MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Vò trí của văn tự sự trong môn Ngữ văn.
2. Lí do chọn đế tài.
3. Thực trạng vấn đề.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Nội dung – cách làm mới)
1. Tìm hiểu đề (xác đònh yêu cầu của đề).
2. Viết đoạn văn trong văn bản tự sự.
3. Liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Một số lưu ý
2. Kết quả
3. Lời kết
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trang 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Vò trí của văn tự sự trong môn Ngữ văn:
Trong nhà trường nói chung, trong trường THCS nói riêng, Ngữ văn là môn
học trang bò cho học sinh những tri thức để đánh gia đúng các vấn đề văn học(bao
gồm: tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học … )có nghóa là góp phần tạo cho học
sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng
như khả năng biết đánh giá đúng đắn, khoa học các hiện tượng.
Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát
triển khả năng sản sinh văn bản mới ( nói và viết).
Làm văn là phân môn hướng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp học sinh hình
thành những kó năng cần thiết để làm được bài văn. Người học sinh từ tiểu học
đến trung học (kể cả vào đại học) đã và sẽ được làm văn theo ba dạng sau đây:
Dạng sáng tác văn học như: miêu tả, tường thuật, kể chuyện ( tự sự) … và một
số thể thơ quen thuộc như : thơ 5 chữ, thơ tứ tuyệt, thơ lục bát …
Dạng bài nghò luận với hai nội dung chủ yếu là nghò luận xã hội và nghò luận
văn học ( trong chương trình ở THCS là ở lớp 7, 8, 9).
Dạng văn hành chính công vụ như: đơn từ, biên bản, thông báo, báo cáo, hợp
đồng.
Đặc trưng cơ bản của nhóm thứ nhất là kích thích trí tưởng tượng phong phú,
xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh. Đặc trưng của nhóm thứ hai là nhằm
hình thành và phát triển tư duy lí luận với khả năng lập luận chặt chẽ, giàu sức
thuyết phục. Loại văn hành chính công vụ thì có đặc trưng là khuôn mẫu, công
thức.
Trong nhà trường phổ thông, nhìn chung không đặt ra việc sáng tác văn học.
Tuy nhiên để phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS được làm quen với kiểu sáng
tác, tạo tiền đề cho các em có thể vận dụng tốt trong quá trình học sau này.
Những bài văn hay loại này là những bài văn viết đúng quy cách, chân thật, có
những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên và đời sống gia đình, xã hội …
Trong chương trình Ngữ văn THCS, ở lớp 8 học sinh được học văn tự sự từ bài
1 đến bài 10 (chiếm gần 1/3 số bài trong chương trình). Tuy học sinh đã học văn tự
sự từ lớp 6 (ở THCS) nhưng vì nhiều lí do nên các em làm loại văn này vẫn chưa
tốt.
Trang 2
Quan trọng là vậy nhưng là giáo viên dạy Ngữ văn, công tác tại trường THCS
Lạc Hoà, tôi thấy các em làm bài văn tự sự chưa tốt, còn mắc nhiều lỗi mà nếu
giáo viên có thể giúp học sinh khắc phục được thì các em sẽ làm tốt hơn. Những
hạn chế trong bài làm văn tự sự của các em một phần do các em, một phần do
giáo viên chưa có biện pháp phù hợp giúp các em.
2. Lí do chọn đề tài:
Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những bài văn
hay nhưng đó không phải là một việc dễ. Bài văn hay trước hết phải là viết đúng (
đúng theo nghóa tương đối, nghóa là trong khuôn khổ nhà trường). Hay và đúng có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết theo đúng yêu
cầu của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách …
Xác đònh đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bước này giúp học sinh thể
hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay lệch đề. Xác đònh đúng yêu cầu
của đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt và do đó cũng tránh được
bệnh dài dòng, lan man “dây cà ra dây muống”, “ trống đánh xuôi, kèn thổi
ngược” tạo được sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết. Bên cạnh đó
việc viết đúng kiến thức cơ bản cũng vô cùng quan trọng, kiến thức cơ bản là
“bột”, “có bột mới gột nên hồ”.
Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang giấy.
Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy, chưa cần đọc đã
thấy rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Muốn thế người viết không chỉ phải
chú ý đến nội dung mà hình thức cũng phải rõ.
Yêu cầu là vậy nhưng trong thực tế dạy – học tôi thấy bài văn của học sinh
chưa đáp ứng được những yêu cầu đó là bao. Bài làm của các em vẫn còn hiện
tượng lạc đề, lệch đề do không chú ý đến việc tìm hiểu đề. Đoạn văn trong bài
thường sai quy cách. Bên cạnh đó là việc giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết.
Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúp học
sinh làm tốt bài văn tự sự. Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã
tìm được cho mình một cách làm mang lại hiệu quả cao. Trong cách làm đó vấn
đề tích hợp có vai trò rất quan trọng. Đó cũng là yêu cầu của dạy học Ngữ văn
hiện nay.
3. Thực trạng của vấn đề:
Về phía người giáo viên, trước đây khi dạy văn tự sự cho các em, tôi mới chỉ
giúp các em nắm bắt được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong quá
Trang 3
trình dạy chỉ dạy văn tự sự ở những tiết học về văn tự sự, chưa tận dụng được thời
gian ở các phân môn khác để tích hợp với phần tập làm văn. Đặc biệt chưa chú
trọng luyện tập và ra bài tập về nhà cho các em để từ đó hình thành kó năng làm
bài.
Về phía học sinh, do đời sống còn nhiều khó khăn, đa số các em phải lao động
hàng ngày ở ngoài đồng ruộng nên ít có thời gian để đọc các tài liệu tham khảo,
mở rộng hiểu biết.
Xa trung tâm, nhà trường lại chưa đủ cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy học
nên các em không có đủ tài liệu để tham khảo. Vì vậy chỉ có thể nắm bắt được
những gì SGK cung cấp.
Học văn đòi hỏi viết nhiều (đọc nhiều)nhưng học sinh ở Lạc Hoà lại ít có điều
kiện cũng như thời gian để luyện tập. Bên cạnh đó học sinh là người dân tộc
Khơmer và dân tộc Hoa (vốn từ không phong phú do ít giao tiếp bằng tiếng phổ
thông) kết hợp với những điều kiện trên làm cho các em nghèo nàn về vốn từ nên
khi viết cũng thêm phần khó khăn.
Thêm vào đó, nhiều học sinh chưa chú ý đến việc học, ý thức chưa cao, về nhà
không làm bài nên khi làm bài thường vụng về, lúng túng …
Với những khó khăn như vậy, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm biện pháp
giúp học sinh nắm và làm tốt bài văn tự sự. Cũng chính từ sự băn khoăn, trăn trở:
“Làm sao giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự?”. Qua quá trình dạy học, quá trình
tìm tòi tôi đã có được những biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong
chương trình Ngữ văn 8.
Trong những biện pháp đó, việc động viên khích lệ về tinh thần cũng như vật
chất (điểm số) là rất quan trọng.
Sau đây tôi xin trình bày “ Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự
sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập 1) ở trường THCS Lạc Hoà”.
Những biện pháp này được áp dụng ở 2 lớp do tôi dạy, lớp 8A1 và 8A2.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Nội dung – cách làm mới)
1. Tìm hiểu đề (xác đònh yêu cầu của đề):
Kó năng tìm hiểu đề là kó năng đònh hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện một
bài tập làm văn. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi chưa kiên nhẫn, học sinh thường
Trang 4
không chú ý đến bước tìm hiểu đề. Vì vậy trong quá trình dạy tôi luôn hướng dẫn
học sinh thực hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cung như
trước các đề trong bài học.
Ví dụ: như ra đề rồi yêu cầu HS về nhà thực hiện, trước các bài viết số 1, số 2,
trong các giờ học tự chọn Ngữ văn …
Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học sinh đọc
nhiều lần (thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề), lấy bút chì gạch dưới những
từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổi bật các
yêu cầu của đề.
Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác đònh được tất cả các yêu
cầu của đề bài:
- Kiểu bài: tự sự hay miêu tả, tường thuật hay giải thích, …
Lời yêu cầu về kiểu bài: theo lối trực tiếp – nói thẳng (như hãy kể … ) hay lời
yêu cầu gián tiếp – nói vòng (như Em thấy mình đã khôn lớn … )
- Đề bài và giới hạn: học sinh cần tìm hiểu rõ qua từng từ ngữ để xác đònh giới
hạn của đề bài. Chỉ một sơ suất nhỏ trong việc xác đònh giới hạn của đề bài cũng
có thể dẫn các em từ tản mạn, xa đề đến lạc đề.
Ví dụ1 : cho đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu.
Trước đề này có rất nhiều học sinh kể ra hai, ba kỉ niệm, không có kỉ niệm nào
được kể một cách đầy đủ.
Ví dụ 2: cho đề bài: Cô giáo của em.
Trước đề này một số học sinh kể về cô giáo của mình ở hiện tại chứ không
phải là kỉ niệm về một cô giáo mà mình tôn trọng nhất, yêu thương nhất hay một
cô giáo mà mình không bao giờ quên.
Tìm hiểu đề là bước quan trọng, tuy nhiên trong chương trình học các em lại
chỉ được học không đến một tiết (ở lớp 6). Thêm vào đó ở chương trình Ngữ văn 8
các em học văn tự sự chỉ trong 13 tiết nên thời gian không nhiều.
Để khắc phục được khó khăn đó và cho học sinh thực hiện tốt bước này tôi đã
kết hợp thời gian trên lớp, thời gian ở nhà của các em và thời gian ở tiết học tự
chọn ( môn Ngữ văn) để hướng dẫn và cho các em thực hành
Ví dụ 1: khi dạy xong tiết tự chọn thứ hai (ở tuần 2), giáo viên ra đề bài cho
học sinh về nhà làm:
Trang 5