ quan phụ trách về mảng khuyết
tật, nêu lên những vấn đề và giảm định khuyết tật của anh T, sau khi xem xét,
điều tra cơ quan đã xác nhận anh T và chị M bị khuyết tật khiếm thính và
nhận được trợ giúp và sẽ hoàn thiện hồ sơ sớm để anh chị được nhận trợ cấp.
Như vậy, bằng kỹ năng thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu cũng như
kỹ năng giao tiếp… nhân viên xã hội đã cùng thân chủ thực hiện thành công
và đem lại kết quả tốt trong kế hoạch đầu tiên, và gia đình anh T, chị M –
khuyết tật khiếm thính sẽ sớm nhận được và được hưởng chế độ trợ cấp dành
cho người khuýêt tật. Bên cạnh đó anh chị sẽ được khám chữa bệnh miễn phí
do có thẻ bảo hiểm dành cho người khuyết tật.
- Trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tiên, nhân viên xã hội cũng
cùng thân chủ huy động được nguồn lực hỗ trợ về vấn đề việc làm cho anh
cũng như vợ anh. Qua quá trình giao lưu, tiếp xúc và gặp gỡ chính quyền địa
phương, cán bộ cũng cố gắng giới thiệu việc làm phù hợp cho anh để giải
quyết vấn đề thất nghiệp hiện tại.Với bản tính hiền lành, thật thà, chịu thương
chịu khó anh có thể theo học nghề mộc cùng một số anh khác tại địa phương,
vừa học nghề, vừa phụ giúp họ nấu cơm… sau khi học được nghề và làm tốt
anh có thể kiếm được tiền và có thể trở thành ông chủ khi có đủ vốn để mở
xưởng của mình…
Với việc kết hợp huy động nguồn lực ở kế hoạch đầu tiên, nhân viên xã
hội đã cùng thân chủ thực hiện cơ bản thành công ở kế hoạch thứ hai là hỗ
trợ anh T có một công việc ổn định.
Anh T nói: tôi rất vui vì đã cơ bản hoàn thành được các thủ tục để
hưởng chế độ dành cho người khuyết tật và lại có việc làm. Dù còn nhiều khó
khăn trước mắt nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ gia đình, vợ con đỡ
khổ và đặc biệt là con trai tôi có một cuộc sống tốt hơn bố mẹ nó. May mắn
với gia đình tôi là con trai tôi khoẻ mạnh, bình thường, không bị ảnh hưởng

bởi bố mẹ.
- Những kế hoạch tiếp theo nhân viên xã hội cùng thân chủ thực hiện
theo đúng thời gian và tiến trình đã đề ra. Trên nguyên tắc: nhân viên xã hội
với vai trò định hướng, và người đưa ra quyết định là bản thân thân chủ và
thân chủ sẽ là người quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của
mình.
2.5. Bước 5: Giám sát và đánh giá kết thúc
Sau thời gian cùng thân chủ làm việc, trước khi kết thúc quá trình làm
việc và trợ giúp thân chủ, nhân viên xã hội cùng thân chủ lượng giá về những
mặt đạt được và hạn chế trong suốt quá trình làm việc và thực hiện kế hoạch.
Trong buổi làm việc nhân viên xã hội cũng thông báo về việc sắp kết thúc thời
gian và sẽ chia tay với thân chủ, đồng thời ổn định tâm lý, cũng như cảm xúc
cùng thân chủ.
Trong buổi chia tay cũng không quên nhắc nhở TC có thể liên lạc với
nhân viên xã hội khi cần thiết và tiếp tục thực hiện kế hoạch mà anh đã đề ra.
Kết thúc ca làm việc tôi cũng có buổi trao đổi cùng cán bộ xã hội tại địa
phương nhằm nhờ sự hỗ trợ trong việc duy trì và giúp T tiến bộ hơn nữa.
Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch:
Mục tiêu Mặt đạt được Mặt hạn chế
Kêu gọi nguồn
lực giúp gia
đình anh T
nhận được
trợ cấp
khuyết tật
Trong thời gian thực hiện đã
kêu gọi được sự giúp đỡ từ
chính quyền địa phương về
việc hỗ trợ gia đình anh T
hoàn thiện thủ tục để được

hưởng trợ cấp dành cho
người khuyết tật
Gia đình anh T còn chưa
nhận được trợ cấp dành cho
người khuyết tật, tuy nhiên
việc hoàn thiện thủ tục sẽ
sớm hoàn thành.
Giúp anh T có
công việc làm
ổn định
Liên hệ được một vài cơ sở
làm nghề thủ công, dễ làm và
gần địa phương hỗ trợ anh T
học nghề và tạo công ăn việc
làm
Anh T chưa có việc làm ổn
định
Giúp anh vợ
anh T có việc
làm ổn định
Bước đầu hình thành và định
hướng công việc
chưa hỗ trợ được thành công
Giúp em K tự
tin đi học và
học tốt
Có định hướng cùng thân chủ Kế hoạch chưa được thực
hiện
Kêu gọi nguồn
lực giúp K

không bị kì
thị, trêu chọc
Có định hướng cùng thân chủ
và huy động nguồn lực cùng
tham gia
Kế hoạch chưa được thực
hiện
Qua quá trình trợ giúp, hỗ trợ thân chủ là anh Trịnh Văn T – người bị
khuyết tật khiếm thính và vợ anh cũng là người khuyết tật. Thân chủ đã cùng
nhân viên xã hội xác định được vấn đề, đánh giá tổng quát cũng như lên kế
hoạch và thực hiện kế hoạch cùng thân chủ. Tuy nhiên, kế hoạch chưa được
thực hiện một cách triệt để do thời gian ngắn cũng như có nhiều vấn đề cần
giải quyết và cần nhiều thời gian để giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên cũng đã
thu được những kết quả ban đầu là trợ giúp được gia đình thân chủ đòi được
quyền lợi và đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục để được hưởng trợ cấp
dành cho người khuyết tật.
Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch còn dài và chưa kết thúc được
ca thực hiện. Nhân viên xã hội sẽ cùng thân chủ thực hiện những kế hoạch
tiếp theo.
KẾT LUẬN
Người khuyết tật (NKT) cũng là một công dân, họ gặp khó khăn, hạn
chế về đi lại, tham gia các hoạt động cộng đồng, học tập, giao tiếp, ngoài ra họ
có những đặc điểm tâm lý khác biệt và gặp nhiều rào cản hơn so với những
nhóm yếu thế khác trong xã hội Mặc dù vậy, họ cũng có những thế mạnh,
nhu cầu, ước mơ như bất cứ ai. Bởi vậy, sự tham gia tư vấn, tham vấn, hỗ trợ
của nhân viên công tác xã hội (CTXH) sẽ góp phần tạo dựng niềm tin, mở ra
nhiều cơ hội mới cho NKT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật ( Bản thảo giáo trình
dùng cho bậc Đại học và sau Đại học chỉnh sửa lần thứ 5) NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội – ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ( tháng 1 năm 2014)
2. Luật về người khuyết tật
- Wapsite: trankham.blogspot.com
- />

×