Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hoa Hồng - sắc đẹp, tình yêu và sức khỏe (Kỳ 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.59 KB, 6 trang )

Hoa Hồng - sắc đẹp, tình yêu và sức khỏe
(Kỳ 2)


Các dạng bào chế từ hoa Hồng
- Dạng nước ép thiên nhiên: các nhà nghiên cứu ở khoa dược, Trường đại
học UM’S Malaysia cho biết có thể phòng ngừa ung thư và làm hạ huyết áp bằng
nước ép của hoa Hồng, vì trong cánh hoa có chứa một chất tổng hợp đặc biệt.
Người ta đang nghiên cứu chế biến loại trà và nước giải khát từ hoa Hồng để điều
trị bệnh cao huyết áp.
- Trà hoa Hồng: trà chế biến từ cánh hoa Hồng (khoảng một muỗng cánh
hoa Hồng phơi khô cho mỗi ly nước) có khả năng chống cảm lạnh, viêm họng,
viêm phế quản và chứng loạn thần kinh chức năng. Đây cũng là loại nước uống
nhiều vitamin.
- Dạng nước sắc: ở Nhật Bản, hoa Hồng được chế biến thành mỹ phẩm bảo
vệ sắc đẹp của phụ nữ. Người ta pha trà bằng cánh hoa, lấy nước để rửa mặt vừa
tẩy sạch da vừa bảo vệ da rất tốt. Hoặc ngâm cánh hoa vào giấm chua để có một
dung dịch khử mùi hôi và sát trùng. Hoặc sắc thuốc từ hoa Hồng để làm nước rửa
mặt và thuốc bổ giàu vitamin A để làm trắng da, dưỡng da. Y học cổ truyền Ấn Độ
cho rằng nước sắc hoa Hồng hoặc tinh dầu hoa Hồng hòa với nước (1 giọt hoa
Hồng + 10 giọt nước) dùng để xoa bóp hoặc cho vào bồn nước để tắm sẽ làm an
thần, chữa bệnh ngoài da và làm phấn chấn tinh thần, lạc quan yêu đời.
- Nước hoa Hồng: nước hoa Hồng có một mùi thơm dễ thương, nó được sử
dụng trong nhiều nghi lễ của người Ấn Độ, khách mời được chào đón bằng cách
phun nước hoa Hồng vào người. Nước hoa Hồng là một phần thiết yếu của
phương pháp làm đẹp. Nó có chứa chất làm se da và được sử dụng để làm mặt nạ.
Trộn một chút bột gỗ đàn hương trong nước hoa Hồng và đắp một lớp mỏng trên
khuôn mặt (tránh các đường viền mắt), để 15 phút cho khô rồi sau đó rửa sạch.
Đôi khi nước hoa Hồng được áp dụng sau khi xông hơi mặt và dùng để tẩy trang.
Có thể làm nước hoa Hồng ở nhà nếu bạn muốn. Lấy cánh hoa Hồng tươi
và cho nước vừa đủ. Đun nhỏ lửa cho sôi khoảng 45 phút và để nguội, sau đó lọc


để loại các cánh hoa thì sẽ có dung dịch nước hoa Hồng, cất giữ trong tủ lạnh. Sử
dụng nước hoa Hồng tự chế trong vòng một tuần đến mười ngày là tốt nhất. Nếu
mắt cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần nhúng một tăm bông nước hoa Hồng và đặt nó trên
đôi mắt sẽ thấy đôi mắt trở nên trong trẻo và nhìn rõ hơn.
- Xi rô hoa Hồng: đun sôi các cánh hoa Hồng, sau đó cho xi rô đơn vào và
thêm chất màu và hương liệu, cất trong tủ lạnh, khi dùng chỉ cần lấy một muỗng xi
rô và pha thêm nước đun sôi để nguội uống, đặc biệt trong mùa hè nóng bức hoặc
trong trường hợp ho khan hay viêm họng rất tốt và cũng để thanh lọc cơ thể.
- Mứt hoa Hồng: y học Vệ đà hướng dẫn cách bào chế mứt hoa Hồng tại
nhà để sử dụng rất tốt với tên gọi Gulkand (Gul là hoa Hồng, Kand là đường).
Được sử dụng để điều trị chứng táo bón và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Có thể ăn chung
với kem, sữa, trứng đều tốt, mứt làm từ hoa Hồng có tác dụng thanh nhiệt, bổ
dưỡng, điều trị được các chứng như mệt mỏi, người nóng khát thiếu nước, mỗi
ngày ăn một muỗng rất tốt cho trí nhớ, giúp cho tinh thần tươi vui, phấn chấn, nhất
là những trường hợp hay quên, suy nhược thần kinh, lo âu, thị lực kém. Mứt hoa
Hồng còn là thuốc lọc máu rất tốt.
Cách làm: lấy một bình thủy tinh trong rộng miệng nắp kín, cho vào bình
một lớp hoa Hồng rồi rải lên một lớp đường cát, nhiều lớp như vậy, sau đó đặt
bình nơi có ánh sáng trực tiếp trong 6 giờ mỗi ngày và để như vậy liên tục từ 3 - 4
tuần, sau đó, khuấy trộn đều lên, đường sẽ tan chảy và các cánh hoa sẽ thay đổi
màu sắc, dung dịch sẽ có màu đặc biệt tùy theo màu sắc của hoa. Cất giữ để dùng
trong tháng. Nhớ rửa dụng cụ thật kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo
quản.
Gulkand được sử dụng tại Ấn Độ từ ngàn năm nay và được xem là thuốc bổ
chữa lành nhiều bệnh tật, nhờ nó giàu chất calci và nguồn chất chống oxy hóa tế
bào, phòng chống loãng xương, giảm trí nhớ, giảm thị lực, mắt quầng thâm, nó
giúp bồi bổ cơ thể, nhất là cho các bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn xạ trị
hoặc hóa trị liệu bị rụng tóc, nôn mửa.
Gulkand còn tốt cho các bệnh nhân viêm gan, vàng da, viêm ruột hoại tử,
viêm loét dạ dày tá tràng, phụ nữ rong huyết. Đặc biệt đối với trường hợp các cặp

vợ chồng bị hiếm muộn do ít tinh trùng hoặc tinh trùng bị tiêu diệt ở môi trường
acid cao trong âm đạo, một muỗng gulkand mỗi ngày sẽ đem lại kết quả rất tốt cho
các trường hợp này, vì vậy trong y học Vệ đà, gulkand còn được gọi là Vrishya
“thuốc tăng cường tinh dịch”.
- Tinh dầu hoa Hồng: được tinh chế để dùng làm mỹ phẩm, hương liệu
trong kỹ nghệ nước hoa, mùi thơm sang trọng và quý phái, đặc biệt tinh dầu còn
có tác dụng hưng phấn hệ thần kinh, làm giảm cảm giác buồn ngủ, trầm cảm, mệt
mỏi nhất là trong khi lái xe, nó làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và hạn chế
các bệnh nhiễm trùng. Bôi tinh dầu hoa Hồng còn có tác dụng làm giảm sưng, bầm
tím hoặc các vết do côn trùng đốt.
- Liệu pháp tắm bằng hoa Hồng: pha trong bồn tắm gồm hỗn hợp 4 chén
cánh hoa Hồng khô, 2 chén lá Hồng khô, 2 muỗng cà phê bột Quế, 3 chén nụ hoa
Oải hương khô, 1/3 chén bột rễ cây hoa Diên vĩ, 2 muỗng bột các loại gia vị, 1/4
chén bột Đinh hương, 6 giọt tinh dầu hoa Hồng, 3 giọt tinh dầu hoa Oải hương,
pha vào bồn tắm rồi ngâm mình sẽ thấy thư giãn thần kinh và rũ bỏ hết các cảm
giác mệt mỏi trong ngày.
Tóm lại, hoa Hồng đã đem lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Các thành phần
hoạt chất có ích trong hoa Hồng đã được các nhà nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại
mỹ phẩm, thực phẩm cũng như dược phẩm có tác dụng cao, từ dạng tinh dầu, kem
bôi dưỡng da, trà, xi rô, viên nén, viên nang và thuốc tiêm đã được điều chế và sản
xuất từ hoa Hồng.
Acid ascorbic trong hoa Hồng còn được thay thế cho vitamin C trong việc
chữa trị bệnh scorbut, là một trong những bệnh do thiếu vitamin C. Vì vậy dù qua
bao nhiêu thiên niên kỷ, hoa Hồng vẫn luôn luôn là biểu tượng cho sự trường tồn
của nhân loại.
DS. LÊ KIM PHỤNG


×