Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ''''ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ EAWER, HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
===**===
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
XÃ EAWER, HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK
Người thực hiện : Nguyễn Bá Phi
Ngành : Kinh Tế Nông Lâm
Khoá : 2007 - 2011
Đắk Lắk, tháng 11 năm 2010
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại xã EaWer, em xin chân thành cảm ơn Cô Tuyết
Hoa NiêKđăm, Thầy Y trung NiêKđăm và Thầy Phạm Văn Trường và các cô, chú,
anh, chị công tác tại Ủy Ban xã EaWer đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để em
hoàn thành tốt báo cáo thực tập.
Với báo cáo tình hình xóa đói giảm nghèo tại xã em đã phần nào hiểu thêm về
công tác xóa đói giảm nghèo, cuộc sống của người dân tại thôn 4 nói riêng và tại xã
nói chung, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo và
nâng cao đời sống cho người dân tại địa bàn xã.
Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn nên báo cáo này không tránh khỏi
những sai sót về nội dung và hình thức. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ
và chỉ bảo của các thầy, cô và các cô, chú, anh, chị công tác tại Ủy Ban để em củng
cố và trang bị thêm kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Buôn Ma Thuột, tháng 11 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Bá Phi
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ : Bình quân


CĐ-ĐH : Cao đẳng - Đại học
LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội
KH : Kế hoạch
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
THCS : Trung học cơ sở
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Phân loại các nhóm hộ 9
Bảng 2 : Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc 15
Bảng 3 : Bảng tình hình sử dụng lao động của xã 15
Bảng 4 : Bảng tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã 16
Bảng 5 : Kết quả sản xuất nông nghiệp của xã 18
Bảng 6: Số lượng vật nuôi ở xã EaWer 19
Bảng 7: Tình hình nghèo đói tại xã EaWer 20
Bảng 8: Đánh giá tỉ lệ giàu nghèo và lao động ở thôn 4 21
Bảng 9 : Trình độ học vấn của hộ 21
Bảng 10: Tình hình nhân khẩu và lao động hộ 22
Bảng 11: Tình hình vay vốn của hộ năm 2009 22
Bảng 12: Một số chỉ tiêu phản ánh đất đai 23
Bảng 13: Tình hình trang thiết bị sản xuất 23
Bảng 14: Tình hình trang bị phương tiện phục vụ sinh hoạt 24
Bảng 15 : Tổng thu nhập bình quân của hộ 25
Biểu đồ 1: Lược đồ tự nhiên xã EaWer, huyện Buôn Đôn 10
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện hộ nghèo theo thành phần dân tộc 27
iv
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
MỤC LỤC v
Trang v
PHẦN I 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Nội dung nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Không gian nghiên cứu 3
PHẦN HAI 4
CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ 4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Các khái niệm 4
2.1.1 Khái niệm hộ 4
2.1.2 Khái niệm hộ nông dân 4
2.1.3 Khái niệm kinh tế hộ 4
2.1.4 Khái niệm nghèo đói 5
2.1.5 Chuẩn nghèo đố tượng xác định dựa vào các căn cứ sau 6
2.2 Nguyên nhân của sự của đói nghèo 7
2.3 Phương pháp nghiên cứu 7
2.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra 7
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.3.3 Phương pháp sử lý số liệu 8
2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu 9
2.4 Hệ thống chỉ tiêu 9
PHẦN BA 10
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BẢN NGHIÊN CỨU VÀ 10
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 10
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 10
* Vị trí địa lý 10
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 13
3.2 Kết quả nghiên cứu 18
v
3.2.1 Tình hình chung về kinh tế - xã hội ở thôn 4 18
3.2.2 Thực trạng nghèo của xã Ea Wer 20
3.2.3 Đặc điểm các hộ nghiên cứu 21
3.2.3.1 Trình độ học vấn 21
3.2.3.2 Về nhân khẩu và lao động 21
3.2.3.3 Nguồn lực sản xuất 22
3.2.3.4 Tổng thu và chi tiêu hộ 24
3.2.4 Tình hình xóa đói giảm nghèo tai xã 25
3.2.5 Kết quả thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo 26
3.2.6 Tác động của các chính sách và dự án xóa đói giảm nghèo đến đời sống
của nông hộ 28
3.2.7 Đề xuất và kiến nghị 29
* Những tồn tại và vướng mắc trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa bàn xã EaWer
29
3.2.7.1 Đề xuất một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo tại địa bàn xã
EaWer 30
♦ Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập 30
♦ Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ 31
♦ Giá cả thị trường 32
3.2.7.2 Kiến nghị 32
PHẦN THỨ TƯ 33
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
vi

PHẦN I
LỜI NÓI ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ là một thực tế
đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và trong
khu vực. Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở
mức nghèo khổ. Vào những năm cuối của thế kỷ 21 trên toàn thế giới vẫn còn hơn
1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các
quốc gia thuộc khu vực châu Á -Thái Bình Dương (Báo thế giới). Đây là một trở
ngại trầm trọng, một thách thức đối với sự phát triển của các nước trên thế giới. tuy
nhiên mức độ và tỷ lệ dân cư nghèo đói là rất khác nhau giữa các nước, các khu
vực. Nó phản ánh sự khác nhau về trình độ phát triển của các quốc gia trước hết là
trình độ phát triển của nền kinh tế.
Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 80% dân cư
sống ở khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông
nghiệp. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình
độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng
trưởng xã hội thấp. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị truờng theo định
hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà Nước thì đây vừa là một nhiệm vụ chiến lược
của công cuộc phát triển KT-XH, vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu "Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Muốn đạt được mục tiêu này thì
trước hết phải xoá bỏ đói nghèo và lạc hậu. Đây là một trách nhiệm hết sức nặng nề
của Đảng và Nhà Nước ta, bởi Nhà Nước không chỉ bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho
dân mà còn xoà bỏ tận gốc các nguyên nhân gây ra đói nghèo trong dân cư. Để tập
trung các nguồn lực và triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả các giải pháp,
chính sách xoá đói giảm nghèo phải trở thành chương trình mục tiêu quốc gia phù
hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhằm hỗ trợ trực tiếp các
xã nghèo, hộ nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn
định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, vì vậy mà Đại hội 8 của Đảng đã
xác định “Xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế

1
xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài". Thực hiện chủ trương và đường
lối của Đảng và Nhà Nước về phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo thì
cho đến nay tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đã xây dựng chương trình xoá đói
giảm nghèo phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa
phương, từng khu vực nhằm xoá đói giảm nghèo và lạc hậu góp phần tích cực vào
công cuộc cải cách nền kinh tế.
Xã EaWer là một trong những xã nghèo thuộc Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đăk Lăk
với đa số dân sống bằng nghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đất đai
bạc màu, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh nên đã
ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên
công tác xóa đói giảm nghèo tại xã luôn là vấn đề cấp thiết và nan giải, biết được
những khó khăn và như cầu bức thiết của người dân, tìm hiểu tình hình nghèo đói của
xã từ đó đưa ra những đề xuất nhằm tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo và đời
sống của người dân vì lý do đó tôi chọn để tài. “ Đánh giá tình hình xóa đói giảm
nghèo tại Xã EaWer ,Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đăk Lăk”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
- Tìm hiểu về tình hình xóa đói giảm nghèo tại xã EaWer, Huyện Buôn Đôn,
Tỉnh Đăk Lăk.
Mục tiêu cụ thể:
- Đưa ra một số đề xuất góp phần tăng cường hiệu quả của công tác xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống của hộ nghèo.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình nghèo đói ở xã
- Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
- Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã EaWer giai đoạn 2006-2010
- Tác động của xóa đói giảm nghèo
1.3.2 Thời gian nghiên cứu

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu: số liệu nghiên cứu tập trung từ 2008 đến
2010.
2
1.3.3 Không gian nghiên cứu
- Về không gian : thông tin sử dụng trong đề tài được thu thập trong phạm vi
xã EaWer, Huyện Buôn Đôn. Đề tài tập trung nghiên cứu mẫu 30 hộ (ngẫu nhiên)
thôn 4, trong 120 hộ tại thôn 4 thôn, buôn của xã EaWer, Huyện Buôn Đôn, Tỉnh
Đăk Lăk.
3
PHẦN HAI
CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm hộ
Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung
ngân quỹ ( theo Weberster ).
Hộ là những người cùng chung một huyết tộc, có quan hệ mật thiết với
nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và gia
đình ( theo Raul ).
Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các
hoạt động sản xuất khác (theo Martin)
2.1.2 Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là
nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Các thành viên
trong hộ gắn bó với nhau chặt chẽ bởi quan hệ hôn nhân, huyết thốn, rang buộc bởi
phong tục về tập quán và gia đình dòng tộc, truyền thống đạo đức nhiều đời. Ngoài
ra hộ nông dân là nơi gìn giữ và lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc, mang đậm nét
đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
2.1.3 Khái niệm kinh tế hộ
- Khái niệm: Kinh tế nông hộ vừa là đơn vị sản xuất và vừa là đơn vị tiêu

dùng của nền kinh tế nông thôn.
Như vậy, kinh tế nông hộ dựa chủ yếu vào lao động gia đình để khai thác đất
và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là
đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự sản xuất, tự đầu tư để sản xuất
kinh doanh nhằm thoát khỏi nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc tự cấp vươn
lên sản xuất hàng hóa và gắn vợi thị trường.
Đặc trưng:
- Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
4
- Là đơn vị kinh tế ở nông thôn, hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản, gắn
với đất đai, điều kiện thủy văn, thời tiết khí hậu và sinh vật, bên cạnh đó kinh tế
nông hộ cũng hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao về sản xuất và tiêu dùng, căn bản dựa trên
cân bằng nguồn lực sản xuất và nhu cầu của gia đình.
- Kinh tế nông hộ từ tự cấp đến sản xuất hàng hóa, từ chỗ chỉ có quan hệ tự
nhiên đến chỗ quan hệ xã hội.
- Nền tảng tổ chức căn bản của kinh tế nông hộ vẫn là đinh chế gia đình với sự
bền vững vốn có.
- Với lao động gia đình, với đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ gia
đình, với tài sản vốn sản xuất chủ yếu của gia đình, quan hệ gia tộc, quan hệ huyết
thống, kinh tế nông hộ không thay đổi về bản chất và không bị biến dạng ngay cả
khi nó được gắn với khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại và gắn với thị
trường để phát triển.
2.1.4 Khái niệm nghèo đói
* Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam.
Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân
trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn
những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng
quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể
của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã
hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
- Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức
tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách
khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay
nợ và thiếu khả năng trả nợ.
5
- Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ
thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức
sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo.
* Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã.
- Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinh
hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt.
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
* Khái niệm về vùng nghèo:
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau
hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận
tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo cuộc
sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.
2.1.5 Chuẩn nghèo đố tượng xác định dựa vào các căn cứ sau
+ Căn cứ vào mức sống trung bình của cộng đồng
+ Cơ cấu của chi tiêu : bảo đảm phần ăn uống chiếm 70 %
+ Phù hợp với sự lự chọn của địa phương
Do mức sống của người dân nói chung ngày càng tăng với định hướng chung
là từng hướng tiếp cận với các nước đang phát triển trong khu vực về xóa đói giảm
nghèo. Chuẩn đói nghèo mới được chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia đưa

ra cho giai đoạn 2006-2010 theo quết định 170/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính
phủ ban hành 08/07/2005 như sau :
+ Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo < 180.000 đ/người/tháng
+ Vùng nông thôn, đồng bằng < 200.000 đ/người/tháng
+ Vùng thành thị <260.000 đ/người/tháng
Những hộ có mức thu nhập bình quân thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo được
xác định là hộ nghèo.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn nghèo được
xác định là trên mức nghèo.
6
2.2 Nguyên nhân của sự của đói nghèo
Ở Việt nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:
- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt,
hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và
đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu
vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao
động, ốm đau, rủi ro
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng
bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính
sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông,
lâm, ngư,chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định
cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Kết quả điều tra về xã hội học cho thấy:( Bộ lao động thương binh và xã hội)
- Thiếu vốn: 70-90% tổng số hộ được điều tra.
- Đông con: 50-60% tổng số hộ được điều tra.
- Rủi ro, ốm đau: 10-15% tổng số hộ được điều tra.
- Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 40-50% tổng số hộ được điều tra.
- Neo đơn, thiếu lao động: 6-15% tổng số hộ được điều tra.
- Lười lao động, ăn chơi hoang phí: 5-6% tổng số hộ được điều tra.

- Mắc tệ nạn xã hội: 2-3% tổng số hộ được điều tra.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra
- Chọn điểm nghiên cứu
Dựa vào tình hình thực tế của xã EaWer, chọn 4 thôn trong số 13 thôn
buôn.Việc chọn hộ điều tra được em thực hiện một cách ngẫu nhiên tại thôn 4.
Thôn 4 là thôn điển hình có đường giao thông tỉnh lộ 1 đi qua và người dân sinh
sống chủ yếu vào nông nghiệp, cơ cấu cây trồng cũng như canh tác của người dân
như các thôn, buôn khác của xã.
- Chọn mẫu nghiên cứu
7
Số mẫu được chọn gồm có 30 hộ trong 110 hộ ở thôn 4, số hộ được chọn ngẫu
nhiên. Trong đó, có 6 hộ khá, 10 hộ trung bình, 14 hộ nghèo. Việc phân loại hộ theo
các mục đích nghiên cứu khác nhau được thực hiện trong quá trình tổng hợp và
phân tích dựa trên số liệu điều tra đầy đủ của 30 hộ tại thôn 4
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ hai nguồn
Số liệu sơ cấp:
+ Phỏng vấn trực tiếp nông hộ, sử dụng các số liệu điều tra dưới dạng bảng hỏi
tại các hộ gia đình (120 hộ gia đình, năm 2010) thuộc xã EaWer, Huyện Buôn Đôn,
Tỉnh Đăk Lăk.
* Các nội dung phỏng vấn trong biểu điều tra:
- Tình hình trang bị các phương tiện sinh hoạt và sản xuất
- Tình hình nông trại
- Tình hình thu chi đối với sản xuất
- Tình hình chi cho tiêu dùng của gia đình
- Tín dụng và khuyến nông lâm
- Tình hình tiêu thụ nông sản và một số câu hỏi liên quan đến kinh tế - xã hội
của nông hộ
+ Tổng hợp các số liệu thu thập được

Số liệu thứ cấp:
Báo cáo của UBND xã trong những năm 2008, 2009, 2010 bên cạnh đó còn sử
dụng một số tài liệu tham khảo, các sách báo, tạp chí, internet…
2.3.3 Phương pháp sử lý số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp
thông tin, số liệu phân theo năm 2008, 2009, 2010
Phân loại hộ để làm cơ sở cho việc đánh giá mức sống thu nhập của các hộ
dân, tiền đề cho việc xác định tỷ lệ hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá.
Chỉ tiêu phân loại hộ:
Căn cứ QĐ của bộ LĐTBXH số 170/CPTTG ngày 8/7/2005 và căn cứ vào tình
hình kinh tế cụ thể của thôn 4 xã EaWer phân loại các nhóm hộ như sau:
8
Bảng 1: Phân loại các nhóm hộ
Thu nhập bình quân
hàng tháng (đ/người)
Xếp loại Số lượng
<300.000 Nghèo 14
3000.000 -800.000 Trung bình 10
800.000 trở lên Khá 6
+ Phân loại theo thu nhập:
- Hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 300.000 đ/người/tháng
- Hộ trên mức nghèo có thu nhập bình quân từ 300.000 đ/người/tháng trở lên.
- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm
microsoft office excel.
Nhận xét, đánh giá và so sánh các kết quả từ các số liêu thu thập được.
Phương pháp thống kê mô tả.
2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu
Nhận xét, đánh giá và so sánh các kết quả từ các số liêu thu thập được.
2.4 Hệ thống chỉ tiêu
+ Chỉ tiêu phản ánh diều kiện sản xuất hộ

Bình quân diện tích đất đai /hộ
Bình quân diện tích đất đai /khẩu
Bình quân diện tích đất đai /lao động
Trang bị tư liệu sản xuất /hộ
Bình quân vay vốn /hộ được vay
Thu nhập bình quân/đơn vị diện tích
Hiệu xuất thu nhập thuần/tổng chi/hộ
+ chỉ tiêu phản ánh đời sống của hộ :
Tổng thu = thu từ sản xuất nông nghiệp + thu khác
Chi phí = chi phí sản xuất + chi khác
Bình quân thu nhập (triệu đồng/ khẩu /tháng)
Bình quân chi tiêu (triệu đồng/ khẩu /tháng)
Bình quân thu nhập (triệu đồng/ lao động /tháng)
Tỉ lệ phụ thuộc = số nhân khẩu /số lao động chính của hộ
Số tương đối = [(hộ trên mức nghèo- hộ nghèo)/(hộ nghèo)]*100
Số tuyệt đối = hộ trên mức nghèo- hộ nghèo
9
PHẦN BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BẢN NGHIÊN CỨU VÀ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Biểu đồ 1: Lược đồ tự nhiên xã Eawer, huyện Buôn Đôn
* Vị trí địa lý
Xã EaWer là xã nằm dọc theo tỉnh lộ 1 cách thành phố Buôn Ma Thuột 30
Km về phía tây, vị trí thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa và phát triển kinh tế.
Với diện tích tự nhiên là 8052 Km
2
, dân số toàn xã là 1.844 hộ với 8.453 khẩu.
Theo chỉ thị 364/CT – TTg ngày 1/7/1994 thì ranh giới của xã được xác định:

Phía Bắc giáp với xã Eahuar
Phía Nam giáp với xã Tân Hòa
10
Phía Đông giáp với CưMga, Xã Tân Hòa
Phía Tây giáp với xã Krông Na, tỉnh Đăk Nông.
* Địa hình: Xã Eawer có hai dạng địa hình chính: Địa hình thấp và lượn
song, độ cao thấp dần từ Đông bắc sang Tây nam với độ dốc trung bình từ 3 – 8
0
.
Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản xuất.
Dạng địa hình thấp nằm ở hạ lưu của suối Ea Tul, Suối EaN’drai’k và chạy dài
theo song Sêrêpok. Độ cao trung bình 195m so với mực nước biển.
Dạng địa hình lượn sóng chiếm tỷ lệ lớn nằm ở phía đông bắc có độ cao trung
bình so với mực nước biển từ 220-320 m.
* Khí hậu: Theo thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đăk Lăk
xã EaWer nằm trong vùng khí hậu thời tiết buôn Đôn, là khu vực chuyển tiếp giữa
hai vùng khí hậu Tây nam và trung tâm tỉnh Đăk Lăk là vùng có địa hình tương đối
bằng phẳng, hăng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống khí đoàn:
+ Khí đoàn Tây nam có nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ tháng 5
đến tháng 10
+ Khí đoàn Đông bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
+ Chế độ khí hậu mang đậm đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cao nguyên.
- Nhiệt độ trung bình năm: 24,6
0
c
- Độ ẩm trung bình năm: 81%
- Lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các tháng từ
tháng 4 đến tháng 10 trong năm, các tháng cò lại là mùa khô.

- Lượng mua trung bình năm :1614,4mm
- Số ngày mưa trung bình:125 ngày/năm
- Chế độ gió hàng năm theo 2 hướng chính:
+ Gió Đông bắc thổi vào các tháng mùa khô với vân tốc trung bình 2m/s. Tốc
độ lớn nhất 18m/s.
+ Gió Tây nam thổi vào các tháng mùa mưa với vận tốc trung bình 2m/s. Tốc
độ gió lớn nhất 14m/s.
- Tốc độ gió trung bình năm: 5m/s
- Số giờ nắng trung bình trong năm: 2665 giờ.
11
- Sương mù thường có vào ban đêm với tầng suất xuất hiện thấp không gây
ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trông của địa phương.
* Thủy văn
Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ
thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung
bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km
2
.
Mùa khô xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ là tháng 9,
10. Mùa cạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau.
* Các nguồn tài nguyên
 Tài nguyên đất
Theo tài liệu bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp
thành lập năm 1978,các loại đất trên địa bàn xã được phân bổ như sau:
- Đất đỏ vàng trên đất sét: 2.319 ha, chiếm 28,7% tổng diện tích tự nhiên, phân
bổ ở phía bắc của xã. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, pH = 4,5 –
5,1, mùn và đạm tổng số đạt trung bình đến khá, lân và kali tổng số khá, lân dễ tiêu
nghèo, dung tích hấp thụ thấp. Đây là loại đất tốt, trồng cây công nghiệp lâu năm và
cây ăn quả cho năng suất, chất lượng cao.
- Đất vàng nhạt trên đá cát: 5,461 ha, chiếm 67,6% tổng diện tích tự nhiên,

phân bố ở phía nam của xã. Đất có thành phần cơ giới nhẹ pH = 4,0 – 4,8, nghèo
mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu, hàm lượng kali khá, hàm lượng nhôm di động
lớn, bazơ thấp. Đất này có thể trồng cây công nghiệp lâu năm cho năng suất cao.
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan: 100ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên.
Đất chua đến ít chua, chất hữu cơ, đạm tổng số trung bình đến khá, lân dễ tiêu
nghèo. Đất thích hợp với việc trồng lúa cho năng suất cao.
- Đất nâu thẫm trên đất xám trên đá cát: 160 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên.
Đất chua pH < 4,5, nghèo mùn, sản phẩm đá bọt và đá bazan: 40 ha, chiếm 0,5%
diện tích đất tự nhiên, tầng đất mỏng, nhiều đá và lẫn lộn đá lộ đầu, đất chu nghèo
lân,kali dễ tiêu khá. Đất có độ phì nhiêu cao, trồng các loại cây hàng năm cho năng
suất cao.
- Đạm, lân tổng số thấp, tầng đất mặt thường có kết von, đất có thể trồng Điều,
các loại rau, đậu
 Tài nguyên nước
12
+ Nguồn nước ngầm: cho đến nay vẫn chưa được khảo sát. Tuy nhiên qua 1 số
giếng của người dân trên địa bàn cho thấy nguồn nước ngầm ở đây khá phong phú
+ Nguồn nước mặt: phân bố tương đối đều từ bắc xuống nam, suối EaTul chảy
qua địa bàn xã dài hơn 22Km có lưu lượng dòng chảy lớn cùng với phần địa hình
bằng phẳng thấp ven sông Sêrêpôk đã tạo cho xã một nguồn nước mặt dồi dào. Đây
là điều kiện thuận lợi đảm bảo cung cấp nguồn nước cho nhu cầu nông nghiệp và
đời sống nhân dân. Tuy nhiên vào mùa khô ở đây thoát nước rất nhanh, đặc biệt
trong những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường mùa mưa ngắn, mùa khô
kéo dài đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
 Tài nguyên rừng: Hiện nay trên địa bàn xã không có rừng trồng. Diện tích
tự nhiên năm 2001 còn 4723,7ha, chiếm 58,5 diện tích tự nhiên, phần lớn là rừng
nghèo đã khai thác hết cây lớn. Trong những năm gần đây tình trạng người dân vào
chặt phá rừng làm nương rẫy, một số diện tích rừng bị khai thác quá mức nhưng
không được khoanh nuôi bảo vệ nên diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng chỉ
còn lại 273,08ha.

* Thủy văn, nguồn nước
Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ
thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung
bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km
2
. Do vậy tình trạng ngập úng cục bộ vẫn thường
xuyên diễn ra, gây khó khăn cho sản xuất.
Mùa khô xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ là tháng 9,
10. Mùa cạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau.
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
* Điều kiện kinh tế : Là xã thuần nông chiếm trên 80% dân số tham gia sản
xuất nông nghiệp, còn lại có thu nhập từ thương mai dịch vụ và công nhân viên
chức, thu nhập bình quân 10.000.000đ.
* Điều kiện xã hội
Cơ sở hạ tầng :
Giao thông: Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 1 đi qua dài 9km mặt đường trải nhựa
rộng 6m, nền đường rộng10m, hành lang an toàn 30m, đây là tuyết giao thông chính
13
nối EaWer với thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện khác, cơ sở hạ tầng giao
thông tương đối tốt thuận lợi cho giao thông hàng hóa.
Các tuyến đường nông thôn hầu hết đều đã được nâng cấp, hiện trạng là đường
cấp phối, mặt đường rộng 6m nền đường rộng 8m tổng chiều dài các tuyến đã nâng
cấp 19km. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn đã phần nào đáp ứng được
nhu cầu đi lại của người dân và nâng cao tốc độ phát triển nông thôn. Tuy nhiên vẫn
còn một số tuyến đường nhỏ lầy lội, chưa có rãnh thoát nước như tại thôn 4, thôn 6,
buôn B gây ngập ứng trong mùa mưa.
Thủy lợi: Hiện tại trên địa bàn có một hộ trung chuyển tại buôn Tul B và một
đập tràn tại thôn 8 hiện tại công trình đang hoạt động bình thường.
Tuyến mương chính chạy từ đập tràn về hồ trung chuyển dài 3km, rộng 4m,
trong những năm vừa qua đã được kiên cố hóa 1 số hạng mục nên đã góp phần rất

lớn vào việc cung cấp nước tưới và chống khô hạn cho các cánh đồng. Tuy nhiên để
ngày càng nâng cao năng lực tưới tiêu của hệ thống thủy lợi cần phải sửa chữa nâng
cấp để có thể cấp nước cho diện tích cây trồng lớn.
Điện: Từ năm 1999 điện lưới đã được kéo về xã đến nay có 1760 hộ dùng điện
chiếm 97% tổng số hộ, còn lại 3 thôn, buôn chưa có điện là thôn Nà Ven, thôn 9 và
buôn Eaprí.
Cơ sở vật chất văn hóa: Hiện toàn xã chỉ mới có 4/13 thôn buôn có nhà sinh
hoạt cộng đồng (đã được kiên cố hóa).
Hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn xã đã có bưu điện văn hóa xã, hệ
thống đường dây điện thoại đã được kéo đến các thôn buôn phần nào đáp ứng được
thông tin liên lạc cho người dân. Được sự quan tâm của các cấp xã đã lắp đặt hệ
thống tiếp và thu sóng mới với trị giá 120,5 triệu đồng. Ngoài ra trên địa bàn xã có
19 bộ thu sóng vẫn còn đang hoạt động, và hệ thống Internet đã đến với người dân
trong xã, phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước đến tận người dân.
Nhà ở dân cư nông thôn: Là xã gần trung tâm huyện nên về cơ sở hạ tầng và
nhà ở tương đối khang trang (đặc biệt là các thôn gần trung tâm huyện), tuy nhiên là
xã thuần nông nên số hộ có nhà ở bán kiên cố, nhà tạm còn chiếm đa số, tỷ lệ khá
cao, cụ thể như sau: Số hộ có nhà tạm, nhà dội nát là 300/1760 nhà, chiếm 17%.
14
* Dân số và lao động
Tính đến năm 2009 toàn xã có tổng dân số 1.760hộ/7.787 khẩu với 16 dân tộc
anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc tại chỗ 378hộ/1.853khẩu; dân tộc thiểu
số có khác 676hộ/3.122khẩu. Số khẩu bình quân trên hộ là 4.4 khẩu/hộ.
Cơ cấu thành phần dân tộc của xã được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2 : Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc
Chỉ tiêu
Số hộ Nhân khẩu
Số khẩu
BQ/hộ

Tổng Tỷ lệ(%) Tổng Tỷ lệ(%)
Tổng
1769 100 7787 100 4,40
Dân tộc kinh
715 40,42 2812 36,11 3,93
Dân tộc tại chỗ
378 21,37 1853 23,8 4,90
Dân tộc thiểu số khác 676 38,21 3122 40,09 4,62
Nguồn: Tổng hợp báo các UBND xã
Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động 4749 người, chiếm
56,2% tổng dân số, đây là những lao động chính trong gia đình, ngoài ra trong lao
động nông nghiệp còn có một lực lượng lao động phụ quan trọng nằm ở trên và
dưới độ tuổi lao động.
Bảng 3 : Bảng tình hình sử dụng lao động của xã
Chỉ tiêu
Hiện trạng lao động
Số lượng Tỉ lệ %
Tổng lao động 4210 100
Số lao động thất nghiệp 150 3,56
Số lao xuất khẩu 172 4,09
Số lao động đang làm việc tại xã 3888 92,35
Phân phối nguồn lao động theo nghành 4210 100
Lao động nông nghiệp 3284 78
Lao động công nghiệp xây dựng 337 8,01
Lao động dịch vụ 589 13,99
Nguồn: Tổng hợp báo các UBND xã
• Quản lý sử dụng đất
Đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với quá trình sản xuất, tình
hình sử dụng đất trên địa bàn xã EaWer được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 4 : Bảng tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã

15
STT Loại đất
Năm 2009 Năm 2010
Diện
tích(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện
tích(ha)
Tỷ
lệ(%)
1
Đất nông nghiệp
3768.83 45.28 3860.44 47.94
Đất trồng cây hằng năm
2424.04 64.3181 2443.77 63.3029
Đất trồng cây lâu năm
1344.79 35.6819 1416.67 36.6971
2
Đất lâm nghiệp
2870.43 34.49 2790.43 34.66
Đất rừng sản xuất
2870.43 100 2790.43 100
3
Đất nuối trồng thủy sản
7.2 0.09 7.2 0.09
4
Đất ở
62.18 0.75 70.22 0.87
5

Đất chuyên dùng
604.11 7.26 613.42 7.62
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
7.9 1.3077 7.9 1.2879
Đất quốc phòng, an ninh
7 1.1587 7 1.1411
Đất để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
5.79 0.9584 5.79 0.9439
Đất có mục đích công cộng
583.42 96.5751 592.73 96.6271
6
Đất nghĩa trang nghĩa địa
16.4 0.20 18.9 0.23
7
Đất sông suối và mặt đất chuyên dùng
313.61 3.77 313.61 3.89
8
Đất chưa sử dụng
680.48 8.18 377.78 4.69
9
Tổng
8323.24 100 8052 100
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của xã
* Công tác giáo dục đào tạo
Năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã được quan tâm về mọi mặt, cơ sở
vật chất được đầu tư cơ bản, trường lớp sạch đẹp khang trang đã phần nào đáp ứng
nhưu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.
Toàn xã có 5 trường học với 73 phòng học, trong đó có 02 trường mầm non
là trường mầm non Hoa Sen và Hoa Anh Đào, 02 trường tiểu học là Lương Thế
Vinh và Nguyễn Du và 01 trường trung học cơ sở Hồ Tùng Mậu. Với tổng số

2375 học sinh, trong đó 341 học sinh mẫu giáo, 1241 học sinh tiểu học và 1153
học sinh cấp II.
* Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân
Xã có 1 trạm y tế tại khu vực trung tâm xã, với đôi ngũ Y, Bác sĩ gồm 4
người. trong đó 01 bác sĩ, 01 dược sĩ, 01 y tá và 01 hộ sinh cùng với đội ngũ y tế 13
người trên 13 thôn buôn.
Trong năm 2009 đã khám cho 11672 lượt người, và thực hiện công tác tiêm
chủng mở rộng cũng như công tác phòng chống sốt rét cho nhân dân.
16
* Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
* Ngành trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng 7 tháng đầu năm 2010 là: 2.857/2.926 ha đạt 98% kế
hoạch, trong đó:
Diện tích vụ đông xuân 175/140 ha đạt 125% KH gồm (Lúa nước 120ha; rau
quả các loại 45 ha; lang 10).
Diện tích gieo trồng vụ hè thu thực hiện được 2.682/2.786 ha, đạt 96% kế
hoạch (Trong đó: Cây lương thực 515 ha; Cây chất bột 623 ha; Cây thực phẩm 504
ha; Cây công nghiệp ngắn ngày 55 ha; Cây CN dài ngày diện tích hiện có là 985
ha). Sản lượng lương thực 6 tháng đầu năm dự kiến đạt 480/360 tấn.
Trong 7 tháng đầu năm 2010 do tình hình nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng
đến tình hình sản xuất vụ mùa. Nhằm khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian
qua UBND xã đã tiếp nhận và cấp phát hỗ trợ cho nhân dân 2.217 kg lúa giống, 45
kg rau giống các loại, 459 kg ngô lai.
* Ngành chăn nuôi
7 tháng đầu năm 2010: Ðàn trâu: 1.010/1.165 con, đạt 87% KH; Đàn bò:
2.133/2.450 con, đạt 87% KH; Đàn dê 120 con/320 con,đạt 38% KH; Đàn heo
1.853/3.000 con, đạt 62% KH; Đàn gia cầm 21.052 con/22.000 con, đạt 96% KH;
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 12/12 ha, đạt 100% KH.
Kiểm soát giết mổ kiểm định được 1.685 con heo, 85 con bò chất lượng thịt
bảo đảm, không có dịch bệnh khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho 300 con heo, 2.500 lượt con
trâu bò. Tiêm phòng vắcxin phòng bệnh tụ huyết trùng cho 2.200 con trâu bò.
Thực hiện cấp phát 600 lít hoá chất Bencoxit, 50kg Chloramin.
Tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm chủ yếu là bệnh đường ruột ở trâu, bò
và heo; không xuất hiện bệnh lở mồm long móng hay tụ huyết trùng.
* Tình hình trồng trọt 2010 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5 : Kết quả sản xuất nông nghiệp của xã
STT Cây trồng Diện tích Tỷ lệ
Năng suất
(Tấn /ha)
Sản lượng
(Tấn)
1 Cây lúa 250 6.9541 4 1000
17
2 Cây Bắp 1034 28.7622 5 5170
3 Đâu xanh 450 12.5174 1.2 540
4 Rau các loại 74 2.0584 10 740
5 Đâu các loại 74 2.0584 0.8 59.2
6 Khoai lang 10 0.2782 7 70
7 Cây mỳ 723 20.1113 25 18075
8 Đậu lành 92 2.5591 1.5 138
9 Đậu phụng 55 1.5299 1.8 99
10 Vừng 21 0.5841 1 21
11 Mía 22 0.6120 50 1100
12 Bông vải 120 3.3380 1.5 180
14 Cà phê 50 1.3908 2 100
15 Tiêu 42 1.1683 2.5 105
16 Điều 520 14.4645 1.4 729
17 Cây ăn quả 58 1.6134 5 290
20 Tổng 3595 100.0000 119.7 28416.2

Nguồn: Tổng hợp báo cáo UBND xã
* Tình hình chăn nuôi của xã được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Số lượng vật nuôi ở xã EaWer
STT Chỉ Tiêu Đơn vị tính Số lượng
1 Voi Con 1
2 Trâu Con 1155
3 Bò Con 2150
4 Dê con 280
5 Heo Con 3822
6 Gia cầm Con 21000
7 Thủy sản Con 12
Nguồn: Tổng hợp báo cáo UBND xã
3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Tình hình chung về kinh tế - xã hội ở thôn 4
+ Vị trí
Thôn 4 Xã EaWer, Huyện Buôn Đôn, Tỉnh ĐăkLăk nằm trên đường tỉnh lộ
1. Thôn 4 nằm giữa thôn 3 và thôn Hà Bắc, thôn 4 có vị trí như sau:
+ Phía Nam giáp với thôn Hà Bắc
18
+ Phía Bắc giáp với thôn 3
+ Phía Tây giáp với thôn 9
+ Phía Đông giáp với thôn 8
+ Tình hình kinh tế - xã hội
Người dân sống ở thôn 4 chủ yếu là người kinh, có một số rất ít là người
đồng bào dân tộc thiểu số ở phía bắc như: người Tày, Mường, Nùng. Đa số những
hộ sống ở đây đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nguyên nhân là do
nghĩa vụ tài chính cao, người dân không đủ tiền nộp.
Do nằm trên trục đường tỉnh lộ 1, đoạn đường được trải nhựa hoàn toàn,
thuận lợi cho các phương tiện giao thông đi lại, cả thôn hiện nay đều có điện… nên
ở đây phát triển nhiều ngành nghề kể cả nông nghiệp và dịch vụ so với 1 số thôn,

buôn khác ở xã. Cũng như các thôn, buôn khác trong xã thì người dân ở đây đa số
người dân vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu, các cây trồng vật nuôi chủ yếu ở đây là
là những cây trồng hàng năm, ngắn ngày như bắp, đậu, cây trồng lâu năm như: cà
phê, tiêu, điều, cao su…thì trồng rất ít do điều kiện đất đai, khí hậu ở đây không
phù hợp trồng, chỉ trồng ở 1 số mảnh đất có thể trồng nhưng năng suất cũng không
cao như ở các nơi khác ở tỉnh Đăk Lăk; chăn nuôi thì chủ yếu là nuôi heo, bò. Lúa,
Mỳ (sắn) ở đây trồng ít hơn là do đất ít, người dân trồng chủ yếu là lúa 1 vụ do ở
đây chưa có hệ thống mương thủy lợi nên mùa khô không có nước tưới, trồng trọt
phụ thuộc rất nhiều vào nước trời.
Việc làm ở thôn 4 nói riêng và ở xã EaWer nói chung hiện nay vẫn đang là
một vấn đề nan giải, do không có hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất vào mùa
khô cho nên sau khi thu hoạch xong không thể sản xuất tiếp được, người dân không
có việc làm và cũng không có nghề phụ gì, hầu hết thời gian đó người dân dọn rẫy
và thu nhập không có, một số người trong thôn đi xã, huyện khác hoặc tỉnh khác để
tìm kiếm việc làm.
Trong tổng số 110 hộ sinh sống ở đây, có 65 hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ
(quyết định của bộ LĐTBXH số 170/CPTTG ngày 8/7/2005) (báo cáo của trưởng
thôn), điều này cho thấy tỉ lệ hộ nghèo ở đây vẫn còn rất cao chiếm gần 60% số hộ.
Tuy nhiên theo thực tế điều tra cho thấy tỉ lệ hộ nghèo ở đây không chính xác,
nguyên nhân là do công tác kiểm tra và cấp sổ hộ nghèo của cán bộ xã vẫn còn chưa
19

×