Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết niệu và hệ sinh dục - Phần 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.27 KB, 11 trang )

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc
Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết
niệu và hệ sinh dục
Phần 1
382. Hậu quả của việc không chữa trị chín mé
"Tôi có đứa con trai 10 tuổi, cách đây 4-5 tháng bị mưng mủ ở đầu
ngón chân cái, kéo dài chừng 10 hôm, sau đó tự vỡ mủ rồi liền miệng (gia
đình không có điều kiện cho cháu chữa trị). Sau đó một thời gian, chỗ ấy lại
mưng lên, rồi vỡ mủ, thối như mùi bốc mả, cứ khi rò khi lành cho tới nay,
mặc dù cháu vẫn ráng chịu đau đi học đều".
Bạn hãy coi chừng cháu bị viêm cốt tủy ở đốt cuối của ngón chân cái.
Hãy cho cháu chụp X-quang ngón chân cái, bạn sẽ thấy hình ảnh đốt này bị
"gặm mòn", phần còn lại có hiện tượng dày lên và có thể thấy những mẩu
nhỏ xương chết bên cạnh (cái mùi "bốc mả" là từ những mẩu xương chết này
mà ra).
Nhiều khả năng đây là biến chứng của bệnh chín mé đầu ngón chân
cái mà bạn đã bỏ qua. Chín mé nếu được phát hiện sớm và điều trị bằng
kháng sinh, chườm lạnh thì có thể khỏi mà không mưng mủ. Nếu phát hiện
hơi muộn, nên cho dùng kháng sinh với liều cao, đồng thời chườm nóng liên
tục, ổ mủ sẽ nhỏ, sau khi được rạch tháo mủ sẽ nhanh khỏi, không có di
chứng hoặc biến chứng.
Nếu đúng là viêm cốt tủy, trong trường hợp con bạn có 2 mức xử trí
phẫu thuật. Nếu phần xương tốt còn nhiều, đơn giản nhất là tiến hành nạo ổ
viêm, lấy hết xương chết, chờ cho xương tự lành (không còn rò mủ, chụp X-
quang kiểm tra thấy hình ảnh xương đã trở lại bình thường). Nếu phần
xương còn lại không nhiều, có thể phải tháo khớp đốt cuối ngón chân cái
(sau này ngón chân sẽ ngắn đi một chút và chỉ hy vọng có một chút móng
chân).
383. Không nên làm như thế
"Cháu có người chị gái 21 tuổi, bị dính bẩm sinh ngón tay đeo nhẫn
và ngón giữa của tay trái. Chị đã được một bệnh viện tư mổ tách ra cách


đây 2 năm, nhưng vẫn còn bị dính khoảng 2 cm ở phần dưới ngón; và do
thiếu da khi mổ nên từ đó tay chị bị cong lại rất xấu và khó hoạt động, làm
việc mạnh thì đau. Xin cho chị cháu một lời khuyên".
Đáp: Không rõ "phần dưới" cháu nói là "dưới" (cuối ngón tay, đốt thứ
3), hay là "trên" (đốt thứ nhất, ngay khe ngón tay); vì theo quy định trong
giải phẫu học, "cái gì ở cuối là dưới, cho dù ta có giơ ngược nó lên". Nhưng
chắc chỗ vẫn dính này là ở phần trên, nghĩa gần khe ngón, giữa các đốt 1 của
hai ngón tay.
Như vậy là trong cuộc mổ cách đây 2 năm, người chủ trì phẫu thuật
đã:
- Không đánh giá trước được mức độ dính ở phần này (không chỉ dính
da mà dính cả mỡ dưới da, thậm chí cả bắp thịt của ngón tay), tưởng là đơn
giản nên đã nhận làm phẫu thuật này tại một cơ sở không chuyên khoa.
- Không biết đến kỹ thuật chuyển vạt da (xoay hai vạt da nhỏ bên
cạnh đến để khâu phủ lên chỗ sẽ tách ra trên hai ngón tay), cũng không biết
đến kỹ thuật vá da rời (lạng hai mảnh da mỏng ở đùi để "đắp" lên), nên khi
gặp tình huống thiếu da đã phải rút lui.
- Sau đó, không giới thiệu tiếp chị cháu cho một cơ sở giỏi hơn họ về
trình độ và trang bị, và điều này là quan trọng hàng đầu.
Tiếc rằng gia đình do thiếu hiểu biết nên đã để kéo dài quá lâu. Tuy
nhiên, sau một vài ca phẫu thuật sẽ được tiến hành đúng đắn, chính xác và
theo dõi sát sao, sau khi được hướng dẫn tập luyện, chị cháu có thể khắc
phục dần mọi rắc rối.
Gia đình cháu nên liên hệ ngay với Viện bỏng quốc gia, nơi giàu kinh
nghiệm trong ghép da để được mổ sớm.
384. Bị thọt chân từ bé
"Cháu 20 tuổi, bị thọt chân từ bé, nghe nói là do viêm não. Hiện đã có
phương pháp gì chữa được bệnh này? Nếu để vậy có ảnh hưởng gì trong
tương lai không?".
Do di chứng của sốt bại liệt, cháu bị thọt chân, teo cơ và xương khớp

ở cả một chân. Bệnh này không chữa được bằng những phẫu thuật chỉnh
hình khu vực.
Hiện trên thế giới đã hiệu chỉnh được các chân giả điện tử giúp cho cơ
năng vận động của chân. Tiếc rằng kỹ thuật này chưa có khả năng dùng rộng
rãi cho mọi người, nhất là người nghèo. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển
nhanh của khoa học, cháu có thể hy vọng. Trong khi chờ đợi, cháu chỉ có thể
dùng nạng hoặc xe lăn (hay xe máy ba bánh nếu có điều kiện). Mới dùng
thấy hơi ngại nhưng rồi cũng quen dần, chả sao.
Nếu không chữa cũng chẳng phải lo lắng gì nhiều. Do đi lệch, khung
chậu của cháu không cân đối, khó có thể đẻ thường; nhưng cháu vẫn cho thể
sinh con nhờ phẫu thuật lấy thai qua đường dưới, rất an toàn cho cả mẹ lẫn
con. Có điều, với người nào sau này yêu thương cháu, cháu phải nói rõ từ
đầu về khả năng này, xem họ có "chịu" không?
Chúc cháu có được nghị lực và lòng tin để không ngừng vươn lên.
Biết đâu một ngày nào đó, mọi người sẽ được hoan hô cháu trong đoàn vận
động viên đi xe lăn của cả nước!
385. Liệt hai chân do chấn thương
"Cháu là con gái, 20 tuổi, cách đây gần 4 năm bị tai nạn chấn thương
cột sống, mất cảm giác từ đốt sống lưng thứ 5 trở xuống, không tự điều
khiển được hai chân (các chức năng khác vẫn bình thường). Đến nay, cháu
thấy có một số tiến bộ, chẳng hạn như đã có cảm giác thấp hơn trước 2 đốt
ngón tay. Xin cho biết cháu cần phải làm gì, và có thể hy vọng hồi phục
hoàn toàn không?".
Trường hợp của cháu may mắn hơn nhiều so với những người bị chấn
thương cột sống ở vị trí cao hơn (họ còn bị thêm những rối loạn của ruột già,
bàng quang ). Ngành phẫu thuật thần kinh đã đề xuất và đang thử nghiệm
một số kỹ thuật điều trị tiên tiến, kể cả việc ghép tủy sống. Ngay cả với
trường hợp không thể hồi phục, người ta cũng sáng tạo ra những thiết bị vi
điện tử có khả năng giúp họ khắc phục về vận động. Quý 2 năm 2001, các
nhà nghiên cứu Pháp và Italy đã cùng nhau hiệu chỉnh thành công và chế tạo

một thiết bị giúp người liệt hai chân do tai nạn đứng dậy đi lại được. Thiết bị
này sử dụng một số điện cực được cấy ghép vào các bắp thịt và dây thần
kinh, kích thích hoạt động của hai chân qua một bộ vi xử lý (điều khiển bằng
cách ấn nút). Dĩ nhiên, loại kỹ thuật và thiết bị như vậy hiện chưa thể phổ
biến rộng, nhưng sẽ là điều kiện thực trong tương lai không xa.
Trong khi chờ đợi, cháu nên thực hiện và nhờ người nhà giúp làm các
động tác: co duỗi chân, kể cả cổ chân và ngón chân, vận động phần trên của
cơ thể, nhằm mục đích giúp hệ cơ xương khớp phát triển bình thường, tránh
nguy cơ bị yếu hay teo nhẽo. Xoa bóp thường xuyên vùng lưng, vận động
các cơ bụng và ngực, tập thở sâu thường xuyên. Nếu xuất hiện cảm giác
nong nóng hay rần rần như kiến bò ở vùng phía dưới tổn thương là biểu hiện
tốt đấy.
Ngoài ra, nếu có xe lăn, cháu nên duy trì và mở rộng quan hệ bạn bè,
ra ngoài trời nhiều hơn cho khỏe người, đọc sách dưới bóng cây, thậm chí
tham gia thi đấu một vài môn nào đó dành cho người đi xe lăn. Những hoạt
động này sẽ giúp cháu có thêm nghị lực trước cuộc sống.
Không cần thuốc men, nên chú ý ăn uống tốt và tránh cảm lạnh.
386. Di chứng sốt bại liệt
"Cháu bị một chân bé, một chân to từ nhỏ, nhưng vẫn đi lại được.
Liệu sau này cháu có bị liệt không?".
Có nhiều khả năng hồi còn nhỏ cháu đã bị sốt bại liệt, và chân bé kia
là hậu quả di chứng của bệnh. Cháu cứ yên tâm học hành và vui chơi vì di
chứng này không phát triển thêm để gây liệt. Sau này, khi cháu trưởng
thành, có thể làm một số phẫu thuật chỉnh hình tại chỗ để cải thiện tình hình,
giúp cho việc đi lại dễ dàng và duyên dáng hơn.
Trong khi chờ đợi, cháu nên tăng cường việc xoa nắn và vận động
những bắp thịt bị nhẽo, các khớp cổ chân, đầu gối, ngón chân, giúp chúng
khỏe lên.
387. Lao khớp gối
"Đã hơn một năm nay, đầu gối phải của em bị sưng đỏ và nóng ran,

đau không đi được; chụp X-quang thì được chẩn đoán là viêm khớp. Em
được bác sĩ kê cho nhiều thuốc, nhưng không khỏi; em cũng dùng cả thuốc
nam cũng chẳng ăn thua. Xin cho em một lời khuyên (Xin nói thêm là chỉ
sưng đầu gối phải thôi, không hề di chuyển sang nơi khác)".
Thư em viết chưa thật chi tiết, khó nói chắc. Nhưng có khả năng em bị
lao khớp gối phải, tuy bệnh này thường hiếm gặp. Nếu đúng vậy thì chỉ cần
bó bột để giữ yên khớp gối một thời gian và dùng thuốc đặc trị bệnh lao,
kèm theo các thuốc chống bội nhiễm
Em nên sớm về Viện Lao và Bệnh phổi (463 Hoàng Hoa Thám, Ba
Đình, Hà Nội) hoặc Trung tâm Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch(quận 5,
TP Hồ Chí Minh) xin khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để có một
chẩn đoán chính xác (định bệnh hoặc loại trừ "lao khớp gối"). Em phải xuất
trình y bạ, các đơn thuốc và nói rõ diễn biến của căn bệnh trong năm qua, để
người khám không có định kiến ngay từ đầu là chỉ có "thấp khớp".
Nếu giả thiết này không sai thì em thật may mắn, bởi vì ngành y tế đã
có thuốc chống lao rất công hiệu; sau một thời gian không lâu, đầu gối phải
của em sẽ hồi phục hoàn toàn
388. U xơ ở vai
"Cháu đang ở trong quân ngũ, bị u ở hai vai, càng ngày càng to, có
phải do cháu chơi xà đơn xà kép không?".
Xà đơn xà kép có tội tình gì ở đây? Cháu bị u xơ nơi khối cơ ở vai,
trông hơi xấu một chút nhưng lành tính. Nếu u gồ lên rõ, đeo quân hàm bị
lệch, cháu nên tới bệnh viện xin phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật có gây tê tại
chỗ, mổ không khó nhưng tốn thời gian vì phải xẻo dần từng phần do ranh
giới không rõ rệt. Bác sĩ sẽ rạch da theo hình vòng cung nhằm không để lại
sẹo ở chính giữa vai, gây trở ngại khi mang vác sau này.
389. Khi bị gãy xương, sai khớp
"Trong dân gian có một số thầy lang quảng cáo là chữa được gãy
xương, sai khớp. Nếu chẳng may bị thì có nên nhờ họ không?".
Những người này có một số kinh nghiệm nhất định, nhưng vì họ thiếu

kiến thức về giải phẫu và sinh lý học, thiếu phương pháp chẩn đoán chính
xác nên khó đánh giá được đầy đủ và tiên lượng một cách đúng đắn, dễ
dẫn tới xử trí theo phương cách không phù hợp, thậm chí nguy hiểm.
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp có tổn thương kín đáo phải chụp
X-quang ở mấy tư thế khác nhau mới phát hiện được. Ngoài ra, chỉ các cơ sở
y tế mới có những phương tiện hữu hiệu để phòng ngừa và chữa trị các biến
chứng do chấn thương, cũng như kiểm tra ngay tại chỗ kết quả xử trí lúc bấy
giờ của bác sĩ, phát hiện được những sai sót để bổ cứu kịp thời.
390. Khi có tới 6 đốt sống lưng
"Xin giải đáp cho một chuyện rất lạ: Thím cháu năm nay trên 40 tuổi,
thường hay đau ê ẩm ở lưng, đi chụp X-quang thấy có tới 6 đốt sống lưng
(cháu tưởng ai cũng chỉ có 5 thôi). Gia đình cháu lo quá, không biết như vậy
có việc gì không?".
Cháu nói đúng đấy, bình thường con người chỉ có 5 đốt sống lưng,
được đánh số (trên xuống) từ L1 đến L5.
Nhưng có tới 6 đốt sống lưng cũng không phải chuyện quá kỳ lạ, chỉ
hiếm thôi, và đó là do những bất thường về giải phẫu học. Một số người
mang 6 đốt sống lưng như thím cháu mà không hay biết vì không thấy ảnh
hưởng gì, chỉ phát hiện do tình cờ chụp X-quang.
Tuy nhiên, người ta thấy hiện tượng 6 đốt sống lưng có thể kèm theo
một bệnh bẩm sinh là thận đa nang: xen kẽ giữa các mô của hai quả thận là
những nang nước, lúc mới đẻ chỉ nhỏ li ti, về sau có thể vẫn giữ nguyên
trạng mà không gây hậu quả gì. Nhưng cũng có thể một hay rất nhiều nang
cứ to dần, tiến tới chèn ép mô thận, tới mức làm cho mô thận trở thành một
lớp mỏng không còn lọc được nước tiểu như trước.
Do vậy, thím cháu nên sớm tới một bệnh viện trung ương để được
chẩn đoán và đánh giá đúng thực trạng. Qua hình ảnh chụp thận thuốc, bác sĩ
sẽ loại trừ, nghi ngờ hay khẳng định bệnh thận đa nang. Qua xét nghiệm
máu, họ sẽ biết urê huyết có bình thường hay không.

×