Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

sáng kiến toán 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.12 KB, 5 trang )

Sáng kiến Nâng cao chất lợng
Môn Toán Lớp 5
A. Đặt vấn đề
Giai đoạn cuối của bậc Tiểu học gồm lớp Bốn và lớp Năm có nhiệm vụ hoàn
thành yêu cầu phổ cập giáo dục Tiểu học cho trẻ em vừa tạo cơ sở cho trẻ có thể
tiếp tục học lên Trung học vừa chuẩn bị kiến thức kĩ năng cần thiết để các em có
thể bớc vào cuộc sống lao động. Do đó giai đoạn này việc dạy học các môn nói
chung và môn Toán nói riêng vừa phải quan tâm đến việc hệ thống hoá, khái quát
hoá các nội dung học tập, vừa phải chú ý đáp ứng yêu cầu của cuộc sống để các em
dễ dàng thích nghi khi bớc vào đời.
Một trong những yêu cầu đặt ra khi giảng dạy môn Toán lớp 5 là dạy học trên
cơ sở tổ chức và hớng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Cụ thể là: giáo viên phải tổ chức hớng dẫn cho học sinh hoạt động học tập
giúp học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học. Đây là cơ hội để tiếp
tục phát triển năng lực trừu tợng hoá, khái quát hoá trong học tập môn Toán ở lớp
5, tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận của học sinh theo mục tiêu
chung của môn Toán 5
B. Những việc làm cụ thể
1. Toán 5 bao gồm các nội dung:
- Số học ( số và phép tính, một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê đợc tích
hợp ở nội dung số học)
- Đại lợng và đo đại lợng
- Các yếu tố hình học
- Giải toán có lời văn
Ngay từ đầu năm, tôi đã phân loại từng đối tợng học sinh có hớng kèm cặp,
bồi dỡng. Trớc hết tôi hớng dẫn và yêu cầu học sinh phải nắm đựơc và làm theo các
mẫu chuẩn để có cơ sở phát triển, sáng tạo vững chắc vì đối với trẻ em tốt nhất là
dạy cho các em làm đúng ngay từ đầu không để các em làm sai từ đầu rồi lại rất
khó khăn trong việc sửa sai. Do đó mỗi khi có một nội dung mới, một dạng toán
mới, một dạng bài tập mới, tôi đều đa ra các mẫu chuẩn về cách suy nghĩ để giải
quyết vấn đề và cách trình bày bài giải.


2. Tổ chức giờ học sao cho mọi học sinh đều đợc học tập một cách chủ
động, tự lực trong mọi khâu để đạt kết quả cao nhất.
Việc học tập sẽ không có kết quả khi bản thân học sinh không chủ động học
tập. Vì vậy vai trò chủ đạo của giáo viên chính là kết hợp với cha mẹ học sinh tổ
chức việc học ở nhà và tổ chức hớng dẫn để mọi học sinh chủ động học tập. Trong
giờ học ở lớp chủ động học bài, làm bài, ôn tập chuẩn bị kiến thức kĩ năng cần cho
việc học bài mới, chủ động tận dụng thời gian, đọc kĩ bài làm, bài tập để nắm vững
kiến thức và kĩ năng. Chủ động tự soát lại bài, đổi bài cho bạn để kiểm tra lẫn nhau
tìm ra những sai sót để sửa chữa. Chủ động thực hành thực tế, ngoài lớp để vận
dụng kiến thức sâu hơn.
Ví dụ: Việc xây dựng quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang đợc
thông qua việc cắt, ghép hình và nhận xét theo các bớc sau:
- Lấy hai hình tam giác có kích thớc bằng nhau
- Chồng khít hai hình tam giác lên nhau để xác nhận hai hình có diện tích
bằng nhau.
- Ghép hai hình tam giác đợc cắt ra từ một hình với hình tam giác nguyên
không bị cắt để đợc hình chữ nhật.
- So sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích hình tam giác không bị cắt.
- Biết diện tích hình chữ nhật tính diện tích hình tam giác không bị cắt.
- Vẽ hình mô tả các thao tác thực hiện trên mô hình.
- Hớng dẫn học sinh tự tìm công thức tính diện tích tam giác.
- Phát biểu quy tắc
3. Sử dụng vở bài tập toán.
Cho học sinh tự lực làm bài tập in sẵn, từng em đều có thể tự làm theo khả
năng của mình. Em khá có thể làm hết cả trang, em kém cũng có thể làm đợc phần
lớn số bài. Trong thời gian đó giáo viên có điều kiện đi quan sát, theo dõi giúp đỡ
các em kém ra thêm bài tập cho các em giỏi vì chỉ cần nhìn vào vài dòng trong
trang bài tập in sẵn đã biết ngay kết quả bài làm của học sinh. Khối lợng bài tập
làm đợc tăng nhiều vì học sinh không mất thời gian chép đề hoặc viết lại các phần
không chủ yếu. Toàn bộ thời gian đợc dành cho suy nghĩ và thực hiện các hoạt

động học Toán. Học sinh và giáo viên dễ dàng soát bài, chấm bài làm vì kết quả bài
làm đợc ghi ở những chỗ nh nhau ở mọi bài làm của học sinh. Việc cho học sinh
đổi vở và chấm bài cho nhau dễ thực hiện hơn. Khâu kiểm tra học sinh cũng đợc tôi
luôn luôn cải tiến, không nhất thiết cứ phải hỏi miệng vài học sinh ở đầu giờ, có thể
cho cả lớp làm bài tập ở vở bài tập đến cuối giờ mới thu một số quyển vở để chấm,
số lợng vở chấm sẽ nhiều hơn. Việc sử dụng thời gian của tiết dạy có hiệu quả hơn.
Thời gian để giáo viên giảng giải đợc rút ngắn. Thời gian để học sinh luyện tập
thực hành tăng nhiều. Các yếu tố cơ bản của từng bài học có thể đạt đợc một cách
vững chắc nhằm hớng dẫn học sinh cách suy nghĩ đúng và biết cách trình bày bài
làm một cách khoa học, đợc tiếp tục và phát triển từ lớp dới đến lớp trên.
Chẳng hạn các mẫu về giải bài tập: Tìm x, tính giá trị biểu thức, điền dấu.
Ví dụ: Với bài tập: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
- Học sinh có thể tính bằng một số cách khác nhau nhng cách nào cũng phải
thể hiện đợc sự "thuận tiện". (Trong bài tập này, sự thuận tiện thể hiện ở chỗ: học
sinh sử dụng tính chất của phép cộng các số thập phân để tính cho hợp lý). Chẳng
hạn, khi chữa bài, học sinh có thể nêu hai cách tính nh sau:
Cách 1: 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = 4,2 + ( 3,5 + 4,5 ) + 6,8
= 4,2 + 8 + 6,8
= ( 4,2 + 6,8) + 8
= 11 + 8
= 19
Cách 2: 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = (4,2 + 6,8 ) + ( 3,5 + 4,5 )
= 11 + 8
= 19
Sau khi nêu hai cách tính nh trên, giáo viên nên tổ chức cho học sinh trao đổi
ý kiến để thấy:
- Cả hai cách tính đều sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của
phép cộng để dẫn tới tính hai tổng ( 4,2 + 6,8 ) và ( 3,5 + 4,5 ) rồi cộng các kết quả
tính ( 11 + 8 )

- ở cách 1, học sinh sử dụng lần lợt tính chất của phép cộng. ở cách 2, học
sinh sử dụng đồng thời cả hai tính chất của phép cộng.
Cả hai cách đều "thuận tiện" và dẫn đến kết quả đúng.
- Mỗi cách tính có thể là "thuận tiện nhất" theo quan niệm của từng đối tợng
học sinh, giáo viên không nhất thiết phải yêu cầu học sinh khẳng định cách nào là
"thuận tiện nhất". Điều quan trọng là học sinh nhận đợc sự động viên, khuyến
khích của giáo viên, của các bạn và tự học sinh rút ra đợc những kinh nghiệm trong
khi làm bài. Tất nhiên không nên gò ép học sinh lấy cái gì cũng là mẫu hoặc chỉ
cho một mẫu trình bày duy nhất khi có thể có nhiều mẫu điều đó làm hạn chế sự
sáng tạo đúng đắn của học sinh.
Chẳng hạn: Trình bày cách tính giá trị biểu thức dạng đơn giản ta có thể trình
bày theo cột dễ cho thấy các bớc tính:
30 : 5 x 2
= 6 x 2
= 12
Nhng cũng có thể trình bày theo hàng ngang nh:
30 : 5 x 2 = 6 x 2 = 12
- Với bài: "Tìm x" thì nên trình bày theo cột:
2007 - x = 7
x = 2007 - 7
x = 2000
Không nên trình bày theo hàng ngang
2007 - x = 7, x = 2007 - 7, x = 2000
4. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phơng pháp dạy và học để thu hút
mọi học sinh vào hoạt động học tập.
- Trong giờ học, tôi vẫn có thể giảng giải nhng tránh việc nói nhiều kéo dài,
đơn điệu dẫn đến việc học sinh nhàm chán. Cũng cần sử dụng khéo léo các hình
thức kiểm tra, vấn đáp sao cho mọi học sinh đều phải chú ý và tham gia học tập,
tránh rơi vào tình trạng: "Thầy hỏi trò nào, chỉ có trò đó nghĩ và đáp, đa số học sinh
ở ngoài cuộc". Các hình thức câu hỏi, bài tập cũng phải đa dạng, phong phú hơn

phù hợp với sự đổi mới về nội dung và phơng pháp dạy học. Từ nhận thức đó ngoài
những bài tập "tự luận" mang tính truyền thống, tôi luôn đề ra các bài tập "trắc
nghiệm", các bài tập, các câu hỏi nêu rõ "lệnh" thực hiện. Các bài tập đó, tôi yêu
cầu học sinh khi thực hiện phải tự mình suy nghĩ, tự mình giải quyết, tự mình thao
tác hành động theo chỉ dẫn. Do đó nó mang tính cá thể hoá cao trong hoạt động
học tập của mỗi học sinh. Giáo viên tạo cơ hội để học sinh tự phát hiện, đảm bảo
việc dạy, học toán nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lợng và hiệu quả. Dạy đúng trình độ
chuẩn, không dạy thêm kiến thức.
- Giáo viên nêu vấn đề hoặc dựa vào câu hỏi của học sinh mà đặt vấn đề
chung cho cả lớp suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Có thể để từng em suy nghĩ và cho cả
lớp thảo luận. Phần lớn tiết học dành cho học sinh tự làm. Học sinh khá giỏi phải đ-
ợc làm nhiều bài tập hơn, giải bằng nhiều cách khác nhau, chọn cách hay nhất ghi
vào vở bài tập.
- Cuối tiết học, tôi dành vài phút tổ chức trò chơi học tập dới nhiều hình thức:
thi tính nhẩm, tính nhanh, thi xếp hình, cắt ghép hình, thi đoán số
- Ngoài những biện pháp trên, tôi thờng xuyên quan tâm tìm hiều điều kiện
hoàn cảnh từng đối tợng học sinh để có biện pháp giáo dục động viên thích hợp.
Lớp tôi có học sinh Trần Thị Lý - Bố mẹ bỏ nhau, kinh tế gia đình đã khó
khăn lại càng khó khăn hơn. Đầu năm học Lý học rất kém đặc biệt là môn Toán.
Lý luôn tỏ ra là ngời thiếu tự tin, mặc cảm và luôn xa lánh mọi ngời. Biết đợc hoàn
cảnh của Lý tôi cùng với học sinh trong lớp luôn gần gũi, quan tâm chia sẻ để Lý
dần xoá đi mặc cảm. Tôi trực tiếp đến gia đình giúp em lên kế hoạch học tập.
Trong các giờ học, đặc biệt là giờ Toán tôi thờng xuyên gọi em lên bảng và luôn
dành cho em lời động viên khen ngợi. Nhận thấy Lý nhận thức nhanh, ngoài các
giờ học tôi luôn dành thời gian kèm cặp giúp em bù đắp những kiến thức còn hổng.
Tôi cử em Na ( học sinh giỏi) giúp đỡ Lý trong thời gian học ở nhà. Dần dần Lý đã
hoà nhập cùng các bạn, xoá đi mọi khoảng cách tự ti, đặc biệt lực học của Lý tiến
bộ rõ rệt sau kỳ kiểm tra giữa kỳ I. Điều này làm tôi và mẹ em rất mừng. Tôi đã
tiếp tục bồi dỡng giúp đỡ em hai môn Toán - Tiếng Việt. Qua các kỳ kiểm tra chọn
đội tuyển học sinh giỏi Lý đã đạt đợc điểm khá thuyết phục đặc biệt là môn Toán.

Tôi đã quyết định chọn em vào đội tuyển chính thức dự kiểm tra chọn nguồn học
sinh giỏi. Tuy em không đỗ nhng đó cũng chính là kết quả của một phơng pháp
giáo dục mà trong những năm học sau này tôi cần phải phát huy.
C. Kết quả
Qua một quá trình kiên nhẫn kết hợp nhiều biện pháp, ở tất cả các khâu, các
tiết học, cho đến nay tôi đã thu đợc một số kết quả đáng kể. Trong lớp tôi có nhiều
em nắm vững kiến thức cơ bản, tính toán nhanh, nắm chắc các dạng toán cơ bản.
áp dụng để giải đợc nhiều bài toán khá phức tạp. Điều đáng nói ở đây là trong các
giờ toán cả lớp sôi nổi, giơ tay xung phong trả lời câu hỏi. Giờ toán của tôi, các em
trở lên hào hứng và say sa hơn. Trong các kì kiểm tra lớp tôi đều đạt 100% với tỷ lệ
khá giỏi cao. Đặc biệt trong kì kiểm tra chọn nguồn học sinh giỏi lớp tôi đỗ 5 em
trong đó với điểm toán khá cao.
D. Bài học
- Để việc dạy môn Toán đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính s phạm
và phát huy đợc tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên cần không ngừng
nâng cao trình độ về toán học và phơng pháp dạy Toán qua việc nghiên cứu, học
tập các tài liệu chuyên môn nh: Thông tin giáo dục Tiểu học, Toán tuổi thơ, Thế
giới trong ta, Chuyên đề phơng pháp dạy Toán ở Tiểu học
- Để việc dạy Toán đạt kết quả cao, trong mỗi tiết dạy có thể có các hoạt động
chủ yếu nh kiểm tra, dạy và học bài mới, luyện tập ở lớp, hớng dẫn học sinh thực
hành ở nhà. Tuỳ nội dung tiết học và trình độ học sinh mà có thể tiến hành các hoạt
động trên một cách thích hợp, không nhất thiết chia thành từng bớc đứt đoạn nhau
điều quan trọng là mỗi hoạt động đó phải thu hút đợc tất cả học sinh vào hoạt động
học tập. Học cá nhân là chủ yếu trong tiết học chung ở lớp, giáo viên cũng phải dạy
cho từng học sinh. Học sinh kém phải đợc theo dõi giúp đỡ cho học sinh tự làm các
bài tập cơ bản đạt yêu cầu phổ cập. Học sinh khá giỏi đợc cho làm các bài tập khó,
bài tập nâng cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc dạy Toán. Rất mong sự
đóng góp ý kiến bổ sung của các đồng chí trong Hội đồng xét duyệt để bản kinh
nghiệm của tôi thêm hoàn thiện.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tân Lễ, ngày 01 tháng 6 năm 2007
Ngời viết
Đặng Thị Bích Nhuần

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×