Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TỔN THƯƠNG TAI-MŨI-HỌNG TRONG BỆNH PHONG (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.49 KB, 5 trang )

TỔN THƯƠNG TAI-MŨI-HỌNG
TRONG BỆNH PHONG
(Kỳ 2)
oooOOOooo

2.5.Các tổn thương xương-sụn:
Sự phát triển của các xương xoăn mũi dưới trên một vách ngăn tiến triển
teo mất mô kẽ dẫn đến các thành phần sụn cũng mất đi theo. Sự biến mất này nhìn
thấy rõ ở:
-Các xương xoăn mũi dưới (mất sụn),
-Phần chân của vách ngăn (mất xương-sụn),
-Các xương riêng của mũi.
Teo niêm mạc mũi và các xương xoăn mũi, sự suy yếu và thủng vách ngăn,
các phản ứng sẹo, sự thâm nhiễm và giảm thâm nhiễm của đầu mũi (lobe du nez)
và cánh mũi (ailes du nez) cho phép mô tả các biểu hiện khác nhau của tháp mũi:
-Mũi hình ống nhòm (le nez en lorgnette): sự biến mất sụn vách ngăn gây ra
sự co lại các phần mềm bên dưới vòm xương còn nguyên vẹn, tạo thành các trụ
giống cặp kính viễn vọng (des jumelles télescopiques);
-Mũi hình yên ngựa (le nez en selle): các tổn thương sụn gây ra sự phá hủy
một phần nền xương, phần lưng của mũi, tạo thành hình yên ngựa;
-Mũi hình mỏ kéc (le nez en bec de perroquet): các xương riêng của mũi thì
ít ảnh hưởng nhưng các tổn thương sụn thì rất nhiều (lá tứ giác, sụn cánh mũi, sụn
dưới vách ngăn) gây nên sự co lại của đầu mũi, bờ mũi và mặt trong mũi;
-Mũi hình chó bundoc [loại chó nhỏ, mặt ngắn] (le nez de bouledogue): tác
phẩm của sự phá hủy toàn bộ khung xương mũi. Ở mặt, tháp mũi được thay thế
bằng 3 ngấn mỡ kề nhau: một ở trung tâm tương ứng đầu mũi, hai ở thành bên
tương ứng cánh mũi. Hốc mũi có thể bị lấp hoàn toàn.
2.6.Tổn thương quanh mũi:
Viêm xoang mũi do bệnh phong: các mô tả kinh điển về viêm mũi trong
bệnh phong đều có nêu tổn thương các xoang quanh mũi. Nếu Le Mee loại bỏ vấn
đế này, thì Sergent ở Casablanca và Raynaud ở Dakar đã nêu lên mối liên quan có


tần suất đáng nghi nhận sự mờ đục các xoang hàm trên trong khi các xoang trước
và sau vẫn toàn vẹn. Khi Sergent tìm thấy có 40% các trường hợp phong u có
viêm xoang hàm trên hai bên, mầm bệnh nói chung đã được xác định trong chất
nhầy mũ khi chọc hút xoang. Mặt khác, các khảo sát mô học niêm mạc cho thấy
các tổn thương đặc trưng của bệnh phong.
2.7.Các biến chứng về cảm giác và giác quan của mũi:
-Tổn thương về độ nhạy của cảm giác ở niêm mạc mũi theo Barton là 65%,
đặc trưng ngang nhau ở xương xoăn mũi dưới và vách ngăn, nhưng không có sự
phân bố về sự mất cảm giác tại chỗ giống nhau trong trường hợp sinh thiết.
-Thần kinh khứu giác (nerf olfactif) bị viêm trong phong u và phong trung
gian. Giảm khứu giác (hyposmie) có thể xuất hiện khi có hiện diện các mài vẩy
tiết. Khứu giác tăng giảm từng lúc trong 45% trường hợp phong u.
3- Các biểu hiện lâm sàng ở Phong củ và Phong giữa cực (interpolaire):
Không có tổn thương mũi trong dạng phong củ ở cực.
Viêm mũi xảy ra như là bệnh lý bình thường và là viêm mũi xung huyết
niêm mạc.
Nếu tìm thấy các trực khuẩn kháng acide trong chấy nhầy mũi, thì thường
thấy trong dạng phong I tiền phong u.
Trong dạng Ti và BT, có thể thấy các tổn thương ở mặt trên môi có thể xuất
phát từ mũi. Trong dạng phong trung gian, viêm mũi không hiếm gặp và có thể
tiến triển cải thiện hoặc nặng thêm tùy theo tình trạng miễn dịch của bệnh.
II- CÁC TỔN THƯƠNG Ở THANH QUẢN:
Thường gặp ở bệnh phong u điều trị không tốt hoặc không điều trị. Với các
phương thức điều trị hiện nay, tổn thương trở nên hiếm gặp.
1-Nhắc lại giải phẫu học:
Là cơ quan phát âm, thanh quản nằm ở mặt trên cùng của đường hô hấp.
Các sụn cấu thành từ các phần khớp gần trên khí quản và gắn liền với mặt trên khí
quản, ở giữa là xương móng của sàn miệng.
Thanh quản mở ra ở mặt dưới hầu, nằm phía trước thực quản, là một trong
các thành phần cơ bản của ngã ba đường hô hấp-đường tiêu hóa (carrefour aéro-

digestif). Soi thanh quản có thêm gương phản chiếu thanh quản thấy: phía trước là
nắp thanh quản, phía sau là sụn phễu. Trong 2 thành phần này, nhìn thấy trên
đường giữa có 2 dây thanh (cordes vocales); trên cùng tạo thành các dây thanh
trên (bandes ventriculaires) và phía ngoài có các nếp đồng nhất của sụn phễu nằm
ở bờ bên của nắp thanh quản.
Hai dây thanh âm tách ra khi hít vào, cho phép thấy vùng dưới thanh môn.

2- Triệu chứng lâm sàng:
-Khó phát âm (dysphonie): có thể do viêm thanh quản đơn thuần gây ra do
tắc nghẽn mũi và bội nhiễm lan xuống từ viêm loét mũi. Khi có biến chứng, có
thâm nhiễm bờ tự do của nắp thanh quản.
-Đau: nhìn chung, các tổn thương thanh quản trong bệnh phong thì không
đau trừ khi có loét.
-Khó khăn hô hấp: hiếm gặp. Chỉ duy nhất “trở ngại hô hấp” (detresses
respiratoires) xảy ra khi có phù thanh môn (glottique) hoặc phù tiền đình
(vestibulaire) cấp tính xảy ra do sự tàn phá của các chu kỳ ENL.

×