Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4):
Dùng thuốc điều trị khớp ở người bệnh đau dạ dày
Năm nay tôi 53 tuổi, có tiền sử bị đau dạ dày và gần đây lại bị đau hai
khớp gối. Tôi nghe người ta nói rằng nếu đau dạ dày thì không dùng được các
thuốc điều trị bệnh khớp, nhưng hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh khớp dùng
được cho người bị bệnh dạ dày, điều đó có đúng không và đó là thuốc gì?
Nguyễn Đình Thông (Vĩnh Phúc)
Để điều trị các bệnh khớp không phải do vi khuẩn thì hiện nay phổ biến
nhất vẫn là sử dụng các thuốc thuộc nhóm chống viêm, giảm đau không steroid
(NSAIDs: Nonsteroidal Antiinflammatory Drugs). Nhưng điều không may mắn là
các thuốc này hay gây ra các biến chứng ở đường tiêu hóa. Theo một số nghiên
cứu cho thấy, mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 100.000 bệnh nhân phải nhập viện và
16.500 bệnh nhân bị tử vong do các biến chứng đường tiêu hóa vì sử dụng các
NSAIDs.
Hầu hết các NSAIDs có tác dụng ức chế cả cyclooxygenase 1 (COX-1) và
cyclooxygenase 2 (COX-2). Đây là hai isoenzymes có vai trò tổng hợp các
prostaglandin. COX-1 có vai trò tổng hợp các prostanoid có tác dụng sinh học như
gây giãn mạch để điều hòa dòng máu tới tổ chức, tác dụng lên ngưng kết tiểu cầu
ảnh hưởng đến quá trình cầm máu, làm tăng lớp nhầy bảo vệ của dạ dày, ruột. Còn
COX-2 xuất hiện ở các vị trí viêm có tác dụng tổng hợp các prostaglandin là các
chất trung gian gây viêm và gây đau. Các NSAIDs thông thường có tác dụng ức
chế cả hai cyclooxygenase (COX-1 và COX-2), vì vậy nó có tác dụng điều trị
viêm và giảm đau do ức chế COX-2, nhưng lại có thể gây ra các tác dụng không
mong muốn lên đường tiêu hóa như gây viêm dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa...
do thuốc ức chế COX-1.
Những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tổng hợp được
một số NSAIDs có tác dụng ức chế chọn lọc COX-2, nghĩa là ức chế chọn lọc quá
trình tổng hợp các prostaglandin gây viêm và đau, ít ảnh hưởng lên quá trình tổng
hợp các prostanoid sinh học do ít tác động lên COX-1. Do đó, thuốc đạt được tác
dụng điều trị chống viêm, giảm đau nhưng hạn chế được tác dụng không mong
muốn lên đường tiêu hóa. Hiện nay đã có một số chế phẩm thuốc ức chế chọn lọc
COX-2 được bán trên thị trường như mobic (mylocycalm), vioxx (rofecoxib). Các
thuốc này đều là các NSAIDs có tác dụng chọn lọc trên COX-2. Tuy nhiên, cho
đến nay chưa có thuốc nào có tác dụng chọn lọc hoàn toàn lên COX-2 mà chỉ có
tính chất chọn lọc tương đối, nghĩa là thuốc vẫn có tác dụng một phần lên COX-1,
do đó vẫn có thể gây ra các biến chứng ở đường tiêu hóa tuy với tỷ lệ thấp hơn.
Nếu bác đã có tiền sử đau dạ dày, bác nên đi khám để được làm nội soi dạ
dày xác định có viêm, loét dạ dày, tá tràng hay không. Khi đó bác sĩ sẽ quyết định
lựa chọn thuốc điều trị cho bác, không nên tự ý mua thuốc điều trị vì vẫn có thể
gây biến chứng dù đó là thuốc có tác dụng chọn lọc lên COX-2.
Dùng estrogen kéo dài có hại gì?
Tôi năm nay 50 tuổi, từ năm ngoái tôi thấy sức khỏe giảm sút, đặc biệt là
kinh nguyệt không được ổn định. Tôi đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là rối loạn
tiền mãn kinh và cho tôi uống estrogen. Tôi xin hỏi dùng thuốc này kéo dài có tác
dụng phụ gì không? Tôi xin cảm ơn.
Đoàn Vi Hương (Hà Nội)
Trong cơ thể có chất estradiol, estron và estriol là các estrogen được nhau
thai và buồng trứng tiết ra, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh nhất và là sản
phẩm bài tiết chính của buồng trứng. Hiện tại có thể tổng hợp được các estrogen là
estron và estriol.
Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống vì khi vào cơ thể chuyển
hóa nhanh ở gan, dùng đường uống chủ yếu là các estrogen tổng hợp.
Là hormon sinh dục nữ nên thuốc có rất nhiều tác dụng, trước hết nó có vai
trò vô cùng quan trọng trọng việc hình thành và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bên
cạnh đó, nó đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giới tính và cơ quan sinh
dục nữ như âm đạo, vòi trứng, nội mạc tử cung... tạo nên các đặc tính thứ phát của
giới nữ như giọng nói thanh, vai nhỏ, ngực nở và điều hòa phân bố mỡ tạo hình
dáng phụ nữ...
Khi sử dụng liều cao, thuốc ức chế ngược làm cơ thể ngừng sản xuất
estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn
cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Với nam giới khi dùng liều cao có thể gây
teo tinh hoàn, ngừng sản xuất tinh trùng và teo các cơ quan sinh dục ngoài.
Ngoài ra thuốc còn có một số tác dụng khác như tăng đồng hóa, ngăn ngừa
tiêu xương, làm giảm LDL và tăng HDL - cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa
xơ vữa động mạch ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh...
Tuy nhiên cần lưu ý có một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng như
căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng
da, ứ mật, tăng calci máu, tăng cân. Chứng vú to và giảm tình dục ở nam
giới. Có thể gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú.
Vì vậy thuốc được chỉ định hạn hẹp trong một số
bệnh lý sau:
Không dùng estrogen cho
Sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền
mãn kinh và mãn kinh.
Làm thuốc tránh thai.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt.
Điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá).
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên thuốc không được dùng cho người bệnh gan; người cao huyết áp
và huyết khối tắc mạch; phụ nữ mang thai và cho con bú; ung thư tử cung, ung thư
vú.
Trong trường hợp này bạn cần tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ,
ngoài ra cần thường xuyên theo dõi, nếu có bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ
để được chẩn đoán và điều trị.
Khô miệng do dùng thuốc?
người mắc bệnh tăng huyết áp.