Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

75 vấn đề Dinh dưỡng, thuốc men và các vấn đề khác - Phần 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.9 KB, 14 trang )

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc
75 vấn đề Dinh dưỡng, thuốc men
và các vấn đề khác
Phần 2
51. Có nên ăn mía và cá ngừ?
"Ăn mía nhiều hằng ngày có mắc bệnh tiểu đường không? Có phải cá
ngừ độc, ăn vào là tức ngực và đau người?"
Ăn nhiều mía không gây bệnh tiểu đường, nhưng nên ăn vừa phải và
theo dõi thể trọng để không trở thành béo phì.
Cá ngừ giàu chất dinh dưỡng và các muối khoáng, lại không độc. Nên
chọn kỹ để tránh cá ươn. Và khi ăn bất cứ hải sản nào cũng phải xem chừng
phản ứng của cơ thể, nhất là những người "yếu bụng"; ví dụ, ăn tôm cua có
thể nổi mẩn hoặc đau bụng, lên cơn hen
Các nhà khoa học đã phát hiện tác dụng tốt của các loại cá béo (cá
trích, cá thu, cá hồi, cá vược, cá ngừ ) do chúng chứa các axit béo không
bão hòa (nhất là omega-3, làm giảm triglycerid trong máu). Chúng có tác
dụng tốt trong việc phòng ngừa một số bệnh tim mạch.
52. Ăn thịt cá nướng có lợi hay hại
"Một hôm chúng em rủ nhau đi picnic. Sẵn có cá ở vùng đó, chúng em
đốt lửa nướng ăn, ngon lắm. Thật buồn cười, có một bạn nhất định không
đụng đến, nói là ăn đồ nướng sẽ mắc bệnh ung thư. Xin cho biết bạn ấy
đúng hay sai?".
Không buồn cười đâu, chuyện nghiêm túc đấy. Bạn của em vừa đúng
lại vừa sai. Đúng nhiều và sai chút xíu. Đúng ở chỗ bạn đó có đọc sách báo
hoặc nghe nói về tác hại của thói quen ăn đồ nướng trên lửa, trên than, hoặc
nướng trong lò, quay. Lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng cảnh báo
rằng, khi nướng thịt hoặc cá trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ giọt
xuống than hồng sẽ hình thành các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng
(HAP); đó là những chất gây ung thư.
Còn trong lò, ở nhiệt độ 80-100 độ C, chất creatin (hoặc creatinin)
trong thịt cá là sẽ trở thành amin thơm dị vòng (AHA). Chất này khi vào tới


gan thì biến thành chất độc, sau đó đi xuống ruột, tạo ra nguy cơ ung thư đại
tràng. Những chất tiết ra lúc đầu, nước thịt nước cá dính lò (mà ta thường
thu gom lại) rất dễ chuyển thành AHA. Nếu vì khoái khẩu hoặc tiếc rẻ mà ăn
vào, sau một thời gian dài, ta dễ có nguy cơ mắc ung thư. Ở nhiệt độ trên
200 độ C, nhiều loại AHA khác có thể hình thành do sự phân hủy axit amin.
Những AHA này nằm tại chỗ thịt quay bị cháy.
Cho nên, đun nấu thức ăn bằng nước, bằng hơi nước, xào rán vừa lửa,
không để cháy là an toàn nhất. Ăn thịt cá nướng thường xuyên là điều nguy
hiểm, tuy ngon miệng nhưng hậu quả thật khó lường. Bạn của em đã nhận
thức đúng.
Nhưng bạn ấy sai khi từ chối tham gia bữa tiệc đó. Chỉ ăn một bữa cá
nướng, cho dù ăn hết cỡ chăng nữa, thì làm sao bị ung thư được! Mấy khi
được gần nhau, lẽ ra cứ chịu khó cùng ăn cho "vui vẻ cả nhà"!
53. Ăn gì có thể gây dị ứng?
"Mẹ em hay bị nổi mề đay, được bác sĩ chẩn đoán là bệnh dị ứng, cho
đơn thuốc và căn dặn không được ăn tôm, cua, rươi. Em muốn biết mẹ em
cần kiêng thêm những gì nữa?".
Dị ứng có thể hiểu nôm na là "phản ứng một cách dị thường đối với
một số tác nhân nào đó", như hoa lá (phấn hoa, nhựa cây), vật lạ (bụi bặm,
lông mèo, lông chim), thuốc men (penicillin, novocain), đồ ăn uống (tôm
cua, bia rượu), mỹ phẩm (kem thoa mặt, thuốc nhuộm tóc), thời tiết (độ ẩm,
nhiệt độ, áp suất không khí)
Bảng liệt kê các tác nhân gây dị ứng khá dài. Nhưng may mắn thay,
người bị bệnh dị ứng không phản ứng một cách dị thường với mọi tác nhân,
mà chỉ đối với một số tác nhân nhất định thôi. Chẳng hạn, có người hay nổi
mề đay khi thay đổi thời tiết có thể ăn nhậu thoải mái mà không hề hấn gì;
có người nhấp một ngụm bia đã thấy toàn thân nổi mẩn ngứa, nhưng có thể
không sợ gió mùa đông bắc rét buốt.
Khi đã biết mình dị ứng với tác nhân nào thì phải tránh thật xa tác
nhân đó. Dù nó vô hại đối với người khác nhưng rất có thể gây cho mình

một cơn sốc phản vệ rất khó cứu chữa (phản vệ có thể hiểu nôm na là "phản
lại sự tự bảo vệ của cơ thể").
Ngoài ra, người có cơ địa dị ứng phải hết sức cẩn thận khi tiếp xúc lần
đầu với một tác nhân mà mình chưa trải nghiệm, vì có thể sẽ phản ứng một
cách dị thường với nó.
Một chuyên gia về văn hóa (người phương Tây) khi đến công tác ở
nước ta thường đưa cho người phục vụ ăn uống xem một mảnh bìa ghi bằng
tiếng Việt: "Tôi bị dị ứng đối với mỡ động vật, gừng, hạt tiêu và lạc. Xin
đừng cho vào đồ ăn của tôi những thứ này để tránh nguy hiểm đến tính mạng
tôi".
Đầu năm 1999, Viện nghiên cứu dị ứng, hen và miễn dịch của Mỹ cho
biết, khoảng 1% dân số của nước này bị dị ứng với lạc, trong số tử vong vì
ngộ độc thức ăn hằng năm, phần lớn bị dị ứng với lạc. Trước tình hình đó,
một số hàng hàng không trên thế giới đã hạn chế việc bán lạc rang hay bánh
kẹo chế biến từ lạc, sợ rằng hành khách có thể hít phải bụi lạc tung ra từ
trong bao gói!
Các nhà khoa học Mỹ cũng đã phát hiện ra một gene nghi là thủ phạm
gây dị ứng, đó là gene pCMVArah2. Họ đang sử dụng nó vào việc chế tạo
một vacxin để tiêm phòng.
Trường hợp của mẹ em, vì thư nói không chi tiết, nên không biết mẹ
dị ứng với những tác nhân nào và bằng con đường nào (ăn uống, hít thở hay
do thay đổi thời tiết ). Tuy nhiên, có thể giúp cơ thể mẹ em bớt dần dị ứng
bằng một vị thuốc uống khá hữu hiệu, dễ kiếm và rẻ tiền.
54. Rau sản phụ
"Tôi thấy một số người hay ăn rau sản phụ, như vậy có tốt không?
Rau thai chữa được những bệnh gì? Có cách gì chế biến nó để tiện dùng?".
Rau sản phụ rất giàu protein (chất đạm), mà lại là protein của người,
dễ hấp thu hơn cả, có thể nói là loại thịt bổ nhất trên đời; tiếc rằng trước nay
ta thành kiến cho nó là bẩn nên chôn mất. Trẻ bị suy dinh dưỡng, người mới
ốm dậy, người gầy yếu ít ngủ dùng rất tốt. Theo các tài liệu cổ, rau sản phụ

có tác dụng đại bổ khí huyết, dùng chữa gầy yếu, hen suyễn, ra nhiều mồ
hôi, đau nhức xương, di tinh, hoạt tinh.
Cách chế biến:
-Rau bỏ màng ối và cuống rốn, thấm khô, đặt vào tủ sấy cho khô giòn,
đem nghiền thành bột, đựng vào lọ kín dùng dần.
- Ngâm rau vào mật ong một thời gian cho tan ra, vứt bỏ bã. Khi
dùng, có thể thêm chút rượu thuốc cho dễ uống. Phải mật ong thật thì rau
mới tan. Trong thời gian ngâm, không nút lọ quá kín để khỏi nổ vỡ.
- Ngâm rau vào rượu.
Người béo không nên dùng.
55. Thừa sắt lợi hay hại
"Tôi còn nhớ trước đây cơ quan dược phẩm ở phía Bắc có sản xuất
viên sắt dùng cho người thiếu máu, vì sao hiện nay không thấy bán? Con gái
đầu lòng của tôi có thai lần đầu, tôi muốn cháu có thêm chất sắt cho khỏe cả
con lẫn mẹ".
Đầu tiên, xin trao đổi với bác về chuyện thai nghén. Ta hay nghĩ giản
đơn và lệch lạc là hễ có thai thì cái gì ít nhất cũng phải "gấp đôi", phải thuốc
men, tẩm bổ, dù tốn kém mấy cũng vui lòng, để được mẹ tròn con vuông.
Trong khi đó, khoa học lại thấy rằng cơ thể của thai phụ và thai nhi
biết cách điều chỉnh hợp lý để con phát triển bình thường mà không gây hại
cho mẹ. Vì vậy, người có thai chỉ cần ăn uống đủ chất đều đặn bình thường
là đủ. Tuy nhiên, để dự phòng khi chế độ ăn thiếu một số vitamin tối cần cho
thai, người ta khuyến cáo thai phụ nên dùng thêm 2 vitamin chính:
- Vitamin B9, tức axit folic, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của ống thần kinh ngay từ những ngày đầu của thai, uống liên tục trong thời
gian thai nghén, 500 microgram/ngày.
- Vitamin D, cần cho sự phát triển xương, uống từ tháng thứ 7 trở đi,
100.000 IU/ngày.
Về chất sắt, trước đây do nhận thức sai, ta hay "vỗ sắt" cho các chị em
có thai, do đó bắt ép họ ăn nhiều gan đến phát khiếp (gan chứa nhiều sắt hơn

thịt). Trong chuyện này, người thầy thuốc dạo trước cũng có lỗi vì cho rằng
sắt chỉ có mặt tích cực.
Một công trình nghiên cứu của Italy, tiến hành trên 826 người lớn cả
nam lẫn nữ, tuổi từ 40 đến 79, đã cho thấy rõ mối liên quan giữa đậm độ sắt
trong máu và tốc độ tiến triển của chứng xơ vữa động mạch. Nghiên cứu
khẳng định rằng, việc thừa sắt sẽ có hại cho tim mạch.
Người ăn quá nhiều thịt lợn, thịt bò, người dùng đa sinh tố với liều
quá cao thường xuyên đưa vào cơ thể một lượng sắt lớn, chẳng những
không ích lợi gì mà còn có hại. Cuối năm 1997, Đoàn bác sĩ phụ sản quốc tế
của Pháp đã tuyên bố chống lại việc sử dụng sắt đồng loạt cho thai phụ.
56. Mối liên quan giữa đường và bệnh tiểu đường
"Cháu 19 tuổi, đang tập thể hình và rất thích uống nước đường sau
các buổi tập. Xin cho biết việc uống nhiều đường có gây bệnh tiểu đường
không?"
Một nghiên cứu của nước ngoài được công bố năm 1997 cho thấy, ở
những người sử dụng đường một cách vô độ, nguy cơ bị bệnh tiểu đường gia
tăng.
Các nhà nghiên cứu ở bang California (Mỹ) đã thử nghiệm trên chuột
và nhận định rằng, một chế độ ăn nhiều mỡ và đường dẫn đến hiện tượng gia
tăng tính kháng insulin của cơ thể, triệu chứng mở đầu cho sự xuất hiện bệnh
tiểu đường không phụ thuộc insulin (type 2) ở con người.
Cháu vẫn cần uống đường để bù đắp cho việc tiêu hao năng lượng,
nhưng đừng thái quá; nên ăn thêm cơm, chuối và các chất bột khác. Dùng
thêm mỗi ngày 1 viên đa sinh tố để bổ sung vitamin và chất khoáng.
57. Mối liên quan giữa rượu và đường
"Nhiều người nói, rượu pha đường hay mật ong uống say hơn rượu để
nguyên. Điều đó có đúng không, tại sao?".
Nhận định đó không đúng. Trái lại, khoảng từ cuối thập niên 1920,
người ta đã biết rằng các loại đường, nhất là đường fructose (lấy từ quả cây),
có tác dụng làm chậm việc hấp thu rượu của cơ thể và thúc đẩy quá trình

phân hủy rượu của gan; và rượu pha đường uống ít say hơn rượu để nguyên.
Người ta dùng ống thông cho rượu vào dạ dày chuột, sau đó cho thêm
một dung dịch đường (trong đó fructose chiếm 36%) rồi đặt chuột lên ván
bập bênh để kiểm tra hoạt động thần kinh. Họ dùng máy tự động lấy máu ở
đuôi chuột để xét nghiệm xác định lượng rượu trong máu từng nửa giờ một.
Kết quả cho thấy, so với nhóm đối chứng, ở những con chuột này,
lượng rượu trong máu thấp hơn 29%, thời gian phân hủy rượu ngắn hơn
31%; thời gian rượu lưu thông trong máu giảm 24%. Uống đường cùng lúc
với rượu hay 3 giờ sau khi uống rượu đều có tác dụng tốt ngang nhau.
Các nghiên cứu về tác dụng của đường fructose trên người cho kết
quả như sau: Ở người không uống rượu, thời gian phản ứng của thần kinh là
0,48 giây. Lúc rượu ngấm tối đa vào máu, thời gian này kéo dài tới 0,56
giây. Sau khi dùng 50g đường fructose, thời gian phản ứng trở lại 0,49 giây
(gần bình thường). Điều đặc biệt là, nếu dùng 100 g đường fructose thì thời
gian phản ứng chỉ còn 0,47 giây (nhanh hơn bình thường); mặc dù lúc đó,
lượng rượu trong máu vẫn còn ở mức 0,35 g/l.
Người ta cũng thấy, đường fructose có tác dụng tốt đối với hoạt động
thần kinh của người uống rượu. Liều 100 g làm cho lượng rượu trong máu
giảm 50%. Rõ ràng, đường fructose có tác dụng "giã rượu" rất tốt (các
đường khác như glucose, lactose, saccharose có tác dụng kém hơn).
Nhưng điều đó không có gì đáng để con ma rượu phấn khởi cả. Theo
các bác sĩ chuyên nghiên cứu về rượu, người thường xuyên sử dụng đường
với liều cao sẽ bị chứng béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành
58. Thêm đường sữa vào trà
"Uống nhiều chè (trà đen, trà xanh) có tốt không? Một số người ghiền
chè nói rằng pha đường hoặc sữa vào chè là không tốt. Xin cho biết tại
sao?".
Trà đen chứa chất catechine, có tác dụng chống bệnh tim mạch. Trà
xanh làm giảm 1/3 nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở những người uống ít nhất
7 tách mỗi ngày.

Một nghiên cứu của Mỹ tiến hành trên 680 người cho thấy, ở người
uống ít nhất 1 tách trà mỗi ngày, nguy cơ bị cơn đau tim giảm 46% so với
người không uống.
Trà suông hay pha đường, sữa đều có tác dụng như nhau (sau khi
uống, người ta thấy lượng catechine trong máu ở cả hai trường hợp thêm
hoặc không thêm đường sữa là ngang nhau). Dĩ nhiên, đường sữa cung cấp
thêm năng lượng cho cơ thể, nhất là sau khi vận động thể lực. Nếu sợ béo
phì thì đừng cho vào.
Nếu chưa quen dùng trà thì đừng pha đậm (làm tim đập mạnh) và
tránh uống trà vào ban tối, thậm chí buổi chiều (vì dễ bị mất ngủ). Tránh
uống trà đặc ngay sau bữa ăn vì sẽ gây khó tiêu.
59. Quý ông cứ yên tâm uống cà phê
"Chúng tôi có thói quen uống cà phê hằng ngày. Hôm qua, tôi nghe
một anh bạn bảo rằng vì cà phê gây ung thư nên mới bị rớt giá".
Chắc người đó nói đùa thôi. Đúng là cà phê rớt giá, nhưng không phải
do nguyên nhân như bạn nói. Mọi giá cả trên thị trường đều có thể biến
động, trồi sụt. Xin đừng vì tin đồn nhảm mà lo lắng hoặc ứng xử không đúng
để rồi phải hối tiếc.
Nếu không bị cao huyết áp và không hay mất ngủ, quý ông cứ yên
tâm uống cà phê, vì cho tới nay, chưa có công trình khoa học nào kết luận là
cà phê gây ung thư.
Ngược lại, một nghiên cứu của Nhật Bản tiến hành trên 1.700 bệnh
nhân ung thư đường tiêu hóa và 21.000 người khỏe mạnh cho thấy, ở những
người dùng ít nhất 3 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ ung thư đại tràng (ruột
già) giảm 54%.
Còn các quý bà nên lưu ý: Theo một nghiên cứu của Thụy Điển, ở thai
phụ uống mỗi ngày 5 tách cà phê, tỷ lệ sẩy thai cao gấp đôi so với các thai
phụ chỉ uống 1 tách, dù là cà phê nguyên hay đã khử cafein.
60. Có nên dùng lò vi sóng?
"Vợ chồng chúng tôi vừa có cháu nhỏ nên có ý định mua một lò vi

sóng. Nhưng có người nói lò vi sóng làm cho thức ăn biến thành chất độc.
Xin cho biết ý kiến".
Cho đến nay, chưa thấy thông báo khoa học nào nói là lò vi sóng
(viba) biến thực phẩm thành chất độc. Các bạn cứ yên tâm mua, miễn là theo
đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Lò vi sóng dùng rất tốt cho cá, rau, chất lỏng,
thức ăn không béo, giữ được vitamin và chất khoáng.
Chỉ xin các bạn lưu ý:
- Khi đun nấu bằng lò vi sóng, do nhiệt độ phân bố không đều trong
thức ăn nên có thể không diệt hết được vi khuẩn trong thực phẩm. Người ta
đã phát hiện vi khuẩn salmonella gây bệnh đường ruột trong một số trứng
lacoóc đun bằng lò vi sóng. Các bạn nhớ kiểm tra mức độ chín của từng loại
thức ăn để duy trì cho đủ thời gian chín đều.
- Một số thành tố của bao gói và những chất hiện diện trên bao gói
plastic (từ mực in nhãn) có thể đi sang thức ăn đun nấu bằng lò vi sóng.
- Không dùng lò vi sóng để nấu thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun khói
(có chứa muối nitrit) vì việc này sẽ tạo ra các nitrosamin - những phân tử
gây ung thư rất mạnh.


×