Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Biến chứng nhiễm trùng sau khi nội soi mật tụy ngược dòng(ERCP) (Kỳ 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.13 KB, 5 trang )

Biến chứng nhiễm trùng sau khi nội soi
mật tụy ngược dòng(ERCP)
(Kỳ 2)











Nhiễm trùng đường mật tiến triển trong khoảng 24 đến 72 giờ sau ERCP ở
những bệnh nhân thất bại trong dẫn lưu. Tam chứng Charcot xảy ra chỉ 50 đến
75% bệnh nhân. Sự bối rối và tụt huyết áp xảy ra ở bệnh nhân nhiễm trùng mưng
mủ đường mật, gây ra ngũ chứng Reynold, liên quan đến tử vong của người bệnh,
suy đa cơ quan dẫn đến sốc nhiễm trùng. Huyết áp tụt có thể gặp ở bệnh nhân lớn
tuổi. Những ca nặng có thể liên quan đến phát triển những ổ áp xe trong gan.

Hình ảnh áp xe gan

Việc phân độ: Nhiễm trùng đường mật sau ERCP có thể nhẹ, trung bình,
nặng cấp tính. Nếu nhẹ thì nhiệt độ cơ thể trên 38 độ trong 24- 48 giờ. Nếu trung
bình thì sốt,mệt mỏi kéo dài trên ba ngày nằm viện. Nếu nặng cấp tính có thể dẫn
đến sốc nhiễm trùng. Việc điều trị chính của nhiễm trùng đường mật sau ERCP là
giải áp đường mật, ngoài ra phải chăm sóc tích cực kết hợp với sử dụng kháng
sinh.

Đối với biến chứng viêm túi mật cấp,tỷ lệ mắc phải từ 0.1-8.6% trong nhiều


nghiên cứu. Viêm túi mật cấp sau ERCP có thể nghi ngờ ở những bệnh nhân có
đau ở hạ sườn phải và dày thành túi mật trên siêu âm. Nguy cơ mắc phải sẽ tăng
lên ở những bệnh nhân tiểu đường và những người có sự tắc nghẽn do đặt stent
không thành công. Hầu hết các trung tâm phòng ngừa bằng tiến hành cắt bỏ túi
mật sớm sau ERCP cắt cơ vòng Oddi dẫn lưu đường mật trong sỏi ống mật chủ.
Đối với biến chứng nhiễm trùng tuyến tụy, sự nhiễm trùng này sau ERCP thì ít
gặp và có thể có nhiều biểu hiện khác nhau. Bao gồm: Sự nhiễm trùng của nang
giả do việc tiêm thuốc vào ống tuỵ hoặc việc lấy sỏi, sự nhiễm trùng có thể do
dụng cụ nội soi gây ra.

Hình ảnh siêu âm viêm túi mật:túi mật căng to,thành dày chứa nhiều dịch

Việc ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng sau thủ thuật ERCP: Thứ nhất
là về kỹ thuật nội soi, kỹ thuật và kỹ năng ERCP thích hợp trong dẫn lưu là điều
hết sức quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Những khuyến cáo
về việc ngăn ngừa nhiễm trùng nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản,chắc chắn trong thủ
thuật nội soi từ hiệp hội nội soi tiêu hoá Hoa Kỳ (American Society for
Gastrointestinal Endoscopy): Ống nội soi phải được làm sạch và vô trùng trước
mỗi thủ thuật; dung dịch cản quang phải vô trùng, việc thêm kháng sinh trong
thuốc cản quang là không cần thiết,nhưng vẫn còn tranh cãi; liều lượng thuốc cản
quang tiêm vào nên giảm tối thiểu đủ để thấy hình ảnh trên X-quang, đường mật
nên làm thông trước khi tiêm để tránh làm tăng áp lực thuỷ tĩnh; khi việc dẫn lưu
cuối cùng không đạt được, có thể dẫn lưu tạm thời bằng ống thông mũi mật hoặc
stent cho đến khi thủ thuật cuối cùng có thể làm; nếu dòng chảy mật không phục
hồi thì có thể làm dẫn lưu mật xuyên gan qua da mà không trì hoãn; bệnh nhân đặt
stent đường mật cần được theo dõi sát để tránh việc tắc stent và ngăn ngừa biến
chứng nhiễm trùng liên quan.

Việc dùng kháng sinh dự phòng được khuyến cáo ở bệnh nhân được lựa
chọn sau ERCP. Kháng sinh dự phòng nên dùng phổ rộng, nhưng lợi ích của việc

sử dụng thật khó để nêu ra trong những thử nghiệm lâm sàng. Hai nghiên cứu
phương pháp phân tích tổng hợp đăng vào 1999 và 2009 đã thất bại trong việc đưa
ra hiệu quả của kháng sinh sau thủ thuật ERCP. Chúng tôi không đề nghị dùng
kháng sinh dự phòng cho những bệnh nhận không có nhiễm trùng đường mật ở
những ca có tắc nghẽn ống dẫn mật. Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị dùng kháng sinh
dự phòng sau ERCP ở nhóm nguy cơ cao, bao gồm xơ cứng đường mật, viêm
nang giả tụy, những bệnh nhân miễn dịch kém.


×