Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tình hình dịch bệnh tai xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.49 KB, 1 trang )

Phát hiện nhiều ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn
(VOV) - Hiện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị 4 người nhiễm liên cầu khuẩn lợn - một loại
bệnh do vi khuẩn có trên cơ thể lợn bị bệnh tai xanh gây nên.
>> “Bó tay” với dịch tai xanh ở lợn?
Thông tin này được TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết tại cuộc họp Ban
chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người diễn ra chiều 28/4 tại Bộ Y tế.
Trong số 4 bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn đang điều trị có 2 trường hợp bị nặng, phải hỗ trợ thở bằng máy. Triệu
chứng của bệnh là sốt cao (trên 40 độ C), tiêu chảy, đi tiểu ít và xuất hiện từng mảng xuất huyết hoại tử trên da.
Bệnh có 3 dạng: viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết hoặc cùng một lúc bị cả hai loại biến chứng vừa nêu. Nếu
không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị đông máu, suy đa tạng, suy gan, suy thận, suy phổi và dẫn đến tử
vong.
TS Nguyễn Văn Kính cho biết: những người mắc
bệnh này là do ăn phải thịt lợn bị bệnh tai xanh
chưa được nấu chín hoặc thực phẩm bị nhiễm
liên cầu khuẩn trong quá trình chế biến, bảo quản.
Gần một tuần qua, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận
3 trường hợp có triệu chứng nhiễm liên cầu khuẩn
đến khám.
Theo các nghiên cứu y khoa, bệnh tai xanh chỉ tồn tại ở cơ thể lợn. Bệnh này làm suy giảm miễn dịch, khiến các bệnh
khác ở lợn phát triển nhanh, trong đó có chứng liên cầu khuẩn lây cho người. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện
ăn chín uống sôi và thường xuyên rửa tay sạch để phòng tránh dịch bệnh./.
Trong khi đó, tại Thái Bình đã có 6 ca nghi nhiễm bệnh liên cầu lợn. Ban đầu, người nhà bệnh nhân thường nhầm lẫn
các triệu chứng của bệnh này với bệnh cảm sốt thông thường. Khi đưa đến bệnh viện, hầu hết các bệnh nhân đều
trong tình trạng suy gan, thận.
Ông Hà Ngọc An, 52 tuổi, trú quán tại xã Đông Hoà, thành phố Thái Bình, là một trong những người nghi nhiễm bệnh
liên cầu lợn, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Thái Bình trong tình trạng nguy kịch. Bác sỹ Phạm Tiến Mỹ, trưởng
khoa truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Thái Bình, người điều trị trực tiếp cho biết bệnh nhân được chuyển đến bệnh
viện trong tình trạng nặng, hôn mê, xuất huyết…
Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, nhưng sức khoẻ của ông An còn rất yếu,
nổi ban đỏ, tụ máu trên người. Ông Hà Duy Lâm, em trai ông An cho biết, trước đó, ông An có ăn tiết canh ở quán.
Thực tế đã cho thấy, những địa phương có dịch tai xanh thường sẽ xuất hiện dịch liên cầu lợn lây sang người. Thái


Bình đang là 1/9 tỉnh trong cả nước có dịch tai xanh. Nếu không có biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo với người dân,
nguy cơ bùng phát dịch liên cầu lợn lây sang người sẽ là rất lớn./.
Văn Hải- Ninh Thanh
Những địa
phương có
dịch tai xanh
thường sẽ
xuất hiện
dịch liên cầu
lợn lây sang
người.
(Ảnh:internet
)

×