Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng - Phần 5 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.45 KB, 14 trang )

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt,
tim phổi và bệnh ở bụng
Phần 5
341. Viêm gan virus B lây như thế nào?
"Chúng em đã được một cháu gái sáu tuổi. Vừa rồi, bệnh viện phát
hiện trong máu chồng em có kháng nguyên virus viêm gan B dương tính.
Chúng em phải làm gì để khỏi lây bệnh, nhất là với cháu nhỏ; có phải cách
ly không? Và liệu sau này chúng em còn có thể có thêm một đứa con khỏe
mạnh?"
Viêm gan virus B chỉ lây qua đường máu: qua vết xước ở da, nhổ
răng khiến virus từ nguồn lây lọt vào; qua tiêm truyền bằng những dụng cụ
không triệt để vô khuẩn (thường là do truyền máu của những người hiến bị
viêm gan).
Viêm gan virus B không lây qua nước bọt hoặc qua đường sinh dục
(một vài nhà nghiên cứu phát hiện thấy virus viêm gan B có mặt trong chất
xuất tiết của bộ máy sinh dục, nhưng hiện vẫn chưa có bằng cớ về đường lây
nhiễm này), cho nên không cần cách ly về ăn uống hay ngưng quan hệ vợ
chồng. Và dĩ nhiên hai em vẫn có thể có thêm cháu bé khỏe mạnh nếu nuôi
dưỡng đúng phương pháp.
Trước mắt, em và cháu phải đi xét nghiệm máu tìm kháng nguyên
virus viêm gan B. Nếu âm tính thì xin tiêm chủng phòng bệnh này (tại Viện
vệ sinh dịch tễ ở Hà Nội hoặc Viện Pasteur ở TP Hồ Chí Minh), nếu đã
dương tính thì thôi.
Chú ý bồi dưỡng đặc biệt cho bố cháu về chất đạm (thịt, cá, đậu
phụ ), vitamin; không cho uống rượu hoặc nhiều bia, không hút thuốc lá;
làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Trước khi quyết định có thêm cháu, nên cho
kiểm tra lại sức khỏe của bố cháu.
Nếu cần tới thuốc thì phải đi khám để bác sĩ kê đơn 2 thứ thuốc sau:
1. Lamivudine, tác động trực tiếp lên virus, không cho nó sinh sản.
Hiện có 2 loại, tính năng như nhau nhưng mang tên biệt dược, cách đóng gói


và giá cả khác nhau; tùy tình hình mà chọn loại thích hợp, uống mỗi ngày 1
viên, trong ít nhất 1 năm.
- Zeffix 100 mg, lọ 28 viên, giá khoảng 34 ngàn đồng/viên.
- Lavudine 100 mg, lọ 30 viên, giá khoảng 26 ngàn đồng/viên.
2. Alpha-interferon (Intron A), kích hoạt hệ miễn dịch, tiêm mỗi tuần
3 lần trong 4-6 tháng. Giá khoảng 450 ngàn/lọ.
Nhân đây xin giới thiệu 1 bài thuốc Đông y để các em có thể sử dụng
kết hợp:
- Bồ công anh, nhân trần, phục linh, sài hồ, sơn chi mỗi vị 10-12 g, uất
kim 6 g, sắc uống hằng ngày.
342. Lời giải còn bỏ ngỏ
"Bệnh viêm gan virus B chỉ lây qua đường máu, vậy khi hai vợ chồng
cháu ngủ chung giường cùng bị một con muỗi đốt thì có lây cho nhau
không?".
Câu hỏi của cháu làm cho người giải đáp bật cười nhưng lại rất lúng
túng, vì chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập đến tình huống đặc
biệt đó! Đành bỏ ngỏ để nhờ các nhà bác học trên thế giới cũng như trong
nước có dịp giải đáp giúp.
Trong khi chờ đợi, nên chăng chúng mình cứ "khẳng định đại" đi, để
thúc đẩy mọi người chống muỗi đốt (giữ vệ sinh ngoại cảnh, tích cực diệt
muỗi, nằm màn ). Việc này cũng giúp tránh một số bệnh nguy hiểm khác
như sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, bệnh giun chỉ
343. Cứ để hai cụ thoải mái
"Bác hàng xóm của bố cháu đi xét nghiệm máu thấy viêm gan B
dương tính, vậy mà hai cụ vẫn đi lại chơi bời với nhau như không có chuyện
gì xảy ra. Mẹ cháu thì sợ chết khiếp những lúc phải tiếp bác ấy trong nhà,
sau đó bà lau chùi suốt lượt các thứ".
Hiện giờ thì hai ông già chưa có ai sai cả; bởi vì bệnh viêm gan B
hoặc viêm gan C chỉ lây qua đường máu mà thôi (chồng viêm gan B nhưng
vợ không bị lây và vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường).

Nhưng nếu hai người dùng chung dao cạo râu hoặc cái cắt móng tay
thì cực kỳ nguy hiểm vì virus viêm gan B sẽ dễ lây nhiễm sang bố cháu qua
vết rách ở da (một số phẫu thuật viên và bệnh nhân mổ có thể lây cho nhau
theo kiểu này).
Thế thôi. Ngoài ra, cứ để hai cụ thoải mái uống trà, tâm sự. Mẹ cháu
chẳng phải dọn dẹp, chùi rửa phí công, mệt người.
344. Khi nhiều người nhà mang kháng nguyên viêm gan B
"Cách đây khoảng 4 năm, chị của cháu đi xét nghiệm máu có kết quả
HBsAg dương tính; sau đó trong gia đình chỉ có cháu đi xét nghiệm (kết quả
âm tính và đã được tiêm phòng). Nay chị dâu của cháu, đang có thai khoảng
3 tháng, thấy mắt vàng, đi xét nghiệm viêm gan B thì âm tính, nhưng kết quả
xét nghiệm của chồng chị sau đó lại dương tính (anh chị mới xây dựng
khoảng 4-5 tháng nay). Rồi chồng cháu đi xét nghiệm cũng thấy nhiễm virus
B. Xin cho biết chị dâu cháu có cần xét nghiệm lại hay tiêm phòng không, và
phải dùng thuốc gì? Đứa con của chị ấy có bị nhiễm không? Anh cháu và
chồng cháu cần cùng những thuốc gì? Sau này, con của cháu sinh ra có bị
nhiễm không?".
Cháu đừng quá bi quan, bởi vì mang kháng nguyên virus viêm gan B
(VGB) trong máu không có nghĩa là đã mắc bệnh VGB ở mức nguy hiểm.
Vả chăng, ngay cả khi đã bộc phát, VGB cũng có thể nặng hay nhẹ tùy từng
tình huống (số tế bào gan bị tổn thương, sức đề kháng của cơ thể, việc giữ
gìn và bồi dưỡng sức khỏe ra sao ).
Hợp lý nhất là cho các thành viên còn lại trong gia đình đi xét nghiệm
máu, những ai (-) thì cho tiêm phòng, những ai (+) thì phải được theo dõi
cẩn thận hơn về sức khỏe. Chị dâu cháu phải đi xét nghiệm lại, để nếu vẫn (-
) thì sau khi sinh phải tiêm phòng. Trường hợp của cháu, vì cháu không nói
rõ quy trình tiêm trước đây nên không biết thế nào. Cháu nên đến một
chuyên gia về vấn đề này, nói rõ về việc tiêm phòng trước đây để được
hướng dẫn cụ thể.
Con của cháu và của chị dâu cháu không bị lây nhiễm VGB, với điều

kiện bảo đảm vô khuẩn các dụng cụ và thao tác hộ sinh, bởi vì bệnh này lây
lan qua đường máu.
Với các thành viên có kết quả xét nghiệm (+), cần lưu ý:
- Giữ vững tinh thần lạc quan để không rơi vào trạng thái stress, có thể
sẽ làm cho tình hình xấu đi. Khi bị VGB, không phải là toàn bộ các tổ chức
gan bị tổn thương hoặc tổn thương nặng. Phần gan lành mạnh vẫn đảm
nhiệm được chức năng (nhiều người bị thương phải cắt bỏ một phần quan
trọng của gan, sau đó vẫn khỏe mạnh bình thường).
- Tăng cường bồi dưỡng cơ thể bằng ăn uống, chủ yếu là chất protid
(đạm) và các vitamin (có nhiều trong hoa quả, rau xanh ). Có một nguồn
protid rất quý, dễ kiếm, rẻ tiền, dễ chế biến là nhau sản phụ.
- Tránh những thức ăn mà cơ thể "không thích". Tuyệt đối kiêng bia
rượu, thuốc lá. Thể dục nhẹ nhàng đều đặn.
- Về thuốc điều trị VGB, xin xem Mục 341.
- Có thể kết hợp dùng thêm các loại thuốc trong đó có mật gấu (gấu
rừng hay gấu nuôi đều được) nhằm giảm thiểu, thậm chí ngăn chặn các biến
chứng có thể xảy ra (xơ gan, ung thư gan).
345. Mang thai khi đang bị nhiễm virus viêm gan B
"Trước đây tôi bị nhiễm virus viêm gan B, xét nghiệm HBsAg(+),
uống thuốc theo đơn bác sĩ, một thời gian sau, xét nghiệm lại vẫn dương
tính. Nay tôi đã có thai 5 tháng. Tôi có thể dùng Alpha-interferon và
Lamivudine được không?".
Thư bạn không nói rõ là trước khi mang bầu, bạn có làm xét nghiệm
lại HBsAg không? Nếu vẫn dương tính thì rất nhiều khả năng cháu bé cũng
bị nhiễm, do đó, bạn cần chú ý mấy điểm sau đây:
- Dùng đều đặn cả hai loại thuốc ở Mục 341.
- Chú ý giữ gìn sức khỏe trong khi mang thai, ăn uống đủ chất, nhất là
chất đạm và vitamin.
- Bạn cần được một cơ sở sản phụ của ngành y tế theo dõi và xin được
sinh tại đây (nhớ rằng nếu HBsAg(+) thì máu bạn sẽ làm lây nhiễm bệnh cho

nữ hộ sinh nếu tay họ có vết rách da mà không mang găng phòng hộ).
- Cháu bé sơ sinh cần được săn sóc chu đáo, tốt nhất là được một
chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này trông nom.
346. Đó là viêm gan virus A
"Xin cho biết tại sao bệnh viêm gan B lại lây lan tùm lum? Bên nhà
hàng xóm quanh năm suốt tháng chẳng đi đâu, vậy mà cả nhà thi nhau mắc
viêm gan B, dễ sợ! Gia đình chúng em ở kế bên, liệu có lây bệnh không?".
Viêm gan B (viêm gan virus B) chỉ lây qua đường máu, không lây qua
đường tiêu hóa hoặc qua quan hệ vợ chồng. Vì vậy, gia đình người hàng
xóm của em không bị viêm gan B mà bị viêm gan A (viêm gan virus A).
Bệnh này chỉ lây qua đường tiêu hóa, do giây phân của người đang mắc
bệnh hoặc khỏi bệnh chưa được 45 ngày (cho nên trong phân vẫn còn mầm
bệnh và lây cho người khác). Bệnh nhân tiếp xúc với phân của bản thân rồi
cầm vào nắm cửa, cán gáo, sách vở, chén bát Cho nên, nếu không cách ly
tốt thì thường trong nhà lây lẫn cho nhau; vô phúc cho những ai lai vãng gia
đình đó mà không chú ý giữ gìn.
Hai em nên mang giải đáp này sang đọc cho họ nghe, nhắc gia đình đó
quản lý phân cho tốt, cách ly triệt để, không để lây tiếp cho người nhà, và
không để lây lan bệnh sang bà con lối xóm. Hai em cũng nhớ nói rõ để họ
không quá sợ hãi, vì viêm gan A nhẹ hơn nhiều so với viêm gan B hay viêm
gan C. Nên nhắc họ dùng nhiều đường, nhất là đường từ trái cây, mật ong;
và tăng cường ăn nhiều thịt cá, tôm cua, đậu nành (ít nhất cũng trong thời
gian dưỡng bệnh) để giúp cho gan chóng hồi phục.
347. Thuốc chữa viêm gan virus C
"Tôi đi xét nghiệm máu, được bác sỹ kết luận và viêm gan virus C.
Trường hợp tôi nên chữa bằng loại thuốc Tây nào, và có nên uống cây chó
đẻ?".
Về thuốc tây, đối với viêm gan virus B (VGB), ở Việt Nam đang có 2
loại khá công hiệu (dùng kết hợp) là Lamivudine và Interferon. Còn đối với
viêm gan virus C (VGC) thì ở Pháp đã có thuốc Ribavirin (Rebetol) dùng kết

hợp với Interferon (Viraféron) rất công hiệu. Từ tháng 6/2000, thuốc này đã
được phép bán trên thị trường thế giới; ở nước ta chắc phải một thời gian
nữa mới nhập được. Vì vậy, trong khi chờ đợi, bạn có thể chữa trị như đối
với VGB, hoặc nhờ người nhà mua giúp Ribavirin từ nước ngoài (mỗi ngày
uống 2 viên, chia làm 2 lần, trong 6-12 tháng).
Từ cuối năm 2000, ở Pháp có thêm loại Interferon khuếch tán chậm
mang tên Pégylé, tiêm mỗi tuần 1 lần, liên tục trong một năm, kết hợp với
Ribavirin, mang lại kết quả cao hơn trong điều trị VGC, nhưng thuốc khá đắt
tiền, phải mất hàng chục ngàn frăng. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải "ráng
chịu tốn" vì tỷ lệ ung thư gan do VGC đã tăng gấp ba, trong khi tỷ lệ ung thư
do VGB và xơ gan vẫn giữ mức cũ.
Về thuốc nam, trong nhân dân hay dùng cây chó đẻ răng cưa để chữa
bệnh gan, bạn cũng có thể dùng thêm. Một số người gọi cây chó đẻ răng cưa
là "cây chó đẻ", phải cẩn thận kẻo nhầm vì cây hy thiêm, thuộc họ Cúc, cũng
có tên gọi "cây chó đẻ", nhưng không dùng để chữa bệnh gan)
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, cây chó đẻ răng cưa (còn gọi là diệp hạ
châu, diệp hòe thái, lão nha châu, prak phle theo tiếng Khơme), tên khoa học
Phyllanthus urinaria L., thuộc họ Thầu dầu, hay được bà con dùng chữa
bệnh gan, sốt Mỗi ngày dùng 20-40 g cây tươi sắc uống.
348. Bị xơ gan có ghép gan được không?
"Bị bệnh tim thì ghép tim, bị bệnh thận thì ghép thận để thay thế. Còn
nếu bị bệnh gan, có thể ghép gan được không? Em có người thân nghiện
rượu nặng, đi khám bác sỹ nói bị xơ gan, có thay gan khác được không?".
Không phải cứ bị bệnh tim gì cũng ghép tim. Chẳng hạn, nếu bị hẹp
van tim, chỉ cần mổ nong cho van rộng trở lại; bị hở van tim thực thể thì mổ
thay van; bị thông liên nhĩ, thông liên thất thì mổ vá kín; xơ vữa mạch vành
thì mổ đặt cầu nối cho các động mạch này; nhiều bệnh khác về tim được
điều trị bằng thuốc Chỉ cần ghép tim khi tim đã suy đến mức không còn
đảm nhiệm được việc co bóp bình thường cho máu lưu thông.
Trường hợp bệnh thận hay bệnh gan cũng theo logic nói trên. Việc

ghép thận được con người thực hiện sớm hơn ghép gan, vì chức năng gan rất
đa dạng và khối lượng lớn của gan dễ gây thải loại mảnh ghép.
Việc ghép gan trên thế giới đã được tiến hành khá rộng rãi. Ở châu
Âu, cho đến nay đã có hơn 2 vạn trường hợp; riêng năm 1995 là 2.940
trường hợp, trong đó có 60% là bệnh nhân xơ gan (trong đó, 35% do nghiện
rượu, 50% do viêm gan virus B, C). Kết qủa khả quan: 70% bệnh nhân mổ
sống thêm được 5 năm trong trạng thái tương đối khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trên bình diện toàn cầu, việc ghép gan còn gặp khó khăn vì
không đủ mảnh ghép để cung cấp cho bệnh nhân (năm 1995 ở Pháp có 100
bệnh nhân chờ mổ ghép gan đã phải chết vì thiếu gan để ghép). Giá thành
cuộc mổ ghép gan còn cao, khá xa vời đối với những người có thu nhập thấp
và nhân dân các nước nghèo. Người ta đang nghĩ cách cải tiến phương pháp
này bằng cách lấy mảnh ghép hàng loạt từ lợn.
Không hiểu người nhà của em có cầm cự được đến ngày thành công
trong lĩnh vực này không. Trong khi chờ đợi, em nên khuyên anh ta bỏ rượu,
hy vọng xơ gan đỡ tiến triển nhanh chóng.
349. Nuốt phải đinh
"Cháu là con trai, 15 tuổi. Cách đây khoảng 4-5 năm, cháu nuốt phải
một cái đinh dài 3 cm, nhưng không dám thổ lộ với ai. Hiện nay thỉnh
thoảng thấy đau bụng nên cháu rất lo. Xin giúp đỡ cháu".
Rất nhiều khả năng cái đinh 3 cm đó đã bị tống ra ngoài theo phân vào
ngày hôm sau của sự cố; tiếc rằng dạo đó cháu không cho bố mẹ biết để các
cụ theo dõi phân (cho cháu đại tiện vào một cái bô rồi tìm cái đinh). Nếu nó
vẫn nằm lại có nghĩa là nó bị nằm ngang, chọc thủng ruột, gây viêm màng
bụng; và bác sĩ đã phải mổ cấp cứu cho cháu để lấy đinh, khâu ruột và dẫn
lưu ổ bụng từ lâu rồi!
Vì vậy, hiện tượng đau bụng gần đây của cháu là do nguyên nhân
khác, thường gặp nhất là giun đũa và rối loạn tiêu hóa do thiếu vệ sinh ăn
uống. Cháu nên xin gia đình đi thử phân, nếu có trứng giun thì uống thuốc
tẩy.

Nếu cháu vẫn chưa tin hoàn toàn vào giải đáp này và vẫn lo lắng thì
nên xin chụp X-quang ổ bụng.
350. Thoát vị bẹn cả hai bên
"Cháu học lớp 11. Từ 3-4 năm nay, cháu thấy bên trái bìu dái có một
bọc mà khi lấy tay bóp vào thì thấy xẹp đi, khi buông tay ra hay rặn mạnh
thì nó lại phồng lên như cũ. Từ năm ngoái, cháu lại thấy bên phải bìu dái
cũng có hiện tượng tương tự, chỉ hơi khác là khi lấy tay bóp, nó không bé lại
như bên kia. Xin cho cháu một lời khuyên".
Nhiều khả năng cháu bị thoát vị bẹn bẩm sinh cả hai bên. Qua lỗ thoát
vị bên trái, ruột non tụt xuống bìu, còn bên phải có thể là một đoạn mạc nối
lớn (mỡ chài) tụt xuống. Sở dĩ ở bên trái, ruột không lần nào bị nghẹt là do
lỗ thoát vị khá rộng, cho phép ruột quay trở lên dễ dàng, thêm vào đó là nhờ
"ông chủ" hay tẩn mẩn nắn bóp đẩy ruột lên giúp.
Tuy nhiên, không nên chơi với lửa, và chơi lâu đến vậy! Vụ nghỉ hè
này, cháu nên xin bố mẹ đưa đi khám tại một khoa ngoại tổng quát hoạt
động tốt. Nếu không có điều kiện mổ một lúc cả hai bên, các bác sĩ sẽ mổ
bên trái cho cháu trước, vì bên đó có ruột non, dễ xảy ra nguy cơ bị nghẹt
ruột, một biến chứng rất nguy hiểm.


×