Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm loét dạ dày tá tràng & cách ăn uống (Kỳ 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.42 KB, 5 trang )

Viêm loét dạ dày tá tràng &
cách ăn uống
(Kỳ 1)


Trong một đời người, có đến 10% khả năng xuất hiện một cơn đau do
viêm loét dạ dày tá tràng gây ra. Tại các nước đã phát triển, tỷ lệ bệnh viêm
loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) được phát hiện là 1 - 3%. Với những người
đã mắc bệnh một lần thì tỷ lệ tái phát trong 5 năm cao đến 50%.
CHỨC NĂNG CỦA DẠ DÀY VÀ TÁ TRÀNG
Dạ dày là phần phình to lên của ống tiêu hóa, đoạn nối giữa thực quản và
ruột non, có vai trò như một buồng chứa, có thể tích co giãn khoảng 50 đến 1.000
ml tùy thời điểm và bữa ăn. Đây là một trong những vị trí đầu tiên trên đường tiêu
hóa xử lý thức ăn trong từng bữa ăn hàng ngày. Thông qua một lớp cơ dày co bóp
mạnh, nhào trộn, thức ăn tại dạ dày được nghiền nhuyễn, hòa trộn với dịch dạ dày
để bắt đầu tiêu hóa. Chất acid trong dịch vị vừa giúp tiêu hóa vừa tạo môi trường
thuận lợi cho các men hoạt động. Tận cùng dạ dày là cơ thắt môn vị, có tác dụng
như một cánh cửa giúp thức ăn từ dạ dày đi xuống ruột non từng ít một, rất cần
thiết cho sự tiêu hóa và hấp thu ở ruột non.
Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, thức ăn đã nát nhuyễn xuống đây sẽ
được trộn thêm dịch tụy và dịch mật chứa nhiều men, tiếp tục quá trình tiêu hóa và
hấp thu.
Định vị trên cơ thể, dạ dày và tá tràng nằm ở vùng thượng vị (chấn thủy) là
phần bụng trên, dưới mũi xương ức. Tổn thương ở dạ dày hay tá tràng thường sẽ
gây đau ở đây; các triệu chứng viêm hay loét ở dạ dày hoặc tá tràng thường lẫn lộn
khó phân biệt, vì vậy thường gọi chung là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trước khi
có xét nghiệm chẩn đoán chính xác.
Ai đã từng trải qua một cơn đau dạ dày tá tràng hẳn sẽ thấy khổ sở đến thế
nào và không biết mình phải làm gì để bao tử không có “cớ” gì mà quặn lên nữa!

BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG


Khi có tổn thương viêm hay một vài vết loét ở lớp niêm mạc bên trong của
dạ dày tá tràng do các nguyên nhân khác nhau thì sẽ gây ra các triệu chứng của
bệnh.
Bình thường, tại niêm mạc dạ dày luôn có sự cân bằng giữa yếu tố bảo vệ
(hàng rào tế bào biểu mô, lớp màng nhày, lượng máu lưu thông đến dạ dày) và yếu
tố phá hủy (acid do dạ dày tiết ra). Chất acid từ tế bào thành dạ dày được tiết ra chỉ
để tiêu hóa thức ăn và niêm mạc dạ dày phải được bảo vệ an toàn nhờ lớp màng
nhày do các tế bào tiết nhày nằm ở niêm mạc dạ dày tiết ra. Vì một yếu tố nào đó
làm tăng tiết acid quá nhiều và/hoặc do lớp màng nhày được tiết ra không đủ thì
chất acid này sẽ tấn công chính dạ dày của mình. Ăn uống không điều độ, ăn trễ
bữa, bị trào ngược dịch mật - dịch tụy (do khối u, sỏi, giun… gây tắc nghẽn), uống
cà phê, ăn nhiều gia vị, lo âu, căng thẳng… làm dạ dày tiết nhiều acid. Việc sử
dụng kéo dài các thuốc kháng viêm, giảm đau (aspirin, ibuprofen, ketoprofen…),
hút thuốc lá, uống rượu… làm tổn thương tế bào niêm mạc và giảm tiết nhày. Chỉ
cần một yếu tố làm tăng “phá hủy” hoặc giảm “bảo vệ” thì sẽ dẫn đến bệnh
VLDDTT.
Các nghiên cứu cho thấy khi có sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter
pylori tại dạ dày thì khả năng bị loét dạ dày rất cao. Vi khuẩn H. pylori có thể là
nguyên nhân gây ra loét dạ dày.
Các triệu chứng của bệnh VLDDTT xuất hiện rõ ràng ở 50% trường hợp,
40 - 45% bệnh nhân có triệu chứng mơ hồ và có đến 5 - 10% bệnh nhân không có
triệu chứng gì (gọi là loét câm), chỉ được chẩn đoán khi có biến chứng.
Dấu hiệu đau của VLDDTT có thể gợi ý như vị trí đau vùng thượng vị, đau
rát, nóng, như dao cắt… Cơn đau thường âm ỷ liên tục, ít khi quặn từng cơn. Đau
có chu kỳ liên quan đến bữa ăn (đau lúc đói hoặc lúc no), đau theo mùa trong
năm… Đau xuất hiện hoặc tăng lên khi ăn các thức ăn chua, cay… hoặc khi căng
thẳng, lo nghĩ Đau giảm khi uống các thuốc kháng acid hoặc thuốc “băng” niêm
mạc dạ dày. Các dấu hiệu kèm theo có thể là ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn, chướng
bụng, khó tiêu, đầy hơi, nặng bụng sau ăn…
Việc chẩn đoán bệnh cần được kiểm tra sớm mặc dù chỉ mới có các dấu

hiệu mơ hồ, vì các biến chứng của bệnh khá nguy hiểm cho sức khỏe. Ổ loét ở gần
môn vị có thể làm hẹp đường xuống của thức ăn gây nôn rất dữ dội. Ổ loét ăn vào
mạng mạch máu dày đặc ở dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi tiêu
phân đen) rất thường gặp. Ổ loét sâu làm thủng dạ dày, dẫn đến viêm phúc mạc
phải phẫu thuật cấp cứu. Có 5% ổ loét dạ dày có khả năng bị ung thư hóa, trong
khi loét tá tràng (thường gặp ở nam giới, bị lo âu, stress) thì chưa thấy tình trạng
này bao giờ.
Các cơn đau dữ dội của VLDDTT có thể làm người bệnh sợ ăn uống hoặc
không thể ăn uống gì một thời gian dài, dẫn đến thiếu chất, sụt cân và suy dinh
dưỡng.
Chẩn đoán VLDDTT dựa vào cơn đau điển hình, chụp X-quang dạ dày tá
tràng có thuốc cản quang, chính xác nhất là nội soi dạ dày tá tràng và các xét
nghiệm chẩn đoán H. pylori.
Việc điều trị bằng thuốc được xem là lựa chọn hàng đầu; chế độ ăn giữ vai
trò hỗ trợ trong việc tăng cường bảo vệ cho dạ dày và hạn chế các yếu tố phá hủy,
cùng với việc thay đổi một số thói quen xấu có hại đến bệnh lý kể trên.

×