Sáng kiến kinh nghiệm – Trần Duy Linh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CÁC CHI ĐỘI
THỰC HIỆN NỀ NẾP TRONG LỚP HỌC
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Vai trò và vị trí của giáo viên Tổng Phụ Trách Đội trong nhà trường rất cần thiết và
quan trọng, nói ngắn gọn là: “ Tổ chức và định hướng cho học sinh vui chơi và thấp
sáng tâm hồn thiếu nhi đi đúng theo con đường của Đảng và cũng là người chủ tương
lai của đất nước.”…
Nề nếp học sinh ở trường THCS Huỳnh Phan Hộ theo phương chăm“ kỷ luật kỷ
cương tình thương trách nhiệm”. làm thế nào để duy trì những cái cũ hợp lý và bỏ qua
những cái không hợp lý theo tình hình thực tế hiện nay.
Đầu năm tôi tham mưu với ban Giám Hiệu của Nhà trường lập ra quy chế thực
hiện công tác Đội ở nhà trường và một số việc Đội viên cần thực hiện trong số nội
dung đó “Nề nếp” là quan trọng nhất.
Trong năm học qua 2008-2009 tôi thành công khi sử dụng đề tài này.Trong năm
học này 2009-2010 tôi quan tâm đến vấn đề này nên tôi chọn và tiếp tục đưa vào sử
dụng đề tài này để viết sáng kiến kinh nghiệm của tôi , là một đề tài rất lớn.Tôi chỉ tóm
tắt những bước nhỏ, mục đích cuối cùng là để tạo bầu không khí vui tươi cho các em
học tập.
Trong năm học này có sự thay đổi một số lớp đã liên tục đạt được những kết quả
thi đua rất tốt về tập thể cũng như cá nhân, đáp ứng được yêu cầu học tập cũng như thi
đua mà phong trào yêu cầu. Bên cạnh đó cũng có một số lớp chưa đạt được kết quả cao
từ lần thi đua này đến lần thi đua khác, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tham gia phong
trào của lớp, làm trì truệ phong trào chung của nhà trường, mất cân đối về chất lượng
giữa các lớp ở cùng một khối và cuối cùng là giáo viên chủ nhiệm lớp bị ảnh hưởng về
thi đua.
Đó chính là tình trạng thường xuyên xảy ra trong mỗi đợt thi đua mà nhà trường
phát động hầu như ở trường nào cũng có.
Mặt khác tôi dự kiến (có kế hoạch) trong năm học tới 2010-2011mỗi lớp phải có:1
là Bảng kế hoạch tuần bao gồm thông báo, thời khóa biểu, phân công công việc tuần
tiếp theo. 2 là Sơ đồ lớp được đặt cố định có hình ảnh để giáo viên quan sát học sinh
trong lớp. 3 là phải thùng đựng giấy vụ thực hiện kế hoạch nhỏ. 4 là có một goc trang
trí những thành tích đã đạt được, tuyên dương và phê bình những học sinh vi phạm nội
quy nhà trường. 5 là mỗi lớp phải có 02 chậu cây cảnh và một số tranh ảnh được trang
trí đẹp trong lớp.
II-NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN :
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm – Trần Duy Linh
*Thuận lợi :
-Đa số học sinh ở gần trường nên việc học sinh đến trường đúng giờ và phương
tiện của học sinh đi học chủ yếu bằng xe chỉ một ít đi đò ngang sông (Ấp 01 khánh an).
-Trường chỉ còn 01 điểm (cơ giới) việc bố trí phòng học thoáng mát đầy đủ để học
sinh tập trung học một buổi .
*Khó khăn :
-Học sinh ở vùng nông thôn đời sống của người dân còn nghèo nên việc chuẩn bị
cho các em học sinh trang phục và những dụng cụ học tập không đồng đều ảnh hưởng
rất lớn đến việc học tập của các em.
-Lứa tuổi này học sinh rất hiếu động hay bắt chước những tật xấu ngoài xã hội
Ví dụ : -Đầu tóc nhuộm màu
-Nói tục –chửi thề
-Đến trường học sinh vi phạm nội quy
Ví dụ:
-Đi học mang dép lê
- Không có khăn quàng-phù hiệu –măng non –huy hiệu Đoàn…
- Khi nhận được kế hoạch giáo viên chủ nhiệm chỉ phổ biến qua loa, chọn đối
tượng tham gia rồi bỏ mặc, ít khi kiểm tra đôn đốc học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm cũng như tập thể lớp chưa đặt ra các mục tiêu cụ thể cho
lớp mình là phải như thế nào? Phải được xếp thứ mấy? Phải đạt được những giải gì?
Mục tiêu chưa rõ ràng.
- Ý thức học tập của lớp chưa có. Lực lượng học sinh được chọn để tham gia
phong trào chưa được tuyển chọn kỉ càng, hoặc học sinh được chọn chưa tích cực tập
luyện để tham gia thi đấu.
-15 phút sinh hoạt đầu giờ 100% các lớp phải sinh hoạt theo chủ điểm –chủ đề của
bộ môn .
-Giáo viên chủ nhiệm các lớp sinh hoạt không đồng đều việc đó sẽ làm ảnh hưởng
đối với các lớp khác.
Để khắc phục tình trạng trên khi nhận được kế hoạch thi đua thì giáo viên chủ
nhiện lớp cùng đội ngũ cán bộ lớp cần phải phân tích kỉ kế hoạch cũng như đặt ra mục
tiêu cụ thể cho lớp mình như thế nào.
III. CÁCH KHẮC PHỤC:
Ngay từ đầu năm tôi được lãnh đạo ngành giao nhiệm vụ là GV.TPT Đội nên tôi
rất cố gắng làm việc hết sức mình kết hợp với BGH của nhà trường và các ban ngành
đoàn thể để làm tốt nhiệm vụ được giao .
*Khắc phục nề nếp ở nhà trường đối với học sinh khi đến trường
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm – Trần Duy Linh
-Thành lập đội cờ đỏ kiểm tra đầu giờ và cuối giờ trước và sau khi học sinh vào
lớp và ra về .
-Tuyệt đối học sinh không được chạy xe trong khu vực nhà trường. Học sinh phải
xuống xe dẫn bộ. Ra khỏi cổng trường học sinh đi theo hàng bên phải trách ùng tắc
giao thông.
Lấy ví dụ từ kế hoạch thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 / 11 năm học
2009 – 2010 của trường THCS Huỳnh Phan Hộ.
Nội dung thi đua gồm: Thi đua về học tập, làm tập san, vở sạch chữ đẹp, các môn
thể thao như: nhảy cao, nhảy xa, chạy ngắn, cờ vua, ….
Hình thức thi đua theo khối, theo nam và nữ.
Để tham gia tốt phong trào này thì giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp cần trình tự
phân tích kế hoạch thi đua như sau:
Bước 1: Phân tích mục đích yêu cầu của kế hoạch trước toàn thể học sinh.
- Đây là đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo việt nam, ngày tôn vinh những thầy
cô giáo, do đó toàn thể học sinh trong lớp cần có ý thức thi đua lập thành tích để dâng
tặng thầy cô cụ thể là lập thành tích thông qua các phong trào thi đua mà nhà trường
đang phát động.
- Ngoài ra đây còn là dịp để học sinh các lớp giao lưu về khả năng học tập, năng
khiếu thơ văn trang trí cũng như khả năng về thể thao, còn là dịp để chứng minh trình
độ cao thấp giữa những học sinh cùng khối, cùng độ tuổi.
Bước 2: Phân tích từng nội dung thi đua cũng như lựa chọn đối tượng thi đấu
và đặt mục tiêu cho từng nội dung.
a. Thi đua về học tập:
- Giáo viên cần phân tích kỉ học tập là nhiệm vụ thường xuyên, không có thi đua
thì cũng phải học tập cho thật nghiêm túc và chấp hành ý thức kỷ luật tuyệt đối.
- Đặt ra mục tiêu: Cho lớp thảo luận xem với khả năng thì lớp có thể đạt được hạng
mấy và càn phải cố gắng để nâng có thêm thứ hạng như thế nào trong đợt thi đua này?
Để đạt được mục tiêu đó thì mỗi thành viên phải làm nhiệm vụ và phấn đấu như thế
nào? Việc biểu dương học sinh có thành tích tốt mang lại thành tích cho lớp và xử lí
học sinh vi phạm ảnh hưởng tới lớp ra sao?
- Cuối cùng là tập thể lớp cùng đề ra một khẩu hiệu hành động cho tập thể trong
đợt thi đua ( có thể dán ở cổng ra vào lớp hoặc là một khẩu hiệu được hô vang trước
mỗi buổi học).
b. Thi đua Tập san:
- Giáo viên phân tích: Do đây là nội dung thi đua theo khối lớp nên trình độ và khả
năng giữa các em là ngang nhau do đó không cần phải sợ các đối thủ mà cần phải tự
tin.
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm – Trần Duy Linh
- Mục tiêu đặt ra ( giả sử là báo phải đạt giải nhất). Vậy để đạt được giải nhất này
ta cần phải làm được cuốn báo có nội dung và hình thức như thế nào?
- Chọn ra các thành viên trong ban biên tập tờ báo khoảng từ 3 đến 5 thành viên có
khả năng về thơ văn, viét chữ đẹp, đúng chính tả, có khả năng trang trí ( vẽ) và giáo
viên chủ nhiệm là người giữ vai trò chính trong việc bình chọn các tác phẩm.
- Thống nhất chọn tên tập san, phát động đợt sáng tác (theo chủ đề đã được qui
định) lần thứ nhất trong vòng 1 tuần, cuối tuần ban biên tập thu lại các tác phẩm và tiến
hành bình chọn tác phẩm hay, đạt yêu cầu. Tất nhiên là số lượng tác phẩm đạt yêu cầu
còn ít, chưa đủ số lượng. Tiếp tục phát đông đợt sáng tác lần thứ hai ( lần này chú ý
những tác phẩm chưa đạt lần thứ nhất gợi ý cho các em chỉnh sửa và sáng tác tiếp). Và
ban biên tập tiếp tục làm việc và có thể tiếp tục phát động đợt sáng tác lần thứ ba
nhưng phải đảm bảo đúng thời gian.
- Đến thời điểm cách 1 tuần trước khi nộp báo Ban biên tập bắt đầu tổng hợp lại
các tác phẩm hay và lên khuôn, định hình cho tờ báo, trang trí các trang viết, hình ảnh
cho bài viết, … và hoàn thành cuốn tập san. Cuối cùng nộp về Ban tổ chức.
- Ở đây qua các lần sáng tác giáo viên chủ nhiệm có thể kèm theo là các cuộc thi ở
các tổ và giải thưởng có thể là các cây viết, quyển tập, …. nhằm kích thích khả năng
sáng tác của học sinh.
c. Các môn thể thao:
Đây là nội dung thi đua được các em quan tâm nhiều nhất và rất muốn được tham
gia do đó giáo viên cần phân tích kỉ khả năng của từng em và đặt ra mục tiêu cụ thể.
- Giáo viên cần xem xét khả năng của từng em đối với từng nội dung thi đấu ( về kỉ
thuật và thể lực) tránh chọn sai nội dung thi đấu mà các em có năng khiếu và có khả
năng mang lại thành tích cho lớp. Có thể chọn thông qua sự giới thiệu, ông qua các em
tự đăng ký hoặc thông qua một cuộc thi theo vòng ở lớp.
- Giáo viên cần làm tốt công tác tư tưởng cho các em, có thể em này rất giỏi về
môn nhảy cao nhưng lại thích thi đấu thêm môn nhảy xa mà em lại không có thành tích
cao, do đó giáo viên cần kiên quyết.
- Ban đầu có thể chọn số lượng học sinh tham gia nhiều hơn số lượng qui định và
thông báo cho các em tự tập luyện trong vòng 1 hoặc 2 tuần, sau đó giáo viên tiến hành
một cuộc kiểm tra thành tích của các em và chốt lại danh sách đăng ký. Làm như thế
vừa tạo được sự công bằng đồng thời học sinh được chọn cũng là xuất sắc nhất.
- Giáo viên cũng không nên đặt ra mục tiêu mon nào cũng đạt giải mà chỉ nên chọn
ra những học sinh có ưu thế về môn đó để đề ra mục tiêu.
- Một vấn đề không kém phần quan trọng là cũng phải thường xuyên thăm dò đối
thủ, xem các lớp khác có những học sinh nào, nổi trội môn gì? Từ đó có sự điều chỉnh
cho lớp mình thật hợp lí.
Giáo viên chủ nhiệm làm tốt được khâu này thì đã ổn định được tốt về mặt nhân
sự, tiếp theo là thực hiện kế hoạch.
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm – Trần Duy Linh
Bước 3: Thực hiện kế hoạch theo như đã phân tích:
- Hằng ngày, hằng tuần giáo viên cần có sự theo dõi quá trình học sinh thực hiện
công việc theo sự phân công.
- Động viên, nhắc nhở, khen thưởng kịp thời dối với học sinh có biểu hiện tích cực
trong các công việc đã được phân công.
- Xử lí kịp thời và triệt để những học sinh vi phạm nội qui nhà trường, không thực
hiện nhiệm vụ theo sự phân công.
- Kịp thời thay đổi, điều chỉnh nhân sự cho các nội dung công việc, nội dung thi
đấu khi có sự cố ( do học sinh bị bệnh, không đảm bảo công việc, …).
- Thông báo thời điểm kết thúc từng nội dung công việc như: Thu gom tác phảm
cho báo tường, thời gian kiểm tra thành tích cho thể thao, ….
- Tổ chức tốt công tác hậu cần như tập thưởng, viết thưởng, …. Trong qua trình
thực hiện kế hoạch.
- Chốt lại danh sách vận động viên và nộp về ban tổ chức đúng thời gian qui định.
- Trước ngày thi giáo viên chủ nhiệm cần nhắc kỉ lại về thời gian, địa điểm cũng
như các yêu cầu khác của ban tổ chức, động viên tinh thầm học sinh tham gia. Yêu cầu
học sinh khác tham gia cổ vũ.
- Hướng dẫn học sinh thi đấu.
Đến đây coi như lớp đã hoàn thành nhiện vụ tham gia phong trào thi đua mà nhà
trường phát động với những gì tốt nhất mà tập thể có được.
Bước 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Đây là bước không thể thiếu sau mỗi lần tham gia dù ở bất kỳ phong trào nào, nội
dung tham gia là gì?
- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết lại xem tập thể đã đạt được những thành tích gì? Ở
nội dung nào? So với chỉ tiêu đề ra đã đạt chưa? Còn chổ nào chưa được? Tại sao lại
như thế? Phân tích kỉ lại xem lớp mình thua lớp khác có phải vì kém cỏi ơn không hay
vì một sơ xuất nào đó, …
- Giáo viên chủ nhiệm cũng cần lưu ý ngoài việc học sinh vi phạm kỉ luật nếu có
trường hợp học sinh thi đấu không đạt được mục tiêu đề ra thì giáo viên cũng không
nên la rầy học sinh mà cần phải an ủi, động viên các em thi đấu tốt hơn ở lần thi sau.
Làm như thế các em sẽ không bị chán nản, không bị tủi thân.
- Không phải các mục tiêu đạt ra đều đạt theo yêu cầu, sẽ có nội dung không thành
công. Vậy những kinh nghiệm rút ra ở lần thi đua này là gì? Giáo viên chủ nhiệm cần
hệ thống lại để làn thi đua sau tổ chức cho lớp được tốt hơn.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm – Trần Duy Linh
Trong năm học 2009-2010 với nhiệm vụ là giáo viên tổng phụ trách đội, thường
xuyên tổ chức cho học sinh nhà trường đi tham gia các phong trào của huyện Đoàn,
Phòng GD huyện tổ chức.
*NHỮNG THÀNH TÍCH TRONG CÁC NĂM TRƯỚC
Trong gần 6 năm qua thì có đến 5 năm gần đây ở mỗi phong trào, hội thi học sinh
trường THCS Huỳnh Phan Hộ đều có được giải thưởng. Cụ thể:
- Phong trào TDTT: Học sinh của trường đã đạt giải ở tất cả các nội dung: Bóng
đá, điền kinh, cờ vua, … ở các năm trước,
- Hội thi tiếng hát Hoa phượng đỏ: Qua các lần tham dự học sinh đều có đạt giải ở
các tiết mục múa, đơn ca, song ca, …
- Ngoài ra học sinh của trường còn đạt giải ở các hội thi khác như: Hội thi tuyên
truyền phòng chống bệnh lao, Hội thi làm lồng đèn trung thu, …
*Tóm lại:
Những thành tích học sinh mà nhà trường đã đạt được còn có sự đóng góp của giáo
viên chuyên môn và năng khiếu của các em. Tuy nhiên bản thân tôi đã áp dụng đúng
các bước trên khi tiến hành chuẩn bị cho học sinh tham gia bất kỳ một kế hoạch nào
của cấp trên và với phương pháp đó đã đem lại những kết quả nhất định.
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường, từng lớp mà việc phân tích kế
hoạch cũng như mục tiêu đặt ra như trên có sự thay đổi. Song nếu áp dụng đúng trình
tự các bước đã được thiết lập như trên thì sẽ giải quyết được tình trạng kém cỏi về
thành tích trong thi đua của một số lớp, một số trường.
Để làm được như vậy thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp là đặc biệt quan trọng
cùng với sự năng nổ nhiệt tình của đội ngủ cán bộ lớp.
V- KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày cải tiến sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra
được từ thực tế trong quá trình phụ trách công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh của nhà
trường, rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của hội đồng khoa học nhà trường
để cải tiến của tôi đạt được hiệu quả cao hơn khi áp dụng rộng rãi.
Khánh an, ngày 10 tháng 03 năm 2010
Người viết
Trần Duy Linh
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm – Trần Duy Linh
Trang 7